Hành Tŕnh SQHQ “Lưu Đày”

Thưở trời đất nổi cơn gió bụi…

Phạm Công Nhạc 

Thân chuyển đến quư anh chị một bài hồi kư của một sĩ quan Hải quân cùng phục vụ chung chiến hạm với tôi, đó là cựu Hải quân Trung úy Phạm Công Nhạc.  

Bài hồi kư với nhiều t́nh tiết chân thực do chính tác giả viết kể lại cuộc đời phong ba băo táp của ḿnh từ khi nhập ngũ, trôi nổi theo từng đơn vị và cuối cùng trên Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11. Tác giả đă theo chiến hạm di tản ra nước ngoài khi Miền Nam sụp đổ, nhưng v́ ḷng thương nhớ gia đ́nh đă quyết định quay về trên con tàu Việt Nam Thương Tín để hứng chịu 5 năm 6 tháng tù đày tận Miền Bắc xa xôi. Tác giả đă xót xa kể lại đời ḿnh khi qua đến nước Mỹ muộn màng đúng 20 năm theo diện tị nạn HO với thể chất suy nhược và không c̣n lứa tuổi thanh xuân, nhưng bù đắp lại có đầy đủ vợ con theo cùng.  

Dù chỉ mới lần đầu cầm bút nhưng bài hồi kư hấp dẫn không kém quyển bút kư Đỗ Lệnh Dũng mà tôi đă gửi tới anh chị hồi tuần qua.   

CĐ Lợi

H́nh anh Phạm Công Nhạc trên đài chỉ huy HQ-11 (thứ ba từ bên trái) trước khi bàn giao chiến hạm cho Hải Quân Hoa Kỳ tại Vịnh Subic Bay ngày 07-05-1975.

***

Thưở trời đất nổi cơn gió bụi 
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên!

(Chinh phụ ngâm)

Với ư nghĩ lan man không lớp lang, mà chỉ là những ḍng tư tưởng chạy dài trong hồi ức, tôi tản mạn viết về quá khứ, một dĩ văng đă chết, hôm nay chợt sống lại. Tôi không phải là môt nhà văn nên có nhiều điều sơ sót, ước mong sao nhận được sự tha thứ của anh chị em. Bây giờ tóc đă điểm sương tôi tập viết văn.

Tháng 10 năm 1974, sau khi tốt nghiệp Khóa 4 Đặc Biệt / Sĩ Quan Hải Quân Nha trang, tôi tân đáo HQ 11 (Hộ Tống Hạm “Patrol Craft Escort” Chí Linh) của Hải Đội 3 Tuần Dương thuộc BTL Hạm Đội tại Sài G̣n. (Theo chỉ thị của Bộ Tư Lệnh Hải Quân là các khóa Đặc Biệt Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang sau khi tốt nghiệp phải phục vụ trên các chiến hạm thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội hoặc trên các chiến đỉnh thuộc 5 Hải Đội Duyên Pḥng tại các vùng Duyên Hải). Lúc này hạm trưởng HQ11 là HQ Thiếu Tá Nguyễn Thanh Sắc. Vài tháng sau HQ Thiếu Tá Phạm Đ́nh San về thay thế. Những ngày cuối cùng của tháng 4/75 khi cuộc chiến trở nên mănh liệt, hạm trưởng San chỉ định tôi làm trưởng ban Trọng Pháo kiêm trưởng khẩu 76 ly 2 sân trước. Ngoài việc đi ca (quart) nhiệm sở hải hành trên đài chỉ huy, tôi c̣n làm phụ tá trưởng phiên chi đội 3 do HQ Tr/úy Nguyễn Đắc Minh, khóa 25 trường VBQG làm trưởng phiên. Sau đó làm phụ tá cho HQ Tr/úy Nguyễn Lộc Thọ, khóa 21 NT, chi đội 1, (Trưởng phiên hải hành chi đội 2 là HQ Tr/úy Huỳnh Thiện Khiêm K 3/69, K1 ĐBSQ/HQNT). Nhắc đến HQ11, dù thời gian phục vụ chỉ có 6 tháng ngắn ngủi, nhưng trong tôi mang theo nhiều h́nh ảnh vô cùng đẹp đẽ không bao giờ quên. Từ Hạm Trưởng Nguyễn Thanh Sắc, một người hiền ḥa, thân thiện, đến Hạm Trưởng Phạm Đ́nh San, một người uy nghi, dơng dạc nhưng rất ôn tồn thi vị như một nhà thơ. Rồi một Hạm Phó Trần Đức Huân rất gần gũi, chan ḥa. Nhớ những khi chiến hạm cặp bến, cùng với Thiếu Tá Huân và một vài anh em đi đánh Bi-da, cùng ăn nhậu vui đùa, tôi cảm thấy có một cái ǵ lâng lâng... nhè nhẹ, một cái ǵ xót xa... Vị Hạm Phó ấy đă ra đi... rồi...!!!

Tháng 8 năm 2016, tôi có dịp về Việt Nam may mắn được gặp lại Huỳnh Thiện Khiêm và Đinh Hùng Việt. 41 năm hội ngộ sao mà vui vậy! Cả hai nh́n bên ngoài không thay đổi nhiều, nhưng có một điều chắc chắn trong mỗi anh em chúng ta đă đổi thay nhiều lắm. Những nếp nhăn ấy thấp thoáng điểm tô trên gương mặt, đó là vết tích của bao thăng trầm, bao lo âu, toan tính... cái thành, cái bại của cuộc sống. Tôi cảm nhận được nụ cười của các bạn... anh em cũng như tôi, cái cười thực ra th́... nó méo xệch…!!! Thôi th́ chúng ta c̣n ít nhất là một lần gặp nhau, nh́n nhau, thông cảm cho nhau, uống với nhau lon bia, ôn lại một quăng thời gian sát cánh bên nhau cho đến ngày chia tay ngoài ư muốn… xót xa...! C̣n lại những con chim Đại Bàng của Hộ Tống Hạm Chí Linh, Nguyễn Thanh Sắc, Phạm Đ́nh San; rồi Hoàng Thế Dân, Vũ đức Thiệu, Ngô Nguyên Trực, Ngô Việt Hùng, Nguyễn Lộc Thọ, Nguyễn đắc Minh, Nguyễn Ngọc A, Châu đ́nh Lợi, Vũ Văn Huơng, anh Chí, anh Hậu, anh Ninh... họ đi đâu hết rồi... tung 4 phương trời... Tôi đă không được gặp anh em dù chỉ một phút cùng nhau tâm sự... buồn thay...! HQ11 - Một bài học dang dở v́ nơi đây đang được tôi luyện về hải nghiệp th́ đứt gánh, nên với tôi, hải nghiệp thực sự mà nói c̣n non nớt. Ngày 30/4/1975, cuộc đời tôi bước qua một ngă rẽ mới... Tháng 3 cũng là tháng có Gió Mùa Đông Bắc và như HQ Đại Tá Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu khi c̣n là SQ cấp úy, phục vụ trên HQ 10 (Nhật Tảo) cho biết là Gió Mùa Đông Bắc thổi từ Bắc Việt Nam vào Nam mang theo hơi lạnh buốt và biển động mạnh.

Năm 1974, Hải Quân VNCH nói chung và Hạm Đội nói riêng, Hải Đội 3 Tuần Dương bị thiệt hại nhiều nhất sau trận chiến Hoàng Sa (tháng 2 năm 1974) với Hải quân Trung Cộng. Ngoài việc đối phó với Việt Cộng bên trong, và bên ngoài là bọn giặc Trung Cộng, lại c̣n phải yểm trợ Bộ Binh trên đất liền và bảo vệ lănh hải cùng vùng biển Đông rộng trên 1 triệu cây số vuông với đội tàu khiêm nhường, cũ kỹ, trước thời đệ nhị thế chiến… thật là những cố gắng phi thường! Theo như HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc từng cho biết, th́ Cộng Sản Bắc Việt với sự yểm trợ của Trung Cộng và Liên Xô, dự tính sẽ tấn công Miền Nam bằng Hải Quân. BTL Hải Quân chỉ thị Đại Tá Ngạc lo chương tŕnh huấn luyện tác chiến cho các Hải Đội Duyên Pḥng và Hạm đội. Trong năm 1974 và 1975, HQ 11 cùng với các chiến hạm khác bận rộn công tác vùng 1, 2 và 3 nhiều nhất. Khi HQ 11 xong chuyến công tác này, về bến, nhận tiếp tế trong ṿng vài ngày sau đó lại phải ra khơi… Tháng 3 năm 1975, HQ 11 tham gia yểm trợ và di tản ZĐ 21 tại Đề Gi vào Qui Nhơn. Ngày 1 tháng 4, 1975, yểm trợ và di tản HQ cùng SĐ 22 BB từ Qui Nhơn về Cam Ranh. Rồi ngày 2 tháng 4 di tản Nha Trang, Cam Ranh về Vũng Tàu. Tại Cát Lở (Vũng Tàu), HQ 11 được nghỉ vài ngày để nhận tiếp tế đạn dược, dầu nhớt, nước ngọt và lương thực, xong lại ra Phan Rang yểm trợ tuyến pḥng thủ cùng với các chiến hạm khác hôm 15 tháng 4, 1975.

Tháng 4 ngày 17 năm 1975, tuyến pḥng thủ Phan Rang rơi vào tay Việt Cộng. 

Trận chiến tại vùng biển Cà Ná.

 Vịnh Cà Ná nằm ở vị trí 30km hướng Nam thị trấn Phan Rang, có quốc lộ 1 chạy song song với bờ biển dài 3km, có cây cầu tên gọi Núi Đá Chẹt, quận Tuy Phong. Đêm 17 tháng 4, 1975, chiến hạm đă bắn vào đoàn xe VC thật dài nối tiếp nhau chạy dọc theo quốc lộ, mở đèn pha tạo nên một vệt sáng mà tôi có cảm giác như bất tận chạy về hướng Nam tiến về Phan Thiết.

Chiều ngày 17 tháng 4, 1975, HQ 11 được lệnh yểm trợ hải pháo triệt hạ cây cầu trên Núi Chẹt, ngăn chặn địch quân tiến về Phan thiết, cùng giúp HQ 503 vớt quân cán chính VNCH tràn ra băi biển t́m phương tiện di chuyển. Lúc này Hạm trưởng Phạm Đ́nh San muốn tác xạ hiệu quả nên cho lệnh HQ 11 chạy vào sát bờ bắn trực xạ để triệt hạ cây cầu. Lúc đó 4 chiếc T54 từ hướng Bắc xuất hiện nă đại bác 100 ly ra tàu.

Chiến hạm bị trúng đạn khi quay mũi ra khơi. Một phát xuyên hông từ bên tả hạm xuyên qua hữu hạm. Thượng Sĩ nhất Vô Tuyến Nguyễn Văn Bàng tử thương, cùng 2 thủy thủ bị thương. Nhắc đến anh Bàng, anh em không khỏi bùi ngùi nhớ lại h́nh ảnh của một chiến sĩ đă ra đi vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Anh đă kém may mắn hơn nên chúng ta không bao giờ c̣n có thể nghe được tiếng nói, nh́n thấy nụ cười nơi anh nữa! Nhưng anh Bàng có môt cái may mắn mà anh em ḿnh không có được, đó là anh đă thực sự chết cho quê huơng. Cái vinh dự vô cùng to lớn là Tổ Quốc Ghi ơn anh. Nhắc đến HQ 11, chúng ta có thể quên người này, người khác, quên anh, quên tôi nhưng không thể quên được anh Bàng. Đêm đó, thủy thủ đoàn HQ 11 tập họp nơi sân lái để cử hành lễ nghi quân cách chào tiễn biệt anh Bàng trước khi chuyển sang HQ 608 đưa về Sài G̣n.

Hạm Trưởng Phạm Đ́nh San, một con người cứng cỏi là vậy mà cũng nước mắt tràn trề, thốt lên một bài điếu văn dâng trào xúc cảm. Mọi người phải cố nén ḷng để không phải cất lên tiếng nấc… Thế mới biết trong mỗi con người anh em chúng ta, có những lúc vô cùng mạnh mẽ, nhưng rồi một lúc nào đó ḿnh lại yếu đuối biết bao. Chúng ta không ngăn được gịng lệ trước sự mất mát của những người bạn đồng ngũ, những người cùng màu cờ sắc áo vừa mới đây c̣n tṛ truyện, c̣n đùa giỡn với nhau, mà bỗng chốc họ đă vĩnh viễn ra đi... Đó là một h́nh ảnh thật buồn nhưng cũng thật đẹp, tràn trề t́nh người, đầy tính nhân bản của người lính VNCH… Đảo Phú Quư Tháng 4 ngày 24, 1975, HQ 11 nhận chỉ thị ra tuần tra đảo Phú Quư (Cù Lao Thu, ngoài khơi Phan Thiết). Trong ngày đầu, t́nh h́nh trên đảo rất an ninh. Sáng ngày 26 tháng 4, HQ 11 kéo c̣i nhiệm sở tác chiến từ lúc 5 giờ sáng sau khi mất liên lạc với xă Phú Quư trong bờ, và HQ 712 báo cáo bị tàu VC tác xạ bằng thượng liên khi hai chiến hạm chúng ta đang chạy tuần tiểu quanh đảo. Đảo rơi vào tay Việt Cộng (theo vài nhân viên chi khu Phú Quư thoát được ra tàu cho biết). Trời mờ sương, hằng trăm ghe tàu rời đảo tiến ra khơi. Những ghe nhỏ hướng về HQ 11. Trên mỗi ghe có 3 người mặc đồ xanh cứt ngựa (trông rất lạ, không như dân đi biển). Lúc này, 2 pháo 40 ly giữa sân do HQ Tr/uư Ngô Nguyên Trực (khóa 20 NT) tiếp tục thi nhau nhả đạn. Mấy chục chiếc ghe bao vây tấn công. HQ 11 bị trúng đạn tan tác, tơi tả và nhanh chóng biến mất khỏi tầm ngắm của chiến hạm.

Trước đó, pháo 76 ly 2 được lệnh bắn trực xạ vào trụ sở Hội Đồng Xă đang bị Cộng Sản chiếm giữ sau khi VC bắn 81 ly ra tàu HQ 11. Trụ sở bị trúng đạn, địch quân chạy túa ra các nhà xung quanh. Khẩu 76 ly 2 nhả liên tục hằng trăm viên đạn, đỏ cả ṇng súng. Bất ngờ súng bị trở ngại tác xạ v́ khi đạp c̣ th́ viên đạn không nổ, kẹt trong ṇng súng. Một phụ xạ thủ hoảng chạy khỏi nhiệm sở tác chiến. Phản ứng tự nhiên của một trưởng khẩu, trong khoảnh khắc, tôi chụp áo nhân viên đó và kéo quay trở lại khẩu 76 ly 2 (thú thật, trong lúc hoảng sợ tôi cũng chưa biết phải làm ǵ, cũng như chưa được huấn luyện phải làm ǵ khi t́nh huống như thế này xẩy ra). Một nhân viên kéo cơ bẩm, nhân viên khác đưa 2 tay có đeo găng bằng da ra đón viên đạn, ném xuống biển. Ngày 28 tháng 4, 1975, HQ 11 về Sài G̣n. Trong lúc neo phao giữa sông đă chứng kiến cảnh các phi cơ A 37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều cùng ngày… Ngày 29 tháng 4, 1975, HQ 11 vào cập cầu L. Thành phố Sài G̣n lệnh giới nghiêm 10:00 giờ tối. Đêm đó khoảng 9 giờ, Hạm trưởng Phạm Đ́nh San tập họp toàn thể nhân viên và tuyên bố anh em được phép rời tàu để về đón thân nhân, và tự do chọn việc ra đi hay ở lại. Một nửa quân số chọn trở về với gia đ́nh. Phần c̣n lại chọn theo tàu ra khơi (tổng cộng quân số của HQ 11 vào khoảng 80 người). Đây là giây phút đặc biệt. Như đàn ong vỡ tổ, mọi người tung chạy vội vă trong không khí hoang mang. Người vội vàng thu xếp hành trang để về t́m kiếm gia đ́nh, kẻ th́ xăn tay áo để ra đi. Tôi lạc lơng chơi vơi... về pḥng mà tâm tư rối bời. Tôi không biết rằng lúc đó vợ và con tôi đă lên Saig̣n. Nếu biết, chắc chắn tôi đă rời chiến hạm…

Con tàu tách bến di tản lúc 11:00 giờ đêm 29 tháng 4, 1975. Tôi đă ở lại HQ 11 cùng anh em. Nuốt nước mắt mà ra đi, một chuyến đi khắc nghiệt theo vận nước nổi trôi; mà rồi chuyến về c̣n nghiệt ngă gấp ngh́n lần... Vâng, tôi đă về, về trên con tàu định mệnh Việt Nam Thương Tín. Đó là cái giá mà tôi phải trả... và đă trả sau này…! Theo tàu ra Côn Sơn, rồi tới Subic Bay (Phi Luật Tân), và sau cùng lên thương thuyền Green Way của Mỹ mà vào Guam. Những ngày đầu tại Guam, tôi ở trong một căn lều cùng một vài anh em. Ngày ngày đi lănh thực phẩm, rồi dạo quanh trên những con đường trong trại Orote Point. Một hôm trong lúc đang chơi bóng chuyền (vào tháng 5 năm 1975), một bài hát của Nhạc sĩ Lam Phương có tên là “Chuyến đ̣ vĩ tuyến” cất lên từ những loa phóng thanh trong trại:

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi,

Sao ta ĺa cách bởi gịng sông bạc hai màu!

Tiếng hát như xé ḷng người, vang lên trên các loud speakers của chương tŕnh phát thanh trong trại tỵ nạn ở Guam do Kim vui phụ trách. Tôi rời sân bóng chuyền mà ḷng buồn rười rượi. Nơi đây có người may mắn có gia đ́nh cùng đi. Nhiều người vui khi họ nghĩ đến một ngày mai tươi sáng với những tiếng cười rộn ră, những háo hức để được đi vào lục địa. Tôi đơn độc, lạc lơng trong cái vui nhộn ấy… Tự nói với ḷng, phải về, phải về thôi… Trong khi ḿnh đang sống thừa thăi vật chất nơi đây, th́ gia đ́nh ḿnh hiện giờ ra sao? No, đói thế nào? Ḿnh phải về để cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng gia đ́nh, dù có phải chịu đựng những khổ cay, nhọc nhằn... Rồi có những chiều ra ngồi trên băi biển hướng về cuối chân trời, h́nh dung ngôi làng ở miền quê, kinh B, Cái Sắn, nơi mà tôi hằng yêu thương gắn bó với biết bao kỷ niệm êm đềm của tuổi học tṛ. Nơi xa xăm thăm thẳm ấy, thân nhân ruột thịt ḿnh đang sống ra sao? Ước sao ta có cánh chim để tung về tổ ấm! Nhưng vô vọng... quả là “ngày về xa quá... người ơi!!! Mà quả thực, làm sao để có thể về được, khi t́nh h́nh bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đă hoàn toàn bị cắt đứt! Cho nên với tôi, con tim đă hoàn thắng lư trí… Và rồi tôi đă theo con tàu Việt Nam Thương Tín để: TUNG CÁNH CHIM T̀M VỀ TỔ ẤM... Tiếc thay...!!! Có điều, tôi không biết là tôi phải đi tù đến 5 năm 6 tháng. Quả là tôi quá thơ ngây, một bài học với cái giá quá đắt!!! Cũng nơi đây c̣n lắng đọng vài kỷ niệm nho nhỏ: ***Chuyện thứ nhất:

Tôi đến Guam ngày 13 tháng 5 năm 1975. Một vài ngày sau đó, tôi nghe trên các loa phóng thanh trong trại phát ra: Hải Quân Trung Úy Ngô nguyên Trực, HQ 11, hăy đến khu số... lều số… gặp thân nhân, em và con đang trông chờ. Nhiều lần trong ngày lập đi, lập lại như thế. Nhưng tôi biết Trực không thể nào đến để gặp vợ con được, v́ Ngô nguyên Trực, đă nhảy lên bờ về t́m vợ con, sau khi Hạm Trưởng Phạm đ́nh San tập họp cho phép anh em về t́m thân nhân đêm ngày 29 tháng 4 năm 1975. Tôi h́nh dung cảnh mà Trực về nhà, cửa đóng im ỉm, đă tông cửa để vào nhà... rồi ra sao...??? Nếu ta là Trực ta sẽ như thế nào...? Thất vọng? Hoảng hốt? Hay sao… và sao nữa… rồi đi đâu...??? ***Chuyện thứ hai: Sáng hôm đó, tôi đang đi dạo dọc theo b́a rừng bên cạnh trại, văng vẳng tiếng từ loa phóng thanh: Hải Quân Trung Úy Phạm Công Nhạc, HQ 11, hăy đến khu số... lều số... gặp Trần quang Dũng. Tôi không biết Dũng là ai, tưởng anh em đùa giỡn nên không quan tâm. Nhưng nhiều lần như thế, và v́ ṭ ṃ tôi đă đến. Khi đến lều tôi hỏi:

- Ở đây có ai tên Trần quang Dũng không?

- Bộ anh không biết tên tôi sao?

Đó là câu trả lời của người em vợ tôi, mà quả nhiên là tôi không biết tên thật, v́ tên ngoài đời là: B́nh. Có bao giờ một ai đó lấy vợ cả năm trời mà không biết tên người em vợ của ḿnh? Xin thưa, người ấy chính là tôi. Thật là tếu...

Nhớ khi xưa lúc tôi vào quân trường Thủ Đức khóa 3/70 (theo lệnh tổng động viên), thuộc Đại Đội 23, Tiểu Đoàn 2, (một trong những huynh trưởng dẫn dắt đại đội của tôi là LĐ 6/69 Bùi đức Ly), sau khi măn khóa 3/70, v́ nhu cầu Việt Nam Hóa chiến tranh và sự chuyển giao 3000 chiến hạm chiến đỉnh của Hải Quân Hoa Kỳ (bỏ của chạy lấy người) qua cho Hải quân VNCH, trong khi SQ Hải Quân VNCH lúc đó dưới cờ chỉ có vào khoảng trên dưới 1000 Sĩ Quan. BTL Hải Quân xin BTTM/QL/VNCH tuyển thêm SQ tốt nghiệp Thủ Đức có bằng Tú Tài 2, ban toán trở lên, và trường BB Thủ Đức đă lập danh sách chuyển qua Hải Quân. Tôi được người bạn cùng khóa tên Huỳnh Văn Tư (đến nay tôi ước ao đươc gặp mà không được v́ không có tin tức ǵ về anh) bỏ công viết đơn cho tôi, tôi chỉ việc kư tên vào đơn và đem nộp. Tôi được chọn trong danh sách hơn 20 SQ tốt nghiệp K 3/70 chuyển qua Hải Quân. Sau khi tŕnh diện BTL Hải Quân, tôi được lệnh tân đáo CCHQ/Tân Châu. Khoảng một năm sau thuyên chuyển về Giang Đoàn 64 Tuần Thám đóng chung tại Căn Cứ Hải Quân Tân Châu. Chỉ Huy Trưởng là HQ Đ/Úy Vơ văn Bảy (Tức nhà văn Vũ Thất). Vào tháng 10 năm 1970, nơi đây một thời gian khá dài tôi sống chung một pḥng với HQ Ch/Úy Bùi Danh Môn, khóa 5 OCS, mà giờ đây tôi đă may mắn được gặp lại, cùng với HQ Ch/úy Hồ Ái Việt Khóa 20 NT.  

Tháng 11 năm 1971, Giang Đoàn 64 TT chuyển về hoạt động tại Tuyên Nhơn, Mộc Hoá. Vị CHT Giang Đoàn 64 TT lúc bấy giờ là HQ/Thiếu tá Châu Văn (Khóa 10 NT). Phần tôi, với tư cách là SQ tuần tiểu, rồi SQ phân đội phó, rồ́ phân đội trưởng. Sau đó HQ Thiếu Tá Nguyễn Thiện Từ (Khóa 12 NT) về thay HQ Th/Tá Châu Văn. Một thời gian sau tôi được chỉ định làm Trưởng Khối Hành Quân. Trưởng khối Chiến Đỉnh là HQ Tr/Úy Trịnh Duy Kiểm (khóa 6/69 và khóa 12 OCS). HQ Tr/úy Ngô Bá Nhẫn làm trưởng khối Yểm Trợ GĐ 64 TT… Hôm nay tôi cũng được may mắn gặp lại HQ Th/úy Phạm Anh Dũng khóa 19 NT, trưởng khối hành quân trước tôi, thời HQ Th/Tá Châu Văn làm CHT. Buổi tối ở Tuyên Nhơn trong những ngày gần Tết, những cơn mưa không đủ thấm đất nhưng tạo thành lớp bùn, đủ để dính giầy khi đi bộ ra cổng chính và đi bộ về khu gia binh. Những ngọn đèn điện lù mù thảm hại. Nh́n lên cao, cột antena thật cao với ánh đèn đỏ chớp tắt. Những mái tole cũ kỹ và khu nhà toàn ván ép sơn mầu xám đậm. Một vài ánh đèn điện mầu vàng từ khu gia binh tẻ nhạt và xa cách loài người, dù chỉ hơn 10 Km đường chim bay, thị xă Long An. Tuyên Nhơn phố thị Đi thẳng theo đường lộ để ra quận. Quận Tuyên Nhơn mà BCH nằm ngay bên cạnh căn cứ HQ chỉ cách một hàng rào kẽm gai... Nếu rẽ qua cổng phụ bên phải để vào nhà bàn, mà Hải Quân thường gọi là nhà bếp và pḥng ăn đoàn viên. Đây cũng là nơi hội họp hoặc sinh hoạt văn nghệ khi cần.

Tuy căn cứ chỉ chạy dài 300 mét theo con kinh Lagrand (mà dân nhà binh thường gọi đùa là chiều ngang con kinh đứng bên này đi "tiểu" sẽ qua bên kia bờ). Các binh sĩ ở đây chỉ có một niềm vui sau khi đi hành quân về là vào câu lạc bộ (do quân nhân đơn vị làm chủ), không có bông hồng ngoại trừ đi bộ ra chợ, nhưng cũng chỉ để ăn hàng vặt, hoặc theo tàu ra chợ Kiến Tường để có dịp nh́n vài bông hồng thôn dă. Chưa ai có bồ ngoại trừ một số anh em can đảm, nhưng cũng chưa thấy đám cưới nào được tổ chức nơi làng xă quanh vùng, với những chàng thuỷ thủ hào hoa như những đơn vi khác. Câu Lạc bộ HQ, nghe th́ xôm tụ, ḿ gói có tí thịt heo luộc sẵn làm chuẩn. Tại đây, cũng chỉ có một bàn Bi Da do QĐ/HK để lại. Các quân nhân cứ 4 tuần th́ được đi phép một lần. C̣n SQ th́ thay phiên nhau khoảng 6, hoặc 7 tuần. Cuộc sống ở đây, các SQ thay phiên nhau đi tuần. Công tác tuỳ theo 2 ngày, ngoại trừ biệt phái đi Mộc Hoá, th́ cả tháng mới về lại đơn vị. Nhiều khi các giang đỉnh đụng trận th́ Chỉ Huy Trưởng sẽ đem 4 giang đỉnh trực đi tiếp cứu và yểm trợ, bất kể ngày đêm. Tuần tiểu, hộ tống, yểm trợ, phục kích… Trong giai đoạn này, tôi được huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc trong một chuyến tuần tiểu trên sông Vàm cỏ Tây khi đụng trận với Việt Cộng. Đích thân tôi đă nhảy xuống tịch thu 1 khẩu AK 47 trên một chiếc xuồng 3 lá. Nhắc lại Giang Doàn 64 Tuần Thám, một duyên hạnh ngộ vô cùng quư giá.

Vốn là tháng 9 năm nay (2016), Hà văn Hải (khóa 8 OCS), trước kia là Sĩ Quan Nội Vụ, kế đến là Trưởng Ban Tiếp Liệu, từ Boston về Texas, gia đ́nh 64 có những buổi gặp gỡ vô cùng nồng ấm. Con chim đầu đàn HQ/Thiếu Tá Nguyễn Thiện Từ cùng phu nhân không tiếc công sức để hoàn thành một đĩa DVD cho những ngày đón tiếp Hải. Vợ chồng Ngô Bá Nhẫn ân cần mời anh chị Hải về nhà nghỉ ngơi như anh em ruột thịt. T́nh người, t́nh anh em, t́nh chiến hữu sao mà đẹp đến vậy... Vui là vậy, nhưng buồn sao mà khó diễn đạt... HQ/Đại Úy Nguyễn Đức Khải, Chỉ Huy Phó Giang Đoàn đă ra người thiên cổ, năm 1974. Khi tôi về HQ 11, Ngô Bá Nhẫn (lúc đó đă về Biệt Khu Thủ Đô) đă t́m tôi và thông báo tin chẳng lành... Tôi cùng Nhẫn đă đi phúng điếu một ṿng hoa tiễn vị Chỉ Huy Phó thân yêu, tiễn một người anh đă vĩnh viễn ra đi... Trở lại hôm nay, tôi cám ơn Đinh Văn Nguyên (khóa 1 OCS) vẫn thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi. Có những câu nói của anh làm tôi suy nghĩ. Ví như: - Tao gọi cho mày trước hết là hỏi thăm, sau là “Điểm Danh” xem ai c̣n, ai mất. Tôi biết Nguyên đùa nhưng cũng có một cái ǵ buồn buồn, mang mác... Rồi Nguyên kể lại: Hồi đó mày đâu biết chuyện ǵ xảy ra ở đơn vị, anh em rất thương mày. Khi mày bị VC bắn, tao biết tin và la lớn.

- Ê, thằng Nhạc bị bắn, mau đi cứu nó. Thế rồi được lệnh của Chỉ Huy Trưởng, anh em đă tức tốc xuống tàu để đi tiếp cứu... Nghe kể lại, một niềm an ủi tràn dâng trong tôi. Mừng lắm, v́ sống mà có được người thương ḿnh th́ c̣n niềm vui nào lớn hơn… Năm 1974, tôi từ giă GĐ 64 TT về Nha Trang theo học khóa 4 Đặc Biệt SQHQ NT. Bài tập viết văn chắc là cũng sắp hết, muốn nhân cơ hội này để tếu với các bạn một chút: *** Người ta có rất nhiều nơi để đến. Tôi cũng đă ngụp lặn, bay nhảy nhiều chốn, vui buồn đan chéo lên nhau. Nhưng nơi đến lần cuối không phải là nơi mà tôi chọn mà đó là nơi của định mệnh, đảo Guam... Nơi đây, lạc lơng, bơ vơ. Tôi có cảm giác như tất cả những ǵ quanh tôi đều xa lạ! Mỗi người mang một tâm tư riêng! Với tôi, chỉ c̣n một chốn để quay về... Nơi ấy, dù tôi có thành công hay thất bại, hay bất cứ điều ǵ tệ hại nhất đến với tôi, th́ vẫn có những người thân yêu của tôi hân hoan đón nhận; và chắc chắn nếu ngày ấy đến, nước mắt sẽ tuôn trào và ngập tràn hạnh phúc... Có điều ngày tôi về hoàn toàn khác hẳn với giấc mơ, nó đă hoàn toàn vỡ vụn... Tôi đă t́nh nguyện ghi tên theo tàu VN Thương Tín trở lại quê nhà…

Thời gian này kéo dài gần 6 tháng tại Guam. Có lẽ chính phủ Hoa Kỳ muốn kéo dài thời gian cho những người muốn trở về có cơ hội lắng đọng để suy nghĩ chín chắn hơn, nên viện cớ tàu VN TT đang sửa chữa và huấn luyện thủy thủ đoàn. Những người muốn trở về bị dằn vặt với ư nghĩ đi hoặc ở, nên nhiều lúc muốn nổi loạn. Ngày trở về, chính phủ Mỹ cho một ân huệ chót là từng người một được đưa vào một căn pḥng và được phỏng vấn riêng. Nếu muốn về VN th́ được dẫn qua pḥng dành cho người về. Nếu muốn ở lại vào Hoa Kỳ th́ được một nhân viên hộ tống vào pḥng khác (sợ bị nhóm kia làm áp lực), và chờ lên máy bay vào đất liền Hoa Kỳ. Tôi chọn nhóm 1 trở về VN không ngần ngại. Trên đường về VN, vượt biển Tây Thái B́nh Dương vào Biển Đông, tôi không phụ trách công việc hải hành của thủy thủ đoàn nên tự do ăn ngủ, và đầu óc vẽ ra những nỗi vui mừng khi gặp lại vợ con và người thân… Văng vẳng đâu đây t́ếng hát với phím đàn Phạm Duy trong Tâm ca số 7 (1965)…

Kẻ thù ta đâu có phải là người

Giết người đi th́ ta ở với ai…

Lời nhạc đă giúp tôi cảm nhận thấu đáo những lời vàng ngọc trong bài kinh Pháp Cú: Hận thù diệt hận thù; Đời này không thể có Từ bi diệt hận thù; Là định luật ngàn thu.

Rồi việc ǵ đến cũng sẽ đến. Khi ngọn hải đăng Vũng Tàu quét từng đợt trên nền trời đen thẫm hướng phía Tây trước mặt, tàu VN TTín về và vào neo tại băi trước Vũng Tàu vào cuối tháng 10 năm 1975. Tàu chúng tôi chưa biết phải làm ǵ v́ chưa nhận được tin tức ǵ về phía chính quyền VN. Đến trưa th́ phía Việt Nam cho 1 chiến hạm mang số 13 nhưng sơn màu xám đậm. (Nguyên là PCE HQ 13 của HQ VNCH bỏ lại v́ khi di tản, HQ 13 lúc đó đang sửa chữa tại Sài G̣n). Một số giới chức CSVN lên tàu VNTT. Sau đó tàu mang số 13 dẫn đường và tàu VNTT theo sau rời khỏi Vũng Tàu và trực chỉ hướng Bắc. Mọi người trên tàu VNTT không biết đi đâu, nhưng dân HQ th́ biết rơ, v́ cận duyên. Tàu VNTT cập Cầu Đá Nha Trang. Từng đoàn xe vận tải Molotova chở thẳng chúng tôi vào Ty Cảnh Sát Nha Trang. Ở đây khoảng 3 tháng rồi chuyển đến trại tù Xuân Phước (hay c̣n gọi là trại A 20) làm cải tạo viên. Thực chất là tù nhân tại đây và bắt đầu đón nhận những đ̣n thù trong suốt hơn 1 năm. Sau đó tôi có tên trong danh sách được gọi lên. Tưởng được tha về, khoảng 120 người chúng tôi lại bị đẩy lên xe Molotova bít bùng chở ra Bắc vào trại Trung Ương số 3, và bị cải tạo thêm hết 4 năm rưỡi nữa mới được tha về Sài G̣n.

Cùng với anh em chuyển ra Trại Cải tạo Trung Ương số 3, Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, trong số này có nhạc sĩ Trường Sa, HQ/Trung Tá Trần Đ́nh Trụ. Có ít anh em Hải Quân một thời gian sống chung pḥng với tôi như: Thiếu Tá Trị, Thiếu Tá Huỳnh Hữu Sương, Tr/ úy Bùi Ngọc Nở (Khóa 19 NT), Tr/ úy Bùi Trọng Khải (OCS), Đ/úy Nguyễn Tư (Khóa 19 NT), Đ/úy Nguyễn Thanh Ṭng... Thời gian nơi đây tâm tư nặng trĩu. Trước mắt là một tương lai mờ mịt, đen tối... Có những lúc tôi lo sợ chính tôi, lo sợ ḿnh không kiểm soát được chính ḿnh...

Có một lần vào buổi sáng khi ra đồng làm việc, một anh bạn tù, nói nhỏ với tôi:

- Ê, đêm qua anh ngủ mớ sảng, nói thấy ghê quá!

- Tôi nói ǵ?

- Anh nói: Làm người phải có trái tim, nếu không có trái tim th́ không phải là con người.

Tôi giật ḿnh, lo sợ, v́ cái ǵ sẽ xảy ra nữa đây? V́ tôi không thể kiểm soát được ḿnh trong giấc ngủ. Rồi miên man suy nghĩ, sao ḿnh lại có thể nói được một câu hay đến như vậy. Ngay đến bây giờ tôi vẫn không thể nói được một câu có ư nghĩa như thế. NỖI L̉NG NGƯỜI ĐI Tôi muốn nhắc đến bản nhạc này v́ đây là một trong những bài tôi rất thích trước năm 1975. Vốn là ngày hôm đó, đội tôi kết hợp với một đội khác trong tù có nhiệm vụ đắp con đê. Anh em đứng hàng một và chuyền tay nhau từng khoanh đất từ dưới lên cao. Bất ngờ, có một người tách ra khỏi dây chuyền bước lên đỉnh con đê, cởi áo, khoác lên vai, tay chân múa may, nghêu ngao: (Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu. Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều. Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ? Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa…)

Tôi vừa làm vừa lắng nghe, để hết tâm tư ḿnh qua ḍng nhạc. Nhưng bỗng giựt ḿnh khi nghe anh hát: (Hôm nay Sài G̣n ĐÂU BAO (thay v́ bao nhiêu) tà áo khoe màu phố vui? Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi. Sài G̣n ơi! Mộng với tay cao hơn trời. Tôi hái hoa tiên cho đời, để ước mơ nên đẹp đôi. Tôi thật sự xúc động. Thầm nghĩ ḿnh đang ở nơi đây, c̣n nơi kia, nơi mà bao năm tháng tôi đă lăn lộn theo ḍng thời gian trôi nổi; Nơi tôi có biết bao kỷ niệm, từ lúc c̣n cắp sách đến trường, cho đến ngày mặc áo chiến binh. Ngày đó vô cùng đẹp, vô cùng thân thuơng. Biết bao tà áo trong ước mơ, đẹp biết chừng nào! Nhưng giờ đây... ĐÂU... ĐÂU có c̣n nữa, phải không??? Thật buồn và chua chát thay! Người hát bài ấy là anh Trọng, một Thiếu Tá Lục Quân. Mọi người đều cho là anh ấy “mát”, kể cả công an trong trại. Chính v́ thế mà anh ấy mới hát được, mà không bị cùm. Nhưng với tôi anh ta “mát” một cách đáng phục... *** Cũng trong thời gian này tôi được gặp các vị dân biểu VNCH, như Giáo Sư Trần Hoàng, Huỳnh Bút, Nguyễn Luận, Nguyễn Bá Cẩn, Vơ Trạng, Nguyễn Ấn... Chính bác Ấn là người đă tâm sự và an ủi tôi rất nhiều khi tôi tỏ ư bi quan cho ngày mai... Giờ này không biết những vị dân biểu này ai c̣n ai mất…?!

Cho nên hôm nay đôi lúc đùa giỡn, tôi ba hoa cùng anh em là tôi có thời đă từng có Việt Cộng mang sao đàng hoàng làm escort cho tôi... Đó chính là tư tưởng của dân biểu Ấn an ủi những lúc tôi chán nản, bi quan, trong thời gian tù tội ở Trại Cải Tạo Trung Ương số 3 (Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh). Nh́n lại đoạn đường từ Guam về VN hơn 5000 cây số để được nh́n lại vợ con, tính ra cái giá để đoàn tụ mà tôi đă trả kéo dài tổng cộng gần 6 năm. Ra khỏi trại tù năm 1981. Năm 1995, tôi được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho trở lại vào Mỹ theo diện HO 34. Sau cơn mưa trời lại sáng. Đúng vậy, những ngày đầu tiên đến đây, mọi sự việc trước mắt hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ. Tôi dọ dẫm từng bước chân đi sao mà cảm thấy nặng nề đến vậy. Tôi đang ráng hết ḿnh lẽo đẽo tập đi, mà lư ra tôi đă đi 20 năm về trước. Ngày đó, tôi c̣n là một thanh niên, sức khỏe dồi dào; nhưng hôm nay, có thể nói là thân tàn ma dại. Tôi bắt đầu lại bài học vỡ ḷng của 20 năm về trước. Rồi thời gian, thời gian là một liều thuốc vô cùng huyền diệu để chữa lành mọi vết thương. Hôm nay, tóc đă điểm sương. Nh́n lại quăng đời đă qua, cảm thấy mừng ḿnh đă thoát qua những giai đoạn vô cùng gian truân. H́nh như có một cái ǵ đó vô cùng thiêng liêng đă dẫn dắt tôi đi... Quỳ xuống, chắp tay lại... th́ thầm tạ ơn…

Bài tập làm văn đầu tiên trong đời của tôi đến đây, xin phép được đặt dấu chấm... và hết… Nhưng có lẽ trước khi anh em găi đầu, găi tai v́ bài viết dở ẹc này, chúng ta ḥa ḿnh cùng nghe đôi ḍng tâm sự của người lính biển đang lênh đênh trên con tàu cho ḷng được nhẹ nhàng, bay bổng, vui tươi… kèm theo một bóng mờ, xa khuất cuối chân trời, chất chứa trong tim… BIỂN TUYẾT của Tác giả: Anh Thy Sóng cao giăng đầy, con tàu ngả nghiêng trong ṿng mưa băo... Rồi tàu lạc bến, lênh đênh trôi dạt theo sóng vào miền tuyết băng... Tuyết rơi ngăn đường về để tàu anh đi lạc lối, Tuyết xinh như lần đầu ḿnh gặp nhau dưới đêm trăng. Em nghe không? Lạnh lùng trong tuyết giá anh nhắc tên người ḿnh yêu... …………………… Thế rồi chiều nay, tàu anh, đi trong biển tuyết. Lặng nh́n màn tuyết, giăng giăng trong chiều vây chiến hạm trong lối đi… Tuyết rơi rơi thật nhiều đọng đầy vai anh phủ kín. Ngỡ em anh lại gần gục đầu cho ấm tim côi. Nhưng em ơi, t́nh ḿnh như tuyết trắng đem giá băng vào ḷng nhau...

Phạm công Nhạc

Houston, 2016

Khóa 3/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức

Khóa 4 Đặc Biệt Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

Tài liệu tham khảo:

- HQ 11 trận Cà Ná của Vũ Ngọc Văn (Châu Đ́nh Lợi, Úc Châu)

- Black April book của George J. Veith  

- Hoài Niệm SQHQLĐ trang 163  

HQ Tr/úy Phạm Công Nhạc và Phu Nhân (Họp Mặt LĐ Houston 2015)

 

Trở lại