Bài học Helmut Kohl

 Đoàn Xuân Thu 

Kanzler_Kohl.jpg

Helmut Kohl, cựu Thủ tướng Đức, đă qua đời tại nhà riêng ở quê nhà Ludwigshafen, thành phố cảng trên sông Rhine, Đức quốc, lúc 9.15 phút, sáng thứ Sáu, ngày 16, tháng Sáu, năm 2017, thọ 87 tuổi.

Helmut Joseph Michael Kohl chào đời ngày mùng 3, tháng Tư, năm 1930.

Thân phụ ông là Hans Kohl, từng tham gia Đệ nhứt Thế chiến.

Khi Hitler xâm lăng Poland vào năm 1939, Hans Kohl tái ngũ và chỉ trở về nhà khi Đức thua trận năm 1945.

Lên 15 tuổi, Helmut Kohl phải gia nhập Đoàn Thanh niên Hitler cũng như các bạn cùng trang lứa, v́ không có chọn lựa nào khác hơn.

Lúc đó, Ludwigshafen bị quân Đồng Minh dội bom liên tục hầu như mỗi ngày, Helmut Kohl được giao nhiệm vụ là đào bới trong đổ nát, trong tro bụi để t́m xác chết của đồng bào ḿnh.

Mùa xuân năm 1945, sống sót sau một trận bom ác liệt ở Berchtesgaden, nơi ông đang làm nhiệm vụ tiếp đạn cho pháo đội pḥng không, Helmut Kohl quyết định cuộc chiến đối với ḿnh đă chấm dứt.

Vẫn c̣n mặc đồng phục của đoàn Thanh niên Hitler, Helmut Kohl cùng vài người bạn, tránh những đường quốc lộ nơi quân xa Mỹ đang tràn tới, chỉ dám men theo đường xe lửa, lội bộ về quê nhà cách đó hơn 250 dặm.

Ngày mùng 7, tháng Năm, 1945, Đức quốc xă đầu hàng, cả nhóm bị lọt vào tay dân công người Ba Lan và bị họ đánh cho một trận ra tṛ. Cuối cùng, đầu tháng Sáu, ông về tới quê nhà.

Sau nầy, Helmut Kohl phát biểu: “Ḿnh may mắn v́ sanh ra đời muộn. Bằng không chắc cũng phải gia nhập vào quân đội Phát xít Hitler.”

Helmut Kohl quay lại trường, học luật tại Frankfurt, rồi chuyển sang Heidelberg học về Lịch sử và Khoa học Chính trị.

Năm 1960, ông cưới Hannelore Renner, người ông đă quen biết từ năm 1948, và họ có hai con trai.

(Vào ngày mùng 5, tháng Bảy, năm 2001, Hannelore, 68 tuổi, tự tử bằng thuốc ngủ sau nhiều năm bị một căn bệnh hiếm gặp, phải chịu nhiều đau đớn v́ dị ứng với ánh sáng mặt trời. Bác sĩ cho rằng đó là di chứng tâm thần sau nhiều năm chịu đựng chiến tranh)

Helmut Kohl cao tới 1m 93, nặng hơn 136 kí lô! H́nh dạng phốp pháp có lẽ v́ ông rất mê đồ ăn nấu theo kiểu Ư, tự gọi ḿnh là ‘an elephant in a china shop’ (một con voi trong tiệm bán đồ sành sứ).

Đối thủ chánh trị chọc quê gọi ông là quả lê, theo một phim hoạt h́nh vẽ ông có cái đầu như một quả lê. Hoặc ngạo cái tên Kohl , tiếng Đức, có nghĩa là bắp cải.

***

Con đường chánh trị của ông cũng thăng trầm như cuộc đời riêng của chính ḿnh.

Gia nhập đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (Christian Democratic Union) khi chỉ mới 17 tuổi, học đại học về Luật Lịch sử và chánh trị.

Nghĩa là một chánh trị gia có bằng cấp chuyên nghiệp đàng hoàng! Chớ không phải tay ngang, tay mơ như Donald Trump.

Trong cuộc bầu cử liên bang tháng 3, năm 1983, Kohl thắng lớn trở thành Thủ tướng Đức.

Sự chế nhạo của công chúng giảm xuống khi con đường chính trị của Kohl bắt đầu đi lên: một nhân vật quan trọng của cuộc thống nhất nước Đức, một trong những nhà lănh đạo hàng đầu của Liên Âu.

Ngày 22, tháng Chín, năm 1984,  Kohl gặp Tổng thống Pháp François Mitterrand tại băi chiến trường Verdun xưa – nơi quân Pháp giành chiến thắng  trước quân Đức trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất để cùng tưởng niệm những người chết trong cả hai cuộc Thế Chiến.

Bức ảnh, cái bắt tay dài nhiều phút giữa hai người đă trở thành một biểu tượng quan trọng của sự ḥa giải giữa Đức và Pháp. Cùng nhau, họ đă đặt nền tảng cho Liên Âu.

Năm 1987, Erich Honecker, lănh tụ CS Đông Đức lần đầu tiên tới Tây Đức, để xin hàng tỉ đô la viện trợ v́ nền kinh tế Đông Đức đang trên bờ sập tiệm…

Kohl và Gorbachev gặp nhau lần đầu ở Moscow vào tháng Mười, năm 1988, khi thế giới CS sau bức màn sắt dưới sự kềm kẹp của Liên Xô đă bắt đầu rạn nứt do phong trào Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan gây ra.

Tháng 2 năm 1990, Helmut Kohl, tới Liên Xô, gặp Mikhail Gorbachev để đoan chắc rằng Nga sẽ không đưa Hồng quân với xe tăng đến đàn áp nhân dân Đông Đức khi quá tŕnh thống nhất nước Đức diễn ra như đă từng làm tại Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968.

Helmut Kohl đă nói với Mikhail Gorbachev rằng: “Chúng ta không trực tiếp đánh nhau nhưng vẫn c̣n nh́n nhau bằng con mắt thù hận! Bao nhiêu đó cũng đủ cảm thấy được nỗi kinh hoàng. Thế nên, hăy cùng nhau mang cả hai nước tiến về một nền văn minh hơn nữa.”

Mùa hè năm 1989, hàng chục ngàn người đào thoát khỏi Đông Đức qua ngả Hungary và Tiệp Khắc để tới Tây Đức.

Erich Honecker bị truất phế! Đêm mùng 9, tháng Mười Một, bức tường Bá Linh sụp đổ. Nước Đức thống nhứt sau 45 năm bị chia cắt.

***

Tuy nhiên, nước Đức thống nhứt nầy không làm nước Anh vui… v́ sợ.

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nói:  “Twice we defeated the Germans! Now they’re back again.” “Chúng ta đă đánh bại người Đức tới hai lần! Và bây giờ họ đang trở lại.”

C̣n đối nội, trong khối CS Đông Âu, ai cũng nghĩ rằng Đông Đức có nền kinh tế mạnh nhứt nhưng sau đó mới vỡ lẽ ra là nó đang bên bờ của sự khánh tận.

Hai năm sau thống nhứt, tới 4.7 triệu dân Đông Đức thất nghiệp.

Helmut Kohl kêu gọi đồng bào ḿnh, lá lành đùm lá rách, hăy thắt lưng buộc bụng để giúp dân Đông Đức.

Dân Tây Đức th́ than phiền chánh phủ đă chi quá nhiều để giúp dân Đông Đức, làm thâm thủng ngân sách tới 400 tỉ Mỹ kim.

C̣n dân Đông Đức càm ràm, chê giúp ít quá, nên tổ chức biểu t́nh ở Halle, ném trứng phản đối, gọi ông là kẻ dối trá. Helmut Kohl giơ nắm đấm ra, sừng sộ cự lại trước khi được cận vệ kéo ra.

Năm 1998, sau 16 năm cầm quyền, lâu chỉ thua Otto von Bismarck, hào quang vây quanh Kohl phần lớn đă tắt do t́nh trạng thất nghiệp gia tăng.

Helmut Kohl đă bị Gerhard Schröder, đảng Dân Chủ Xă Hội (Social Democrats) với khẩu hiệu là: sau 16 năm giờ đă tới lúc thay đổi, đánh bại.

Nội bộ đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo cũng muốn ông nhường chỗ cho một thế hệ trẻ hơn.

Một lănh tụ dẫn dắt đảng từ thành công rồi đi đến thất bại là phải về vườn thôi!

Luật chơi là vậy! Ngồi ĺ cũng không có được!

***

Nhưng bây giờ, nhận hung tin Helmut Kohl từ trần, Liên Âu treo cờ rũ ở Brussels.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel, bằng một giọng xúc động “Nước Đức đă mất đi một người con ưu tú.”

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh, Theresa May ca ngợi Helmut Kohl là một con người khổng lồ của lịch sử Châu Âu; người cha đă sản sinh ra nước Đức tân tiến ngày nay!”

Ngay cả Donald Trump, Tổng thống Mỹ, cũng phải nói: “Kohl là bạn, là đồng minh của Mỹ. Thế giới được hưởng lợi v́ viễn kiến và nỗ lực của ông ấy!”

Bà con đọc báo mạng nghe tin Helmut Kohl qua đời đều tỏ ḷng thương tiếc.

“Thắng cuộc chiến tranh lạnh do công của Reagan, Bush, Thatcher… và Kohl. Nhưng nước Đức thống nhứt là do Kohl”.

May mắn thay cho người Đức, có lănh tụ như Kohl mang nhân dân đến cùng nhau.

***

Bài học từ Helmut Kohl là: khi Đệ nhị Thế chiến chấm dứt, bàn cờ địa chánh trị, Đức, Triều Tiên và Việt Nam bị các siêu cường giữa hai khối Tự Do và CS chia cắt. Các nước nhỏ, nhược tiểu, đành thúc thủ.

Nước Đức có lănh tụ, được dân tự do bầu lên, thương nước thương ṇi nên họ không xua quân đi giết hại chính đồng bào của ḿnh.

Helmut Kohl đă thống nhứt nước Đức trong ḥa b́nh… Đó là bài học mà đất nước đang c̣n bị chia cắt là Triều Tiên cần phải học.

Riêng Việt Nam, CS Bắc Việt nhứt định thống nhứt miền Nam bằng vơ lực, trong máu lửa. Hậu quả tàn khốc là làm cả triệu người dân hai miền bị giết chết.

Thống nhứt về lănh thổ nhưng ḷng người ly tán. Vậy mà cứ đánh trống thổi kèn hoài hè!

ĐXT

Trở lại