MỘT CUỘC BỂ DÂU 30.04.1975 
Cựu Đại Uư Y Sĩ Tôn Thất Sơn

1. Cái-gọi-là-chiến-dịch-Hồ Chí Minh.

Trong mưu đồ chiếm trọn Miền Nam – một chính thể dân chủ tự do son trẻ, Cộng Sản Miền Bắc thành lập cái-gọi-là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1960, gửi bộ đội, chiến cụ từng bước đánh phá Miền Nam với đơn vị nhỏ, dần dần với đơn vị lớn hơn. Kể từ sau hiệp định Paris 27.01.1973 được quyết định bới cái-gọi-là-đồng-minh Hoa Kỳ với CS Miền Bắc, Hoa Kỳ chạy làng ‘’ trong danh dự ‘’, từ đó VNCH một ḿnh đương cự với lực lượng VC là bộ đội CS Miền Bắc với sự hậu thuẫn nhiệt t́nh của Tầu Cộng và Liên Sô. QLVNCH thiếu thốnchiến cụ, thiếu đạn dược, đến nỗi pháo binh chỉ được phép bắn mỗi lần yễm trợ vài viên đạn 105/155 ly.

VC dốc toàn lực lượng đưa hết vào Miền Nam v́ được Tầu Cộng đưa 320.000 quân sang giữ nhà cho Miền Bắc khỏi bị tấn công đằng sau. Cái-gọi-là-chiến-dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đầu tháng 03.1975 đầu tiên tại Ban Mê Thuột. Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu ra lệnh Tướng Tư lệnh QKII thi hành cái-gọi-là-di-tản chiến-thuật, khiến hàng ngàn binh sĩ, hàng trăm ngàn thường dân chạy loạn về hướng duyên hải,  bị VC rượt theo bắn đại pháo ào ạt làm bao nhiêu chục ngàn người vừa lính vừa dân chết thảm. Sau QKII, VC liên tiếp tấn công QKI, Quảng Tín, Chu Lai, Quảng Trị-Huế, rồi Đà Nẵng, như thế chẽ tre. Hành chục hàng trăm ngàn quân dân Miền Nam hốt hoảng và kinh hoàng rút chạy ra cửa Thuận An hoặc dọc theo QL1 về hướng Nam, trước khi VC thật sự ra tay. Cũng như tại Tây Nguyên, các đơn vị thiện chiến VNCH bị thiệt hại nặng nề, bị cắt ra từng mảnh. VC vào Đà Nẵng, Phan Rang, Nha Trang, Biên Ḥa v.v…như chỗ không người, chỉ bị chận lại một thời gian ngắn tại Xuân Lộc bới Sư Đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo. Ngày 26.04.1975, 5 quân đoàn VC bao vây Saigon trong khi VNCH chỉ c̣n 5 sư đoàn vá víu chống đở. Vào hồi 09:00 giờ sáng ngày 30.04.1975, tổng thống 2 ngày Đại tướng Dương văn Minh đọc lời đầu hàng trên Đài Phát Thanh Saigon. Chiến dịch cướp Miền Nam của CSVN ‘’ thành công ‘’ sau 55 ngày đêm, với sự hỗ trợ hết ḿnh của thế giới Cộng sản cùng với sự đồng lơa của ‘’ đồng minh ‘’ Hoa Kỳ .

2. Tôi chạy loạn.

Vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng của Miền Nam, tôi làm việc tại Bệnh Viện Bài Lao Đà Nẵng, trong chức vụ Chỉ Huy Phó. Đơn vị tọa lạc tại bờ biển Mỹ Khê. Vài hôm trước khi Đà Nẵng thất thủ, tôi đưa được nhà tôi và con gái lên chuyến máy bay chót Air Việt Nam vào Saigon. Tôi rănh tay, vào ở lại tại pḥng làm việc, cùng với Chỉ Huy Trưởng. Buổi tối 28.03.1975, vị Y sĩ Trung tá Chỉ Huy Trưởng chuồn một ḿnh không lời từ giả. Nửa đêm rạng 29.03.1975, tiếng xe tăng QLVNCH gầm rú trong hỗn loạn dọc theo bờ biển. Sáng sớm hôm đó, tôi cùng tài xế và vài hạ sĩ quan y tá bơi ra biển leo lên vận tải hạm của Hải Quân/VNCH, vừa lúc lực lượng VC vào trung tâm thành phố. Tàu HQ đưa hàng trăm binh sĩ Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến trong đó có tôi và một số nhân viên đến Cam Ranh. Lên bờ. Cảnh tượng hỗn loạn xẩy ra trên đượng chạy loạn. Một binh sĩ bộ binh chỉa súng XM16 vào ngực một Thiếu Úy Bộ Binh tước ba lô của ông ta. Ở đoạn đường tiếp theo, một binh sĩ áo hoa chỉa mũi súc XM16 vào ngực một Đại tá Bộ Binh lấy cái xách tay của ông ta. Mọi sự xẩy ra rất yên thấm, không có bất kỳ một lời nào. Riêng tôi, với bộ đồ lính nhàu nát, lon Đại Úy, trên tay có cái xách nhỏ đựng cái súng lục nhỏ, không hiểu tại sao không bị cướp. Có lẽ nhờ anh tài xế xem ra khá  ngầu với hai cánh tay xâm trổ đi bên cạnh. Chúng tôi leo lên xe đ̣ với ư định xuôi Nam, nhưng phải vội vả nhảy xuống v́ lính TQLC quá hùng hổ đuổi tài xế, cướp xe, chạy bạt mạng. Cuối cùng chung với một số bộ hành chạy loạn khác thuê chiếc ghe con chạy về Tân Cảng. Từ đó, lấy xe buưt cùng tài xế thân tín về Saigon. Binh sĩ và thường dân Quân Khu I và II co cụm lại tại khu vực quanh Saigon.

3. Chờ đợi một Kết Thúc Thảm Khốc cho Việt Nam Cộng Ḥa.

Kể từ ngày chạy loạn từ Đà Nẵng 29.03.1975 vào Saigon, ngày ngày các quân y sĩ/nha sĩ/ dược sĩ lên Cục Quân Y/QLVNCH tŕnh diện, trong khi đó, trên trời, máy bay của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ầm ầm vần vũ bốc người ra Hạm Đội 7 chờ ngoài khơi Việt Nam. Ḷng tôi rối bời, xốn xang v́ biết chắc một Cuộc Tắm Máu trả thù từ VC sẽ không tránh khỏi. Tôi từng đọc t́m hiểu bản chất độc ác của Đảng CSVN, nên lo lắng vô vàn khi biết cái chết của Saigon được tính từng giờ/phút, trong khi những người đàn ông khác trong gia đ́nh th́ ngây thơ, b́nh chân như vại, thản nhiên chờ đợi … Cuộc Đổi Đời. Ngay sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng VC, quần áo lính VNCH cùng với vũ khí cá nhân vứt bừa băi dọc đường phố. Tôi lượm một quả lựu đạn Mini, trong vô thức, nghĩ rằng sẽ tự sát nếu bị VC ép buộc. Tôi chạy xe Honda hai bánh ra đường Hồng Thập Tự cùng Bà Con ‘’ chào đón ‘’ cái-gọi-là quân-giải-phóng trên chiến xa nhắm hướng Dinh Độc Lập xông tới, với các chú bộ đội ngơ ngác trên các xe vận tải Molotova. Thấy ‘’ kẻ địch ‘’ hớn hở vào thành phố Saigon, chiếm Dinh Độc Lập, đại diện cho chính quyền Miền Nam, tim đập rộn ràng, ḷng đau như cắt.

4.Đ̣n chính trị chạy làng của đồng minh Hoa Kỳ.

Trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn Bắc Nam từ 1945 đến năm 1975 có những màn bi kịch khiến người dân Miền Nam ngao ngán và uất ức. Sau hiệp định ngừng bắn Genève 1954, Việt Nam bị chia thành hai: Miền Nam theo chế độ Tự Do, Miền Bắc theo chế độ Cộng sản. Miền Bắc được sự hỗ trợ dồi dào vũ khí đạn dược, lương thực và quân đội từ Liên Sô, Trung Cộng và thế giới Cộng Sản, cốt làm sao chiếm cho được Miền Nam. Quân đội Quốc gia Miền Nam thoát thân từ quân đội Pháp, bị thua trận trước thế lực Cộng Sản, rồi Hoa Kỳ hất chân Pháp, nhảy vào Đông Dương giúp Miền Nam trong vị thế ‘’ đồng minh ‘’. Đọc các văn kiện từ Ngũ Giác Đài được giải mật mới đây, tôi biết rằng cuối những năm 1960,  Hoa Kỳ thay đổi đường lối chính trị : thay v́ là địch thủ với Trung Cộng, Nixon và Kissinger đă trở thành bạn với Mao Trạch Đông. Hoa Kỳ đồng ḷng giao Đông Dương, Biển Đông cho Trung  Cộng xử trí. Hoa Kỳ muốn chạy làng khỏi Việt Nam sau khi các kho vũ khí cũ kỷ thuộc đệ nhị thế chiến đă được bọn lái súng tuồn hết cho ‘’ đồng minh ‘’ là Miền Nam lấy đô la xanh nhét túi. Để màn chạy làng an toàn, Hoa Kỳ đă ra đ̣n bẩn đối với Miền Nam bằng cách làm suy yếu QLVNCH, và cuối cùng là cắt đứt viện trợ.

-Năm 1968 Hoa Kỳ "bí mật" dùng hăng thầu My RMK đưa quân VC vào tàn phá 45 thành phố Miền Nam trong kỳ Tết Mậu Thân, để kiếm cớ thành lập cái gọi là Ḥa Đàm Paris, một thời gian rất ngắn ngay sau đó.

-Năm 1971, Hoa Kỳ xúi tổng thống Thiệu thẩy tất cả các đại đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH vào Hạ Lào với chiến dịch Lam Sơn 719, trong khi VC được biết trước kế hoạch hành quân, phục sẵn tấn công tới tấp bởi vũ khí tối tân và quân số gấp 5-6 lần, khiến cho QL/VNCH bị thiệt hại nặng nề -Năm 1973, Hoa Kỳ ép tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận cái gọi là ‘’ hiệp định Ḥa B́nh Paris ‘’, trong đó Kissinger phía Hoa Kỳ và Lê Đức Thọ phía VC đạo diễn mọi điều kiện, cho bộ đội VC ở lại Miền Nam, và Hoa Kỳ chạy làng trong ‘’ danh dự ‘’.
Khi Hoa Kỳ rút quân, tháo gỡ luôn quân dụng tối tân và cắt quân viện. Quân lực VNCH bị trói tay, đưa đầu ra cho VC tấn công.

Tóm lại, Kissinger và Nixon là người ra mặt bán đứng Miền Nam cho đảng CSVN. Chúng ta có dịp đọc lời xin lỗi của Thống tướng Westmoreland, cựu Tổng Tư Lệnh nửa triệu binh sĩ Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong một dịp họp mặt với Cựu QN/VNCH tại Hoa Kỳ  ‘’ Thay mặt quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân Việt Nam Cọng Ḥa v́ chúng tôi đă bỏ rơi các bạn ‘’ ( On behalf of the United States Armed Forces , I would like to apologize the South Vietnamese Armed Forces for abandoning your guys ).

4. Cuộc Đổi Đời bi thảm cho Miền Nam.

-Sau khi Miền Nam bị cưỡng chiếm, cuộc sống người dân bước qua cái-gọi-là Đổi Đời bi thảm: ngăn sông cấm chợ, thực phẩm và vật dụng thường nhật khan hiếm, điện cúp, xăng dầu không c̣n mua bán như trước. VC đổi tiền một h́nh thức ăn cướp của cải của dân Miền Nam. VC tịch thu hàng hóa của cải của giới buôn bán lớn hay c̣n gọi là tư sản. VC đốt tất cả các sách báo xuất bản tại Miền Nam bất kể thể loại. Báo chí Miền Nam bị cấm. Nhà văn nhà báo bị tập trung học tập v.v…Tại một số nơi ở Miền Trung, VC tập trung sĩ quan/công chức, đưa vào các nơi vắng, xử giảo hàng loạt v.v.. Hàng triệu quân nhân công chức thuộc VNCH bi dồn vào hàng trăm nhà tù từ Nam ra tận vùng rừng núi âm u nơi Việt Bắc, bị đói triền miên năm này sang năm khác. Vào khoảng 3-6 tháng sau khi vào các nhà tù khắc nghiệt của chế độ, bắt đầu hàng chục ngàn tù nhân gục ngă v́ đói khát, v́ bệnh tật không thuốc men.

-Tiếp theo, VC tước đạt tài sản người dân Miền Nam bằng nh́ều phương cách. Bắt bỏ tù thành phần đảng phái quốc gia, các vị tu hành Phật giáo và Thiên Chúa giáo không phục tùng chính thể mới. Thành lập chế độ hộ khẩu để công an khu vực kiểm soát từng người dân .

Người dân Miền Nam bán dần đồ đạc để mua miếng ăn. Người dân thành phố bị VC đưa đi cái-gọi-là vùng kinh tế mới để cho tân chính quyền cướp đất cướp nhà. V́ không có cái ăn, họ phải dắt díu nhau trở lại thành phố biến thành dân vô gia cư sống lây lất gầm cầu,  ngoài chợ. Một thế hệ trẻ con ăn xin xuất hiện v.v…Hàng triệu người vượt biên, vượt biến, bỏ nước ra đi t́m cái quyền tối thiều con người đă bị chế độ VC tước đoạt. Không có thống kê nào chính
thức, nhưng người ta ước đoán nữa triệu đồng bào đă bỏ ḿnh ngoài biển khơi.
-Hiện tại, sau 40 năm cai trị Việt Nam, đảng CSVN tạo ra một xă hội bát nháo : luân lư đạo đức người VN từ hàng ngàn năm không c̣n nữa, một giai cấp mới là lớp đảng viên giàu sụ. Công an muốn bắt ai vào tù, tùy tiện. Công an đánh chết ai, được miễn tố v.v…Công an hợp tác với giới du đăng hiếp đáp dân lành. Cấp cầm quyền trên toàn quốc cướp đất của dân, tạo nên một tầng lớp mới gọi là Dân Oan. Quan lại cao cấp vừa ăn hối lộ, vừa rút ruột tài sản quốc gia. Nạn hối lộ là quốc nạn từ anh chóp bu xuống anh công an đứng đường. Đảng CSVN tạo nên nỗi oán hận ngất trời trong các tầng lớp dân chúng.
-Về chính trị th́ bị Tầu Cộng ăn hiếp. Đảng viên chóp bu bán đất bán biền cho Tầu. Dân chúng đang lo sợ, rồi đây năm 2020, VN phải bị sát nhập vào liên bang Đại Hán, biến thành một phần đất VN thành khu vực tự trị như Tân Cương, Tây Tạng. Vừa mới đây, tài liệu cùa tầu Cộng cho biết Hồ Chi Minh gốc Việt Nam đă chết vào năm 1932 v́ bệnh lao phổi, và Đảng CS tàu đă thay thế bằng Hồ Tập Chương, một Tàu Khựa cấp bậc thiếu tá trong bộ độ Tầu Cộng. Một bằng chứng là về sau này, khi được làm chủ tịch Miền Bắc, y từ chối tiếp xúc với anh chị ở Nghệ An.

Từ những năm sau 2000, người dân bắt đầu vứt bỏ nỗi sợ hăi, một số cùng hoàn cảnh t́m nhau làm thành những tổ chức đấu tranh bất bạo động dù bị công an trấn áp tàn nhẫn.

5. Cuộc Tắm Máu Âm Thầm

Với cấp bậc Y sĩ Đại Úy trong QLVNCH, tôi cũng như tất cả các sĩ quan từ cấp Thiếu Úy trở lên, theo lệnh Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon tŕnh diện '' học tập cải tạo ‘’. Tôi kinh qua các trại tù Long Giao, Katum, Rừng Lá. Cái-gọi-là-học-tập-cải-tạo chỉ là một h́nh thức ở tù khổ sai. Khi '' học tập '', nghe chính trị viên xỉ vả ḿnh '' có tội với tổ quốc và nhân dân v́ là tay sai cho Đế Quốc đầu sỏ Mỹ ''. Tôi không những phải xỉ vả '' tội lỗi '' của ḿnh mà phải c̣n nhục mạ các cấp lănh đạo Miền Nam. Khi không học tập chính trị tẩy năo th́ phải đi lao động, cật lực vật lộn với rừng trong cái nắng thiêu đốt 40 – 45 độ C , bụng th́ đói meo. Mỗi buổi chiều về anh em đi thất thểu như bóng ma. Tôi về từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn vào tháng 12 năm 1977. V́ VC tạm thời cần chuyên viên y tế, tôi được cho vào Bệnh viện Bài Lao Hồng Bàng làm việc. Hàng tuần vào mỗi thứ bảy, phải đến đồn công an địa phương tŕnh diện với cuốn tập : ghi ngày tháng giờ làm những ǵ, gặp gỡ những ai. Thỉnh thoảng từ bệnh việc về nhà, nhận tờ giấy công an phường bắt tŕnh diện vào giờ H ngày D với '' lư do cho biết sau ''. Chính cái câu này là đ̣n tâm lư căng thẳng nhất. Trong trí , cái h́nh ảnh trại cải tạo làm cho người cựu tù lo sợ nhất làm tim thót lên tận cổ.  Ở ngoài đời, người tù bị hai tṛng kiểm soát chặt chẽ : tại nơi làm việc có tổ trưởng tổ phó, ở nhà, có công an phường kiểm soát. Cậu công an khu vực vào nhà với đôi mắt cú vọ ḍm quanh, đặt những câu hỏi bâng quơ , nón cối sùm sụp trên đầu bất kể lúc nào.

Thống kê tạm thời cho biết, vào khoảng 150 trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc. Số người bị tử vong b́ đói khát bệnh tật vào khoảng 165.000 người. Cách hành hạ người tù trong các trại giam VC rất khủng khiếp , không khác ǵ hỏa ngục do tôn giáo vẽ ra, với bọn quỷ mặt xanh nanh vàng. Người quân nhân/công chức chế độ VNCH chết đi v́ nhiều nguyên do: đói khát, bệnh tật không thuốc men, tự sát v́ không chịu nỗi cảnh tra tấn tinh thần v.v.. Trong các trại tù VC, tôi ao ước được làm chim sâu, v́ chúng nhởn nhơ bay lượn t́m mồi, không bị nhốt và không bị cai tù đáng tuổi con cháu ngu dốt xài xể. 

6. Tôi đi tù VC v́ '' tội vượt biên ''.

Năm 1978, tôi bị bắt tại vùng sông nước Rạch Giá hai lần v́ '' tội vượt biên '', tổng cọng 01 năm. Lần đầu Quốc Doanh Đánh Cá bắt v́ sự ngờ nghệch của người tổ chức. Bị kéo về Trà Vinh làm tạp dịch cho công ty đánh cá ở đấy. Ăn chung với nhân viên và với anh phó giám đốc, tay đeo đồng hồ Seiko với chiếc nhẫn cưới tịch thu của tôi. Nhà tôi chạy '' cây '', được thả ra. Lần thứ nh́ bị bắt v́ tay tài công làm tay trong cho công an. Ghe chưa kịp ra khơi th́ '' đùng đùng '', ghe công an bủa vây. Vẫn là cái đói triền miên trong tù. Ở trong trại tù Rạch Sỏi, buổi tối lo t́m ngơ ngách dấu mặt, sợ cái cậu Chuẩn úy công an trưởng trại, mỗi lần đi nhậu say về trại, thấy thằng tù nào '' dễ ghét '' là kéo ra nện chết bỏ. Nhà tôi lại '' chạy cây '' ra tù.

7. Tinh thần khủng hoảng .

Kể từ lần thứ nhất vượt biên thất bại, không thể trở vế lại căn nhà cũ ở Yên Đỗ, gia đ́nh tôi mất hộ khẩu, phải sống bất hợp pháp tại Rạch Giá. Sau lần vượt biên thất bại lần thứ hai gia đ́nh tôi không thể ở Rạch Giá được nữa, chạy về Saigon cư ngụ bất hợp pháp tại nhà gia đ́nh bà chị cả nhà tôi ở Phú Nhuận. Đêm đêm nghe chó sủa, sợ công an đi soát nhà bắt. Cái viễn ảnh trở lại làm tù VC luôn luôn là ám ảnh to lớn nhất.

Trong hai lần bị công an tóm v́ '' tội vượt biên '', trong trí tưởng của tôi '' Ôi thôi, từ đây đời ḿnh bước vào hỏa ngục ‘’. Thế nhưng, khi xổng ra khỏi tù, cái vượt biên như chất ma túy  luôn thôi thúc, bất kể hiểm nguy trước mặt, trong khi nhà tôi đă thối chí. Cái lần cả gia đ́nh bị bắt tại Rạch Giá v́ bị lừa, nhà tôi và con gái tôi được thả trong ṿng 02 tuần lễ. Vừa ra khỏi cửa nhà tù, hai má con hè nhau chạy, cứ sợ công an đổi ư tóm cổ lại.

8. Tôi vượt biển thoát lần thứ ba .

Nhờ người con cô ruột tôi, chúng tôi '' đăng kư '' giả làm người Hoa Kiều, vượt biên theo cách gọi '' bán chính thức '', có nghĩa là làm thẻ mang tên người Hoa, và chiếc ghe chở ḿnh đi, đóng vàng cho công an Mỹ Tho, ra khơi đến chân trời vô định, mà không bị bắt.

Chúng tôi đến đảo Terempa thuộc quần đảo Anambas của Indonesia. Trong suốt 07 ngày 07 đêm , biển lặng sóng êm. Một lần bị 02 chiếc ghe đánh cá Thái Lan bự tổ chảng kềm chặt hai bên hông ghe với 177 đàn ông đàn bà trẻ em xuội lơ v́ đói và mệt. Thủy thủ Thái Lan bôi mặt với ư định cướp, nhưng có lẽ nhờ đám thủy thủ trên ghe chúng tôi là trai trẻ, khỏe mạnh và đông đúc nên chúng không dám dở tṛ , mà ngược lại c̣n cho đàn bà con nít nước, sữa. Mô Phật, thiệt là hy hữu. Khi vào trại tỵ nạn, chúng tôi gặp một số thuyền nhân khác kể rằng trên biển, họ bị người Thái Lan cướp từ 5 lần trở lên ... 27 lần. Về sau này, đọc một số hồi kư, được biết người Thái Lan không những cướp bóc tài sản c̣n giết đàn ông, hiếp dâm đàn bà con gái nhiều lần. Một số phụ nữ bị bắt đua vào hoang đảo Croa để bọn cướp biển tiếp tục hăm hiếp trong một thời gian dài. Một số nạn nhân chết, một số bị mang vào đất liền bán cho nhà thổ. Khó có thể làm bảng thống kê chính xác, người ta ước lượng vào khoảng 500.000 thuyền nhân vùi thây trong ḷng biển cả trên con đường t́m tự do.

9. Chúng tôi làm việc thiện nguyện trên tàu Lysekil.

Khi đến đảo Terempa, chúng tôi hoàn toàn trắng tay. Chúng tôi và vào khoảng 1.000 thuyền nhân khác được chính quyền địa phương cấp phát cho một ḥn đảo bên cạnh, tự dựng lều lấy để che mưa che nắng. Gạo và thức ăn như cá khô được chính quyền địa phương cấp phát, sau đó Cao Ủy Tỵ Tạn LHQ bù trừ. Tôi sung vào toán y tế cùng với nhiều BS cùng hoàn cảnh giúp thiện nguyện khám ngoại chẩn, phát thuốc do LHQ tài trợ. Ngoài ra, vợ tôi sang đảo bên cạnh, mua thuốc tây, để tôi đi chích dạo kiếm chút đỉnh thu nhập, v́ người Hoa họ mang theo
nhiều tiền của, tôi phải sống nhờ vào đó để có chút đỉnh mua cá tươi cho vợ con.
Cở 3 tháng sau, chiếc Lysekil do Egil Nansen và Annette Thommessen tài trợ vào Indonesia giúp thuyền nhân. Toán y tế từ Nauy không thể sang thay thế toán tiền nhiệm sắp chấm dứt nhiệm vụ, BS Tveida có sáng kiến dùng toán y tế VN, bằng cách lên đảo Terempa t́m kiếm người thiện nguyện. Gia đ́nh tôi gồm vợ, con gái Thục Khanh lên Lysekil cùng với 02 tá viên điều dưỡng người Việt gốc Hoa ở luôn trên tàu 08 tháng giúp đồng bào vượt biển tấp vào Indonesia. Có dịp sẽ kể lại công việc này một bài riêng.

10. Định cư Nauy.

V́ ở lâu trên Lysekil, chúng tôi tiếp xúc với hàng chục phái đoàn thuộc Cao Ủy LHQ về Tỵ Nạn, v́ họ hay nhờ Lysekil di chuyển họ từ đảo chính Galant đến các đảo phụ như  Kuku, Air Raya. Họ cho biết sẵn sàng bốc chúng tôi đi định cư quốc gia họ, v́ biết sự làm việc không mệt mỏi của chúng tôi. Chúng tôi thoạt đầu xin định cư Nauy, nhưng luật lệ không cho phép.. Chúng tôi không do tàu Nauy vớt. Toán Hoa Kỳ tiếp xúc và ngơ ư nếu chúng tôi đồng ư, họ sẽ bốc. Chúng tôi chuẩn bị tinh thần đi định cư Hoa Kỳ, th́ do định mệnh nào đó, cơ quan Tỵ Nạn Nauy bằng ḷng bốc. Chúng tôi bèn từ chối Hoa Kỳ, mà chọn Nauy làm quốc gia tạm dung của ḿnh. Chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Fornebu/Oslo xế trưa ngày 09.07.1980, một ngày hè có chút nắng vàng với chút lạnh hây hây. Ra phi trường đón, có cơ quan tỵ nạn, kiến trúc sư Egil Nansen và bà Annette Thommessen đại diện nhóm tài trợ Lysekil. Chúng tôi nhận lá cờ Nauy là quà tiếp đón. Được ở lại thăm thú thủ đô 05 hôm, rồi sau đó đáp máy bay Braathen SAFE về Kristiansand. Một cuộc phấn đấu với cuộc sống mới nơi miền đất lạ bắt đầu cho cả gia đ́nh. Nay cuộc đổi đời bi thảm đă được 40 năm và tôi đă sinh sống, làm việc  tại Nauy đă 35 năm. Tôi về hưu trí cũng đă 7-8 năm nay. Ngoái lại nh́n lui quá khứ, không khỏi ngậm ngùi. Tôi sống lưu đày trên đất nước tôi 4 năm từ 1975 cho đến 1979, rồi nối tiếp cuộc đời lưu đày hơn 1 năm rưỡi trên đất nước Indonesia và cuối cùng là vương quốc Nauy.

Tôi xin cám ơn chính phủ và nhân dân Nauy đă cho gia đ́nh tôi một đời sống sống đích thực con người trong một xă hội dân chủ, tự do, công bằng và nhân bản.   

11. Lời cám ơn muộn màng .

Trong thời gian tôi vào các trại tù cải tạo do bộ đội, hay do công an quản lư, nhà tôi luôn luôn lặn lội theo chân, bới xách nuôi nấng tôi. Những ngày ở trong các tại tù cải tạo, nhà tôi – con gái út cưng ch́u của bà nhạc tôi- đơn thân từ Đà Nẵng  vào Long Giao, vào Katum, vào Rừng Lá thăm nuôi với những thùng quà quá tải đối với nàng, khiến tôi có cơ hội nuôi nấng bạn tù "con bà phước". Nhiều khi không có giấy thăm nuôi, nhà tôi cũng theo với vài người đàn bà đồng cảnh vượt đường xa, cốt thấy chồng một vài giây trong cảnh lao động ngoài trại tù.
Một lần tôi bị tù công an ở Tà Niên/Rạch Sỏi, đang lao động xây nhà tù cho ḿnh, chợt xa xa thấy nhà tôi bước xuống xe lam, ḷng tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng, thầm cám ơn sự săn sóc yêu thương . Đúng vợ tôi là nàng tiên xuất hiện cứu rỗi. Giờ đây, ngồi viết những gịng chữ này, h́nh ảnh chiếc áo bà ba màu lam với quần đen rơ nét trong kư ức, nó thân thương và đẹp làm sao ! Nàng như thiên thần.

T.Ng, đây là lời cám ơn muộn màng, nhưng chân thành nhất, phát xuất từ trái tim anh. Xin cám ơn em, cám ơn sự chung thủy trọn vẹn mà em đă dành cho đời anh. 

Strømmen, tháng 03 năm 2015, ngày sinh nhật thứ 76.

Tôn-thất Sơn

 

Trở lại