Hồi kư Văn Quang: Ngày tháng chưa quên

Thưa bạn đọc,

Đây không phải là cuốn hồi kư đúng nghĩa mà chỉ là một số đoạn trong những ngày tháng rời xưa cũ, vào tuổi 85 tôi viết lại cho chính ḿnh. Một góc nào đó cho con cháu giữ lại, một phần nào đó cho các bạn trẻ VN nh́n thấy những thăng trầm biến đổi, những yêu thương hờn giận, những thất bại và thành công, những bất ngờ ập xuống, những kỳ lạ trong cuộc sống mà chính tôi cũng không giải thích được. Đặc biệt là với những năm viết văn, làm báo cùng những cung bậc thăng trầm trong cái thế chênh vênh của tôi. Làm thế nào tôi có thể tự vươn ḿnh đứng dậy. Đó không phải là một bài học kinh nghiệm mà chỉ là những mẩu chuyện để các bạn trẻ xem qua rồi tự chọn lựa con đường của ḿnh nếu thật sự các bạn ấy thích viết văn làm báo. Tôi nghĩ đó cũng là điều không vô ích. Trong mỗi trường hợp tôi chỉ trích một bài viết tượng trưng như một loạt bài tôi đă viết về anh em Thương Binh VNCH, nhiều kỷ niệm về bạn bè đă mất, về Chú Tư Cầu Lê Xuyên, những ngày ở Lộc Ninh, về tính cách đặc biệt của nhà văn Thụy Vũ…

Vào tuổi tôi, có lẽ viết hồi kư là quá muộn bởi khi quên khi nhớ, chuyện lớn không nhớ lại nhớ chuyện nhỏ hơn. Tuy nhiên nhớ ǵ viết nấy, cố sống lại cho đúng cảm xúc trung thực của ḿnh từng giai đoạn. Có thể có vài sai sót trong những số liệu hoặc năm tháng, đó là thứ bệnh của tuổi già. Mong bạn đọc bổ khuyết hoặc vui ḷng thông cảm cho.

Văn Quang

Chuyện t́nh của cô gái Huế

Trong thời gian này tôi vẫn chơi correspondance, thư từ qua lại với mấy cô bạn gái từ Sài G̣n đến Huế. Thư từ qua lại rồi tôi cũng có người yêu qua những lá thư “anh anh em em, nhớ thương ngọt xớt” dù chưa bao giờ gặp. Yêu cái kiểu này cũng thú vị. Mỗi lần nhận được thư cứ như vừa ôm được cả vũ trụ trong tay. (Yêu theo cái kiểu tưởng tượng). Chắc nhiều bạn khi c̣n trẻ cũng đă từng trải qua chuyện này, cứ tưởng tượng đi, không ai cấm được bạn. Nhưng đừng đi xa quá như tưởng đang ở bên Marilyn Monroe sẽ trở thành hoang tưởng. Tưởng tượng gần thôi như bên người bạn đang theo đuổi chẳng hạn, cứ như thật.

Có một chuyện t́nh rất “ly kỳ” đới với tôi, đó là “một chuyện t́nh đẹp” tôi đă viết lại trong một tớ báo. Nguyên do là tôi nhận được một lá thư của một người con gái không quen, cô viết rằng “BT cần tôi ra Huế gấp, nếu tôi không ra nàng sẽ tự tử”. Băng Thu là tên người con gái ở Huế tôi vẫn nhận được thư từ nhưng chưa bao giờ viết một chữ “yêu”, chỉ là bạn. Băng Thu gửi cho tôi vài tấm ảnh trông rất xinh. Trong số những người tôi có ảnh, Băng Thu là người đẹp nhất.

Hồi đó tôi làm Đại Đội Trưởng ĐĐ3VN có xe jeep riêng nên có thể phóng ra Quảng Ngăi bất cứ lúc nào. Muốn đi Huế vào Tiểu Khu xin ít xăng và cẩn thận hơn làm cái Sự Vụ Lệnh nữa là phóng.

Ra đến Huế tôi gặp hai người bạn là Hoàng Đ́nh Hoạt và Diên Nghị trước. Hai ông này sống trên đất thần kinh lâu năm nên coi như “thổ công”. Cả hai ông đều biết về Băng Thu nhưng không nhiều. Diên Nghị nói “đẹp đấy nhưng dường như có anh chàng ca sĩ nào rồi. Nhà em buôn bán quincaillerie ở bên kia cầu Vỹ Dạ”. Tôi chỉ biết có thế.

Tôi hẹn gặp Băng Thu ở trước cửa một tiệm sách bên bờ sông Hương. Hai bên cùng đến rất đúng giờ vào 2 giờ chiều. Chúng tôi dễ dàng nhân ra nhau ngay. Phút ban đầu tôi thấy Băng Thu thật đẹp hơn trong h́nh. Nàng vận chiếc áo dài trắng có voan chứ không phải kiểu áo nữ sinh thường mặc. Người tṛn trịa hấp dẫn với đôi mắt to long lanh. Nàng không cười, vẻ mặt rất nghiêm. Nàng đưa tôi ṿng ra phía bờ sông nhỏ, đi trên con đường đất chạy dọc theo bờ sông An Cựu. Một bên là nhà cửa của dân trong làng sau những vườn cây um tùm rất yên tĩnh, một bên là ḍng sông An Cựu lững lờ, nh́n xa hơn có nhà thờ Phú Vang nổi lên trên nền trời xanh. Chúng tôi đi bên nhau suốt đoạn đường quê tuyệt vời đó cứ như sống trong tiểu thuyết của hai cụ Khái Hưng, Nhất Linh.

Rất bất ngờ nàng lên tiếng: “Chúng ta cưới nhau đi” làm tôi bối rối. Nàng giải thích: “Nhà em đang tính gả em cho một anh chàng ở Sài G̣n khá giàu, anh không xin cưới nhanh là hỏng”. Tôi nhận ra giọng nói của nàng không phải là con gái Huế chính hiệu chắc là ở miền Bắc vào đây thôi.

Tôi suy nghĩ và nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng. Tôi chỉ là anh sĩ quan trẻ, mới ra đời, sự nghiệp chẳng có, nhà cửa cũng không. Tôi biết nàng thành thật nhưng ở vào hoàn cảnh của tôi lấy ǵ lo đám hỏi đám cưới với con một thương gia. Tôi cũng thành thật nói: “Anh chưa thể nghĩ đến chuyện này v́ anh chẳng có ǵ và bố mẹ anh cũng ở Đà Nẵng mới di cư vào Nam”. Nàng cúi đầu lặng lẽ rồi ngước lên nói: “Th́ anh mượn ở đâu đó rồi sau này ḿnh cùng trả”. Tôi mượn ai ở đâu? Tôi vẫn lắc đầu “không thể em ạ”. Nàng yên lặng, chúng tôi đi bên nhau giờ như đă báo trước chuyện cách xa. Tôi biết Băng Thu buồn, tôi cũng buồn nhưng làm sao thắng được hoàn cảnh. Chẳng lẽ tôi rủ nàng đi trốn lên xứ Pleiku đèo heo hút gió sống cùng tôi, chưa biết nàng có chịu không. Sau này nhớ lại tôi lại trách tôi là thằng nhát, chưa thử mà đă chạy làng. Nhưng rồi tôi lại cho rằng làm như thế là đúng. Cách giải quyết rơ ràng của một “trang nam tử”. Sự mâu thuẫn ấy kéo dài cho đến tận bây giờ.

Chúng tôi lại đi và cứ như thế cho đến 5 giờ chiều, mỏi rời ră chân.

Khi về đến trước cửa tiệm sách nàng hỏi: “Anh trả lại cho em tất cả thư từ em đă gửi cho anh được không?”. Không biết linh tính của tôi có từ bao giờ khi chuẩn bị đi Huế tôi lại gói ghém tất cả thư từ của Băng Thu mang theo. Tôi nói ngay: “Anh có mang theo, em chờ đây anh lên pḥng trọ lấy mang xuống cho em”. Tôi nhảy ba bước lên Hotel lấy bọc thư từ mang xuống trả lại cho nàng. Nàng nhận và hẹn tôi, sáng mai trước khi anh đi nhớ đi qua nhà em, cho chúng ta nh́n thấy nhau lần cuối”. Tôi đồng ư và nh́n theo bóng nàng măi tới khi khuất sau cuối phố. Ḍng sông Hương buồn cũng như tôi.

Sáng hôm sau, tôi đi trên xe jeep có Diên Nghị đi cùng. Khi qua Đập Đá, ngay ở đầu đường lối vào thôn Vỹ Dạ là một cửa hàng hai gian lớn bán đồ phụ tùng sắt gọi là quincaillerie. Nàng đứng trong quầy hàng với một cô bạn nh́n ra. Một thoáng nh́n nhau rồi tôi quay lại, thẳng đường trở lại Quảng Ngăi.

Một chuyện quá đau ḷng

Bẵng đi một thời gian, tôi trở lại làm việc tại tờ báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa, vào lúc Tết Mậu Thân 1968, tôi nhận được cú điện thoại của một người lạ. Bà ta nói: “Ông Văn Quang ơi, cả gia đ́nh Băng Thu bị sát hại hết đêm qua rồi. Tôi là hàng xóm và là bạn Băng Thu ở khu gia đ́nh quân nhân Thiết Giáp đóng tại G̣ Vấp, nên báo tin này cho ông. Ông có thể xuống ngay, tất cả thi thể c̣n nằm đó”.

Thế là tôi phóng xuống ngay khu gia đ́nh đó. Tất cả thi thể của một gia đ́nh bị tàn sát c̣n đó trùm kín bởi những chiếc drap trắng, máu c̣n loang. Tôi cố t́m Băng Thu trong những thi thể đó, nhưng không được, chẳng ai dám mở drap cho tôi nh́n mặt. Vả lại theo người dân ở đây kể th́ thi thể nhiều người đă biến dạng v́ bị đâm bị bắn bị chém khó nhận ra. Băng Thu đă lấy chồng từ bao giờ, tôi không biết, chồng nàng là một sĩ quan thuộc binh chủng Thiết Giáp và dường như đă có hai con. Tôi chỉ c̣n biết đứng lặng nhớ tới Băng Thu và những ngày xưa. Một chuyện t́nh đẹp đầy kỷ niệm đau buồn. Một lát sau tôi thấy ông Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng đoàn xe hộ tống ào ào phóng xuống. Ông là Cảnh Sát Trưởng Sài G̣n nên có một phần trách nhiệm về việc này. Ông vốn là một một người nóng tính nên ông chạy quanh chạy quất, mắt ông đỏ ngầu như tóe lửa và luôn miệng xổ ra hai tiếng “đ… m…” như bản tính của ông xưa nay vẫn vậy.

Buổi chiều hôm đó tôi lại có tin ông bắn tên địch ngang ngạnh không chịu đầu hàng bị bắt trói tay đứng giữa đường. Một anh phóng viên báo nước ngoài chộp được tấm h́nh đó vội đưa lên báo quốc tế. Ông Loan bị dư luận kết án là man rợ đến nỗi cả Mỹ cũng không muốn cho ông nhập cư. Nhưng tôi hiểu tại sao ông đă làm thế v́ ông mới chứng kiến cái thảm cảnh cả gia đ́nh sĩ quan bị thảm sát. Trong nỗi đau ấy ông không thể kiềm chế được bản tính nóng nẩy của ḿnh. Bạn thử đặt ḿnh vào trường hợp ấy, có lẽ bạn cũng có thể hiểu và thông cảm được với ông Tướng Loan. Măi sau này ông mới được minh oan.

Măi măi tôi c̣n nhớ h́nh ảnh Băng Thu cho đến bây giờ, bao nhiêu năm qua chưa bao giờ quên được.

Chuyện cô gái Huế thứ hai

Như tôi đă thú nhận với bạn là tính tôi hồi c̣n trẻ “hơi lăng nhăng”, quen lung tung. Tôi không biết đó là tính tốt hay xấu. Nhưng thời gian qua rồi tốt hay xấu cũng không thể làm lại được nữa. Tôi cứ nhớ ǵ viết nấy thôi.

Hồi đó tôi c̣n quen và lại yêu qua thư từ với một cô gái Huế khác. Đây mới là cô gái Huế chính hiệu, ḍng dơi Công Tằng Tôn Nữ và sống trong Thành Nội, trên đường Tịnh Tâm. Tôi đă đi qua con đường này. Ngôi nhà gỗ chừng 5 gian nằm sau khu vườn bên hồ Tịnh Tâm đặc quê vô cùng hiền ḥa. Cô sống cùng bà mẹ già. Sau này cô vào làm việc trong một công sở ở Quảng Ngăi. Đó là lúc chúng tôi thư từ qua lại với nhau rồi tỏ t́nh và nhận lời cũng qua thư. Nàng có một loại b́ thư riêng màu xanh rất riêng. Truyện dài “Những Lá Thư Màu Xanh” của tôi bắt nguồn từ những lá thư này.

Một thời gian “yêu nhau bằng thư”, trước khi bị đổi lên Quân Khu 3, tôi dành th́ giờ ra Quảng Ngăi t́m gặp người con gái Huế tôi yêu. Hồi đó đi xe lửa phải “tăng bo” v́ đường sắt bị đào bị phá, cầu sập phải dừng xe, đi qua đ̣ (gọi là tăng bo). Chuyến đi của tôi mất 2 ngày mới đến nơi. Tôi trọ ở pḥng trọ trên phố, nhờ một chú bé chuyển tin tôi đến cho nàng. Chiều Thứ Bảy nàng đi cùng đứa cháu đến gặp tôi ở pḥng trọ. Nàng không đẹp nhưng có giọng nói rất dễ thương và hơi xa lạ với một “anh Bắc Kỳ” như tôi. “Hỉ, chi, mô, răng rứa…” nghe như câu hát thầm, đáng yêu quá!

Nàng nói tôi nên đổi pḥng xuống một khách sạn gần nhà ga rất rộng và yên tĩnh không ai để ư. Tôi xuống ngay và ngày chủ nhật nàng lại đến. T́nh yêu như sâu đậm hơn. Lần thứ nhất tôi ôm hôn nàng và không bị từ chối. Nàng nói lần đầu tiên đấy, cách đây 4- 5 năm có một anh chàng sĩ quan Không Quân là bạn học cũ theo đuổi em nhưng em chưa yêu, chỉ cho cầm tay thôi. Sau đó anh chàng rớt máy bay vĩnh viễn ra đi, em chưa yêu ai bao giờ. Tôi là mối t́nh thứ nhất và tất nhiên là nụ hôn đầu tiên trong đời con gái của nàng, một người con gái rất Huế. Tôi có nhận định là cô gái Huế có bề ngoài rất nghiêm nhưng bề trong vô cùng nồng nhiệt, đó là nét đặc biệt của những cô gái Huế chính hiệu chăng?

Ngay hôm sau tôi trở lại Sài G̣n khăn gói lên Pleiku. Lúc đó chưa có điện thoại ở nhà riêng nên chúng tôi vẫn liên lạc qua thư từ. Mỗi lá thư chừng 4 trang giấy, vô vàn lời yêu thương. Có lần nàng chào tôi bằng câu “Hôn anh 10 ngàn cái”. Ôi sao mà t́nh thế nhỉ, đọc muốn xỉu luôn.

(C̣n tiếp)

Trở lại