Nỗi Nhớ

Trần Quang Thiệu

Bạn thân,

T́nh cờ đọc được bài viết “Nha Trang – Nỗi Nhớ – Đời Người” của tác giả “Kim Chi”, với lời ghi chú “Bài viết này, qua Biển Khơi, người viết kính tặng những người lính Hài Quân VNCH đă từng học tập, lớn lên tại thành phố biển Nha Trang”;  tôi trích dẫn hai đoạn ngắn của bài viết để chia sẻ với bạn một nỗi ngậm ngùi, và viết thêm vài ḍng đồng cảm, v́ bạn cũng như tôi, làm sao chúng ḿnh quên được thành phố của một thời để yêu, một thời để nhớ:

….

 Nha Trang có con đường Duy Tân đẹp nhất với hàng cây dương được cắt tỉa công phu. Đường đă thay tên: Trần Phú. Tôi nhớ bài hát có câu: ” …Đường chẳng riêng hai chúng ḿnh, nên khi vắng anh đường đă thay tên, c̣n chăng kỷ niệm lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi t́m.” Tôi đi t́m ǵ ở thành phố biển này, nơi anh đă từng sống một thời tuổi trẻ hào hùng? Mỗi góc phố, con đường, từng chùm hoa, ngọn cỏ như c̣n vương vấn bóng h́nh ai, nên cứ mỗi đợt sóng xô, biển lại trào dâng nỗi nhớ.

 Trên con đường đă thay tên có ngôi trường SQHQ một thời vang bóng. Biết bao chàng trai trẻ “vốn ḍng hào kiệt” đă từ ngôi trường này bước thẳng lên các chiến hạm, về các Hải đội, các đơn vị Hải quân…Và không ít chàng đă trở thành kỷ niệm đẹp của nhiều người con gái.

 Bà chủ quán cà phê gần trường cho biết “thỉnh thoảng có một vài ông tóc đă hoa râm về đứng trầm ngâm trước cổng trường, nh́n vào rồi lặng lẽ quay đi.” Bà cho rằng đó là mấy ông Sĩ Quan Hải Quân VNCH từng học ở đây về thăm lại trường xưa. Tôi nh́n bà, thấy tóc bà cũng đă hoa râm, tự hỏi không biết bà có kỷ niệm với một ông “hoa râm” nào đó không? Tôi đă lầm lủi bỏ đi mà không dám đọc cho bà nghe mấy câu thơ:

 “…Khi về thăm trường cũ.

Ta tóc đă hoa râm.

Khi về thăm người cũ.

Cỏ xanh chỗ em nằm…

 ….

Tôi rời Bờ Kè Quán khi đă nửa đêm. Tôi không lên xe ô tô, tôi bảo cô bạn Nha Trang chở tôi bằng chiếc xe tay ga đi một ṿng ra đường Duy Tân. Tôi thích gọi tên đường Duy Tân hơn Trần Phú. Ở Sài G̣n, trường Luật khoa nơi tôi học cũng nằm trên đường Duy Tân. Duy Tân là một ông vua yêu nước mà. Vậy là tôi và anh có chung một tên đường dù ở khác thành phố, dù bây giờ “đường đă thay tên.”

 Mai tôi sẽ rời Nha Trang để về lại Sài G̣n. C̣n một đêm này tôi lang thang giữa thành phố biển không Anh. Tôi muốn thở trong bầu không khí mà ngày xưa anh từng thở. Tôi muốn đi lại con đường mà anh đă từng đi. Tôi muốn ôm bụi hoa dại ven đường Duy Tân như anh đă từng ôm bờ vai tôi nhỏ bé. Một lần cho một đời người.

Nha Trang ơi, sao cứ như hạt bụi trong mắt tôi ngày về?

KIM CHI (bienkhoi.com)

*** 

Bạn thân, 

Thỉnh thoảng có một vài ông tóc đă hoa râm về đứng trầm ngâm trước cổng trường, nh́n vào rồi lặng lẽ quay đi.” Trong số những người đó có tôi. Năm 2004, sau 31 năm xa cách, tôi trở về Nha Trang đứng bên này con đường nh́n sang trường cũ mắt buồn, muốn chụp một tấm h́nh để làm kỷ niệm nhưng không được phép nên đành quay mặt bước đi v́ sợ ḿnh yếu ḷng để nước mắt rơi.

http://hqvnch.net/media/images2/sancotthlhq-nt.JPG

Hai năm trời ở ngôi trường đó, đêm nằm nghe sóng vỗ bờ và gió hú qua hàng dương, không phải là “hai năm trời lận đận” mà là một khoảng thời gian thơ mộng của đời sinh viên với những chiều cuối tuần lang thang trên bờ biển hoặc bâng khuâng v́ đôi mắt ai đó ngập ngừng trên con đường Độc Lập đông vui.

Chắc là tôi  cũng sẽ chẳng bao giờ có dịp “Khi về thăm  người cũ, cỏ xanh chỗ em nằm …”.  Người con gái Nha Trang tôi quen năm xưa đă đi vào miền miên viễn, giă từ cuộc đời buồn, nhiều năm sau khi tôi xa cách một đại dương. Tôi vẫn c̣n nhớ một đoạn thư xưa viết về người con gái đó: “Em đă có lần mỉm cười nói với tôi “Đường nào dài hơn đường Trần Hưng Đạo, lính nào xạo bằng lính Hải Quân” nhưng đôi mắt em long lanh dưới ánh trăng mờ . Tôi ngồi nghe em nói về trường Văn Khoa, về văn chương của những tác giả đương thời, về những bản t́nh ca của một thời ly lọan, về bạn bè xa gần, và cả về những ước mơ rất nhỏ, rất dễ thương của một người con gái mới lớn.  Em chăm chú nghe tôi nói về cuộc đời lang bạt nhọc nhằn, nhẹ thở dài như cảm thông,  và tôi chợt nhận ra rằng tôi lại thêm một lần “ngất ngư con tàu đi” v́ đôi mắt em.” 

Tất cả đă ch́m vào dĩ văng, buồn quá phải không bạn thân, thế nhưng kỷ niệm dù buồn vẫn đẹp và sống măi với chúng ḿnh cho tới những ngày cuối cuộc đời.

Mong bạn lúc nào cũng an khang để chờ một ngày về.

***

Trở lại