Phật Giáo Vào Đại Học Mỹ 

Trần Khải

Tôn giáo và nhà trường trên nguyên tắc là tách rời nhau. Nơi đây, chỉ muốn nói về trường công. Cũng y hệt như các cơ quan công lập, như ṭa án, hay cơ quan công quyền. Tôn giáo là sang chỗ khác.

Điều đó cũng dễ hiểu. V́ nếu cơ quan công quyền nào có chút ǵ thiên vị một tôn giáo nào, rồi các tôn giáo khác (cả chục tôn giáo khác)... không lẽ không được b́nh đẳng hay sao.

Do vậy, khi có một ngôi chùa Phật giaó trong khuôn viên một đại học công lập Hoa Kỳ... đó sẽ là chuyện lạ. Bởi v́, đại học Mỹ là diễn đàn mở rộng, cởi mở với tất cả mọi tôn giáo.
Thí dụ, đaị học CSU Long Beach đă từng đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thuyết giảng cho cộng đồng Việt (và Mỹ và mọi sắc dân), và có người dịch sang tiếng Việt. 
Thí dụ, cũng đại học CSU Long Beach đă từng là nơi tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo.

Vâng, đó là thuê hội trường đại học. Nhưng đại học Mỹ cũng là nơi cởi mở tớí mức làm nhiều người nhíu mày, nhăn mặt. Điển h́nh là, đạị học công lập University of Michigan tại Dearborn đă mời một vị Giám mục tới đọc diễn văn năm 2011. Vị Giám mục Anh giáo (Episcopal Church of the U.S) này tên là Gene Robinson, và là người đồng tính công khai. Nghĩa là, đại học công lập mời một tu sĩ thuyết tŕnh, và vị này đồng tính công khai. Nhưng đó là diễn văn, là thuyết tŕnh, là hội thảo... rồi diễn giả sẽ rời trường, trả lại khuôn viên trường cho các cặp mắt kính dày cộm.

C̣n, khi một đaị học công lập cho ngôi chùa Phật giáo hiện diện, ngôi chùa này đâu có bước ra sau khi “thuyết pháp không lời” được. Đại học University of Texas tại El Paso (UTEP) dự định làm lễ mừng 100 năm thành lập, và do vậy là phải làm đẹp, và một phần làm đẹp sẽ có hiện diện trong khuôn viên một ngôi chùa Phật giáo theo kiến trúc Bhutan. Ngôi chùa được tặng cho UTEP bởi người dân Bhutan sau khi được xây xong để mừng Lễ Hội Đời Sống Dân Gian Smithsonian (the Smithsonian Folklife Festival) tổ chức ở thủ đô Washington D.C. năm 2008. Sau đó, ngôi chùa được chở về El Paso (Texas) và cất trong nhà kho đại học cho tới khi quyên tiền đủ để đưa ra đặt trong khuôn viên trường. Kiến trúc kiểu Bhutan của ngôi chùa dĩ nhiên là tuyệt đẹp. Cũng không gọi là tuyên truyền giảng đaọ được, v́ tự thân ngôi chùa không đọc diễn văn nào cả.

Thế nhưng, bạn có thể nhớ rằng, trong khuôn viên ṭa án Mỹ, những bia đá khắc 10 điều răn của Thiên Chúa Giáo đă bị gỡ đi. Và ngay ở một ngọn đồi, nơi đất công San Diego, nơi cây thập tự Thiên Chúa Giáo dựng từ năm 1913 (cây thập tự hiện nay, dựng năm 1954; c̣n 2 cây thập tự trên cùng ngọn đồi đă bị gỡ, là dựng năm 1913 và 1934) khi gần trăm tuổi đột nhiên gây tranh căi, và vào tháng 12-2013, Chánh án Larry Burns ra phán lệnh rằng đó là đất công, nên phải gỡ cây thập tự, nhưng cho hoăn lệnh gỡ để chính quyền địa phương nộp đơn khiếu kiện. Tới bây giờ, 2014, đơn khiếu kiện chưa thấy, nên mọi người đă mặc nhiên tạm thời để yên đó, v́ luật bảo gỡ nhưng giấy tờ hành chánh c̣n nằm trong hộc tủ.

Vấn đề là, đại học UTEP đặt ngôi chùa Bhutan ngay giữa quảng trường mới Centennial Plaza.

Thực ra, UTEP đă nhiều lần “cấp tiến” quá cỡ. Các lá cờ của dân tộc Bhutan dùng để cầu nguyện giăng viền trong bảo tàng viện nghệ thuật, một bàn thờ kiểu Bhutan để trong thư viện và vào tháng 11-2012, UTEP đón nghệ sĩ Losang Samten (và là cựu tu sĩ) tới làm việc 4 tuần lễ trong Bhutan Cybercafe đặt trong ṭa nhà UTEP Union East để thực hiện một mandala bằng cát cho nghi lễ Kalachakra, một nghi lễ tôn giáo theo nghi thức Phật Giáo Tây Tạng.

Chưa hết, lúc đó nghệ sĩ Losang Samten c̣n hướng dẫn người tới xem về cách ngồi thiền.

Cũng là một vấn đề tranh căi: hầu hết các đaị học Mỹ hiện nay dạy phương pháp Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation), xem như đây là một khoa học thể dục. Nhưng đại học Mỹ hầu hết vẫn cấm các buổi tụ họp cầu nguyện tới Thiên Chúa, v́ rủi mấy anh Hồi Giáo cũng cầu nguyện Đấng Allah là có thể gây thánh chiến trong sân trường. C̣n ngồi thiền th́ chỉ là ḥa b́nh... v́ không cầu nguyện ǵ hết.

Hồi năm 2011, khi trả lời phỏng vấn của KVIA.com, Phó Giám Đốc về Pháp Lư của UTEP là Ricardo Adauto nói, chuyện UTEP quan hệ với Bhutan chỉ là chuyện văn hóa, không phải chuyện tôn giáo.

Nghĩa là, ngôi chùa Bhutan ở sân đaị học UTEP là chuyện văn hóa. Người ta có thể chất vấn tới California: cây thánh giá ở San Diego không có tính văn hóa, mà chỉ thuần về tôn giáo?

So sánh như thế cũng không thích nghi, v́ ai cũng biết, các giáo sư đại học Mỹ rất là bướng, và họ nh́n thấy những ǵ mà người đời thường không thấy nổi.

Aduato cũng nói trong cuộc phỏng vấn đó, rằng: “Không ai mời gọi (sinh viên và nhân viên) làm cái ǵ khác hơn là nh́n ngắm kiến trúc [ngôi chùa].”

Câu chuyện này đang gây tranh căi ở UTEP... Và lằn ranh giữa văn hóa với tôn giáo rất là mong manh vậy.

Trở lại