Con tàu Việt Nam Thương tín là
một con tàu vận tải hàng hải được
biết đến v́ chuyến hải hành vượt
biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài G̣n - Việt
Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người
Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này
lại dùng để đưa gần 1600 người
Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới
chính thể mới của Cộng ḥa Miền Nam
Việt Nam.
Lịch sử con tàu
Tàu Việt Nam Thương tín được
đóng năm 1956 do xưởng đóng tàu của Ư
hạ thủy với tên Pietro Canale trọng tải
6.505 tấn. Năm 1962 hăng Nouvelle Compagnie Havraise
Peninsulaire của Pháp mua lại và đổi tên tàu thành Ville
de Diego-Suarez 2. Được ba năm th́ tàu sang tên cho Panama,
đặt là Sonia. Năm 1968 hăng Việt Nam Hàng
hải Thương thuyền của Việt Nam Cộng
hoà mua lại dùng làm tàu vận tải và lấy tên Việt
Nam Thương tín I.
Các sự kiện liên quan đến tàu
VNTT kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975
Mật
vụ chở vàng
Khi Sài G̣n thất thủ con tàu nằm ở
bến Bạch Đằng với mật vụ của
Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Dương Văn
Minh giao cho để dùng chở số vàng dự
trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam rời
Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng là Lê Quang
Uyển không chấp thuận nên con tàu rời bến
chỉ chở người chạy loạn với
khoảng hơn 650 người t́m đường ra
biển.
Trúng
pháo
Khi tàu qua khu rừng Sát trên sông Ḷng Tảo
gần 12 giờ trưa th́ bị trúng 3 trái pháo. Nhà văn
Chu Tử và một cháu bé không may bị tử thương
phải thủy táng ở cửa sông. Ba ngày sau con tàu
lết vào vịnh Subic - Philippines, được
sửa chữa và chỉ lối đếnGuam.
Tới Guam
Tháng Chín, 1975 tàu cặp bến Apra, đảo
Guam lănh thổ của Mỹ. Trong khi đó ở đảo
có khoảng 1600 người tuy đă rời Việt Nam
nhưng nay nhất quyết trở về Việt Nam. Ngoài
ra có khoảng 100 người khác sang đến Bắc
Mỹ cũng xin hồi hương. Chính phủ Mỹ
cho họ tự quyết định và chuyển họ
về Guam. Ngày 16 tháng 10, tàu Việt Nam Thương
tín rời Guam, trực chỉ Việt Nam với 1546
người tự nguyện hồi hương trong
số đó có nhạc sĩ Trường Sa. Chỉ huy
con tàu là hải quân trung tá Trần Đ́nh Trụ.
Về lại Việt Nam
Ngày 27 tháng 10 con tàu cặp bến Vũng Tàu nhưng
bị điều ra Nha Trang. Tất cả người
trên tàu bị bắt giam ở trại Đồng Tre,
tỉnh Phú Khánh.
Về phần con tàu th́ tên Việt Nam Thương
tín bị bỏ và đổi tên thành Vũng
Tàu đến năm 1986 th́ tàu bị phế
thải.
Năm 2007 chính phủ Mỹ cho phép ai thuộc
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa cũ theo tàu Việt
Nam Thương tín về lại Việt Nam và
bị hơn 3 năm tù cải tạo có thể nộp
đơn xin tỵ nạn diện HO.
Bài đọc thêm:
Trước đó không đầy 24 giờ, Dương
Văn Minh kư cho Nguyễn Hữu Chung một Sự
vụ lệnh đưa chiếc tàu Việt Nam Thương
Tín đi, và một Sự vụ lệnh cho Nguyễn
Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam
đưa một số vàng tồn trữ ở Ngân hàng
này xuống tàu Việt Nam Thương Tín để
khỏi lọt vào tay Cộng Sản. Nguyễn Hữu
Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam định
lấy vàng đem đi, Tiến Sĩ Nguyễn Văn
Hảo và Thống Đốc Lê Quang Uyển nhất
định không chịu trao, v́ muốn giữ lại
trao cho VC để lập công.
Bàn căi nhau trong ṿng 1 tiếng đồng hồ,
Nguyễn Hữu Chung không thuyết phục được
Nguyễn Văn Hảo và Lê Quang Uyển, nên Nguyễn
Hữu Chung phải lật đật xuống tàu
Việt Nam Thương Tín để ra đi.
Tàu Việt Nam Thương Tín ra đến sông
Ḷng Tảo bị Cộng quân nă B-40 vào hông tàu, làm
thủng một mảng lớn. Nhà Văn Chu Tử,
Chủ Nhiệm Nhật báo Sống ở Sàig̣n đă
bị đạn B-40 của Cộng Sản Việt Nam
giết chết trên tàu Việt Nam Thương Tín.
Vậy mà khi cập bến Guam, phần do nội
tuyến VC tuyên truyền, phần v́ ly biệt người
thân, 1652 người đă chấp nhận lên tàu
Việt Nam Thương Tín quay trở lại Việt
Nam, vào tháng 10/1975, dưới sự điều
khiển của Hải Quân Trung Tá Trần Đ́nh
Trụ.
Sau
khi cập bến, tất cả những người
trở về đă bị cầm tù ngoại trừ
một bé trai 7 tuổi.
Cựu Trung Tá Trụ đă bị tù 13 năm. Cuối
cùng ông được trả tự do và ông cùng
với gia đ́nh đă được định cư
tại Hoa Kỳ qua diện HO năm 1990.
Kể từ khi cộng sản chiếm đóng miền Nam,
nhiều người đă hậm hực tiếc
rẻ không chạy thoát trước ngày 30/04, ra nước
ngoài. V́ thế, mọi người đă sững
sờ khi nghe tin hơn 1600 người "đ̣i
về" với chế độ cộng sản
chứ không thèm ở trên xứ tự do!
Người Mỹ trên đảo lúc đó đă t́m
đủ mọi cách để dỗ dành, chiều
chuộng họ để họ ở lại nhưng không
được. Họ nhất quyết tin tưởng
nếu "thành tâm" về với cộng sản như
vậy, họ sẽ được cộng sản
đăi ngộ tử tế và coi như anh hùng! Lúc
đó, người nào cũng hy vọng là sự
trở về của họ sẽ được
cộng sản thích thú chấp nhận và đăi
ngộ tử tế. Người Mỹ th́ biết
những người trở về sẽ vô cùng cực
khổ v́ thiếu thốn nên đă trang bị cho
họ đủ thứ mùng mền, chăn gối, lương
thực ê hề. Có người đă phải nói người
Mỹ cho nhiều đồ như cho con gái về nhà
chồng!
Nào ngờ đâu khi tàu Việt Nam Thương Tín
cập bến Nha Trang, Việt Cộng đă cho lột
sạch sẽ quần áo và của cải trước
khi đưa tất cả vào trại giam. Mỗi người
phải trút bỏ hết quần áo và được
cấp phát 2 bộ quần áo cũ hay quần áo tù.
Cộng sản làm như vậy để tiện
lục soát trong quần áo và tịch thu toàn bộ
của cải, kể cả những bộ quần áo
của người tỵ nạn.
Kết quả là mỗi người được
cộng sản đón bằng cái c̣ng số 8, bất
kể đàn bà trẻ con! Tất cả phải
lột sạch quần áo để công an khám người,
khám tóc t́m cái ǵ có thể giấu được.
Quần áo bị tịch thu để công an có thời
giờ lục soát kỹ càng và lấy luôn. Trong số
những người về có tới 400 sĩ quan
cảnh sát, và mấy trăm sĩ quan quân đội.
Đàn bà và trẻ con bị giam tối thiểu 9 tháng,
những người khác từ 5 năm trở lên,
tuỳ theo thành phần, lư lịch. Một số
lớn bị t́nh nghi do CIA "cài" về để
làm gián điệp, t́nh báo th́ c̣n bị giam lâu hơn!
Thân nhân gia đ́nh của những sĩ quan trở
về đă thất vọng và nguyền rủa
chồng họ không tiếc lời. Báo hại những
người vợ nghèo nàn này c̣n phải lo tiền
bạc đồ ăn đi thăm nuôi. Nhiều bà
đă quá giận bỏ chồng khiến cho gia đ́nh
tan nát. Các "nạn nhân" chỉ c̣n cúi đầu
sống trong sự tiếc hận, tủi hổ với
lương tâm và với mọi người, và
tiếc nuối một dịp may đă mất đi vĩnh
viễn.
Nhưng trong số những người trở về VN
trên tàu Việt Nam Thương Tín cũng có nhiều hoàn
cảnh thương tâm. Thí dụ như Trường
Sa. Trả lời phỏng vấn của Thy Nga, ông cho
biết: Khi đó, tôi là Chỉ huy trưởng cái
đoàn hộ tống công-voa các thương thuyền
của các nước đi tiếp tế cho chính
quyền Lon Nol tại Campuchia. Ngày
29 th́ tôi ở Vàm An Long trên sông Cửu Long. Khi mà tôi
liên lạc với các cấp chỉ huy của tôi th́
người ta đi hết rồi, thành ra đêm hôm
đó, tôi dùng một chiếc tàu nhỏ trở về
Sài G̣n nhưng không vô được bên trong nữa. Và
từ đó, tôi gặp chiến hạm từ Sài G̣n
đi ra, tôi lên chiến hạm, đi tới đảo Guam luôn.
Khi lên tàu, tôi t́m khắp trên các chiến hạm đang
di tản, không có gia đ́nh tôi. Không liên lạc
được với gia đ́nh, vợ con tôi ở Sài
G̣n. Tôi không bỏ rơi gia đ́nh trong cảnh khó khăn
như thế. Khi đến đảo Guam th́ tôi xin Cao
Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc can thiệp cho
tôi trở về Việt Nam. Hoàn cảnh nào, tôi cũng
chấp nhận hết. V́ vậy, tôi theo tàu Việt
Nam Thương Tín trở về Việt Nam. Khi tàu
tới Nha Trang, VC bắt tôi lên Ty Cảnh Sát cũ
tại Nha Trang ở đó 2 tháng, rồi chuyển ra
trại A 20 Phú Khánh. Một thời gian ngắn sau th́
chuyển ra Bắc, trại Nghệ Tĩnh đến năm
1984, mất cả thảy 9 năm! Chỉ v́ đă ra
đi, rồi lại trở về. Năm 1986 th́ tôi vượt
biên, bị bắt. Từ cửa biển vào Mỹ Tho,
dọc đường tôi bị đánh dữ lắm.
Họ giam tôi 45 ngày trong xà-lim tối, sau đó, họ
cho ra lao động. 2 năm sau th́ thả tôi về.
Đến tháng 04/1989, tôi tiếp tục đi nữa.
Lần này thành công, tôi cùng 3 con đến Pulau Bidong,
phải chờ 28 tháng, mới được Canada
nhận vào.
Giống như nhạc sĩ Trường Sa, ông M
Ngọc Phan cũng v́ vợ con c̣n kẹt lại ở
Việt Nam, nên đă từ đảo Guam trở
lại VN trên tàu VN Thương Tín để rồi
trải qua 6 năm tù đầy trong trại tù cải
tạo của CS và 12 năm sau, ông và gia đ́nh
mới vượt biên thành công, đến được
Hoa Kỳ. Sau đây là đoạn hồi kư của ông.
Thằng Quốc ngả người về phía
bố, mặt nhăn nhó v́ ù tai khi chiếc Boeing 747
hạ thấp để chuẩn bị đáp xuống
phi trường San Francisco .
- Ba ơi, lỗ tai con bị nhức quá.
- Ráng chút đi con, ḿnh sắp tới nơi rồi. Máy
bay xuống tới phi đạo là hết ngay ấy mà.
Coi mẹ và các chị em con có ai than thở ǵ đâu.
Nói xong, tôi lấy tay day day hai bên lỗ tai thằng
nhỏ, giúp nó làm giảm áp lực không khí cho dễ
chịu.
Rồi máy bay cũng đă hạ cánh an toàn. Bên ngoài
nắng nhạt cuối ngày trải dài lên hai tấm
thảm cỏ màu xanh lá mạ chạy dài tít tắp
hai bên phi đạo. Tôi thở dài nhẹ nhơm:
- Thế là cuối cùng ḿnh đă đến nơi,
muộn hơn những 12 năm.
Máy bay vừa ngừng, đèn an toàn chưa tắt th́
mọi người đă ào ào đứng dậy, báo
hại nhân viên phi hành phải la ơi ới, yêu
cầu bà con ngồi xuống lại.
Chuyến máy bay này do Cao Uỷ thuê bao để chở
người tỵ nạn, mà phe ta phần đông không
rành tiếng Anh và luật lệ trên máy bay mới ra nông
nỗi. Riêng tôi nghĩ ḿnh chờ đă bao năm nay,
th́ có chờ thêm vài chục phút nào có sá ǵ, nên nói
với vợ con cứ từ từ, chờ cho mọi
người xuống hết rồi mới đứng
dậy lấy hành lư.
Hoàn thành xong thủ tục Quan Thuế, người
đại diện Hội Bảo Trợ hướng
dẫn gia đ́nh tôi đến... Cổng Thiên Đàng.
Thật đúng như vậy, bao nhiêu là người thân
ăn mặc đẹp đẽ, đang náo nức
chờ đợi đón rước gia đ́nh tôi vào
miền đất hứa mà tôi đă trót một
lần từ bỏ.
Sau những niềm vui và choáng váng với hạnh phúc
chan hoà giữa đại gia đ́nh anh chị em trong
bữa tiệc đoàn tụ, nằm trên giường
đă lâu mà tôi vẫn c̣n thao thức măi. V́ khác
biệt múi giờ cũng có, mà cái chính là đầu
óc vẫn c̣n quay cuồng, với quá khứ sau bao năm
rồi mà vẫn c̣n hiển hiện như mới ngày
hôm qua.
***
Vào
đầu tháng 04/1975, căn cứ Hải Quân Phú
Quốc cấm trại 100 % v́ t́nh h́nh đất nước
càng lúc càng mịt mờ, tôi đưa vợ con lên tàu
vào đất liền để rảnh tay lo nhiệm
vụ của một Sĩ Quan luôn luôn chấp hành
lệnh cấp trên.
Bé Dương mới hơn 2 tuổi và vợ lại
gần sanh, nên tôi nghĩ không ǵ tốt và an toàn hơn
là gửi cả về bên Ngoại ở Rạch Giá,
để có người giúp đỡ lúc sanh nở.
Ngày
29/04 th́ t́nh h́nh đă rối beng lên, tất cả tàu
trong căn cứ được lệnh nhổ neo, tôi
đi theo chiếc Tuần Duyên Hạm HQ 600.
Mặc dầu đă cố gắng liên lạc về
Rạch Giá với gia đ́nh, nhưng làm sao mà kịp
được nữa!
Lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn
Minh như nhát gươm cuối cùng cắt đứt
hy vọng của mọi người. Ngồi trên boong tàu
nh́n về quê hương mà nước mắt tôi chan
hoà. Thôi thế là hết! Thế là tán gia vong quốc.
Trước đấy hơn một tháng, đă có
biết bao công chức, lính tráng di tản về ḥn
đảo cuối vùng đất nước này, nên HQ
cố gắng hết sức để đưa họ
ra khơi, mà lúc này cũng chưa ai biết sẽ
đi về đâu.
Tàu tôi đă chuyển rất nhiều chuyến ra
Tuần Dương Hạm. Tôi chứng kiến bao
cảnh thương tâm vợ chồng con cái la khóc v́
lạc nhau, thảm cảnh tai nạn khi chuyển lên tàu
lớn, có người rớt xuống biển mà không
thể nào vớt được.
Trong hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân ấy, tôi đă
hết ḷng giúp đỡ mọi người, những
ghe nhỏ từ đảo Phú Quốc hay từ
Rạch Giá chạy ra chở đầy người, nhưng
vợ con ḿnh th́ lại không thấy đâu!
Hạm Trưởng ra lệnh chạy về hướng
Singapore, ba ngày sau tàu cặp bến th́ tôi chuyển qua
chiếc HQ 229 để đi Subic Bay- Philippines. Nơi
đây tôi đă đứng nghiêm, đau ḷng tham
dự lễ hạ quốc kỳ VNCH trên con tàu, tháo
cặp lon trên vai áo bạc màu, làm thủ tục ở
đây 20 ngày rồi lên máy bay qua đảo Guam.
Suốt những ngày ở trại Asan, tôi thẫn
thờ như kẻ không hồn, lạc lơng giữa
những người đồng số phận lưu
vong. Chỉ có một số người may mắn đầy
đủ gia đ́nh, họ mau mắn tiến hành
thủ tục định cư càng sớm càng tốt.
Nh́n cảnh gia đ́nh họ mà tôi thèm thuồng và
tủi cho thân phận ḿnh. Tuy nhiên tôi vẫn lo làm
giấy tờ để đi định cư mà ḷng
th́ ngao ngán. Rồi đây trên xứ người, trơ
trọi một thân một ḿnh, không cha mẹ anh em,
vợ con th́ ḿnh sẽ sống ra sao. Càng nghĩ càng
buồn.
Đêm đêm tôi ra ngồi sát băi biển, mắt
đăm đắm nh́n về hướng quê nhà, nơi
có người cha già yếu, vợ dại con thơ
đang lo lắng không biết tôi sống chết ra sao.
Tôi nhớ đến miền quê nghèo mà ḿnh đă
sống từ nhỏ, có bà con lối xóm đầy
ấp t́nh người, luôn luôn thuận hoà và bảo
bọc nhau trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo.
Nhất là bây giờ không biết vợ tôi sanh nở
có mẹ tṛn con vuông hay không. Ḿnh đi rồi th́
mẹ con nó lấy ǵ sanh sống và tồn tại
đây.
Tôi nhớ tới cuộc di cư mà cha mẹ ḿnh đă
trải qua 20 năm về trước mà ḷng năo
nề. Trong một nước mà c̣n không thể
gặp nhau, huống hồ bây giờ tôi ra nước
ngoài th́ biết bao giờ gặp lại.
Đến
cuối tháng Sáu, trong trại có tin đồn là
nếu ai muốn về VN th́ chính phủ Mỹ sẽ
cho về. Tôi nghe một cách lơ là v́ cho rằng khó
có chuyện đó xẩy ra, nhưng càng lúc tin đồn
càng lớn mạnh, một người quen nói với tôi
là rất nhiều người đă ghi danh để
trở về.
Cùng lúc ấy, có một nhóm khá đông hàng ngày
tụ tập trước Văn pḥng Đại
diện, biểu t́nh yêu sách "được mau
trở về VN v́ nước nhà đă được
độc lập, đă hết chiến tranh rồi. Hoà
b́nh đến th́ nước nhà cần bàn tay của
mọi công dân"?. Cho đến lúc này, việc định
cư của tôi vẫn c̣n mù mờ, không có tin tức
ǵ cả. Tinh thần tôi dao động, khủng
hoảng, đắn đo không biết tính sao.
Nếu đi định cư th́ chắc chắn là
phần vật chất th́ no ấm rồi đó, nhưng
về tinh thần th́ có ǵ bù đắp được,
khi không có gia đ́nh và một người thân nào
ở bên cạnh. Nhưng trở về th́ sẽ ra sao?
Họ có bắt bớ tra tấn tù đày ǵ không? Tôi
trằn trọc thao thức nhiều đêm để
quyết định cho hướng đi của
cuộc đời ḿnh.

Người
xưa đă nói: Thà chết một đống, c̣n hơn
sống một người. Cả gia đ́nh tôi c̣n
ở miền quê hương ấy, tôi lại là con
trai cả, có nhiệm vụ với nguyên một đại
gia đ́nh và với vợ con. Nhất định ḿnh
phải trở về, không lẽ bây giờ họ
thắng rồi, mà lại "Đánh kẻ chạy
lại". Cùng lắm là sau vài tuần điều
tra, thấy chẳng có ǵ là họ cho về với gia
đ́nh chứ cơm đâu mà nuôi măi.
Đọc lịch sử thế giới ai cũng
thấy rằng người thắng trận bao giờ
cũng mă thượng, như cuộc chiến Nam
Bắc ở Hoa Kỳ 1861-1865, Bắc Quân thắng
trận nhưng lính Nam Quân vẫn an lành trở về
nhà, cả hai miền đều chung sức làm nên nước
Mỹ ngày càng cường thịnh.
Rồi như nước Nhật, nước Đức
kia, thua trận thê thảm năm 1945 mà được
cựu thù Hoa Kỳ giúp đỡ, nên chỉ chừng
một thập niên sau là trở thành những cường
quốc ngay. ViệtNam chắc hẳn cũng
thấy ra điều đó. Nhất định là ḿnh
phải trở về. Nghĩ vậy nên khi tôi bước
lên tàu VNTT mà ḷng khấp khởi.
Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín
đă vào hải phận Vũng Tàu.
Hôm
đó là ngày 29/09/1975 có trên dưới 1450 hành khách,
với rất nhiều lương thực và hành lư do
chính Phủ Hoa kỳ trao tặng gồm chăn màn,
quần áo và thuốc men như những món quà của
người đi xa mang về cho gia đ́nh...
Không biết tại sao mà liên lạc từ trước
rồi, mà măi ngày hôm sau mới thấy hai chiếc tàu
Hải Quân bây giờ trương cờ đỏ sao vàng
ra đậu cách đó khoảng 200 m, rồi họ
bắc ống ḍm nh́n sang chăm chú. Mấy tiếng
đồng hồ sau mới ra hiệu hướng
dẫn chiếc VNTT chạy ngược ra phía miền
Trung.
Bây giờ th́ nỗi lo lắng đă hiện lên nét
mặt nhiều người, nhưng ai cũng nán ḷng
chờ đợi v́ chưa biết rồi ra sẽ như
thế nào.
Ngày hôm sau th́ tàu cập bến Nha Trang. Trung Tâm
Huấn Luyện Hải Quân nơi tôi theo học c̣n
đây, mà sao phố phường im vắng như thành
phố chết ?
Tất cả mọi người lớn bé đều
bị dồn lên xe bít bùng mà chở về Trung Tâm
Thẩm Vấn của Quân đoàn II cũ. Lúc này th́
ai cũng lờ mờ nhận thấy rằng khốn
nạn đến nơi rồi!
Mọi người phải trút bỏ hết quần áo,
bị khám xét rất nhiều lần từ đầu
đến chân, được phát cho hai bộ đồ
lính rộng thùng th́nh, một chiếc chiếu rộng
8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào những căn
barrack.
Nhớ mới đây, thực phẩm ở trại
Mỹ ê hề thịt trứng, nho, cam mà bây giờ
chỉ có cá mối ươn kho mặn là chính,
thỉnh thoảng mới được ca canh nấu
bằng rau muống hoặc rau cải già. Mỗi ngày
một nhóm phải đi khai báo lư lịch trên Pḥng
Chấp Pháp: trước đây làm chức vụ ǵ
trong Nguỵ Quyền, hoạt động ra sao, trong bao
nhiêu năm... Mỗi người được phát
một số tờ sơ yếu lư lịch và ít
tờ giấy trắng để viết lời khai. Cán
bộ th́ ông nào ông nấy mặt lạnh như
tiền, cặp mắt tḥ lỏ ra như mắt
chuột và hàm răng thuốc lào th́ cứ vẩu tướng
măi lên, họ luôn luôn nói lải nhải câu:
"Nếu các anh thành thật khai báo, th́ đảng và
nhà nước sẽ khoan hồng cho về".
Bây giờ th́ cái câu ông Thiệu nói, nó hiển
hiện lên trí óc mọi người: "Đừng
nghe những ǵ cộng sản nói mà hăy nh́n kỹ
những ǵ cộng sản làm." Về sau này ai cũng
hiểu rằng đám cán bộ này thuộc Cục T́nh
Báo Nước Ngoài thuộc Bộ Công An.
Suốt 2 tháng trời, tinh thần mọi người
trở về đều bị khủng bố, ép cung, c̣n
về vật chất th́ quá thiếu thốn, cực
khổ. Những gịng nước mắt hối hận
đêm đêm ứa ra mà không ai dám than với ai,
chỉ thầm đấm ngực ăn năn
"Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".
Họ chụp mũ mọi người là CIA, Mỹ gài
lại VN phá hoại, chống phá nhà nước. Không
biết bao nhiêu lần tôi phải giải thích tại
sao tôi lại trở về.
Tôi kể về nỗi nhớ nước thương
nhà, lưu luyến vợ con và gia đ́nh, nhưng
những con người không có trái tim đó họ không
chịu hiểu. Điều phiền muộn nhất cho
mọi người là về đến nước nhà
rồi mà không ai được liên lạc với gia
đ́nh. Chúng tôi cũng biết chắc rằng người
thân cũng lo lắng rất nhiều v́ ḿnh biệt vô
âm tín.
Vài tháng sau th́ đàn bà con nít đă được
thả ra, nhưng hơn 500 Sĩ Quan, Cảnh Sát
hoặc những người làm bên ngành An Ninh bị tách
riêng ra.
Đến đầu năm 1976 th́ tôi bị chuyển
đến trại A-30 Xuân Phước ở gần Tuy
Hoà để "Cải tạo lao động"
với câu quen thuộc cũ : "Nếu các anh cải
tạo tốt, lao động tốt, học tập
tốt th́ đảng và nhà nước sẽ khoan
hồng cho các anh về".
Chẳng c̣n ai tin những lời hứa hẹn này và câu
sau của ông Thiệu lại vang vọng: "hăy nh́n
kỹ những ǵ VC chúng làm".
Tôi nghe nói những người từ cấp Đại
Uư trở lên đă bị chở ra ngoài Bắc, riêng
những người thuộc Ban Đại Diện tàu
này th́ đă bị đưa về khám Chí Hoà từ
những ngày đầu. Chắc chắn là họ thê
thảm rồi chứ không được tưởng
thưởng v́ đă đem về cho VC một con tàu
đâu.
Thời
gian tù đày càng ngày càng vô vọng v́ tù mà không có
án, thân thể hao ṃn v́ thiếu thốn. Sự đói
khát, kiểm thảo, phê b́nh, lao khổ trong tù th́
đă có quá nhiều người nói đến, kể
ra chỉ rườm lời. Tôi xuống tinh thần
rồi đổ bệnh tưởng không qua khỏi.
Sự hối hận này so với những người
khác cũng chưa thấm vào đâu, nhất là
những người v́ ngây thơ, đă chia tay với
gia đ́nh khi ở bên trại mà trở về một
ḿnh. C̣n những ông khi biểu t́nh đ̣i về VN to
mồm thế nào, th́ sự hối hận càng tăng
thêm độ nặng chừng đó. Họ không dám nh́n
ánh mắt những bạn đồng tù.
Rồi cũng không ai hiểu tại sao đội
của tôi lại được tuyên dương là có
thành tích lao động nên được cho phép
viết thư về nhà. Dĩ nhiên với nội dung là
ca tụng đảng và nhà nước chăm sóc cho ḿnh
rất chu đáo.
Mấy tháng sau th́ vợ và đứa em trai ra thăm,
nhưng tôi v́ không đi lao động nổi nên
bị phạt không cho gặp mặt gia đ́nh, cũng
không được nhận quà thăm nuôi!
Sau này tôi mới biết được mùa nước
năm ấy, quê tôi bị nước lũ tràn
về, lúa chưa chín đă bị ch́m trong làn nước
lụt, mất trắng. Thế mà gia đ́nh chỉ c̣n
con heo độc nhất đành phải bán đi mà ra
thăm nuôi tôi.
Thời
điểm ấy đi đâu cũng phải tŕnh báo,
xe cộ khó khăn, nếu không phải là công nhân viên,
cán bộ th́ chỉ c̣n có nước mua vé chợ
đen mà thôi. Từ miền quê Rạch Giá ra đến
Tuy Hoà biết bao vất vả tốn hao, thế mà không
được nh́n mặt nhau cho dù là qua một hàng rào
kẽm gai.
Rồi qua một năm dài đằng đẵng
nữa, tôi mới được phép thăm nuôi.
Lần này vợ tôi bồng thằng Quốc đi theo.
Hai người ngồi 2 bên mép bàn, tên quản giáo
với ánh mắt cú vọ ngồi đầu bàn.
Cả hai đều không nói nên lời khi thấy nhau
ốm yếu như que tăm, một người trong
nhà tù nhỏ c̣n người kia trong tù lớn rộng
ra cả nước.
15 phút trôi qua thật nhanh, biết bao tâm t́nh muốn nói
mà cả hai không thể thốt nên lời, cuối cùng
tôi gắng gượng bảo:
- Ḿnh cố ráng săn sóc gia đ́nh thay anh, c̣n anh th́
không cần đi thăm nuôi nữa đâu nghen.
Tôi lủi thủi trở vào bên trong dẫy trại
giam, không dám quay lại nh́n vợ con đang giọt
ngắn giọt dài. Tưởng là về để giúp
đỡ vợ con, ai ngờ ḿnh lại trở nên gánh
nặng cho cả gia đ́nh.
Cả đời nào có biết văn chương là ǵ,
thế mà hôm ấy tôi cũng viết được
một bài thơ :
Hết chiến tranh rồi phước hoạ ai
Đợi mong ṃn mỏi tháng năm dài
Lặn lội thăm chồng đi khắp chốn
Đường xa vạn dặm trĩu đôi vai
Viếng thăm chưa thoả niềm thương
nhớ
Chia ly thêm nặng nỗi u hoài
Lỡ bước sa cơ đời đen
tối
Thương người thiếu phụ lắm chông
gai
Xuân qua hè tới, thấm thoát mà đă hơn sáu năm
trời mang thân tù tội, nh́n những hàng cây xoài, cây
nhăn do chính tay ḿnh trồng đă đâm hoa kết trái,
mà ḿnh vẫn c̣n ở nơi đây chúng tôi càng
hối hận. Nhưng cuối cùng đến giữa năm
81 th́ họ thả tôi ra.
Tôi phải mất ba bốn ngày trời mới từ
miền Trung lần ṃ về đến quê nhà.
Những người tài xế xe đ̣, những người
buôn gánh bán bưng, bà già bán cơm... khi biết tôi là
tù được tha đều tỏ ḷng quí mến mà
giúp đỡ trên quăng đường quy hồi
cố hương. Ḷng tôi nao nao. À th́ ra ḷng con người
Việt Nam vẫn c̣n đây chứ không
phải đă bị nhuộm màu đỏ hết.
Dọc đường về, nh́n đâu cũng
thấy cảnh u ám, người người đói khát,
da mặt ai cũng đen đúa xấu xí. Từ
đường lộ về đến nhà gần ba cây
số, tôi tự hỏi sao hàng cây xanh tươi ngày xưa
bây giờ lại xơ xác quạnh hiu, không c̣n sinh khí
như vậy.
Đến nhà, con chó vàng xồ ra sủa rồi
vẫy đuôi mừng rỡ. Cha tôi lọm khọm buông
gậy mà chạy ra đón con. Vợ và 2 đứa
nhỏ tíu tít quấn quít mà sao căn nhà coi bộ
vắng vẻ hơn xưa nhiều quá. Th́ ra các em tôi
đă lần lượt theo nhau vượt biên hết
rồi. Bà con xóm ngơ cũng đang tiếp tục âm
thầm ra đi mỗi ngày một nhiều.
Tôi thẫn thờ ra vào trong căn nhà vắng hẳn
tiếng cười, lo lắng như con chim đă
một lần bị tên, thấy cành cây cong cũng
sợ, nên dù có nhiều người đề nghị
đi vượt biên lắm mà tôi chưa biết tính
sao. Tôi đă một lần quyết định sai
lầm, lần này nếu ra đi mà bị bắt th́
chắc là ở tù lâu lắm.
Rồi tôi cũng phải ra đi mà thôi, nhưng
phải mất đến 6 năm sau, với bao lần
thất bại v́ bể băi, rồi cả gia đ́nh tôi
mới đến được bến bờ tự
do.
Hôm nay, những người bà con đến chung vui, có
ông bạn trẻ Đinh Đoan tặng cho bài thơ
"Đố Ai":
Người ơi có nhớ năm nao
Cái ngày tan tác ba đào thương đau
Đố xem kẻ kẹt trên tàu
Đảo Guam phải đến dạ sầu
nhớ ai
Mênh mông với nỗi u hoài
Theo tàu Thương Tín đưa ngài về quê
Gian nan khổ ải chẳng nề
Ai ngờ bóc lịch ê chề thảm thương
Ra tù với nỗi sầu vương
Ngược xuôi dẫn vợ t́m đường vượt
biên
Trời cao cũng độ kẻ hiền
Giúp ông t́m được đến miền tự do
Thiên đàng kia vẫn c̣n chờ
Gia đ́nh hạnh phúc ước mơ đă thành.
Hỏi em hỏi chị hỏi anh:
Xin cho tôi biết quí danh của ngài?
Mục Đồng ở New York có bài thơ
"Ông Là ..." hoạ lại:
Tôi c̣n nhớ chuyện năm xưa.
Cái ngày tan tác như vừa hôm qua
Tuần duyên vượt sóng hải hà
Đưa chàng chiến sĩ rời xa quê ḿnh
Nhưng sau v́ nghĩa v́ t́nh
Nên đành chấp nhận hy sinh trở về
Bao nhiêu gian khổ chẳng nề
Dù cho bóc lịch ê chề thảm thương
Cuộc đời dâu bể khôn lường
Bao đêm dắt vợ t́m đường ra khơi
H́nh như cũng thuận ư trời
Qua cơn bĩ cực đến thời thái lai
Ông là: bác Ngọc chứ ai
Đêm đen bỏ lại, tương lai đang
chờ
Mừng vui hai chữ tự do
Gia đ́nh đoàn tụ giấc mơ đây
rồi
Phải ! Giấc mơ đây rồi. Giấc mơ này
tôi đă ao ước từ 12 năm trước, mong
được đoàn tụ với mọi người
trong gia đ́nh. Đến nay mới đạt
được, và tôi đă phải trả một giá
quá đắt!
Hơn 15 năm ở xứ Huê Kỳ trôi qua thật
nhanh, bây giờ mái tóc đă muối nhiều hơn tiêu,
mà trên chỏm đầu tóc đă đi chơi
hết trơn nên trọc boong như cái hột vịt
lộn, tôi ngồi ṿ đầu ngẫm nghĩ lại
th́ ḿnh đúng là ở hiền gặp lành, chung t́nh
với vợ con nên bây giờ được vợ cưng
như cái trứng mỏng, con cái ngoan ngoăn.
Tôi tuy đến muộn, nhưng biết thân biết
phận ḿnh, vợ chồng cố ráng làm ăn, nên nay
cũng "đi xe hơi, ở nhà lầu, nhà có TV
tủ lạnh đủ cả; cơm ăn ngày 3
bữa, quần áo mặc cả ngày" (just kidding). Giá
mà hồi đó không trở về, có khi ḿnh đă
lấy một cô vợ Mễ, và nay th́ cô ta đă xay
ḿnh nát ra như cám, "tiêu diêu nơi miền cực
nhọc" rồi, mà vợ con ḿnh cho đến bây
giờ không biết ở nơi nao.
Người ta nói trâu chậm uống nước đục,
mà tôi sao lại cứ được uống sữa tươi
thế này ? Hoàng thiên đối với tôi như
vậy nghĩ cũng là quá hậu đăi.
M Ngọc Phan
|