Hải Quân Truyền Thống  

Trường Phúc

 

https://1.bp.blogspot.com/-kNqTfkYQPvw/XYV6iCQUmUI/AAAAAAAA3F4/9401Mxiz3nkoGQlncal90XRXkzEYaAsSgCLcBGAsYHQ/s640/1e.jpg

Nói về truyền thống trong các quân binh chủng th́ Hải Quân là một quân chủng có nhiều truyền thống cao đẹp và dễ thương nhất. Khi c̣n phục vụ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao quân phục tiểu lễ và đại lễ của Hải Quân trên thế giới đều là một màu trắng? Tại sao người ta đặt tên cho những chiến hạm? Tại sao cấp bậc sĩ quan thấp nhất trong hải quân Hoa Kỳ lại được gọi là Ensign mà không là Second Lieutenant như các quân chủng khác? Trong phạm vi bài sưu khảo này, người viết chỉ muốn đề cập đến nhưng truyền thống của Hải quân quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ v́ US Navy hiện tại là một lực lượng Hải Quân lớn nhất toàn cầu và sau đó là truyền thống của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa tuy rằng rất giới hạn v́ thời gian người viết phục vụ trong quân chủng này quá ngắn nên những nhận xét chỉ từ kinh nghiệm cá nhân.

https://1.bp.blogspot.com/-brQAaoCwx0k/XYV6qXs9SNI/AAAAAAAA3F8/CpPl6WwkRzkVzu6YpnJvuRl-LA5Y9BvYwCLcBGAsYHQ/s640/1d.jpg

Trước hết chúng ta hăy bàn qua về sự liên hệ ǵữa những người lính biển, ngôn ngữ toàn cầu và văn minh nhân loại. Ngày nay thế giới có ba ngôn ngữ được dùng nhiều nhất. Đó là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Nếu kể về số lượng th́ phải kể thêm Mandarin của Trung Quốc v́ có một dân số lớn nhất là 1,4 tỷ người. Nhưng nếu bàn về sự phổ biến th́ trước nhất là English, kế đến là Spanish và sau cùng là Franҫais. Ba ngôn ngữ Anh, Pháp và Tây ban Nha có chung một mẫu số. Đó là ba quốc gia có nhiều thuộc địa nhất. Ba quốc gia này đều đă từng có một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới trong lịch sử cận đại. Hải quân Tây ban Nha từng làm bá chủ đại dương trong hai thế kỷ 16 và 17. Anh quốc đă từng có một hải đội hùng mạnh nhất trong thế kỷ 18 và 19. Lực lượng hải quân Pháp tuy không hùng hậu bằng Anh Quốc nhưng tàu chiến của họ đă từng có mặt trên nhiều đại dương trong thế kỷ 18 và 19. Những thuộc địa của Pháp nằm rải rác khắp thế giới như Á Châu là vùng Indochina, một phần lớn Phi Châu (Morroco, Algeria, Sudan, Chad …)và Bắc Mỹ (Quebec, Montreal, Louisiana, Oregon). Thuộc địa của Anh và Tây Ban Nha c̣n nhiều hơn nữa trải rộng khắp năm châu. Nhờ đâu mà ba quốc gia kể trên có nhiều thuộc địa như vậy nếu không phải là những lực lượng hải quân và thương thuyền và cũng nhờ vậy mà văn hóa và ngôn ngữ của họ được phổ biến đến các nước thuộc địa? Từ nhiều thế kỷ trước cho đến hiện đại, những người đi biển đă là những sợi giây kết nối văn minh nhân loại làm cho một thế giới tuy là năm lục địa tách rời nhưng đă trở thành thân thiện và ḥa b́nh hơn. 

 

Tại sao những người thủy thủ mặc màu trắng? 

https://1.bp.blogspot.com/-GVhl2BQ9rwM/XYV6y-85WdI/AAAAAAAA3GA/fBFt2uRZB3IDh2Z_milBqV6_rk36PefBQCLcBGAsYHQ/s640/1b.jpg

 

Trước hết là hăy t́m hiểu tại sao hải quân trên thế giới đều chọn màu trắng cho quân phục. Tại sao không là một màu khác mà lại là màu trắng? Ngược gịng lịch sử th́ ta biết nghề đi biển vốn là một là một nghề được coi là lâu đời nhất. Nói theo ngôn ngữ bây giờ th́ là “xưa như trái đất”. Từ ngàn năm trước, phần lớn quần áo trang phục đều được làm từ bông vải trắng (cotton) v́ loại cây này dễ trồng. Quần áo được làm từ vải trắng rất thông dụng và ít tốn kém. Kỹ thuật nhuộm sau đó được phát minh để vải trắng được tŕnh bày với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên màu trắng vẫn là phổ thông nhất v́ không hấp thụ ánh nắng nên làm việc ngoài trời như những người thủy thủ cơ thể không bị thiêu đốt. Ngoài ra theo truyền thuyết th́ màu trắng tượng trưng cho sự ḥa b́nh nên những người đi biển thời xưa khi hải hành đến những vùng đất mới thường mặc màu trắng để truyền đạt rằng họ đến với mục đích ḥa b́nh. Theo một vài sử liệu th́ màu trắng là tượng trưng cho sự kết hợp của 7 đại dương với lư luận nếu ta kết hợp của 7 màu căn bản từ cầu vồng (rainbow) là red, orange, yellow, green, blue, indigo, violet th́ chúng ta sẽ có được màu trắng tinh tuyền. Ngược lại nếu chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính th́ ánh sáng sẽ biến thành 7 màu căn bản như đă nói ở trên. Màu trắng trên trang phục c̣n được xem là hấp dẫn với phái nữ v́ tượng trưng cho sự trong trắng, ngây thơ và hoà b́nh. Phải chăng v́ vậy mà y phục cô dâu phải là màu trắng? Quân phục trắng của Hải quân bao giờ cũng được xem là bắt mắt và dễ mến đối với phái đẹp. Ai cũng công nhận màu trắng của hải quân làm cho những chàng thủy thủ sáng nước hơn các binh chủng khác. Có phải v́ thế mà những chàng lính biển mang tiếng là hào hoa nhiều đào chăng? Hải quân có 12 bến nước nhưng có 13 bến t́nh..

 

Hàng Hải Thiên Văn và tên của các Khóa Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang 

https://1.bp.blogspot.com/-RzPMvg__EaI/XYV7RZf0uNI/AAAAAAAA3GM/BG3ckFkqlLwjePgfKUfXiKEn3_pW4eQCACLcBGAsYHQ/s640/Using_sextant_swing.gif

 

Thời cổ khi la bàn chưa được phát minh người đi biển dùng những ngôi sao trên trời để xác định vị trí tàu thuyền của họ. Theo quan sát của các nhà thiên văn Hy Lạp thời cổ, họ thấy mặt trời di chuyển qua 12 nhóm sao đặc biệt theo đúng chu kỳ là một năm. Những nhóm sao (constellation) này kết hợp thành Cung Hoàng Đạo (Zodiac Signs). Với trí tưởng tượng phong phú, họ đặt tên cho những nhóm sao theo h́nh dáng những con thú hoặc những nhân vật theo thần thọai Hy Lạp để dễ nhận diện. 

 

Các nhóm sao này có những tên như sau: 

Aries: Dương Cưu Taurus: Kim Ngưu Gemini: Song Nam 

Cancer: Bắc Giải Leo: Hải Sư Virgo: Xử Nữ 

Libra: Thiên Xứng Scorpio: Hổ Cáp Sagittarius Nhân Mă 

Capricorn: Nam Dương Aquarius: Bảo B́nh Pisces: Song Ngư 

 

Nói là mặt trời đi ngang qua các nhóm sao cho dễ hiểu nhưng thực ra trong Thái Dương Hệ th́ mặt trời đứng yên trong khi đó trái đất di chuyển quanh mặt trời theo một quỹ đạo h́nh bầu dục với thời gian là 365 ngày ¼ tṛn một chu kỳ. Đối với một người quan sát bầu trời đứng dưới mặt đất sẽ thấy các nhóm sao này di chuyển xuyên qua mặt trời. Hay nói cách khác th́ mặt trời di chuyển xuyên qua các nhóm sao này. Vào ngày 21 tháng 3 hàng năm, mặt trời sẽ đi qua điểm xuất phát (c̣n có tên là Xuân Phân) là nhóm Dương Cưu nên được gọi là số 1. Sau đó mỗi tháng đi qua một nhóm sao và khi đến nhóm sao Song Ngư th́ là đủ một ṿng là điểm kết thúc (Thu Phân) và đó là số 12. Các khóa Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang được đặt tên theo vị trí các nhóm sao của cung Hoàng Đạo thí dụ như: Khóa 1: Đệ Nhất Dương Cưu, Khóa 2: Đệ Nhất Kim Ngưu đến khóa 12 là Đệ Nhất Song Ngư. Kế tiếp là khóa 13 là Đệ Nhị Dương Cưu, Khóa 14 là Đệ Nhị Kim Ngưu. Hết ṿng 2 là khóa 24 là Đệ Nhị Song Ngư. 

 

Môn Hàng Hải Thiên Văn được dạy trong trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang để tạo cho nguời sĩ quan khi tốt nghiệp sẽ có những kiến thức căn bản về nghành hàng hải định vị chiến hạm căn cứ vào những v́ sao trên trời. Thời đại kỹ thuật hiện tại với RDF (Radio Direction Finder), LORAN-C và sau là GPS giúp cho công tác định vị dễ dàng và nhanh chóng nhưng môn hàng hải thiên văn vẫn cần thiết trong trường hợp các hệ thống điện tử bị shutdown. Ngoài ra học về hàng hải thiên văn khiến cho người sĩ quan hải quân biết dùng toán học để áp dụng trong việc định vị làm cho chàng sẽ tự tin hơn khi thu thập thêm kinh nghiệm hàng hải. Môn học này đă mang lại nhiều thú vị khi chúng tôi thực tập nh́n lên bầu trời hàng đêm để t́m sao. Các nhà thiên văn thời cổ đă dùng những nhân vật trong thần thoại Hy Lạp để đặt tên tinh tú nên có những chuyện rất thơ mộng. Một thí dụ là chuyện Nhóm sao Hiệp Sĩ Orion. Từ 3 ngôi sao tạo thành thắt lưng người Hiệp Sĩ theo một đường thẳng về phía Nam ta có thể thấy sao Sirius sáng rực một màu xanh biếc của nhóm Canis Major kế sát một bên. Theo truyền thuyết Hy Lạp th́ chàng Hiệp Sĩ Orion đem ḷng si mê 7 chị em tiên nữ Pleiades con của thần Titan Atlas. (Nhóm sao Pleiades gồm 7 ngôi sao nằm về hướng đông bắc của Orion xuyên qua một đựng thẳng hàng với sao Aldebran). Nhưng Artemis người yêu Orion tha thiết nhưng không được đáp lại đă sai Scorpio là một tướng lănh dưới quyền rượt theo Orion để ngăn cản chàng hiệp sĩ đa t́nh. Orion bèn mang 7 chị em tiên nữ Pleiades đi trốn. Hàng ngàn năm trôi qua Scorpio vẫn miệt mài rượt theo Orion và 7 nàng tiên nữ nhưng không bao giờ đuổi kịp v́ hai nhóm sao này ở vị trí đối nghịch trên cung Hoàng Đạo. Có nghĩa là cả hai sẽ không bao giờ xuất hiện trên cùng một bầu trời. Giới hàng hải thời cổ c̣n có một v́ sao dẫn đường rất tốt là sao Bắc Đẩu (North Star or Polaris). Người ta có thể t́m thấy sao Bắc Đẩu căn cứ vị trí của Big Dipper (tên khoa học là Ursa Major có nghĩa là The Great Bear). Lấy khoảng cách lớn nhất của 2 ngôi sao trong nhóm Big Dipper kẻ một đường thẳng với một chiều dài gấp năm lần sẽ t́m ra sao Bắc Đẩu nằm ở vị trí cuối cùng của nhóm Little Dipper (Little Dipper c̣n được gọi là Ursa Minor, The Small Bear). Sở dĩ sao Bắc Đẩu luôn luôn chỉ về hướng Bắc v́ vị trí của sao này thẳng hàng với trục của trái đất ở Bắc Bán cầu v́ thế khi trái đất quay th́ vị trí của sao Polaris sẽ không thay đổi, luôn luôn chỉ về hướng Bắc với sai biệt là ½ °. Mà khi biết hướng Bắc th́ người ta cũng t́m ra dễ dàng những hướng c̣n lại như Đông, Tây và Nam. Tuy nhiên ta sẽ không thấy sao Bắc Đẩu nếu đang hải hành ở Nam Bán Cầu. V́ thế các người đi biển đă nhờ vào một nhóm sao có tên là The Southern Cross thuộc Constellation Crux. Southern Cross là do 4 ngôi sao sáng hợp thành một h́nh tương tự như Thập Tự giá mà đuôi của nó chỉ về hướng Nam. Southern Cross được khám phá bởi một nhà đi biển ngườ́ Italian vào thế kỷ 16 trên đường đi India.

 

Chào kính trong quân đội và hải quân. 

 

https://1.bp.blogspot.com/-EN7Sm5ZW530/XYV7qGNNLlI/AAAAAAAA3GU/IbYdhP_51MkcTlxAOFHzF6W2f73PwOVUwCLcBGAsYHQ/s640/1f.jpg

 

Sự chào kính bắt nguồn từ thời trung cổ bên Âu châu. Các hiệp sĩ khi gặp nhau thường đưa tay phải ra cho đối phương thấy để chứng tỏ ḿnh không dấu vũ khí. Người cấp dưới thường phải đưa tay ra trước và người cấp trên đưa ra sau để đáp lễ. Tập tục này lan sang quân đội và dần dần biến hoá thành sự chào kính và được áp dụng cho đến ngày nay. Trong Hải quân Hoa Kỳ, người quân nhân khi thấy thượng cấp của ḿnh đang đi ngược chiếu phải đưa tay chào kính trước sáu bước và ngưng chào kính sau khi hai người qua mặt nhau 3 bước. Sĩ quan thượng cấp thường chào đáp lễ với thái độ lịch sự. 

 

Truyền thống chào kính của Hải quân cũng được áp dụng với các chiến hạm khi hải hành bằng những hồi c̣i khi gặp nhau. Chiến hạm nhỏ hụ c̣i trước v́ hạm trưởng tàu nhỏ bao giờ cũng kém thâm niên hơn hạm trưởng tàu lớn. Chiến hạm lớn trả lời cũng bằng những hồi c̣i. Thời thế kỷ 14 các chiến hạm thương chào kính nhau bằng những phát đại bác. Thường là 7 phát đại bác được dùng khi hai bên chào kính lẫn nhau và số bảy có thể bắt nguồn từ ư thức trong thiên văn và tôn giáo. Vào thế kỷ 14 người ta đă xác định được 7 hành tinh trong Thái Dương hệ và theo kinh thánh th́ Thượng Đế sau khi tạo dựng vũ trụ th́ ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Thủ tục bắn đại bác chào kính bắt nguồn từ Hải Quân Hoàng gia Anh. Với lư luận khi các súng đại bác được bắn rồi th́ khả năng tấn công của chiến hạm sẽ nhất thời vô hiệu. Do đó khi nổ súng đại bác khi không giao chiến được xem là một sự kính trọng và tin tưởng của cả hai bên. 

https://1.bp.blogspot.com/-4MVZ0S2uHWA/XYV7qLLIDtI/AAAAAAAA3GY/WwdEZc1Mcekh6Te2DoPPvXCOJgtstZLVACLcBGAsYHQ/s640/chao.jpg

Hải quân Anh quốc được xem là hùng mạnh nhất trong những thế kỷ 18, 19 đă từng đ̣i hỏi hải quân những quốc gia khác phải chào kính chiến hạm Anh quốc trước bằng những phát đại bác. Cũng theo truyền thống hành hải, khi một chiến hạm đến thăm một hải cảng của một quốc gia bạn, chiến hạm sẽ bắn chào thành phố này bằng 7 phát đại bác. Các ổ đại bác trên bờ sẽ đáp trả lễ bằng mỗi phát súng chào của đối phương bằng 3 phát do sự dồi dào đạn dược hơn và v́ vậy có nguồn gốc của 21 phát súng chào. Từ đây các quốc gia thường bắn 21 súng đại bác để chào mừng những vị quốc khách khi những người này đến viếng thăm

 

Cấp bậc Ensign của Hải quân Hoa Kỳ. 

https://1.bp.blogspot.com/-1TzZ2Rg9tbw/XYV8uObrUgI/AAAAAAAA3Gk/hz9IAjeAyKQU50R7ZvupWxm9nE_xrzrqQCLcBGAsYHQ/s640/ensign.png

Cấp bậc thấp nhất của sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ là Second Lieutenant tương đương với thiếu uư của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Nhưng thiếu úy trong US Navy đươc gọi là Ensign. Tại sao lại có sự khác biệt này?

https://1.bp.blogspot.com/-ivU_SX0snag/XYV85xP5hRI/AAAAAAAA3Go/2S9yRaxUheYrJDhi06n2VGpLUKCkJw9wwCLcBGAsYHQ/s640/s-l300.jpg

 

Theo tự điển th́ Ensign có nghĩa symbol, flag, pennant. Trong thời nội chiến, một đơn vị kỵ binh cấp tiểu đoàn thường mang theo là cờ đơn vị khi đi hành quân. Lá cờ này được người sĩ quan kém thâm niên nhất của đơn vị mang theo trên lưng ngựa. Và v́ vậy cấp bậc Ensign cũng từ đó mà ra và được truyền sang hải quân Hoa Kỳ. Trong US Navy, lá cờ treo phía sau lái chiến hạm cũng được gọi là ensign.

 

Tại sao các chiến hạm được nhân cách hóa là nữ giới? 

 

Tất cả chiến hạm Hải Quân thế giới đều được xem là phái nữ. Ngay cả trong giới truyền thông khi đọc tin, các xướng ngôn viên vẫn đọc là she, her. i.e. Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway hiện đă về hưu ở hải cảng San Diego sau khi phục vụ US Navy 47 năm. Người viết bài này đă có dịp đặt chân lên chiến hạm này vào cuối năm 1972 ở Singapore khi chiến hạm tổ chức mừng Giáng Sinh với phái đoàn USO được cầm đầu bởi nghệ sĩ tài danh của Hoa Kỳ Bob Hope. Dưới đây là một trích đoạn về tiểu sử chiến hạm này trên WikiPedia. Để ư ta sẽ thấy những từ Her, she để nói về USS Midway.

 

USS Midway (CVB/CVA/CV-41) is an aircraft carrier, formerly of the United States Navy, the lead ship of her class. Commissioned a week after the end of World War II, Midway was the largest ship in the world until 1955, as well as the first U.S. aircraft carriertoo big to transit the Panama Canal. She operated for 47 years, during which time she saw action in the Vietnam War and served as the Persian Gulf flagship in 1991'sOperation Desert Storm. Decommissioned in 1992, she is now a museum ship at the USS Midway Museum, in San Diego, California, and the only remaining U.S. aircraft carrier commissioned right after World War II ended that was not an Essex-class aircraft carrier.

 

Nay trở lại với câu hỏi tại sao các chiến hạm, kể cả thương thuyền đều được nhân cách hóa với phái nữ?

https://1.bp.blogspot.com/-HtM6kRaNSQc/XYV9pnNUO_I/AAAAAAAA3G0/elifzrGFTuYV9IOZA3oHzr2_oOck6pA5gCLcBGAsYHQ/s640/HQPD_1408772342.jpg

Ngôn ngữ nhân loại có một đặc điểm chung là thêm những ư nghĩa cho những danh từ chỉ những vật dụng thông thường và xem đó như những đối vật có đời sống. Anh ngữ người ta gọi là characterize hoặc personify. Nhiều vật được liệt vào giống đực (masculine) và một số khác được xem là giống cái (féminine). Ai đă từng học tiếng Pháp rất rành về chuyện này như Le Soleil, La maison, La Mère. Những danh từ như the sun, winter, death được xem là masculine. Ngược lại những ǵ tượng trưng cho thẩm mỹ, dịu dàng th́ là giống cái. Cũng v́ thế ta thường nghe người Mỹ gọi trái đất thân yêu là Mother Earth v́ đă mang lại sự sống cho nhân loại. Những ngôn ngữ phân biệt những danh từ giữa đực và cái rơ ràng như tiếng Pháp là điển h́nh th́ tất cả thuyền bè, tàu chiến đều được xem là giống cái. Những người thủy thủ thời xa xưa thường nói về con tàu của họ như một người mẹ, một người chị, người vợ thân yêu hay em gái để tỏ sự thân thiện nhớ nhung trong những chuyến đi biển dài mấy tháng trường.

 

Vào cuối thế kỷ 20 với phong trào giải phóng phụ nữ bùng nổ khắp thế giới, các chị phụ nữ không muốn các tàu bè được nhân cách hóa như phái đẹp v́ cảm thấy bị xúc phạm nên đă có nhiều người đề nghị gọi các tàu bè chiến hạm là “it” thay v́ “she” or “her” nhưng nghe nói là đề nghị này không được xă hội hoan nghênh cho lắm.

 

Hải quân và kư hiệu truyền tin quốc tế. 

 

Thời gian đầu khi vô tuyến điện chưa được phát minh, các chiến hạm và thương thuyền liên lạc với nhau bằng hai phương tiện phổ thông nhất là cờ giám lộ (International Signal Flags)đánh đèn theo kư hiệu Morse. Những mẫu tự Latin được biểu hiệu bằng những lá cờ màu sắc khác nhau. Một vài thí dụ như các mẫu tự B, L, V, D, N, X được biểu hiệu bằng những lá cờ

 

https://lh3.googleusercontent.com/R12v1AgK0QDW70SQd6bl6L-IvGlALwzjQKx8J1qyUHS6S0YB2hDKl2g7pfVeBOOvAnXTE1MovowihguqkQPgkIOTGOJfQk77HUl1A29G6XHQ2MSnqe4SjaTFK-Pi_7xTR5uC0UU  https://lh4.googleusercontent.com/S9Xo37j6CZitBiXHB35NrDLAXMzff6bJz6XMLAK18qmZQjdIednpxrjSipo_YHmEODkxV2K6sYAjcXcAWES2didbQ0ZYzByJKKzbyMC98qEM5vqaI2SZuj5pURUMtQcG1EHVl_s

 

Các mẫu tự ABC khi liên lạc qua hệ thống âm thoại đều được bạch hóa bằng những danh từ để tránh bị hiểu lầm và sự tiêu chuẩn hóa này được hải quân và hàng hải trên toàn cầu chấp nhận. Thí dụ như các mẫu tự từ các lá cờ ở trên sẽ được đọc là 

 

B = Bravo, L = Lima, V = Victor, 

 

D = Delta, N =November, X = X-ray. 

 

Ngoài ra c̣n một số cờ đặc biệt (Navy Signal Pennants) để các chiến hạm và tàu thương thuyền liên lạc với nhau. Mỗi pennant đều có ư nghĩa khác nhau. Dười đây là một vài thí dụ:

 

 

https://lh5.googleusercontent.com/FhvmNr-x3L1afAlflgJEhnqEVue1FdQEhBBgM9jDtaH7i-6yVbvDsr1H1H3IHtwCzK0cWVkdbKERii5zv_BNHH6ILEodiPyxfgf6LjBahpSc0OfKEtiQJQnPwvFS-TnLI5xfrbA  https://lh3.googleusercontent.com/WAzQxZ6dMHuQsWrz79nDuneqDtpxUINNT-L7Kr_OnoO5GyBfmXXjL9Q3157zZeQtEGgIbGJdwtjprfgksvFIHdg46UYw__d1LUk42cJPAzS_N93PMfGxUUC3gpzu_yXViLHTWRc

 

Trong hải quân ai cũng biết đọc những kư hiệu này. Riêng các thủy thủ ngành Giám lộ phải rành nghề truyền tin bằng cờ và đèn. Tôi chợt nhớ đến một kỷ niệm trên chiến hạm HQ3. Vào năm 1972 thời mà nhà văn Phan Nhật Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, HQ3 được biệt phái ra Vùng 1 Duyên Hải. Chiến hạm hải hành chung với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Bỗng thấy tàu Mỹ chớp đèn lia lịa. Sĩ quan đương phiên hỏi một hạ sĩ Giám Lộ đứng bên cạnh: “Tầu Mỹ nó muốn cái ǵ vậy?”. Anh hạ sĩ trả lời “What’s Ship?”. Sĩ quan đương phiên ra lệnh:”Anh đánh đèn cho nó biết ḿnh là HQ3 của South VietNam Navy”. Anh hạ sĩ mở đèn chớp chớp coi bộ rất điệu nghệ. Một lát sau tàu Mỹ lại chớp đèn. Lại nghe một câu hỏi và sau đó một câu trả lời: “What’s Ship?” Lần này th́ sĩ quan đương phiên trở nên nghi ngờ sao tàu Mỹ lại hỏi đến hai lần nên ông theo dơi ánh đèn từ tàu bạn kỹ hơn và khám phá người hạ sĩ Giám lộ nói sai bét. Sau này mới biết anh hạ sĩ mới được đổi về tàu HQ3 sau 3 năm ở Giang Đoàn nên kiến thức cờ đèn quên hết bởi vậy thủ kỹ hai chữ “What’s Ship” khi tàu Mỹ hỏi cho chắc ăn.

 

Nghi lễ Vượt Đường Xích Đạo. Crossing Equator Rituals. 

 

Hải quân thế giới có một truyền thống vẫn c̣n tồn tại đên ngày nay là khi một người thủy thủ mới vào nghề mà vượt đường xích đạo lần đầu tiên thường được các đàn anh làm lễ cho anh chàng thủy thủ này được “lột xác” để chính thức gia nhập vào gia đ́nh của Hải Long Vương King Neptune. Nói là lột xác cũng không sai v́ trước đó anh lính biển ngây thơ được gọi là “pollywok” và sau buổi lễ, chàng được gọi là “shellback”. Truyền thống Crossing Equator Rituals c̣n có tên gọi là “Order of Neptune”. Thuyền thống này bắt nguồn từ 400 năm trước từ giới hàng hải khi những người thủy thủ đàn anh muốn đánh giá những người thủy thủ tập sự xem họ có chịu đựng những thử thách nhọc nhằn của người lính biển. Giới đi biển tin tưởng rằng khi tàu họ vượt đường xích đạo th́ Hải Long Vương (King Neptune) sẽ lên tàu dùng uy quyền của ḿnh để xét đoán những thủy thủ tập sự và khảo sát xem những người này có xứng đáng trở thành những đứa con của biển cả. Truyền thống này sau được các hải quân của thế giới dùng để xác định khả năng người lính biển.

 

https://lh6.googleusercontent.com/55-RZyAMBNTW6WpqMsKNWhn2rxEMSPYwDmsTXynCHcutuG-i704WcDHolLXI7yx5QJvIF296MJwZRXdNLqFF8tnY1tvaS5MdZB3sKzUDczO11PVhanDevoqSsvm799SzNs0JR2Q

 

https://lh5.googleusercontent.com/fgrAyAwI8KxjjYkfFw2Qgm1xRy2sZy5gX3H16YJmTo6tkiWiOod4zRCGPi9iOca2n9vk7VBs3-EWaIoadhcbAVi2whKzDjIvXKoDc4f3cgKjuKnxrYMG28qMB_iZK29C_i0W_lo

 

Nghi lễ thay đổi tùy theo văn hóa của các quốc gia nhưng mục đích vẫn giống nhau. Ngay bản thân cố tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng không thoát khỏi chuyện này khi ông du hành trên chiến hạm USS Indianapolis năm 1936 khi chiến hạm này vượt đường xích đạo.

https://1.bp.blogspot.com/-8aMUWrS2pcE/XYWMBWCk9xI/AAAAAAAA3Ig/ItfUoT-GgMo4WpJnRbOTE6wYtHCrTdJ4wCLcBGAsYHQ/s640/1280px-ShellbackCertificate1928.jpg
Bản tuyên án được đọc cho tổng thống được truyền lại như sau:

 

“You will accept most heartily and with good grace the pains and penalties of the awful torture that will be inflicted upon you to determine your fitness to be one of our Trusty Shellbacks,”

 

Ngoài những “shellback” thông thường c̣n có hai loại shellback đặc biệt như sau.

 

-Golden Shellback: Nếu chiến hạm vượt đường xich đạo ở giao điểm với đường Kinh Tuyến Đổi Ngày (International Date Line) khoảng 900 hải lư phía đông của đảo Nauru về hướng bắc của Australia trên Thái B́nh Dương.

 

-Emeral Shellback: Nếu chiến hạm vượt xích đạo ở giao điểm với đường Prime Meridian tức là đường kinh tuyến đi ngang Greenwich, England cách quần đảo Săo Tome and Principe khoảng 460 hải lư gần lục địa Africa trên biển Đại tây Dương.

 

Năm 2010, Thủ tục Crossing Equator Rituals đă được thực hiện một cách long trong giữa những hải quân quốc tế khi các thủy thủ và giới chức hải quân của nhiều quốc gia như United States, Mexico, Argentina, Brazil, Columbia, Peru and Uruguay đă vượt đường xích đạo trên chiến hạm USS New Orleans LPD-18.

https://1.bp.blogspot.com/-xChlPoNu9fA/XYWMBfngcKI/AAAAAAAA3Ic/nhGpXCZDzq8tTiqpVAPeBp9c5Cg2bNjcACLcBGAsYHQ/s640/daix.jpg

Trung úy Juan Rosato của hải quân Argentina phát biểu cảm tưởng như sau: “Hải quân của chúng tôi cũng có những nghi thức tương tự. Thât là thú vị khi biết rằng những truyền thống trong hải quân được ǵn ǵữ và truyền đạt với tính cách quốc tế. Đó là một vinh dự cho tôi khi được tham dự nghi lễ này và cũng nhớ đó tôi nghĩ giữa hải quân quốc tế đă có nhiều cảm thông hơn.” 

 

Nghi lễ hạ thủy một chiến hạm. 

 

Trong lịch sử nhân loại cận đại, người ta đă quan trọng hóa vai tṛ của các chiến hạm và các thương thuyền. Bài sưu khảo này sẽ dùng Hải quân Hoa Kỳ làm tiêu biểu trong công việc t́m hiểu sâu rộng hơn. Nghi lễ hạ thủy chiến hạm của hải quân quốc tế cũng tương tự như hải quân Hoa Kỳ.

 

Trong khi các vũ khí chiến lược như phi cơ chiến đấu, thiết giáp chưa bao giờ được chính phủ đặt tên ngoài những danh số được sơn trên thân máy bay hoặc thiết giáp. Ngược lại các chiến hạm được đối xử một cách trân trọng. Tất cả các chiến hạm đều được mang danh hiệu USS (United States Ship) đi trước tên chiến hạm thí dụ như USS Midway CV-41, USS Dewey DDG-105.

 

Nguyên tắc đặt tên cho các chiến hạm Hoa Kỳ có thể tóm tắt như sau: 

 

Aircraft Carrier: đặt theo các trận hải chiến nổi tiếng như Midway. Thời gian gần đây người ta dùng tên của các vị tổng thống như USS Ronald Reagan CVN-76, USS Abraham Lincoln CVN-72. 


https://1.bp.blogspot.com/-CWZ77r1hiuQ/XYWMZZyftXI/AAAAAAAA3Is/H57Ld_MdvY4GwjfelRyeLm-itCt_DHVBQCLcBGAsYHQ/s640/3.jpg


Thiết Giáp Hạm USS Misouri BB=63 đang nă hải pháo 400 ly

Battle Ships: dặt theo tên tiểu bang như USS Missouri BB-63, USS Iowa BB-61, USS Wisconsin BB-64. 

 

Cruisers: đặt theo tên của các thành phố lớn như USS Ticonderoga CG-47, USS Indianapolish CA-35. 

 

Destroyers; đặt theo tên các sĩ quan hoặc thủy thủ có nhiều chiến tích và công trạng với US Navy như USS Zumwalt DDG-1000. Zumwalt là tên của một đô đốc nổi danh của Hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 70 (Elmo R. Zumwalt). Ông cũng là một sĩ quan hải quân trẻ tuổi nhất nắm chức vụ CNO (Chief of Naval Operation). DDG-1000 là một khu trục hạm tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ với kỹ thuật tàng h́nh Stealth Technology. 

 

Có một chi tiết nhỏ là trong khi các chiến hạm được nhân cách hóa là giống cái nhưng tên của chiến hạm có thể là một người đàn ông. Không biết có ai trong giới phụ nữ lên tiếng phàn nàn về chuyện này không. Trong thời gian sau này, một số chiến hạm US Navy được đặt tên theo phái nữ là những nhân vật nổi tiếng như USS Mary Sears AGS-65, USS Grabrielle Gifford LCS-10.

 

Hải quân hoàng gia Anh quốc cũng cho các chiến hạm của họ với 3 mẫu tự HMS (Her Majestic Ship) như HMS Dauntless D-33 (Guided Missle Destroyer), HMS Astute S119 (Nucleared Attack Submarine), HMS Hood.

https://1.bp.blogspot.com/-fcHBCnuykJ4/XYWNQfTUlxI/AAAAAAAA3JA/8mvSpv2-3H4AX1QOQ-yh4lG-3Y0jJqycACLcBGAsYHQ/s640/Type-45-Destroyer-gas-turbine-engine-problems-1014x487.jpg

 

Nghi lễ hạ thủy (Launch Ceremony) là một thí dụ đển h́nh của sự trân trọng của Hải quân Hoa Kỳ đối với một chiến hạm. Nghi thức này gồm có lễ rửa tội (Chistening) với mẹ đỡ đầu, đặt tên cho chiến hạm, Ủy nhiệm (Commission) etc. 

 

Mở đầu buổi lễ, chiến hạm được chính thức đặt tên cùng với danh hiệu, lễ hạ thủy tiếp nối với một chai sâm banh khi tàu rời ụ nổi từ từ xuống nước. Nghi lễ rửa tội Christening được cử hành với chai sâm banh được người mẹ đỡ đầu đập vào mũi tàu khi sợi dây cuối cùng được cắt. Người mẹ đỡ đầu của một chiến hạm được chọn lựa kỹ càng và thường có một sự liên hệ với tên chiến hạm. Thí dụ như Đệ Nhất phu nhân Nancy Regan là mẹ đỡ đầu cho Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan CVN 76. Hàng Không Mẫu hạm mới nhất của Hoa Kỳ USS Gerald R. Ford CVN 78 được hạ thủy ngày 3 tháng 10, 2013 với mẹ đỡ đầu là bà Susan Ford Bales, con gái của cố tổng thống Gerald R. Ford. Chiến hạm USS CVN 78 được chuyển giao cho Hải Quân Hoa Kỳ ngày 22 tháng 7, 2017. Chiến hạm đă được chính thức giao trách nhiệm hoạt động với toàn thể thủy thủ đoàn cùng ngày. Nghi lễ này được gọi là Formally Commission và dự trù sẽ chính thức hoạt động vào giữa năm 2020. Trung b́nh Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ phục vụ khoảng 50 năm. Sau đó sẽ được De-Commisioned và trở thành những Chiến hạm Bảo Tàng Viện cho du khách viếng thăm. Tưởng cũng nên giải thích thêm về hai danh từ Commision và De-commission của một chiến hạm. Trước hết chúng ta nên biết tất cả các sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ đều được gọi là Commisioned Officers trong ngày lễ ra trường sau khi nhận văn bằng tốt nghiệp. Các sĩ quan này đă được giao một trách nhiệm được đề cập trong lời thề như bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ, tuân lệnh vị tư lệnh tối cao của quân đội tức tổng thống Hoa Kỳ. Các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng chính thức được commisioned khi đưa tay thề trong ngày lễ ra trường. Nghi lễ hạ thủy chiến hạm có nhiều phần như đă nói ở trên trong đó sau khi được chính thức được Commisioned chiến hạm này sẽ được xem là một thành phần của Hải Quân Hoa Kỳ. Sau một thời gian phục vụ trung b́nh từ 40-50 năm, các chiến hạm sẽ được chính thức về hưu với nghi lễ Decomissioning cũng long trọng không kém với sự tham dự của các thủy thủ đoàn và gia đ́nh đă từng phục vụ chiến hạm sắp về hưu.

 

Các chiến hạm sau khi về hưu được đem vào những hạm đội dự bị. (US Reserved Flets) Hải quân Hoa Kỳ có hai hạm đội dự bị. Atlantic Reserved Fleet và Pacific Reserved Fleet. Một số chiến hạm nổi tiếng được chính phủ cho phép tân trang lại để trở thành những Bảo tàng viện cho du khách thăm viếng. Bạn đọc có thể thăm viếng những chiến hạm này nếu có dịp. 

https://1.bp.blogspot.com/-jBpmj1pYhvs/XYWMZRXoWbI/AAAAAAAA3Iw/RYEfWGYYs6kxlc2x2sftNpn__br-C1OcwCLcBGAsYHQ/s640/2.jpg

 

USS Missouri BB-63. Trên chiến hạm này, đại tướng Mc. Arthur đă chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản năm 1945. Sau đó Đệ Nhị Thế chiến chính thức chấm dứt. Chiến hạm được decommissioned năm 1955. Chiến hạm hiện đang neo ở Honollu, Hawá. 

https://1.bp.blogspot.com/-T-HxlNtiE2U/XYWNyQJXitI/AAAAAAAA3JI/VXe3wAbiZD8__447kEnKLxcrtbDVg3WrACLcBGAsYHQ/s640/USS_Lexington_%2528CVS-16%2529_underway_in_the_1960s.jpg


USS Lexington CV-16

USS Lexington CV-16. Hàng Không Mẫu Hạm (Essex-class). Chiến hạm hạ thủy năm 1942. Decomissioned 1991. Hiện đang tọa lạc ở Corpus Christi, Texas. 

USS Midway, CV-41. Hàng Không Mẫu Hạm. Hạ thủy 1945. Decommissioned 1992. Chiến hạm này từng tham dự vào chiến tranh Việt Nam. Một số lớn người tị nạn Việt Nam đă từng được chiến hạm này cứu vớt năm 1975. Hiện đang neo ở San Diego, California. 

https://1.bp.blogspot.com/-_fJCrqOptRQ/XYWOMjKsZ1I/AAAAAAAA3JU/QcF--9kkFoswJCVGIf3qSmJDFUkqup68ACLcBGAsYHQ/s640/c700x420.jpg

 

Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà cũng đặt tên cho những chiến hạm. Khu Trục hạm HQ1 (DE-251) được đặt tên là Trần Hưng Đạo, một danh tướng đời nhà Trần và cũng là Thánh Tổ của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Khu Trục hạm HQ4 (DE-334) có tên là Trần Khánh Dư, một danh tướng khác trong lịch sử chống giặc Tàu của dân tộc Việt Nam.Các Dương Vận Hạm LST được đặt tên của những thành phố lớn của miền Nam như HQ500 Cam Ranh, HQ501 Đà Nẵng. Hải Vận Hạm LSM được đặt tên với những gịng sông như HQ404 Hương Giang, HQ405 Tiền Giang. Các Tuần dương Hạm WHECH được đặt tên theo những danh tướng của lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc như HQ3 Trần Nhật Duật, HQ5 Trần B́nh Trọng,HQ16 Lư Thường Kiệt, HQ17 Ngô Quyền. 

https://1.bp.blogspot.com/-gZQTG17KG6I/XYWAj_urR_I/AAAAAAAA3Hs/M8MWDHPHzGQaPzH9gfOx1ERwrmGoxgh7ACLcBGAsYHQ/s640/6.jpg

Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ 5, Trần Nhật Duật HQ 3

Truyền thống của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa. 

 

https://1.bp.blogspot.com/-IhEi9B4u0zw/XYV_OJiQTnI/AAAAAAAA3HI/0CpQ89T8Y1YldETLvvvmwvS7V6mbYv-mACLcBGAsYHQ/s640/nhai.jpg

Một trong những truyền thống mà tôi được dạy dỗ trong ngày đầu tiên gia nhập quân trường là phải kính trọng đàn anh một cách tuyệt đối. Đàn anh nói đứng là không được ngồi. Đàn anh nói 2+2=5 cũng không dám căi. Viết đến đây tôi nhớ lại một chuyện cười viết về chế độ ưu việt của Cộng sản. Nghe nói tại một đơn vị nọ người ta đang t́m một chân kế toán binh lương. Sau khi gạn lọc kỹ càng cộng thêm nhiều người gửi gấm, cuối cùng vị thủ trưởng ngồi xuống để phỏng vấn ba ứng viên được lọt vào ṿng chung kết. Ông hỏi người thứ nhất: 2+2 là mấy? Anh này trả lời là 4. Lập tức anh bị đánh rớt. Người thứ hai cũng được hỏi 2+2 là mấy? Anh thứ hai cũng trả lời là 4. Anh cũng bị đuổi ra ngoài. Đến người thứ ba khi được hỏi 2+2 là mấy th́ anh này láu cá và khôn ngoan hơn. Anh ghé tai hỏi người phỏng vấn: Vậy th́ đồng chí muốn 2+2 là bao nhiêu? Anh này được tuyển dụng ngay tại chồ.

 

Hệ thống tự chỉ huy của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang có nhiều truyền thống rất đáng được đề cập trong bài sưu khảo này. Điều đầu tiên đáng nói nhất là tinh thân hữu giữa đàn anh và đàn em. Trong những ngày đầu nhập quân trường đàn em mà gặp đàn anh là sợ như gặp một hung thần. Chuyện ǵ cũng có thể bị lôi ra phạt. Một thí dụ như khi thanh tra pḥng ốc, cán bộ đàn anh đeo găng tay trắng quẹt trên nóc tủ rồi tuyên bố pḥng không sạch sẽ thế là cả pḥng bị phạt. Mà h́nh phạt th́ đủ kiểu từ móc gị, thăng thổ (nhảy cóc), Chong Koon (hít đất mà bàn tay phải nắm lại trên nền gạch). Pḥng nào không bị bắt lỗi th́ bị khép vào tội hại bạn bè thế là công bằng, cả khóa bị phạt. Tôi c̣n nhớ có một niên trưởng đă từng nói với một người đàn em là “các anh chỉ có mỗi một tội độc nhất là làm đàn em”. Sau này khi lên chức đàn anh, chúng tôi mới nhận thức được quân trường đă tập cho khóa đàn em là quen với quân phong quân kỷ, hệ thống quân giai, học cách tuân lệnh tuyệt đối và đó cũng là nền móng của kỷ luật trong quân đội. Th́ hành trước khiếu nại sau. 

 

Một truyền thống đáng quư của quân trường Nha Trang là tổ chức những nghi thức truyền thống cho khóa đàn em trong thời gian mới nhập quân trường như Nhận Đại Dương làm Mẹ. Cả khóa đi bộ qua đường Duy Tân lội xuống biển nhận Mẹ và uống sữa Mẹ là nước biển. Đêm đầu tiên trong quân trường cả khóa ra Thao Diễn Trường tŕnh diện các Đao Phủ Thủ với áo đại lễ trắng, đầu đội nón ngược, quần short xanh và đi giầy 10H10. Bài diễn văn chào mừng khóa đàn em do các Đao Phủ Thủ đồng thanh hét vang quân trường để cướp tinh thần đàn em thật khủng khiếp. Những ngày sau đó có nhiều món ăn chơi thật độc đáo. Màn Khiêu Vũ trên đồi cát, Tắm suối Tiên từng cặp đàn em ôm nhau lăn xuống vùng nước đọng sau trường vv. Nhưng đáng nhớ nhất là “Lễ Nhận Bố Con” cho hai khóa đàn anh và đàn em trong thời gian huấn nhục. Mỗi đàn anh nhận một đàn em làm con. Người Bố có nhiệm vụ chỉ dạy, săn sóc người Con trong những tuần đầu khi con ḿnh c̣n ngây thơ bỡ ngỡ. Tuy chỉ là Bố Con trong tinh thần nhưng giữa hai người thực sự xưng hô Bố Con khi đối thoại và một t́nh thân thiết được h́nh thành mà có nhiều cặp bố con vẫn giữ liên lạc sau khi ra trường.

 

Sự khác biệt giữa đàn anh và đàn em được thể hiện một cách nghiêm túc ở quân trường. Đàn em giơ tay chào niên trưởng sáu bước khi đi ngược chiều và thôi chào sau khi qua mặt đàn anh 3 bước. Trong khi khóa đàn anh ăn cơm th́ khóa đàn em đứng phơi nắng hè ở Thao Diễn Trường để những người đàn anh cán bộ thanh tra quân phục và t́m ra đủ mọi cớ để phạt. H́nh phạt thông dụng nhất là chạy quanh Thao Diễn Trường mà chúng tôi gọi là “chạy chờ cơm”. C̣n nhớ những ngày đầu khi mới vào quân trường không ai có thể chạy đủ một ṿng nhưng chỉ vài tháng sau là chúng tôi chạy 5, 10 ṿng rất dễ dàng. Th́ ra đó cũng là một cách rèn luyện thể lực mà các cấp chỉ huy có chủ ư. Trong quân trường có những con đường trải đá rất đẹp nhưng chỉ có đàn anh mới được quyền đi mà chúng tôi gọi là “Đường Quan”. Chàng đàn em nào bị bắt gặp trên con đường quan là bị làm dê tế thần ngay lập tức.

https://1.bp.blogspot.com/-3yHv8NzJGS0/XYWAV5dAMJI/AAAAAAAA3Hk/4wW7OwufbmwjZllL4z9odFcPLjwakIHigCLcBGAsYHQ/s640/huan%2Bnhuc.jpg

 

Khóa đàn anh dạy dỗ khóa đàn em rất chu đáo trước khi được đi bờ lần đầu tiên sau ngày lễ gắn Alpha. Dĩ nhiên là có thanh tra bộ tiểu lễ trắng mới giặt ủi láng cớng, bảng tên, giây biểu chương phải đeo đúng cách, giầy trắng không một hạt bụi. Sau đó có màn dặn ḍ ra đường phải nghiêm chỉnh không cười nói lố lăng làm mất mặt SVSQ Hải Quân. Đi đứng thẳng lưng, ưỡn ngực mặt mũi nghiêm chỉnh. Trong quán nước phải lấy muỗng ra khỏi tách cà phê hay ly nước ngọt trước khi uống để chứng tỏ ḿnh là ngưới lịch sự có văn hóa. Đi với bạn gái bao giờ cũng để người yêu đi phía bên trái. Một điều cấm kỵ nữa là không được ngồi xích lô. Và các cán bộ đàn anh cũng không quên nhắc nhở là các niên trưởng sẽ ghi tên những đàn em vi phạm trên đường phố để phạt nặng khi về trường và sẽ bị cấm đi bờ tuần sau. SVSQ Hải Quân là phải sáng nước, đàn anh dặn ḍ như thế. Từ đó mỗi cuối tuần, những bộ quân phục tiểu lễ trắng đi cạnh những bóng hồng tô điểm đường phố Nha Trang thêm rực rỡ. Thời gian học ở Nha Trang là một khoảng đời thật đẹp của các SVSQ Hải Quân. Rồi ngày thi cuối khoá cũng đến. Chúng tôi học ngày học đêm v́ cái ác mộng bị đánh rớt th́ thật là mất mặt bầu cua với bạn bè, gia đ́nh và nhất là với người yêu nên ai cũng học chết bỏ. 

 

Một truyền thống đáng quư của Hải quân quốc tế nói chung và hải quân VNCH nói riêng là sự kính trọng của quân nhân đối với các sĩ quan thâm niên. Truyền thống này cũng có thể bắt nguồn từ quy chế đàn anh và đàn em cùng chung một quân trường mà có. Tự nhiên như có một sợi dây vô h́nh kéo những sĩ quan thụ huấn ở Nha Trang lại gần với nhau hơn.

 

Tôi đă từng thực tập các chiến hạm HQ500 và HQ3 là những đơn vị lớn của hạm đội. Kỷ luật trên những chiến hạm này dĩ nhiên là rất nghiêm túc.Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tŕnh diện HQ500, chúng tôi đă bị vị sĩ quan trực hạm kiều thuộc khóa 20 giảng dạy thế nào là quân phong quân kỷ của trường SQHQ Nha Trang. Sau này là nhân viên cơ hữu trên HQ612 là một đơn vị nhỏ nên tương đối dễ thở hơn.

https://1.bp.blogspot.com/-pacTrxBwegg/XYV_CNuD0LI/AAAAAAAA3HE/hKdPOh-PVkIQzov4CVZzp3okpoealRLTgCLcBGAsYHQ/s640/VN_navy8.jpg

Một sĩ quan mới ra trường được coi là kém thâm niên nhất. Khi tân đáo thường nhận trách nhiệm là Sĩ quan Ẩm thực và Binh lương, một chức vụ làm tôi nhức đầu không ít. Mỗi tháng khi theo hạm trưởng xuống Bộ Tư Lệnh Hạm Đội lănh lương chiến hạm là tôi hồi hộp nhất. Sau khi lănh tiền về phát lương cho thủy thủ đoàn xong th́ phần tiền c̣n lại là lương của ḿnh và khi đếm lại th́ bao giờ cũng thiếu. Chuyện rắc rối là ngoài việc khấu trừ tiền cơm, tôi c̣n phải rút sổ nợ ra để trừ lương những ai găi đầu găi tai mượn tiền tôi trong những lần về bến. Mấy chàng thủy thủ thường hay bay bướm và chơi đẹp với bè bạn nên tiền lính tính liền nên chuyện mượn tiền Sĩ Quan Ẩm thực xảy ra như cơm bữa. Đến lúc lănh lương th́ tôi phải khấu trừ tiền họ đă mượn. Đôi khi tôi quên th́ người mượn cũng lờ đi không nhắc. Ngu sao mà nhắc? V́ thế khi có sĩ quan đàn em xuống tàu là tôi mừng hết lớn, bàn giao ngay trọng trách. Ngoài ra trong các dịp lễ lạc, Sĩ quan kém thâm niên thường lănh nhiệm vụ đọc thực đơn của những bữa ăn đăi thượng khách của đơn vị. Thượng khách đây có thể là một phái đoàn dân sự thăm chiến hạm hoặc những sĩ quan cao cấp từ Bộ Tư Lệnh đến thanh tra đơn vị.

 

Nếu Hải Quân Hoa Kỳ có 3 mẫu tự USS là US Ship th́ các chiến hạm của hải quân Việt Nam đề có 2 mẫu tự HQ đi trước số hiệu. Hải Quân VNCH c̣n tặng hai mẫu tự HQ cho tất cả các sĩ quan đi trước cấp bậc thí dụ như HQ Trung Úy Đặng Văn X, HQ Đại tá Nguyễn văn Y. và được ghi trong tất cả giấy tờ chính thức như căn cước quân nhân, sự vụ lệnh, công điện. Chuyện này chỉ áp dụng với Sĩ Quan Hải Quân trong khi các sĩ quan của binh chủng khác như Bộ binh hoặc Không quân th́ không có chuyện này. Tôi chưa bao giờ nghe nói có một BB Thiếu uư hoặc một KQ Đại úy trong QLVNCH. Có biết tại sao Hải Quân lại được đối xử một cách đặc biệt như vậy không? Câu trả lời là Hải Quân Việt Nam đương nhiên phải đặc biệt rồi. Không đặc biệt th́ không phải là Hải Quân.

https://1.bp.blogspot.com/-OGQKVRmYh-k/XYWBfgmNwJI/AAAAAAAA3IQ/n5pXWGcKCQULDcb5Sm-otzlBAklDllU4gCLcBGAsYHQ/s640/1c.jpg

 

Thủy thủ đoàn thường được chia thành ít nhất là 3 nhóm để thay phiên điều hành chiến hạm v́ mỗi chuyến hải hành thường kéo dài 2 cho đến 3 ngày và nếu hải hành viễn dương th́ vài tuần lễ. Mỗi Khi cặp bến lúc nào cũng có một nhóm trực lại trên tàu khi hai nhóm kia rời tàu đi bờ. Khi cặp bến th́ không ai được lên bờ cho đến khi hạm trưởng rời tàu.Khi ông rời tàu là một hồi c̣i do nhóm trực hạm kiều thổi và trên loa phóng thanh là câu “ Hạm Trưởng rời tàu” và lá cờ đại diện hạm trưởng được kéo lên cột cờ. Khi thấy lá cờ này hiện diện trên cột cờ chiến hạm th́ ta biết người Hạm Trưởng không có trên tàu. Và dĩ nhiên khi ông trở lại chiến hạm th́ lá cờ được kéo xuống và loa phóng thanh lại xướng “Hạm Trưởng về tàu”. Khi mới gia nhập hải quân nh́n thấy vị hạm trưởng được đối xử một cách rất trân trọng, tôi thầm nói “Sẽ có một ngày..”. Ngày c̣n trong hải quân mỗi khi đi ca tôi thường nh́n cái ghế hạm trưởng trên đài chỉ huy mà thèm. Lắc lư con tàu đi theo nhạc Anh Thy, hai chân phải đứng tấn suốt 4 tiếng đồng hồ mệt lả người nếu được ngồi th́ sướng phải biết. Nhưng đừng có lạng quạng. Dù hạm trưởng không có mặt trên đài chỉ huy ghế bỏ trống đó nhưng ai mà ngồi lên mà bị bắt quả tang là lănh 4 củ như chơi. Tôi đành nói thầm “Sẽ có một ngày..”

                  https://1.bp.blogspot.com/-wAWthwPdXmU/XYV_rSYHd2I/AAAAAAAA3HQ/pJJO-Zr7Y6ILXlBYsWMA5BQrqNl4qJTYACLcBGAsYHQ/s1600/5.jpg https://1.bp.blogspot.com/-S2V6BPprjwU/XYV_rZQQqEI/AAAAAAAA3HU/PZoMwbUW-IULecV9ASOkg-rnVnL6Rsh6gCLcBGAsYHQ/s1600/4.png

 

Trong giới hải quân quốc tế cũng như Việt Nam Cộng Ḥa, chức vụ hạm trưởng là một ngôi vị cao quư mà khi gia nhập hải quân ai cũng ước mơ “Sẽ có một ngày..” Nhưng đeo được bánh lái Hạm Trưởng không dễ dàng. Phải là một người hải vụ thâm niên, có tài lănh đạo chỉ huy, giỏi về hải hành, ch́ sóng, vận chuyển cặp cầu như lấy đồ trong túi, thông hiểu máy móc chiến hạm để không bị đàn em qua mặt và dĩ nhiên là trong những năm trước đó không vi phạm lỗi lầm trong cuôc đời hải nghiệp. Đă có nhiều sĩ quan cao cấp nhưng suốt đời hải nghiệp vẫn không được vinh dự đeo bánh lái hạm trưởng. 

 

Cũng theo truyền thống th́ người hạm trưởng có quyền uy tuyệt đối với thuỷ thủ đoàn thí dụ như “tiền trảm hậu tấu” trong những thế kỷ 18, 19 để duy tŕ trật tự trên chiến hạm khi hải hành giữa đại dương. Bởi thế hải quân Pháp vẫn truyền tụng câu nói bất hủ của một vị hạm trưởng nào đó là “Après Dieu, C’est Moi “. Tạm dịch là “Sau Trời là Ta /After God, It's Me ”. Dĩ nhiên quyền hạn cũng đi đôi với trách nhiệm. Khi hải hành mà xảy ra tai nạn như đụng tàu là kể như đời hải nghiệp của người hạm trưởng chấm dứt. Trong giới hàng hải thương thuyền thời cổ nếu có ǵ bất trắc xảy ra khiến tàu ch́m th́ người thuyền trưởng thường chết theo con tàu trong ḷng đại dương. Thât hào hùng thay. Nhận đại dương là mẹ th́ chết trong ḷng mẹ là chuyện đương nhiên.

 

Khi tàu nghỉ bến lúc nào cũng có một nhóm nhân viên cơ hữu trực hạm kiều được chỉ huy bởi một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một người lính mang vũ khí. Sổ nhật kư hạm kiều ghi lại tất cả những chuyện xảy ra thí dụ những ai lên tàu và ngày giờ. Thủ tục chào sĩ quan trực hạm kiều được áp dụng triệt để. Cho dù người lên tàu là sĩ quan thâm niên hơn sĩ quan trực th́ thủ tục chào kính vẫn không thay đổi. Tôi c̣n nhớ khi đi thực tập trên một chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, khi từ hạm kiều đặt bước chân đầu tiên trên sàn tàu, tôi và một người bạn đồng khóa đưa tay chào lá cờ Mỹ trên cột cờ trước nhất, sau đó đưa tay chào vị sĩ quan trực hạm kiều (OOD: Officer of the Deck) và “Request permission to come aboard, Sir”. Vị sĩ quan này đưa tay chào và đáp lễ “Your Request is granted, Sir”. Nhật kư hạm kiều ghi lại tên và cấp bậc và ngày giờ chúng tôi lên tàu. Sau đó chúng tôi được đưa vào tŕnh diện hạm trưởng. Và như thế ngày đầu tiên của tôi trên một chiến hạm Hoa Kỳ đă thực sự bắt đầu.

 

https://1.bp.blogspot.com/-m4xc2zPQ724/XYWAjylB4nI/AAAAAAAA3Hw/zmfEl4aUzvMTIoRvhoXF7HyGbNYDGCNtgCLcBGAsYHQ/s640/1a.jpg Hộ Tống Hạm Đống Đa HQ 07


https://1.bp.blogspot.com/-FXKpAJImDfI/XYWAjx9aSUI/AAAAAAAA3Ho/8uUrVyzHH0cKlEe1TlKGq5vNsHBQxkx6wCLcBGAsYHQ/s640/1g.jpg  
Hải Vận Hạm Ninh Giang HQ 403

https://1.bp.blogspot.com/-im5kSHYObQA/XYWAkMn1j4I/AAAAAAAA3H0/Za1-FMcPzjE2ibIoJMwACl-RfFcAjMrbgCLcBGAsYHQ/s640/8.jpg


Trợ Chiến Hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230


Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đă từng là một hải lực hùng hậu nhất Đông nam Á trong thập niên 70.
Với một quân số hơn 40,000 gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ, Hạm Đội và các Duyên Đoàn của năm vùng Duyên Hải đă bảo vệ an ninh lănh hải từ vĩ tuyến 17 của Cửa Việt , ṿng qua mũi Cà Mau sang Vịnh Thái Lan trong đó có những ḥn đảo lớn đáng kể như Phú Quốc, Ḥn Tre,Thổ Châu, Cù lao Rái. Ngoài ra các chiến sĩ của các Giang Đoàn Thuỷ Bộ, Xung Phong, Ngằn Chận,Tuần Thám làm chủ các sông rạch miền Tây để ǵn giũ an ninh cho các thuyền bè lưu thông trên sông được an toàn. Chuyến hải hành sau cùng của Hải Quân Viêt Nam đă đưa hàng chục ngàn đồng bào di tản an toàn trong giờ thứ 25. Những chiến sĩ hải quân một thời áo trắng của miền Nam Việt Nam giờ đă tản mác khắp bốn phương. Mới đó mà đă hơn 40 năm. Thời gian trôi nhanh. Người c̣n người mất. Bây giờ chúng ta là những người thủy thủ già, mất tàu, mất cả đại dương và từ từ sẽ biến vào hư vô như lời của McArthur, một danh tướng của quân đội Hoa Kỳ đă từng nói: “Old soldiers never die. They just fade away”.  

Trường Phúc, September, 2019

Trở lại