Trận tái chiếm Quảng Trị 1972

Trần Trung Chính

Người viết vừa nhận được quyển Quân Sử của Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do cựu Thiếu Tá Phạm Cang - nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC từ Iowa gửi tặng. Cựu Thiếu Tá Phạm Cang - Khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt là người tù cùng Trại B́nh Điền với người viết và hiện nay (2017) ông là đương kim Chủ Tịch của Tổng Hội TQLC/VN tại Hoa Kỳ. (Trần Trung Chính)

Trong bài viết này, người viết chú trọng đến phần chiến công của Sư Đoàn TQLC trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972 để ghi nhận tài điều binh của các sĩ quan các cấp trong Sư Đoàn TQLC cũng như sự dũng cảm và hy sinh vô bờ bến của các quân nhân tham dự chiến dịch này. Nhưng quả là thiếu sót lớn nếu không đề cập đến các chiến công và nỗ lực cũng như hy sinh của các quân nhân các cấp trực thuộc các đơn vị khác như Sư Đoàn 3 Bộ Binh (BB), Sư Đoàn 1 BB, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Lữ Đoàn Dù, các Lữ Đoàn TQLC, các tiểu đoàn Pháo Binh, các chi đoàn chiến xa M41 và M48, Tiểu Khu Quảng Trị, các Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) thuộc Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và Quảng Trị, các đơn vị Lôi Hổ và Lực Lượng Đặc Biệt, các chiến sĩ Không Quân và Hải Quân của QLVNCH…v…v…

Tài liệu của sĩ quan Lê Văn Trạch (Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB) tiết lộ rằng Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n cũng như Pḥng 2 của Sư Đoàn 3 BB và Pḥng 2 của Quân Đoàn 1 bị quân đội Cộng sản Bắc Việt đánh lừa bằng cách tạo ra những mật lệnh truyền tin cũng như mở ra những cuộc tấn công hạn chế tại Quân Khu 2 khiến Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh đổi quân vào đúng ngày 30 tháng 3 năm 1972 – là ngày cộng quân Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công toàn diện tại Quảng Trị. Lệnh đổi quân sẽ hoàn tất vào 6 giờ chiều cùng ngày, nhưng từ 12 giờ trưa, Tướng Vũ Văn Giai và Đại Tá Cố Vấn sẽ bay về Sài G̣n nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần (theo sách Easter Offensive của Đại Tá H. Turley).

Chiến trận Quảng Trị đă trôi qua 45 năm, nhiều tài liệu của 2 bên lâm chiến đă được công bố, nhưng những điều đă được công bố (có cả h́nh ảnh và thủ bút của những người tham dự chiến trận) th́ không phải là những điều được người viết tŕnh bày tại bài viết này. Cũng có thể độc giả đ̣i hỏi người viết phải trưng ra tài liệu để minh họa cho lập luận tŕnh bày, xin trả lời là cá nhân người viết không có những tài liệu đó, vấn đề được tŕnh bày ở đây thuộc về nhận xét riêng của người viết. Cũng không có vấn đề “ĐÚNG, SAI” đặt ra ở đây v́ mục đích của bài viết là để chúng ta nên nh́n trận chiến Việt Nam qua nhiều vị trí quan sát khác nhau để thế hệ kế tiếp có dịp ngó lại các sự kiện lịch sử gần giống với thực tế đă từng xảy ra trước đó!

Trước tiên, hăy cùng ôn lại chút chuyện đầu thời Chiến Quốc. Khi đó, Tôn Tẫn, tương truyền là cháu của Tôn Tử – tác giả của Binh Pháp Tôn Tử, đă dùng diệu kế để giúp Đại Tướng Điền Kỵ của nước Tề thắng Tề Vương trong cuộc đua ngựa, với ba loại Giỏi, Thường, và Kém. Ṿng đầu cuộc đua, Tôn Tẫn đă cố vấn Điền Kỵ đưa ngựa kém ra đua với ngựa giỏi của Tề Vương. Kết quả: 0-1, phần thua về Điền Kỵ. Ṿng hai, Điền Kỵ lấy ngựa giỏi ra đua với ngựa thường của Tề Vương: Kết quả: 1-1. Ṿng ba, Điền Kỵ lấy ngựa thường ra đua với ngựa kém của Tề Vương. Sau 3 ṿng đua, Điền Kỵ thắng Tề Vương với tỷ số 2-1.

Trở lại với chiến trận Quảng Trị, trái với nhận định của sĩ quan Lê Văn Trạch (pḥng 2 của Sư Đoàn 3 BB), người viết cho rằng chính lực lượng xâm lăng của Cộng quân bị lừa vào BẪY và RỌ ngay tại vùng Quảng Trị giới tuyến để rồi chịu nhận một tổn thất sinh mạng quá lớn lao.

Diễn tŕnh lọt vào BẪY và RỌ của quân Bắc Việt gần giống với cuộc đua ngựa do Tôn Tẫn bày mưu sắp xếp:

1. Chỉ trong 48 giờ chiến đấu, Trung Tá Phạm Văn Đính của Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3 BB kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt vào lúc 14:30 ngày 2 tháng 4 năm 1972. Gần một tháng sau, Tướng Vũ Văn Giai hạ lệnh Sư Đoàn 3 BB rút khỏi Quảng Trị, đó là ngày 1 tháng 5 năm 1972. Kết quả 1-0, phần thắng nghiêng về phía quân cộng sản.

2. Đến 14:30 ngày 1 tháng 5 năm 1972, Lữ Đoàn 147 TQLC và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh rút khỏi thành phố Quảng Trị. Tới ngày 2 tháng 5 năm 1972, pḥng tuyến cuối cùng của QL/VNCH là sông Mỹ Chánh do 2 Lữ Đoàn TQLC, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và 01 Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn giữ và Cộng quân cũng bị chận đứng tại đây, không tiến thêm được bất cứ tấc đất nào nữa. Kết quả 1-1.

3. Ngày 1 tháng 5 năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là pḥng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kế hoạch tái chiếm Quảng Trị khởi đầu từ ngày 19 tháng 6 năm 1972 cho đến 19 tháng 9 năm 1972 (thời hạn 3 tháng). Tiểu Đoàn 5 TQLC do Thiếu Tá Phạm Văn Tiền chỉ huy đă cắm cờ VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 16 tháng 9 năm 1972 – trước thời hạn ấn định 3 ngày. Kết quả 2-1 chung cuộc cho chiến trường Trị Thiên vào năm 1972, phần thắng nghiêng về phía VNCH.

Ghi chú của người viết:

Từ điển VN định nghĩa như sau:
BẪY: (Danh từ):
Dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết loài vật hoặc kẻ địch; thí dụ: bẫy chông, chim sa vào bẫy.
Cái bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào.

(Động từ):
Bắt hoặc tiêu diệt bằng bẫy.
Lừa cho mắc mưu để làm hại, thí dụ: bẫy người vào tṛng.

RỌ(Danh từ):
Đồ dùng đan bằng tre nứa, h́nh thuôn dài dùng để nhốt súc vật khi vận chuyển.

Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai sau khi họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 3 BB cùng các sĩ quan chỉ huy các lực lượng yểm trợ cho chiến trường Quảng Trị, đă tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị vào khoảng 3-4 giờ sáng ngày 01 tháng 5 năm 1972. Các đơn vị đồn trú trong Cổ Thành Quảng Trị di chuyển theo hướng Tri Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng; nhưng măi đến trưa 3 chiếc trực thăng CH-54 mới bốc Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và các cố vấn Mỹ bay vào Huế.

Tại Huế, Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Huế – Thừa Thiên, hay tin Sư Đoàn 3 BB rút bỏ Quảng Trị từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1972; tin này do cố vấn trưởng của CSQG loan báo (ông này được người bạn đang là cố vấn trưởng cho Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai ngay tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB loan báo). Thiếu Tá Liên Thành liền thông báo ngay cho Thiếu Tá Hóa, lúc đó đang là tùy viên của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú – Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Thiếu Tá Hóa chưa hay biết ǵ cả, nhưng Thiếu Tá Liên Thành cho hay đây không phải là tin t́nh báo mà do chính cố vấn trưởng của CSQG sau khi nói chuyện qua điện thoại với cố vấn trưởng của Chuẩn Tướng Giai. Thiếu Tá Hóa nói sẽ gọi lại sau khi kiểm chứng.

Tới 6 giờ sáng, Thiếu Tá Hóa cho hay nguồn tin trên là đúng và xác nhận một số quân nhân và dân chúng Quảng Trị đă vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Ngay sau đó, Thiếu Tá Liên Thành phát động cuộc hành quân Cảnh Sát, bắt giữ toàn thể các phần tử thân Cộng và hoạt động cho Việt Cộng mà Ty CSQG Thừa Thiên đă thành lập danh sách đen từ trước. Con số bị bắt vượt quá 2,000 người chỉ trong 48 giờ thực hiện (đa số là các phật tử dưới trướng của nhà sư Thích Trí Quang và Giáo Hội Ấn Quang). Ông báo cáo thành quả này cho Tướng Nguyễn Khắc B́nh và yêu cầu Bộ Tư Lệnh giúp đỡ. Chưa tới 10 ngày sau, Tướng Nguyễn Khắc B́nh gửi ra Huế một chiếc hải vận hạm của Cục Quân Vận để chuyên chở hơn 2,000 người này ra đảo Côn Sơn, chịu trách nhiệm an ninh là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hải của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Tướng Nguyễn Khắc B́nh nói đây là kế hoạch “bịt tai, bịt mắt, trói chân, trói tay“ của CSQG nhằm tránh thành phố Huế bị “nội công – ngoại kích“ của Việt Cộng.

Điều đáng nói ở đây là Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 từ trong Đà Nẵng không hay biết ǵ cả, chả thế mà từ trung tuần tháng 4 năm 1972, tiếng nói của ông được phát thanh trên Đài Phát Thanh Huế có đoạn: “Quảng Trị vững như bàn thạch…”. Thiếu Tá Liên Thành nói với người viết: không ai cười Tướng Lăm về chuyện này cả v́ công chức và dân chúng th́ bận lo di tản vô Đà Nẵng, c̣n lính tráng và cảnh sát th́ lo chống giữ quân Bắc Việt để chờ Sài G̣n… tiếp viện.

Đường vào Quảng Trị 1972

Hồ sơ trận liệt của Pḥng 2, Sư Đoàn 3 BB cho hay trận chiến Quảng Trị năm 1972 rất quan trọng. Cho nên Quân Ủy Trung Ương Quân Đội Bắc Việt đă cho thành lập Đảng Ủy và Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Trị Thiên do Tướng Lê Trọng Tấn, phó Tổng Tham Mưu Trưởng, làm Tư Lệnh, Tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị làm Chính Ủy kiêm Bí Thư Đảng Ủy. Các Tướng Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doăn Quế, Hồng Sơn, Lương Đệ, Anh Nhân làm Phó Tư Lệnh Chiến Dịch. Ngay cả Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Trị là Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia vào Đảng Ủy Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch. Sau chót, Thượng Tướng Văn Tiến Dũng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, lúc bấy giờ là đương kim Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Bắc Việt, được cử làm đại diện của Quân Ủy Trung Ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược của Chiến Dịch quan trọng này.

Người viết không nêu chi tiết các đại đơn vị của Quân Đội Bắc Việt (độc giả nào cần biết chi tiết xin xem báo KBC Hải Ngoại cũng như các hồi kư của các vị chỉ huy của VNCH viết về trận chiến này). Về mặt tổng quát quân Bắc Việt có 6 Sư Đoàn BB chủ lực, 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn độc lập, 4 tiểu đoàn đặc công, 5 tiểu đoàn địa phương của Quảng Trị và Quảng B́nh, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn cao xạ pḥng không, 1 trung đoàn hỏa tiễn SAM, 2 trung đoàn thiết giáp, 2 trung đoàn công binh.

Phần trước người viết đă nhắc sơ về lực lượng trấn giữ chiến trường Quảng Trị, nhưng nếu so sánh với lực lượng Bắc Việt th́ quyết định của Tướng Vũ Văn Giai rút quân ra khỏi Quảng Trị vào ngày 01 tháng 5 năm 1972 là quá hợp t́nh hợp lư. Hồ sơ trận liệt của Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB được chuẩn bị kỹ càng như đă nêu, chả lẽ Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n không có kế hoạch đối phó? Theo nhận xét của người viết, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n đă tham khảo với Ban Tham Mưu của Đại Tướng Creighton Abrams để giăng BẪY chiêu dụ đại quân của Bắc Việt sập bẫy tiến vào Quảng Trị.

Phía t́nh báo của quân Bắc Việt đă đánh giá thấp khả năng của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và khả năng tác chiến của Sư Đoàn 3 BB qua các dữ kiện thu thập từ thực tế như sau:

1. Đại Tá Vũ Văn Giai là sĩ quan xuất sắc cấp Trung Đoàn, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng (sau chiến dịch Lam Sơn 719 – tháng 2/ 1971) được đề cử làm Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB tân lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1971, tuy nhiên ông chưa có th́ giờ để được đi học Khóa Tham Mưu Cao Cấp điều binh cấp Sư Đoàn. Được tiếng là Tư Lệnh Chiến Trường Quảng Trị, nhưng ông không điều khiển được các Lữ Đoàn TQLC, các Lữ Đoàn Nhảy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Thiết Đoàn Kỵ Binh… bởi v́ các đơn vị tăng phái cho ông đều tuân lệnh từ các cấp chỉ huy hàng dọc của đơn vị họ.

2. V́ thành lập quá gấp gáp để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường Quảng Trị, một số quân nhân của Sư Đoàn 3 BB được ân xá từ nhóm quân phạm và nhất là Lực Lượng Biên Pḥng bị giải tán rồi chuyển qua Sư Đoàn 3 BB nên thiếu thành phần hạ sĩ quan và sĩ quan cấp trung đội và đại đội thiện chiến (trước đó họ quen việc trấn đóng pḥng thủ tiền đồn biên giới nên chưa quen với công việc chiến đấu di động như các đơn vị bộ binh thuần túy).

Người viết cho rằng sự yếu kém của Sư Đoàn 3 BB khi trấn giữ mặt trận Quảng Trị là điều thực tế. Nhưng vai tṛ của Sư Đoàn 3 BB vào thời điểm tháng 4/1972 là miếng mồi để dụ quân Bắc Việt tiến vào Quảng Trị (xin xem tiêu lệnh phân công và nhiệm vụ do chính Tướng Lê Trọng Tấn soạn thảo qua tài liệu được t́m thấy trong sổ tay của một số Tiểu Đoàn Trưởng quân Bắc Việt tử trận, và pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB và pḥng 2 của Sư Đoàn TQLC cũng lưu giữ tài liệu này). V́ vậy khi thấy Sư Đoàn 3 BB không được tăng viện tương xứng, Trung Tá Phạm Văn Đính – Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56 đă ra đầu hàng quân Bắc Việt: Trung Tá Đính không nghĩ tới trường hợp Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai được mật lệnh sẽ rút quân ra khỏi Quảng Trị để tránh bị tổn thất nhân mạng cho binh sĩ các cấp.

Tất cả những đơn vị rút lui ra khỏi Quảng Trị vào tháng 5/1972 đều được chỉnh đốn hàng ngũ, tái trang bị quân trang quân dụng để chờ ngày xuất phát tái chiếm Quảng Trị. Nhưng riêng Sư Đoàn 3 BB th́ không, sau khi tập trung tái bổ xung nhân sự và quân trang vũ khí tại Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa, toàn thể Sư Đoàn 3 BB được vận chuyển vào Quảng Nam để nhận vùng trách nhiệm mới. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh (gốc Pháo Binh) được bổ nhiệm làm tân Tư Lệnh, dĩ nhiên phải thay đổi huy hiệu của Sư Đoàn v́ khi trấn đóng tại Quảng Trị, huy hiệu cũ có 2 chữ BẾN HẢI. Để thay thế Sư Đoàn 3 BB, toàn thể Sư Đoàn TQLC cũng được chuyển ra Quảng Trị (ngoại trừ Trung Tâm Huấn Luyện Sóng Thần và Quân Y Viện Lê Hữu Sanh vẫn c̣n nằm lại Thủ Đức – Gia Định). Điều đó củng cố cho ư nghĩ của người viết là kế hoạch di tản Sư Đoàn 3 BB ra khỏi Quảng Trị cũng như tái phối trí và hoán chuyển 2 Sư Đoàn vừa nói trên đều nằm trong kế hoạch dự trù từ trước của Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n.

Sĩ quan Lê Văn Trạch của Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB viết: “… Trước t́nh h́nh khẩn trương, có nguy cơ quân đội BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên – Huế, trong khi Tướng Hoàng Xuân Lăm và Bộ Tham Mưu của ông không c̣n khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.“ (Hết trích)

Đại Tá Ngô Quang Trưởng khi đang là Lữ Đoàn Trưởng cuả Nhảy Dù đang hành quân tại vùng giáp ranh Quảng Trị – Thừa Thiên, tháng 6/1966 nhận được lệnh của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có – Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH vào thành Mang Cá đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB thay thế Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Tướng Nhuận bị cất chức và chuyển giao vào Sài G̣n để ra Ṭa Án Quân Sự v́ dính dáng đến biến cố Bạo Loạn Miền Trung 1966.

Năm 1967, Đại Tá Ngô Quang Trưởng được thăng chức Chuẩn Tướng và nắm giữ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Trong ṿng 4 năm từ 1966 đến 1970, ông cũng được thăng cấp Thiếu Tướng trong thời gian làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Khoảng cuối năm 1970 ông về nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, ông được vinh thăng Trung Tướng trước khi trở ra miền Trung làm Tư Lệnh vùng 1.

Điều chắc chắn không ai chối căi là ông quá quen thuộc với địa h́nh vùng Quảng Trị – Thừa Thiên nhiều hơn Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai. Và cá nhân người viết c̣n đoan chắc là Tướng Ngô QuangTrưởng đă tham dự nhiều khóa huấn luyện của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân của Quân Lực Hoa Kỳ tại Fort Lavenworth. Sự thăng tiến trong kỹ thuật tác chiến của Tướng Trưởng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan t́nh báo Bắc Việt, nên quân Bắc Việt đă phải trả giá rất đắt về nhân mạng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị 1972. Tướng Trưởng cũng đă tốt nghiệp với ưu hạng của Văn Bằng Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân Đồng Minh.


Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Bùi Thế Lân tại mặt trận Quảng Trị 1972


Tướng Ngô Quang Trưởng là “vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất mà tôi đă từng được biết.”—Đại Tướng Norman Schwarzkopf
Cả đến hai mươi năm sau, trong quyển tiểu sử tự viết (autobiography) vào năm 1992, Đại Tướng Norman Schwarzkopf, Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh trong Chiến Tranh Vùng Vịnh – Gulf War, đă gọi Tướng Ngô Quang Trưởng là “vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất mà tôi đă từng được biết.” Sự ngưỡng mộ hết mực của Đại Tướng Schwarzkopf dành cho Tướng Ngô Quang Trưởng chính là v́ ông đă chứng kiến tài phối hợp điều binh Liên Quân Đồng Minh của Tướng Trưởng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị năm 1972 mà nhiều người đă lầm tưởng Đại Úy Schwarzkopf ngưỡng mộ Thiếu Tá Trưởng trong trận đánh tại Ia Drang vào năm 1965 khi Thiếu Tá Trưởng làm Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù.

Ngay khi ra vùng 1, Tướng Trưởng đă cho thiết lập Trung Tâm Truyền Tin để ông có thể ra lệnh trực tiếp cho các giới chức quân sự cao cấp như Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược B-52 tại căn cứ Utapao bên Thái Lan, Bộ Tư Lệnh Hải Đội của Hoa Kỳ tại vùng biển VN, các đơn vị Không Quân của Hải Quân đóng trên các Hàng Không Mẫu Hạm, Sư Đoàn TQLC/VN, Sư Đoàn Nhẩy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ, các tiểu đoàn Pháo Binh Diện Địa cũng như Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 101 của Pháo Binh 175 ly. (Chú thích của người viết: liệt kê dài ḍng như vậy để cho thấy Trung Tướng Trưởng đang điều quân cấp liên Quân Đoàn của Liên Quân Đồng Minh).

Đại Tá Dư Quốc Đống giữ chức Tư Lệnh Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên để giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 từ 1965, ông thăng chức Chuẩn Tướng vào năm 1966 (khi đó Đại Tá Ngô Quang Trưởng c̣n giữ chức Lữ Đoàn Trưởng của Nhẩy Dù). Ngay từ 19-6-1965, Tướng Lê Nguyên Khang đă nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn kiêm nhiệm Tư Lệnh TQLC. V́ vậy khi ra miền Trung nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Bộ Tổng Tham Mưu đă thay thế 2 ông Tướng có thâm niên công vụ cao hơn Tướng Trưởng để ông dễ chỉ huy 2 đại đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Sự thay thế đó là Đại Tá Lê Quang Lưỡng giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn Dù và Đại Tá Bùi Thế Lân giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, cả 2 ông Tư Lệnh mới này đều tốt nghiệp Khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức và chưa có thâm niên công vụ cấp Tướng Lănh.

Quyển sách Quân Sử của TQLC/VNCH cũng đề cập đến khả năng ghê gớm và hiệu quả của hải pháo đặt trên các tàu chiến tiếp cận bờ biển Quảng Trị đă bắn yểm trợ TQLC/VNCH. Đây là loại vũ khí mà các tướng lănh của Bắc Việt không biết tới. Họ đă điều động nhiều súng pḥng không để kiềm chế các máy bay của Không quân, nhiều đơn vị mang hỏa tiễn AT-3 để khống chế chiến xa của ta, dùng đại bác 130 ly tầm xa 32 km bắn cường tập vào mục tiêu để đè bẹp pháo binh ta. Nhưng không có đơn vị nào trang bị hỏa tiễn ĐỊA đối HẢI để đẩy lui các chiến hạm của Hoa Kỳ ngày đêm pháo kích vào các căn cứ của Cộng quân! Điều này cũng dễ hiểu v́ quân đội Liên Xô và Trung Cộng không có kinh nghiệm nào về hải pháo và cũng chưa bao giờ tham chiến với mô thức chiến trận này. Suy ra, nếu có tác chiến trực tiếp với Hoa Kỳ th́ bộ binh Trung Cộng hay bộ binh Liên Xô cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề y như quân đội Bắc Việt vậy thôi.

Người viết gọi Cổ Thành Quảng Trị là cái RỌ, v́ chiều tối 01 đại đội quân Bắc Việt vượt sông chui vào tăng cường cho quân trú pḥng, nhưng không chịu nổi hỏa lực của Hải Pháo, nên sáng hôm sau phải rút ra. Làm một bài tính, khi vào khoảng hơn 100 người mà khi rút ra, đại đội chỉ c̣n khoảng 7-8. Nhà báo Huy Đức trong quyển Bên Thắng Cuộc tính nhẩm đă có hơn 10,000 chiến binh Bắc Việt bỏ mạng, bỏ xác tại Cổ Thành (thành phần này đa số là sinh viên học sinh của thành phố Hà Nội).

Nhiều người VN, kể cả người viết bài, đều không hiểu đấu pháp của Tổng Thống Nixon. Và cũng v́ vậy phía bên cộng sản VN đă chịu tổn thất nhân mạng lên tới 3 triệu lính. Tháng 11/1968, cá nhân người viết cùng với người bạn chạy lên Ṭa Đại Sứ Mỹ ở đường Thống Nhất xem diễn biến bầu cử giữa 2 ứng cử viên Humphrey của Đảng Dân Chủ và Nixon của Đảng Cộng Ḥa. Chúng tôi thở phào khi ứng cử viên Nixon chiến thắng và lầm tưởng Chính Phủ Nixon sẽ yểm trợ VNCH chiến thắng Bắc Việt. Đó là một sự lầm lẫn to lớn v́ sau này mới hiểu ra là Nixon cần chiến thắng ngôi vị Tổng Thống Hoa Kỳ để “rút quân về nước”.

Nixon ra lệnh cho Melvin Laird – Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng lập kế hoạch rút quân dưới cái tên Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Cuối năm 1971, toàn thể Lục Quân Hoa Kỳ trú đóng tại phần đất VNCH đă lên đường về nước. Cấp lănh đạo Bắc Việt tưởng là ngon ăn nên phát động 3 mặt trận Trị -– Thiên, Kontum và B́nh Long - An Lộc nhưng thất bại cả 3 mặt trận. Lănh đạo VC tưởng rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ không bỏ phiếu cho Nixon v́ Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh thất bại. Thực tế, trong cuộc bầu cử 1972, Tổng Thống Nixon đạt được thắng lợi trên 49 tiểu bang v́ ông chủ trương rút quân từ từ chứ ông không “bỏ chạy” như ứng cử viên Đảng Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ Mc Govern chủ trương.

Người viết không có bất cứ lời than phiền nào đến các vị lănh đạo của VNCH v́ chúng ta bị Bắc Việt xâm lăng, chúng ta bắt buộc phải chiến đấu để bảo vệ đất nước của chúng ta, bảo vệ nhân dân và gia đ́nh thân thuộc của chúng ta. Chính phủ Nixon giúp chúng ta chiến thắng trận Quảng Trị năm 1972 là để “mua thời gian” không cho cộng quân chiếm VNCH trong năm 1972. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, có nhiều việc cần phải làm, Hoa Kỳ không thể bị sa lầy tại Việt Nam cho nên bỏ rơi VNCH cũng là cách làm cho chiến tranh Việt Nam phải chấm dứt.


Viết xong tại San José, ngày chủ nhật 12 tháng 2 năm 2017
Trần Trung Chính

Trở lại