Trong
cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần Thứ
Nhất 1914-18, các xứ thuộc địa đă
ủng hộ các trung tâm đế quốc trong khi các nước
có liên hệ mậu dịch bị bắt buộc
về phe Đồng Minh (the Allies = the Triple Entente)
hoặc theo phe Quyền Lực Trung Âu (the Central Powers =
the Triple Alliance). Cuộc chiến tranh này đă mang tính
toàn diện trong đó binh lính cũng như thủy
thủ và dân thường đều trực tiếp
tham gia. Cuộc chiến tranh này đă gây nên các
cuộc cách mạng và các xung đột tàn sát trong tương
lai, đă tạo ra các thời kỳ bạo lực kéo
dài trong suốt thế kỷ 20.
1/ T́nh h́nh xung đột
trước Thế Chiến.
Vụ
ám sát Hầu Tước người Áo là nguyên nhân
trực tiếp gây nên Thế Chiến Thứ Nhất.
Hầu Tước Francis Ferdinand (1863-1914) sắp trở
nên Hoàng Đế của đế quốc Áo-Hung.
Vị quân vương đang trị v́ là Francis Joseph
(1830-1916, trị v́ 1848-1916) đă ngồi trên ngai vàng
trong 84 năm và không rơ c̣n sống được bao lâu.
Vụ ám sát người kế nghiệp nhà vua này v́
thế được coi là cuộc tấn công vào
đế quốc Áo-Hung. Kẻ sát nhân là một sinh viên
người Bosnia tên là Gravilo Princip, thuộc nhóm
quốc gia Serbian.

Ám sát vợ chồng Hầu
Tước Ferdinand - Assassination of Archduke Franz Ferdinand
Mặc
dù vụ ám sát xẩy ra vào ngày 28/6/1914 tại Sarajevo,
thủ đô của xứ Bosnia, nhưng đây là
một âm mưu từ Belgrade, thủ đô của
xứ Serbia, tổ chức do Dragutin Dimitrijevic, trưởng
ban t́nh báo của nước Serbia. Các kẻ âm mưu
thuộc một hội kín có tên là “Đoàn Kết
hay là Chết” (Union or Death), thường được
gọi là “Nhóm Bàn Tay Đen” (the Black Hand). Việc
chống đối hầu tước Francis Ferdinad là do
vị này ủng hộ một chương tŕnh tổ
chức lại đế quốc Habsburg thành một vương
quốc ba thành phần (a triple monarchy).
Ngoài xứ Áo với dân Đức (German Austria) và
xứ Magyar Hungary đă tự trị, c̣n có một
miền đất bán độc lập dành cho sắc
dân Slavs. Các người quốc gia cực đoan Serbian
đă chống lại chương tŕnh kể trên
bởi v́ họ sợ rằng các sắc dân bà con
với họ là Slovene và Croatian sẽ ở dưới
quyền cai trị của triều đ́nh Habsburg, như
vậy sau này sẽ cản trở việc thành lập
một xứ sở Serbia lớn hơn. V́ vậy
họ đă ám sát hầu tước Francis Ferdinand trước
khi vị này trở nên Hoàng Đế và thực
hiện chương tŕnh cải tổ.
Trong nhiều năm, các nhà lănh đạo Áo vẫn
muốn chấm dứt các xáo trộn v́ ư định
thành lập một liên hiệp các người Slavs
tại miền nam châu Âu. Bá tước người Áo
Leopold von Berchtold lư luận rằng nay là cơ hội
để đè bẹp xứ Serbia. Vào thời gian này,
nước Áo chỉ có một đồng minh là nước
Đức và nếu quyền lực và uy tín của nước
Áo giảm đi th́ nền an ninh của nước
Đức cũng bị đe dọa, v́ vậy người
Đức quyết định yểm trợ người
Áo trong việc dùng vơ lực và cả hai nước Áo
và Đức đều muốn thanh toán ngay xứ
Serbia trước khi các quốc gia khác bị lôi
cuốn vào cuộc xung đột.
Trước vụ ám sát, các người Áo tin rằng
chính quyền Serbia đứng đằng sau vụ này
nhưng họ đă chờ đợi hơn 3 tuần
lễ trước khi hành động. Sở dĩ có
việc tŕ hoăn bởi v́ nước Áo không biết
phải giải quyết vụ này ra sao, một phần
khác cũng v́ họ chỉ muốn động viên quân
lực sau vụ thu hoạch mùa màng. Vào ngày 23/7/1914, chính
quyền Áo gửi một tối hậu thư cho
xứ Serbia, bắt buộc phải trả lời trong
48 giờ. Trong 11 điều đ̣i hỏi có các
khoản sau: xứ Serbia phải đóng cửa các
tờ báo chống lại nước Áo, dẹp bỏ
các hội kín ái quốc, loại khỏi chính quyền
và quân đội mọi nhân viên tham gia phong trào
chống nước Áo và chấp nhận việc
cộng tác với các viên chức Áo trong việc
loại trừ phong trào chống lại đế
quốc Habsburg.
Hai ngày hôm sau, chính quyền Serbia trả lời. Trong
tổng số 11 đ̣i hỏi, một điều
kiện bị từ chối, 5 điều kiện
được chấp nhận hoàn toàn. Nhưng chính
quyền Áo công bố rằng việc trả lời
của xứ Serbia không thỏa măn, nên họ đă
động viên một phần binh lực và gây khó khăn
cho các quan hệ ngoại giao. Về phía người
Serbian, họ đă ra lệnh động viên trước
khi gửi đi bản trả lời.
Sự khó khăn của nước Áo trước
việc trả lời của xứ Serbia là do t́nh h́nh
gay gắt của các nước thuộc châu Âu trước
khi có vụ ám sát xẩy ra. Vào lúc này, nước Nga
e sợ rằng việc quân Áo đánh chiếm xứ
Serbia sẽ là bước đầu của một chương
tŕnh chinh phục vùng Balkans của hai nước Áo và
Đức. Việc bành trướng thế lực như
vậy tại một miền đất gần nước
Nga là một điều không thể chấp nhận
đối với chính quyền của Sa hoàng. Hơn
nữa, nước Nga đă thất bại nhiều
lần, chẳng hạn cuộc bại trận vào năm
1905 trước Hải Quân Nhật Bản, cho nên không
thể mềm yếu hơn nữa. Nếu nước
Đức giúp cho nước Áo th́ nước Nga không
thể bỏ rơi xứ Serbia.
Vào
ngày 18/7/1914, bộ trưởng Ngoại Giao Nga là Sergei
Sazonov (1861-1927) đă cảnh cáo nước Áo là nước
Nga không để cho xứ Serbia bị làm nhục. Qua
ngày 24/7, ông Sazonov báo cho viên Đại Sứ Đức:
“Tôi không ghét nước Áo, tôi khinh bỉ nước
đó. Nước Áo đang t́m cớ để
nuốt xứ Serbia nhưng trong trường hợp này,
nước Nga sẽ đánh nước Áo”. Nước
Nga đă được nước Pháp yểm trợ.
Vào ngày 20/7, Tổng Thống của nước Pháp là
Raymond Poincaré (1860-1934) đă thăm viếng St. Petersburg
để giúp cho nước Nga “cứng rắn” trong
việc giải quyết rắc rối, để tránh
sự ḥa giải nào mang lại sự mất uy tín cho
khối Đồng Minh và đă cảnh cáo viên Đại
Sứ Áo rằng “Xứ Serbia là bạn rất thân
của nước Nga và nước Nga là một đồng
minh của nước Pháp”.
Trong các ngày quan trọng này, thái độ của nước
Đức rất mơ hồ. Mặc dù Hoàng Đế
Đức bị xúc động và giận dữ v́
vụ ám sát, chính quyền Đức đă không
hề đe dọa cho tới khi có các hành động
của nước Nga. Cả hai Hoàng Đế Đức
William II và Thủ Tướng Theobald von Bethmann-Hollweg
(1856-1921) đều chấp nhận phải trừng
phạt nặng nề xứ Serbia sớm và Hoàng Đế
Đức công bố vào ngày 30/6 rằng “Ngay bây
giờ phải sớm làm sáng tỏ với người
Serbian”. Vào ngày 6/7, Thủ Tướng Bethmann-Hollweg
đă cam kết với Bộ Trưởng Ngoại Giao
Áo, sự cam kết này bị coi như hoàn toàn. Chính
quyền Áo được thông báo rằng Hoàng Đế
Đức sẽ “đứng bên cạnh nước
Áo chiếu theo sự bắt buộc v́ thỏa ước
và v́ t́nh bạn cũ”. Người Đức rơ ràng
hy vọng rằng do hành động trừng phạt
sớm chống lại xứ Serbia, nước Áo có
thể đối phó với xứ Serbia trước khi
nước Nga và đồng minh có thể động
viên theo ngoại giao hay quân sự.
Ngày 28/7/1914, nước Áo tuyên chiến với xứ
Serbia. Sự xung đột này có thể bị hạn
chế nhưng đă sớm biến thành một
cuộc chiến tranh rộng lớn do hành động
của nước Nga. Trước đó 4 ngày, ngày
24/7, chính quyền Nga đă quyết định phản
ứng lại bất cứ hành động quân sự
nào của nước Áo đối với xứ Serbia
bằng một cuộc động viên từng phần.
Qua ngày 30/7, ông Sazonov và nhóm quân sự chủ chiến
đă thuyết phục được Sa Hoàng Nicholas II
ra lệnh tổng động viên mọi quân đội,
không chỉ để chống lại nước Áo mà
chống cả nước Đức, bởi v́ một
đất nước rộng lớn như nước
Nga đ̣i hỏi rất nhiều thời gian để
làm chạy guồng máy quân sự.

Nicholas II, Sa Hoàng cuối cùng của
Nga, bị thoái vị vào ngày 2/3/1917
Trước
t́nh thế nghiêm trọng này, không c̣n cách nào lùi
trở lại. Người Đức đă được
báo động rằng người Nga đang chuẩn
bị chiến tranh bởi v́ công cuộc tổng động
viên có nghĩa là chiến tranh. Chính quyền Đức
bèn gửi tới St. Petersburg của nước Nga
một tối hậu thư đ̣i hỏi phải ngưng
ngay lệnh động viên trong 24 giờ. Vào buổi
chiều ngày 01 tháng 8, Đại Sứ Đức xin
gặp mặt Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga, yêu
cầu ông Sazonov trả lời một cách thuận
lợi đối với tối hậu thư của
Đức. Ông Sazonov đă cho biết rằng không
thể ngừng lại lệnh động viên
được nhưng nước Nga sẵn ḷng
tiếp tục thương thuyết. Vị Đại
Sứ Đức đă nhắc lại ba lần hậu
quả khủng khiếp của lời bác bỏ nhưng
ông Sazonov đă cuối cùng trả lời rằng: “Tôi
không có câu trả lời nào khác dành cho ông”. Sau đó
vị Đại Sứ Đức giao cho Bộ Trưởng
Ngoại Giao Nga bản tuyên chiến rồi bật khóc
và rời pḥng họp. Cùng thời gian đó, Bộ Trưởng
của Hoàng Đế Đức cũng giao cho nước
Pháp bản tối hậu thư, đ̣i nước Pháp
cho biết rơ ư định. Thủ Tướng Pháp René
Viviani (1863-1925) trả lời vào ngày 01/8 rằng nước
Pháp sẽ “hành động theo quyền lợi của
ḿnh” và ngay lập tức, ra lệnh tổng động
viên quân lực. Ngày 03/8, nước Đức tuyên
chiến với nước Pháp.
Tất cả các diễn tiến kể trên đă làm
lu mờ các cố gắng của ông Bộ Trưởng
Ngoại Giao Anh, Sir Edward Grey (1862-1933), trong công cuộc
triệu tập một hội nghị để dàn
xếp vụ Áo-Serbia. Có lẽ nếu nước Anh
tuyên bố sẵn sàng về phe với nước Pháp
và nước Nga sớm hơn, th́ sự việc này
đă khiến cho nước Đức và nước
Áo phải chùn bước. Nhưng Thủ Tướng
Grey không biết chắc rằng nước Anh có
sẵn sàng chiến đấu không, nên đă không cam
đoan ǵ cả. Nước Anh đă hứa sẽ
gửi một lực lượng viễn chinh qua đất
Pháp trong trường hợp chiến tranh nhưng dân chúng
Anh không biết rơ điểm này. Dư luận tại
nước Anh v́ thế chia hai: khối Bảo Thủ
thiên về chiến tranh, khối Cấp Tiến đang
cầm quyền bị chia rẽ nội bộ c̣n
khối Lao Động phản chiến. Nhưng cả
hai Bộ Trưởng Ngoại Giao Grey và Thủ Tướng
Herbert Asquith (1852-1928) đều muốn nước Anh
tuyên chiến, rồi vụ nước Đức xâm lăng
nước Bỉ trung lập, đă được
Quốc Hội Anh và dân chúng ủng hộ việc
phải can thiệp.
Trước kia vào năm 1839, nước Anh cùng với
các cường quốc khác đă kư một hiệp
ước bảo đảm sự trung lập của nước
Bỉ, ngoài ra chính sách trong hơn một thế kỷ
của nước Anh là chống đối việc
thống trị miền tây của châu Âu. Nước
Anh trước kia đă đánh nhau với Hoàng Đế
Napoléon để cản trở nước Pháp làm
chủ châu Âu, ngày nay họ e sợ nước Đức
v́ cùng một lư do. Bất cứ một cường
quốc nào thống trị miền đất Bỉ-Ḥa
Lan nằm ngang qua eo biển Channel đều là mối
đe dọa đối với nước Anh và hơn
nữa, các nhà quân sự Anh và Pháp đă có các kế
hoạch chung khiến cho nếu nước Pháp bị
tấn công th́ nước Anh không thể đứng
trung lập bên ngoài.
|
Quân đội Đức thời
Thế Chiến I
|
Vào
thời gian này, người Đức muốn tấn công
nước Pháp qua nước Bỉ, họ đă xin phép
chính quyền Bỉ cho binh lính đi qua lănh thổ,
hứa sẽ tôn trọng sự độc lập và hoàn
trả bồi thường các thiệt hại sẽ gây
ra. Khi nước Bỉ từ chối, các đạo quân
Đức đă tràn qua biên giới. Ngay lập tức
Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh ra trước
Quốc Hội, kêu gọi nước Anh phải
bảo vệ luật lệ quốc tế và che chở
các nước nhỏ. Ngày hôm sau, 4/8/1914, Quốc
Hội Anh gửi một tối hậu thư tới
Berlin, đ̣i hỏi nước Đức phải tôn
trọng tính trung lập của nước Bỉ và
phải trả lời thỏa đáng trước
nửa đêm. Các Bộ Trưởng Đức đă
không trả lời, viện cớ rằng binh lính Đức
phải tiến tới nước Pháp bằng con
đường ngắn nhất. Khi đúng 12 giờ, nước
Anh và nước Đức chính thức chiến tranh
với nhau.
Các nước khác cũng sớm bị lôi cuốn vào
ṿng chinh chiến. Ngày 7/8, người Montenegrins hợp
tác với người Serbs thân thuộc để
chống lại người Áo. Hai tuần lễ sau,
Nhật Bản tuyên chiến với Đức, một
phần v́ là đồng minh của nước Anh nhưng
chủ đích chính của Nhật Bản là chiếm
đoạt tài sản của nước Đức
tại miền Viễn Đông. Qua ngày 01/8, Thổ Nhĩ
Kỳ thương thuyết hợp tác với Đức
rồi trong tháng 8, dội bom các hải cảng của
Nga trên Biển Đen (the Black Sea). Nước Ư, mặc
dù là một thành phần trong nhóm Quyền Lực Trung
Âu (the Triple Alliance), đă tuyên bố trung lập cho
tới tháng 5/1915 th́ tham dự cuộc chiến, theo phe
Đồng Minh.
2/ Trận
chiến diễn ra.
|
Quân Anh lúc gần bắt
đầu Thế Chiến I
|
Khi
cuộc chiến sắp xẩy ra, đă có các đám
đông dân chúng tập họp trong các thành phố,
biểu t́nh để bày tỏ ḷng trung thành với
đất nước và sẵn sàng chiến đấu.
Chiến tranh với tính bạo lực của nó có
vẻ như đang tạo nên một lối thoát cho
cuộc sống buồn tẻ và trống rỗng
của thứ xă hội tư sản đương
thời và theo như lời của thi sĩ Rupert Brook người
Anh, “một thế giới đang già đi, lạnh
lẽo và mệt mỏi”. Đối với một
số người, chiến tranh mang lại cái thời
“cao đẹp… linh thiêng” (a beautiful… sacred moment). Vào
lúc này, tinh thần ái quốc đang chế ngự tâm
hồn mọi người tại châu Âu, hàng triệu
người muốn hy sinh bản thân và linh hồn cho
đất nước bởi v́ trong vài thập niên
vừa qua, nền giáo dục do chính quyền chủ trương
đă tạo nên các huyền thoại, các niềm tin và
thái độ của chủ nghĩa dân tộc
(nationalism).
Tại thành phố Paris, nam giới đi trên các đại
lộ ca hát bản “Marseillaise” trong khi nữ giới
tặng hoa cho các binh lính trẻ. Có người đă
ghi lại hoàn cảnh này như sau: “các người
nam trẻ hay già, dân sự hay quân sự, đều hào
hứng. Hàng ngàn người t́nh nguyện chiến
đấu, đă xô đẩy nhau trước các văn
pḥng tuyển quân. Danh từ “nghĩa vụ” đang
có ư nghĩa cao đẹp và danh từ “đất nước”
mang tính chất rực rỡ. Lưỡi gươm
đặt vào trong long bàn tay của chúng ta không thể
tra vào bao khi mục tiêu chưa chiếm được
và lănh thổ của chúng ta chưa trải dài như
cần thiết”. 
Dân chúng Âu Châu đang nóng ruột
trông chờ Thế Chiến I bắt đầu
Tại
nước Đức, các người trẻ cũng trông
đợi thứ hành động cao thượng và
vị tha để kinh nghiệm về cuộc đời
vào giai đoạn căng thẳng nhất và giành
lấy vinh quang. Vào tháng 11/1914, nhà văn danh tiếng người
Đức là Thomas Mann cũng đă coi chiến tranh là
một cơ hội tẩy sạch (purification) và
giải phóng (liberation). Đối với một số
nhà trí thức khác, chiến tranh tái tạo quốc gia
về mặt tinh thần, làm sống lại vẻ vinh
quang, sự cao thượng và tính anh hùng, cũng v́
vậy thế hệ trẻ của châu Âu vào thời
gian này rất vui vẻ đi ra trận mạc, mà ít người
biết trước được rằng Thế
Chiến Thứ Nhất sau 4 năm đă trở thành
một cuộc tàn sát man rợ, vô nghĩa.
Trong các ngày sôi động này, nhà toán học kiêm
triết gia người Anh Bertrand Russell đă nhớ
lại nỗi kinh hoàng và ngạc nhiên khi “người
dân thường, đàn ông cũng như đàn bà,
lại hân hoan trước viễn tượng chiến
tranh. Cảnh chém giết đă làm vui sướng 90
phần trăm dân số khiến tôi phải xét
lại quan điểm của tôi về bản chất
con người”.
Bởi v́ trận chiến này mang tính toàn diện,
đ̣i hỏi sự ủng hộ của toàn thể dân
chúng nên các nhà lănh đạo các nước đă
bắt buộc phải mô tả cuộc chiến là
cuộc xung đột cao thượng (noble conflict) mà không
phải là sự tranh giành giữa các thế lực
đế quốc hay là kết quả của các cách
ghen tỵ quốc gia. Phe Xă Hội Đệ Nhị
Quốc Tế (the socialist Second International) tuyên bố
rằng các công nhân nên phản đối việc
cầm vũ khí bằng cách tổng đ́nh công.
Mặc dù không một đảng xă hội nào của
châu Âu chú ư tới lời kêu gọi này, các chính
phủ đă e sợ sự chống chiến tranh
từ phía dưới, nên đă không ngừng động
viên dân chúng bằng tinh thần ái quốc. Công tác tuyên
truyền đă trở nên một thứ vơ khí,
giống như súng máy. Công tác này của phe Đồng
Minh trở nên dễ dàng hơn sau khi quân Đức tàn
sát các con tin dân sự người Bỉ, phá hủy
một thư viện cổ tại Louvain và giết
hại hơn 600 dân sự tại Dinant.
Vào ngày 6/8/1914, Thủ Tướng Anh Asquith công bố
rằng nước Anh phải tham gia vào trận
chiến để bảo vệ “nguyên tắc theo
đó các nước nhỏ không thể bị đè
bẹp bởi việc làm tùy tiện của một
lực lượng mạnh và áp đảo”. Tại nước
Pháp, Tổng Thống Raymond Poincaré trấn an dân chúng
rằng nước Pháp chỉ có mục đích đứng
lên v́ “Tự Do, Công Lư và Lẽ Phải” (Liberty,
Justice & Reason). Sau đó là các nhà văn như H.G.
Wells và Gilbert Murray cũng như Tổng Thống Hoa
Kỳ Woodrow Wilson, cho rằng lực lượng Đồng
Minh tham chiến v́ chống lại chế độ quân
phiệt (militarism). Về phe Đức, chính quyền này
tŕnh bày với dân chúng rằng đây một cuộc
thánh chiến v́ nền văn hóa cao đẹp hơn
của dân tộc Đức và để bảo vệ
Đất Tổ khỏi cảnh bao vây của các
quốc gia Đồng Minh, c̣n các nhà chính trị xă
hội Đức được khuyên cáo rằng
cuộc chiến tranh của Đức với Nga sẽ
giải phóng dân chúng Nga khỏi gông cùm của Sa Hoàng.
Đầu tiên, các chuyên viên quân sự tin tưởng
rằng Thế Chiến Thứ Nhất sẽ sớm
kết thúc nhưng trái lại, trận tuyến đă
kéo dài từ nước Thụy Sĩ tới Biển
Bắc (the North Sea) trong 4 năm trường. Khởi
đầu vào ngày 4/8/1914, quân Đức xâm lăng nước
Bỉ theo kế hoạch năm 1905 của tướng
Alfred von Schlieffen (1833-1913). Chiến thuật của viên tướng
này muốn quân Áo cầm chân quân Nga, trong khi đó quân
Đức đánh mạnh vào sườn quân Pháp, bao vây
rồi tiêu diệt, rồi sau đó quân Đức
sẽ cùng quân Áo đánh bại quân Nga. Người
Đức tin tưởng rằng nhờ tinh thần cao
và tài năng chiến đấu, họ có thể đánh
bại người Pháp sau 2 tháng hay sớm hơn.
Chiến thuật của quân Pháp là tiến đánh
Alsace và Lorraine và chỉ dùng thế công, nhưng họ
đă gặp thất bại do sự bất tài của
các tướng lănh Pháp đă không biết thay đổi
binh pháp. Binh lính Pháp đă không biết ẩn núp, không
dùng cách tấn công bất ngờ, lại mặc đồng
phục đỏ hay xanh, dễ dàng trở thành mục
tiêu cho nhiều hàng súng máy của quân đội Đức
và kết quả là binh lính Pháp đă ngă chết hàng
loạt. Sáu tuần lễ sau khi chiến tranh bắt
đầu, số tổn thất của quân Pháp là
385,000 người, kể cả 100,000 người
chết.
Mặt khác, quân đội Đức cũng bị ngăn
trở do quân Nga đánh sang miền Đông Phổ,
khiến cho tướng Helmuth von Moltke phải chuyển
bớt binh lực qua miền đông. Vào đầu tháng
9/1914, quân Đức đă tiến tới ḍng sông
Marne, cách thủ đô Paris 40 dặm th́ bắt đầu
thiếu tiếp liệu. Quân Anh cùng quân Pháp đánh vào
cạnh sườn quân Đức khiến cho đạo
quân này phải rút lui, thủ đô Paris không bị
nguy hại. Các trận đánh bên sườn đă
khiến cho cả hai phe phải củng cố các
tuyến hầm hố trên trận địa.
Vào đầu cuộc chiến, cách bảo vệ
tuyến pḥng thủ bằng các hàng rào kẽm gai và súng
máy đă là một ưu điểm. Các hầm hố
đào ngầm cả dưới mặt đất,
được che chở bằng các hàng rào kẽm gai,
nằm giữa hai chiến tuyến là “vùng đất
không người”, chỉ có bùn đất, cây
cối đổ gẫy ngả nghiêng và các xác người
thối rữa. Nơi đây là mặt trận về cân
năo, sức chịu đựng, ḷng cam đảm và là
nơi tàn sát hàng loạt do các đợt pháo kích
từ cả hai phía. Sự anh hùng, hy sinh và cảnh
chết chóc chẳng mang lại ích lợi ǵ. Vào năm
1915, quân Pháp đă tấn công quân Đức theo
nhiều mặt trận mà không tiến xa được
3 dặm trong khi chịu thiệt hại 1,430,000 người.
Một thứ vơ khí để công phá pḥng tuyến là
xe tăng chỉ được đưa vào mặt
trận vào năm 1916. Máy bay lúc đầu được
dùng để thám thính, đôi khi cũng có các
trận không chiến. Người Đức cũng
gửi đi các khinh khí cầu Zepperlin để oanh
tạc thành phố London nhưng thiệt hại gây ra
không đáng kể.
Trên mặt trận miền Tây, các binh lính thuộc
cả hai phe đă trải qua cuộc sống buồn
tẻ trong các hầm hố bùn lầy và dơ bẩn,
thỉnh thoảng gặp các cơn ác mộng v́ đạn
đại bác, đạn súng máy, lựu đạn, súng
phun lửa và khí độc, trong khi trận chiến không
ư nghĩa vẫn diễn ra đối với cả hai
bên. Vào tháng 2/1916, do muốn bắt buộc quân Pháp
phải đầu hàng v́ thiệt hại quá cao, binh
lực Đức đă đánh phá tỉnh Verdun, nhưng
nhờ tài lănh đạo của tướng Henri
Philippe Pétain, nhờ ḷng dũng cảm của Bộ
Binh Pháp và nhờ các pháo đài kiên cố, quân Pháp
vẫn đứng vững cho tới ngày 1/7/1916, khi quân
Anh mở cuộc tấn công chính th́ quân Đức
phải giảm áp lực tại mặt trận này.
Verdun là chiến địa đẫm máu nhất trong
Thế Chiến Thứ Nhất, nước Pháp và nước
Đức đă chịu thiệt hại tại nơi
này hơn 1 triệu người.
|
Quân Anh trong chiến hào trước
khi tiến công trong ngày đầu tiên của
trận Somme (Battle of the Somme, on July 1, 1916)
|
Từ
cuối tháng 6/1916, quân Anh với quân Pháp hỗ
trợ, đă tiến đánh pḥng tuyến Đức
tại ḍng sông Somme. Sau 7 ngày oanh tạc thật
nặng các vị trí Đức, binh lính Anh đă
tiến sang “vùng đất không người” và
đă bị súng máy của Đức tập trung
hỏa lực, tàn sát khủng khiếp, những binh sĩ
nào tới sát hàng rào th́ bị đâm bằng lưỡi
lê. Trong số 110,000 lính tấn công, 60,000 bị
chết hoặc bị thương. Đây là tổn
thất cao nhất trong một ngày của binh lực
Anh, cao hơn tất cả các binh lực khác trong
thời Thế Chiến này. Trận đánh La Somme
kết thúc vào cuối tháng 11/1916 với số
thiệt hại là 500 ngàn quân Đức, 400 ngàn quân
Anh và 200 ngàn quân Pháp mà chỉ tiến được
7 dặm.
Vào tháng 12/1916, vị Tư Lệnh mới của binh
lực Pháp là tướng Robert Nivelle đă ban ra
một lệnh tấn công đại quy mô thực
hiện vào tháng 4/1917. Quân Đức đă bắt
được kế hoạch hành quân trong tử thi
của một sĩ quan Pháp nên đă rút lui về
một địa điểm cao được pḥng
thủ kiên cố. Dù cho mất đi tính bất
ngờ, tướng Nivelle vẫn ra lệnh tấn công
với kết quả là một cuộc thảm sát, sau
10 ngày số thiệt hại của quân Pháp lên tới
187,000 người.
Tới lúc này, các người lính Pháp không thể
chịu đựng lâu hơn được nữa do các
thất trận và thất vọng, họ đă nổi
loạn, từ chối tiến vào băi chiến trường,
chống đối các viên chỉ huy của họ
đă dẫn họ như các đàn cừu vào các ḷ
sát sinh, một số đơn vị giành lấy doanh
trại, bắn các cấp chỉ huy đă can thiệp
vào công việc của họ. Vài toán quân khác chiếm
các toa xe lửa để về thủ đô Paris, khích
động dân chúng chống chiến tranh. Quân đội
Pháp gần đi tới t́nh trạng tan hàng và chỉ
cần một trận tấn công nhỏ của quân
Đức cũng đủ khiến cho thủ đô
Paris thất thủ. Nhưng Tướng Pétain, vị
anh hùng trong trận Verdun, đă thay thế Tướng
Nivelle, đă làm gia tăng tinh thần quân đội do
ông cho họ nghỉ thêm ngày phép, cải thiện
bữa ăn, khiến nơi nghỉ ngơi đầy
đủ tiện nghi hơn, ra lệnh cho các sĩ quan
phải chăm sóc tận t́nh các binh sĩ dưới
quyền và thông báo rằng rất đông quân lính Hoa
Kỳ sắp sang tiếp viện, tất cả các hành
động kể trên cộng với các h́nh phạt
nặng nề, đă duy tŕ được kỷ
luật cho quân đội Pháp. 
Bộ binh Hoàng gia Nga của
Thế Chiến Thứ Nhất trang bị súng trường
Mosin-Nagant
Trở
về mặt trận phía đông, quân đội Nga dù
chưa được chuẩn bị kỹ càng,
vẫn tấn công miền Đông Phổ. Bị
thất bại trong trận Tannenberg ngày 26-30 tháng 8 năm
1914, quân Nga rút lui dần, qua mùa xuân năm 1915, họ
rời bỏ miền Galicia và phần lớn nước
Ba Lan. Trong khi đó quân Áo đă không thắng nổi
tại xứ Serbia, khiến cho quân Đức phải
tiếp cứu và chịu đựng hai mặt
trận.
Qua tháng 6/1916, quân Nga tấn công vào pḥng tuyến quân
Áo rồi sau đó bị quân Đức phản công,
quân Nga bị thiệt hại hơn một triệu người.
Sự thất trận này đă khiến cho t́nh h́nh
trong xứ càng trở nên bất ổn và bùng nổ thành
cuộc cách mạng. Sa Hoàng Nicholas II phải thoái
vị. Tới tháng 11/1917, một cuộc cách mạng
thứ hai đă đưa các người Cộng
Sản lên nắm chính quyền rồi qua tháng 3/1918, các
người Bolshevics đă kư kết với nước
Đức hiệp ước Brest-Litovsk, chịu nhường
cho Đức xứ Ba Lan, miền Ukraine, xứ Phần
Lan và các xứ sở quanh Biển Baltic.
Cũng tại mặt trận phía đông, phe Đồng
Minh muốn chiếm eo biển Dardanelles nên đă đổ
quân lên bán đảo Gallipoli, nơi có quân Đức
và quân Phổ trấn giữ. Kết quả của
mặt trận này trong thời gian 1915-16 là phe Đồng
Minh chịu thiệt hại 252,000 lính. Vào tháng 5/1915, người
Ư tham gia vào phía Đồng Minh để đánh Đức
và Áo tại mặt trận Caporetto, đă bị
bắt 275,000 tù binh.
1917 là năm thảm họa cho lực lượng Đồng
Minh. Cuộc tấn công của Tướng Nivelle đă
gặp thất bại, quân Pháp nổi loạn, quân Anh
phản công tại Passchendaele không kết quả mà c̣n
chịu thêm 300,000 tổn thất, số tử vong
của cả hai phía lên tới hàng triệu. Cuộc
chiến đă bước sang t́nh trạng bế
tắc, với tổn hại rất đáng kinh sợ
v́ tính tiêu hao của cách tàn sát, bởi v́ hàng ngàn
chiến binh với súng trường, lựu đạn
và lưỡi lê đă xung phong mà chỉ chiếm
được vài chục thước đất.
Các tổn thất lớn lao kể trên đă khiến
cho cả hai phe muốn thương thuyết trong khi
một số người cứng rắn muốn áp
lực thêm để chiến thắng và họ đă
thay đổi cấp lănh đạo. Tại nước
Anh, vị Thủ Tướng bất lực Asquith
bị thay thế bởi ông David Lloyd George, một nhà chính
trị gian hùng, là người đă đứng đằng
sau các cải tổ xă hội trước thời
chiến. Tại Pháp vào năm sau, ông Georges Clemenceau
(1841-1929) lănh chức Thủ Tướng để
chống lại phe chủ ḥa trong giới quân sự cao
cấp. Tại nước Đức, quyền lực vào
tay của các Tướng Paul von Hindenburg (1847-1934) và
Erich Ludendorff (1865-1937) là những người chịu trách
nhiệm về các chiến thuật của phe Quyền
Lực Trung Tâm (the Central Powers), trong khi đó do các phong
tỏa của khối Đồng Minh, dân chúng Đức
và binh lính đă bị thiếu thốn cả về
nguyên liệu lẫn thực phẩm.
Khi chiến tranh kéo dài, vài nước khác cũng tham
dự vào ṿng chiến. Nước Ư được các
nước Đồng Minh hứa cho các phần đất
của Áo và phần bờ biển phía đông của
miền biển Adriatic. Bulgaria theo phe Đức vào tháng
8 năm 1915 c̣n Rumania theo phe Đồng Minh một năm
sau. Chỉ tới khi Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc
chiến của phe Đồng Minh vào tháng 4/1917 th́ cán
cân mới nghiêng lệch đi.
Quân đội Hoa Kỳ sang Âu Châu
tham gia Thế ChiếnThứ Nhất
Theo
lời của Tổng Thống Woodrow Wilson, Hoa Kỳ tham
chiến để làm cho thế giới “an toàn hơn
v́ nền dân chủ”, để loại đi chế
độ độc tài và quân phiệt, và để
thiết lập một hiệp hội các quốc gia
thay thế cho các cách vận động ngoại giao cũ.
Chắc chắn rằng lư do chính của việc tham
dự của Hoa Kỳ là để cân bằng lực
lượng quốc tế. Đă từ nhiều năm,
giới ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ theo
chủ trương chính rằng nền an ninh của Hoa
Kỳ lệ thuộc vào sự cân bằng các lực lượng
tại châu Âu. Ngày nào mà nước Anh c̣n đủ
mạnh để không cho một nước nào của
châu Âu chiếm ưu thế, th́ Hoa Kỳ c̣n được
an toàn, bởi v́ Hải Quân Anh đă là một thứ
lá chắn. Tới ngày này, nước Đức không
chỉ đối đầu với ưu thế
của Hải Quân Anh mà c̣n đe dọa làm đói nước
Anh khiến cho phải đầu hàng và rồi nước
Đúc sẽ thiết lập quyền lực trên
khắp châu Âu.
Lư do trực tiếp khiến cho Hoa Kỳ tham chiến là
chiến thuật tầu ngầm của Đức. Khi
người Đức nhận ra rằng đây là
cuộc chiến tranh tiêu hao, nếu họ không phá
được ṿng phong tỏa do các tầu biển
của phe Đồng Minh, th́ họ sẽ thua trận.
Vào tháng 2/1915, chính quyền Đức công bố
rằng các con tầu biển trung lập nào đi
về các hải cảng của nước Anh sẽ
bị phóng thủy lôi mà không cần báo trước.
Tổng Thống Wilson trả lời bằng cách công
bố rằng nước Đức phải chịu trách
nhiệm nếu làm thiệt hại nhân mạng và tài
sản của người Mỹ, lời cảnh cáo này
làm cho Hải Quân Đức tạm thời ngưng dùng
tầu ngầm trong khi đó, người Đức
lại tin tưởng tầu ngầm loại U là
thứ vơ khí giá trị nhất, đáng sử dụng
đối với cuộc phong tỏa của người
Anh. Họ c̣n biết rằng các vật liệu
chiến tranh đang được đưa lén lút
bằng tầu biển chở hành khách từ Hoa
Kỳ, nên Hải Quân Đức lại tiếp tục
đánh ch́m các con tầu Đồng Minh và như
vậy vi phạm tính trung lập của Hoa Kỳ. Ngày
1/2/1917, khi một Bộ Trưởng Đức công
bố sẽ dùng chiến tranh tầu ngầm không
giới hạn, Tổng Thống Wilson đă cắt
đứt ngoại giao với nước Đức. Ngày
6 tháng 4 năm đó, ông Wilson ra trước Quốc
Hội, xin tuyên chiến và đă được
chấp nhận.
Ba tuần lễ sau khi Hoa Kỳ cắt đứt
ngoại giao với nước Đức, giới
chức Anh đă giao cho Hoa Kỳ một bản tin
giải mă do t́nh báo Anh, của Bộ Trưởng
Ngoại Giao Đức là Arthur Zimmerman gửi cho Đại
Sứ Đức tại Mexico City trong đó nước
Đức hứa với nước Mễ Tây Cơ
rằng nếu cùng tham chiến với Đức,
Mễ Tây Cơ sẽ nhận được các vùng
đất Texas, New Mexico và Arizona. Đề nghị này
của người Đức càng làm gia tăng tinh
thần chống Đức tại Hoa Kỳ và kết
quả tức thời của việc tham chiến
của Hoa Kỳ là số lượng vật liệu
chiến tranh và thực phẩm gia tăng cho phe Đồng
Minh, rồi sau này là quân số, tất cả được
chuyên chở bằng các đoàn tầu biển có
hộ tống băng qua Đại Tây Dương. Các
con tầu chiến mới được chế tạo
đă thay thế số thiệt hại khiến cho
chiến thuật dùng tầu ngầm của Đức
đă bị hóa giải. 
Kaiserschlacht, 1918 (the Emperor’s
Battle). - Đây là trận chiến cuối cùng và là
một trong những trận chiến đẫm máu
nhất của Thế Chiến Thứ I, đă giết
chết 240.000 binh sĩ Đức trên trận địa
Sau
khi đă loại nước Nga ra khỏi ṿng chiến,
Tướng Erich Ludendorff muốn đẩy quân Anh ra
biển trước khi quân Mỹ nhập cuộc.
Mờ sáng ngày 21/3/1918 bắt đầu trận
“Kaiserschlacht” (trận đánh của hoàng đế,
the Emperor’s Battle), quân Đức tiến đánh, chia
hai quân Anh và quân Pháp, chiếm tỉnh Amiens, đẩy
lùi quân Anh về phía bờ biển. Nhưng binh lính Anh
đă chống trả rất gan dạ, cầm cự
trong hai tuần lễ khiến cho quân Đức bị
thiếu thực phẩm và đạn dược.
Vào cuối tháng 5/1918, Tướng Ludendorff lại
tấn công bất ngờ quân Pháp, đă tiến
tới cách thủ đô Paris 56 dặm khiến cho Tướng
John Pershing là người chỉ huy lực lượng
Hoa Kỳ phải gửi điện tín về Hoa
Thịnh Đốn như sau: “sự việc Paris
thất thủ coi như rơ ràng”. Thế nhưng,
sức tấn công của quân Đức giảm
dần khi các lực lượng trừ bị tăng cường
các pḥng tuyến Pháp. Trong trận Belleau Wood kéo dài
từ ngày 6 tới ngày 25/6/1918, quân Mỹ đă
chặn được quân Đức.
Tới giữa tháng 7/1918, quân Đức cố gắng
vượt ḍng sông Marne, rồi vào ngày 3/8, trận
Marne thứ hai của Đức đă không phá vỡ
được lực lượng Đồng Minh. Ngày
8/8, với quân Pháp trợ giúp, quân Anh đă dùng xe tăng
đánh vào phía đông tỉnh Amiens, gây thiệt
hại rất lớn cho quân Đức khiến cho Tướng
Ludendorff phải nói: “đây là ngày đen tối
nhất của quân lực Đức” và chính hoàng
đế William II cũng phải nhận thấy
rằng cần phải chấm dứt chiến tranh.
|
Tù binh Đức đang
tiến đến trại giam gần Amiens, 9/8/1918
(The Hundred Days Offensive, Tháng 8 đến 11/1918)
|
3/ Đ́nh
Chiến và Ḥa B́nh.
Vào
giữa cuộc Thế Chiến, đă xẩy ra tại
nước Nga cuộc cách mạng lật đổ Sa
Hoàng, chính quyền vào tay các người Cộng
Sản và nước Nga không c̣n tham chiến nữa
trong khi đó, cũng có nhiều kế hoạch lo
việc thương lượng ḥa b́nh. Vào mùa xuân năm
1917, các nhà xă hội của Ḥa Lan và Na Uy/Thụy Điển
đă triệu tập một hội nghị quốc
tế tại Stockholm để thảo ra các kế
hoạch chấm dứt chiến tranh mà các phe có
thể chấp nhận, nhưng hai chính phủ Anh và Pháp
đă không cho phép các đại biểu của họ
tham dự, v́ thế kế hoạch không thành.
Một công thức ḥa b́nh tương tự do Giáo Hoàng
đề nghị cũng bị từ chối, phe Đức
không chấp nhận bồi thường và phục
hồi các miền đất bị tàn phá, nhất là
phục hồi nước Bỉ. Chưa một đề
nghị nào được cả hai phe quan tâm. Tổng
thống Woodrow Wilson là người phát ngôn của phe
Đồng Minh công bố rằng không thể có thương
thuyết ḥa b́nh khi nước Đức c̣n do Hoàng
Đế William II cai trị.
Trong số các đề nghị ḥa b́nh, được
nhiều người biết tới nhất là “Chương
Tŕnh 14 Điểm” (the Program of 14 Points) của Tổng
Thống Hoa Kỳ Wilson, đọc trước Quốc
Hội vào ngày 8/1/1918. Nói một cách tóm tắt, chương
tŕnh này gồm có:
1.
hủy bỏ các thương
lượng bí mật,
2.
tự do trên các
mặt biển trong ḥa b́nh và chiến tranh,
3.
gỡ bỏ các hàng rào
kinh tế giữa các nước,
4.
giảm trang bị quân
sự tới độ thấp nhất của mức
an toàn,
5.
điều chỉnh vô
tư các đ̣i hỏi về thuộc địa
với sự quan tâm tới các quyền lợi của
các dân tộc liên hệ,
6.
các đạo quân
ngoại quốc rút ra khỏi đất Nga và phục
hồi các miền đất bị người Nga chinh
phục,
7.
phục hồi nền
độc lập cho nước Bỉ,
8.
phục hồi 2
miền Alsace và Lorraine trả về cho nước Pháp,
9.
điều chỉnh
lại biên giới của nước Ư,
10.
phát triển tính
tự trị cho các dân tộc Áo-Hung,
11.
phục hồi các
xứ Rumania, Serbia và Montenegro với phần đất
dẫn ra biển dành cho xứ Serbia,
12.
phát triển tính
tự trị cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, với
eo biển từ Biển Đen dẫn tới Địa
Trung Hải được mở thường xuyên,
13.
một xứ Ba Lan
độc lập do dân tộc Ba Lan cư ngụ và
với đất đai thông ra biển,
14.
thành lập Hội
Quốc Liên.
Chương Tŕnh 14 Điểm kêu gọi việc áp
dụng các nguyên tắc dân chủ vào các quan hệ
quốc tế, sự thay đổi lănh thổ căn
cứ vào tính chất dân tộc (nationality), đă
biến đổi cuộc chiến thành cuộc xung
đột ư thức hệ giữa thể chế dân
chủ và chế độ độc tài.
Qua nhiều bài diễn văn, Tổng Thống Wilson nói
rằng Chương Tŕnh 14 điểm này là căn
bản cho ḥa b́nh. Nhiều ngàn bản in 14 điểm
được thả trên các chiến hào của Đức
và phần đất sau trận tuyến để
thuyết phục quân đội và dân chúng Đức
biết rằng các quốc gia Đồng Minh đang
cố gắng vận động một cuộc ḥa b́nh
công bằng và vĩnh cửu.
Với nước Nga không c̣n tham chiến nữa,
thế lực của Đức có vẻ thắng
thế nhưng vào cuối mùa xuân năm 1918, phe Đức
bắt đầu chịu đựng thiệt hại
bởi v́ cách phong tỏa hữu hiệu của phe
Đồng Minh và v́ xung đột nội bộ
của nước Đức đối với các
mục tiêu của chiến tranh. Các nhà xă hội Đức
đă tấn công các mục tiêu bành trướng trong
đó có việc kiểm soát các miền sản
xuất thép và than của nước Bỉ và các
miền canh nông của Đông Âu mà chính phủ và phe
bảo thủ đang ủng hộ. Các nhà xă hội cũng
chỉ trích chính phủ Đức về cách chiếm
đóng miền đất Brest-Litovsk của nước
Nga. Vào mùa thu năm 1918, nước Đức đang
đứng trước cảnh nội chiến.
Trong khi đó trên mặt trận phía tây, cuộc
chiến vẫn tiếp diễn như 4 năm đă
qua. Các cuộc tấn công lớn lao của các quân
lực Anh, Pháp và Hoa Kỳ đă khiến cho quân Đức
phải rút lui về biên giới của nước
Bỉ. Vào cuối tháng 9 năm đó, t́nh h́nh của
nước Đức hầu như tuyệt vọng. Nước
Bulgaria rút khỏi cuộc chiến vào ngày 29/9.
Vào đầu tháng 10, Thủ Tướng mới
của nước Đức là Maximilian, ông hoàng theo
đường lối cấp tiến của vùng Baden,
đă đáp lời kêu gọi của Tổng Thống
Wilson về thương thuyết ḥa b́nh theo 14 điểm,
nhưng chiến tranh vẫn c̣n tiếp diễn nên
Tổng Thống Wilson đ̣i hỏi nước Đức
phải truất phế Vua William II. Trong thời gian này,
các nước về phe với Đức đang trên
đà sụp đổ: nước Thổ Nhĩ
Kỳ đầu hàng vào cuối tháng 10, đế
quốc Áo Habsburg rạn nứt v́ các nội loạn do
các sắc dân trong xứ và cuộc tấn công của
quân đội Ư khiến cho nước Áo mất
tỉnh Trieste với 300,000 tù binh. Vào ngày 3/11/1918, Hoàng
Đế Áo Charles lên ngai vàng kế tiếp Hoàng Đế
Francis Joseph vào năm 1916, đă kư tên vào bản đ́nh
chiến.
Nước Đức như vậy không thể
tiếp tục chiến đấu một ḿnh, tinh
thần của quân đội Đức xuống
thấp. Việc phong tỏa bằng đường
biển của phe Đồng Minh khiến cho dân chúng
Đức thiếu thực phẩm, gần như đói
ăn, các đe dọa nổi loạn tại nhiều nơi
có thể bùng nổ. Vào ngày 8/11, một nước
cộng ḥa được tuyên bố tại vùng
Bavaria. Vào ngày hôm sau, hầu như cả nước
Đức đứng bên bờ cách mạng. Một
bản công bố tại thủ đô Berlin xác nhận
Hoàng Đế Đức thoái vị và ngày hôm sau, nhà
vua này qua xứ Ḥa Lan. Vào lúc này, chính phủ Đức
thuộc về một hội đồng lâm thời
đứng đầu bởi ông Friedrich Ebert (1871-1925),
một nhà xă hội. Ông Ebert với các người
cộng tác bèn t́m cách thương thuyết về
một cuộc đ́nh chiến.
Phe Đồng Minh đặt điều kiện nước
Đức phải chấp nhận 14 điểm và 3
điểm tu chính. Thứ nhất, tạm ngưng điều
khoản tự do trên mặt biển, do đ̣i hỏi
của nước Anh; thứ hai, phục hồi các
miền đất bị xâm lăng gồm cả
bồi thường cho các người chiến
thắng; thứ ba, đ̣i hỏi độc lập cho
các dân tộc trong đế quốc Áo-Hung. Ngoài ra, quân
đội của các nước Đồng Minh
được quyền chiếm đóng các thành
phố trong thung lũng sông Rhine, việc phong tỏa
vẫn tiếp tục và nước Đức phải
giao nạp 5,000 đầu máy xe lửa, 150,000 toa xe
lửa và 5,000 xe vận tải, tất cả phải
trong t́nh trạng tốt. Người Đức không c̣n
cách nào khác hơn là chấp nhận các điều
kiện này.
Vào 5 giờ sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918, hai đại
biểu của quốc gia Đức thua trận tới
gặp vị Tư Lệnh của các quân đội
Đồng Minh là Thống Chế Foch trong khu rừng
Compiègne và chính thức kư giấy chấm dứt
chiến tranh. Sáu giờ sau, tức là vào 11 giờ sáng,
lệnh “ngưng bắn” được ban ra cho các
binh lính hai bên.
Một thông tín viên theo quân đội Anh chiến đấu
trên đất Pháp, đă ghi lại như sau:
“Tối hôm qua, lần đầu tiên kể từ tháng
8 của năm đầu cuộc chiến, đă không
có các lằn đạn sẹt ngang bầu trời, không
c̣n các đám lửa bùng lên trong đêm tối, không c̣n
thảm cảnh nhiều người bị đâm
chết kéo dài trong 4 năm. Lửa Địa Ngục
đă bị dập tắt”. Vào buổi tối hôm
đó, hàng ngàn người đă khiêu vũ trên các
đường phố London, Paris và Rome theo cùng một
cảnh cuồng nhiệt mà họ đă chào mừng
việc tuyên chiến 4 năm về trước.
4/ Hiệp Ước
Versailles.
Tháng
1/1919, các đại biểu của khối Đồng
Minh tụ họp tại thành phố Paris để
soạn thảo các điều khoản ḥa b́nh. Tại
thủ đô này, 2 triệu người đă đứng
dọc theo các đại lộ để đón chào
Tổng Thống Wilson và ném hoa vào xe của ông trong khi
đoàn xe chạy dưới biểu ngữ “Danh
Dự dành cho ông Wilson, nhân vật xứng đáng”
(Honor to Wilson the Just). Ông Wilson được mọi người
coi trọng là nhà Tiên Tri, sẽ khiến cho các quốc
gia rèn gươm giáo thành các lưỡi cày. Tại
kinh thành Rome, đám đông cuồng nhiệt cũng
gọi ông Wilson là vị Thần của Ḥa B́nh (the god
of peace) c̣n tại thành phố Milan, các thương binh
đă ôm hôn y phục của ông Wilson. Tại Ba Lan, các
sinh viên khi bắt tay, chào nhau bằng danh tiếng Woodrow
Wilson. Tổng Thống Wilson đă nói ra lời kêu
gọi Ḥa B́nh do quá khứ và kinh nghiệm của ông
về tôn giáo Presbyterian và do ḷng tin tưởng vào
nền Dân Chủ của Hoa Kỳ. Tổng Thống
Wilson muốn thấy một nền ḥa b́nh bằng công
lư để duy tŕ nền văn minh phương tây
trong h́nh thức dân chủ và thiên chúa giáo.

Hiệp Ước Versailles, kư
kết vào tháng Sáu, 1919, đánh dấu sự chấm
dứt Thế Chiến Thứ Nhất giữa Đức
và Đồng Minh
Các
nguyên tắc của Tổng Thống Wilson đă đề
cập tới tinh thần tự quyết
(self-determination): một dân tộc có quyền duy tŕ
quốc gia của ḿnh, không bị ngoại bang thống
trị. Mục đích này có ư nghĩa là hai miền
Alsace và Lorraine phải trả về cho nước Pháp,
việc tạo ra một quốc gia độc lập
cho người Ba Lan, việc điều chỉnh
lại các biên thùy của nước Ư, dành cơ
hội cho các sắc dân Slavs của đế quốc
Áo-Hung có quyền lập nên quốc gia riêng.
Biết rằng đối xử khắt khe hay trả
thù nước Đức thua trận có thể
đưa thế giới tới một đại tai
biến khác, nên ông Wilson chủ trương “ḥa b́nh
mà không chiến thắng” (peace without victory) để
khuyến khích nước Đức thua trận hợp
tác với khối Đồng Minh trong việc xây
dựng một châu Âu mới, tuy nhiên có một điểm
mà ông Wilson cương quyết: chế độ Quân
Phiệt Phổ (Prussian militarism) phải bị tiêu
diệt.
Các hội nghị khác nhau họp trong năm 1919 và 1920
để bàn căi về Ḥa B́nh đă xẩy ra
giống như các phiên ṭa hơn là các cuộc thương
thảo. Các vụ tuyên truyền đă đề
cập tới việc người Đức “gian ác”
phải bồi thường các thiệt hại cho các
giới quân đội và dân sự. Thủ Tướng
Anh David Lloyd George trong vận động tranh cử vào năm
1918, đă dùng khẩu hiệu “Treo cổ Hoàng Đế
Đức” trong khi các nước Đồng Minh cho
rằng đây là cuộc thánh chiến chống lại
kẻ ác.
Hội nghị chấm dứt chiến tranh họp
tại thành phố Paris từ tháng 1 tới tháng 6 năm
1919 nhưng chỉ có 6 buổi họp đầy đủ
và các phần quan trọng do các ủy ban nhỏ quy
định. Đầu tiên, một Hội Đồng
10 Vị (a Council of Ten) gồm có Tổng Thống và
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, các Thủ Tướng
và Ngoại Trưởng của các nước Anh, Pháp,
Ư và Nhật. Vào giữa tháng 3, Hội Đồng
kể trên trở nên khó sử dụng nên được
đổi thành Hội Đồng 4 Vị (the Council of
Four), gồm có Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng
các nước Anh, Pháp và Ư. Một tháng sau, Hội
Đồng trở thành Hội Đồng 3 Vị khi
Thủ Tướng Ư Vittorio Orlando rút lui bởi v́
Tổng Thống Wilson từ chối các đ̣i hỏi
của nước Ư.
Cuối cùng, Hiệp Ước Versailles được
quyết định do Ba Vị là các ông Wilson, Lloyd
George và Clemenceau. Ba vị này với cá tính hoàn toàn khác
nhau, đă phải ngồi lại với nhau v́ một
mục tiêu chung. Thủ Tướng Lloyd George là người
khôn ngoan, trong nhiều trường hợp thành công hơn
nhưng không thiện cảm với các vấn đề
như chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Tổng
Thống Wilson là một người lư tưởng không
nhân nhượng, thường ra lệnh cho thuộc
hạ và cho rằng phần đúng về ḿnh, khi
phải đối đầu với các thực tế
không dễ chịu như việc chia phần chiến
lợi phẩm, ông Wilson thường coi vụ này là không
quan trọng và không quan tâm, và ông Wilson không nghe các
lời khuyên để thích nghi các quan điểm
với những người cộng tác.
Trước cuộc bầu cử vào tháng 11/1918,
Tổng Thống Wilson kêu gọi dân chúng Hoa Kỳ hăy
dồn phiếu cho đảng viên Dân Chủ, coi như
một niềm tin vào chính sách ngoại giao của ông.
Thế nhưng đảng Cộng Ḥa đă thắng
phiếu, làm giảm đi uy tín của ông Wilson bởi
v́ ông thiếu đi sức hậu thuẫn trong nước
và Thượng Viện Mỹ sẽ bác bỏ những
ǵ ông Wilson đề nghị phê chuẩn.
Nhân vật thứ ba trong tam đầu chế là
Thủ Tướng Pháp Georges Clemenceau, vừa già nua,
vừa yếm thế. Trong đời của ông, ông
đă từng trông thấy nước Pháp bị xâm lăng
hai lần, với cuộc sống bị đe dọa
trầm trọng. Ông Clemenceau luôn luôn đ̣i hỏi
phải báo thù nước Đức và phải giữ
cho nước Pháp được an toàn lâu dài. Trong
cuộc chiến, hầu như toàn thể mặt
trận miền tây diễn ra trên đất Pháp
với một nửa số người trẻ bị
tử vong, các kỹ nghệ và nông trại bị tàn
phá, đất đai dày đặc các băi ḿn và làng
mạc c̣n bị quân Đức hủy diệt trước
khi rút lui. Người Pháp đă coi người Đức
là những kẻ man rợ, sát nhân, phá hoại, nên
họ không quan tâm tới các lư tưởng của ông
Wilson. V́ thế đây là lúc nước Pháp phải
lợi dụng cơ hội, phải giữ cho nước
Đức què quặt để nền an ninh của nước
Pháp được bảo toàn.
Ngay từ đầu, các nhà hoạch định
Hiệp Ước Versailles đă gặp các vấn
đề khó khăn, quan trọng nhất là đối
với Chương Tŕnh 14 Điểm bởi v́
chắc chắn rằng đây là căn bản của
sự việc nước Đức đầu hàng vào
ngày 11/11/1918 và cũng v́ Tổng Thống Wilson muốn
dùng các điểm này cho nền ḥa b́nh lâu dài. Chương
tŕnh của Tổng Thống Wilson có mục đích
tạo nên một châu Âu không gặp vấn đề
sắc dân thiểu số nhưng trên miền đất
này, nhiều loại dân tộc đă sinh sống
lẫn lộn với nhau, họ không muốn giảm
bớt các ước muốn, không chịu ḥa giải
các đ̣i hỏi, giấc mộng quốc gia của
sắc dân này đă vi phạm vào quyền lợi
của sắc dân khác. Chương Tŕnh 14 Điểm kêu
gọi việc thành lập một nước Ba Lan
độc lập với cửa ngơ mở ra biển
để phát triển kinh tế, nhưng giữa
miền đất Ba Lan và Biển Baltic là phần đất
do sắc dân Đức sinh sống. Nước Tiệp
Khắc cũng có nhiều người Đức cư
ngụ, việc phân chia ranh giới sẽ vi phạm vào
quyền tự quyết của sắc dân địa phương.
V́ vậy Chương Tŕnh 14 Điểm phải là
mẫu mực của công cuộc dàn xếp nhưng trên
thực tế, ngoại trừ Tổng Thống Wilson ra,
các nhà lănh đạo khác chỉ “nói miệng”
về các điểm này khiến cho cuối cùng,
chỉ có 4 điểm là không thay đổi: điểm
(7) phục hồi nước Bỉ, điểm (8)
đ̣i hỏi trả lại hai miền Alsace va Lorraine
cho nước Pháp, điểm (10) giành độc
lập cho các dân tộc Áo-Hung, và cuối cùng là điểm
(14) dự trù việc thành lập Hội Quốc Liên
(the League of Nations). Các điểm khác bị bỏ quên
hay bị thay đổi so với ư nghĩa ban đầu.
Sau nhiều tháng tranh căi với các thái độ gay
gắt, Hiệp Ước Ḥa B́nh Paris đă thành h́nh
gồm 5 hiệp ước nhỏ đối xử
với 5 nước Đức, Áo, Hung, Bungaria và
Thổ Nhĩ Kỳ trong đó Hiệp Ước
Versailles áp dụng cho nước Đức được
coi là quan trọng nhất.
Vào cuối tháng 4 năm 1919, các điều khoản
của Hiệp Ước Versailles sẵn sàng để
giao cho kẻ thua trận và nước Đức
được lệnh phải cử đại
diện tới nhận bản hiệp ước này. Ngày
29/4, Bá Tước Von Brockdorff-Rantzau, Bộ Trưởng
Ngoại Giao của nước Cộng Ḥa lâm thời,
đă tới Versailles. Khi ông này phản kháng rằng các
điều khoản quá khắt khe th́ Thủ Tướng
Clemenceau cho biết nước Đức chỉ có 3
tuần lễ để kư kết hay không. Thực ra,
thời gian này đă được kéo dài hơn
bởi v́ các nhà lănh đạo này của nước
Đức đă từ chức hơn là đặt bút
kư.
Nước Đức nhất trí bác bỏ Hiệp
Ước Versailles bởi v́ họ cho rằng tuy
chiến tranh chấm dứt nhưng quân đội
Đức chưa thua trận và nước Đức
chỉ lâm vào t́nh trạng bế tắc. Người
Đức đă coi việc đ́nh chiến là sự dàn
xếp giữa các nước ngang hàng với nhau, căn
cứ vào lời kêu gọi ḥa b́nh v́ công lư. Nhưng
trên thực tế, người Đức đă bị
gạt ra khỏi các cuộc thương thuyết và các
hiệp ước chỉ có mục đích làm cho quân
đội và kinh tế Đức yếu hèn. Họ
hỏi rơ dựa trên các tiêu chuẩn nào mà khối
Đồng Minh đă chiếm lấy các thuộc địa
của Đức, cấm đoán nước Đức
không được tham gia vào Hội Quốc Liên,
bắt họ phải bồi thường các khoản
không thể chịu đựng nổi. Tại sao nước
Đức bị mất 1/8 lănh thổ và 1/10 dân số
do việc chia lại biên giới các quốc gia.
Người Đức cũng phản đối
rằng khi mới bước vào cuộc chiến,
Tổng Thống Wilson đă xác nhận rằng kẻ
thù không phải là nhân dân Đức mà là chính
quyền thời đó, ngày nay thể chế dân
chủ mới của nước Đức không
thể bị trừng phạt v́ các tội lỗi
của Đế Chế Đức và của bộ máy
quân sự của Hoàng Đế William II.
Mặt khác, các nước biện hộ cho Hiệp
Ước Versailles lại cho rằng nếu nước
Đức thắng trận th́ các nước Đồng
Minh c̣n bị áp đặt những điều kiện
nặng nề hơn, bởi v́ các mục đích
của chính quyền quân phiệt Đức là sát
nhập các phần của nước Pháp và Ba Lan,
biến các nước Bỉ và Romania thành các nước
vệ tinh và nước Đức bành trướng
tại miền trung tâm của châu Phi. Bằng cớ là
do ḷng tham không đáy, nước Đức đă
bắt nước Nga phải kư kết Hiệp Ước
Brest-Litovsk vào năm 1918.
Ba vị lănh đạo phe Đồng Minh đă điều
chỉnh đôi chút bản dự thảo do sự yêu
cầu của ông Lloyd George và nước Đức
được thông báo rằng 7 giờ chiều ngày
23/6 là thời hạn chót phải chấp nhận
bản hiệp ước hay là bị xâm lăng. Sau 5
giờ, chính phủ lâm thời Đức chịu
nhận các điều khoản của các kẻ
chiến thắng bởi v́ dân chúng quá mệt mỏi v́
chiến tranh, nền kinh tế thảm bại, thực
phẩm không c̣n, các cuộc nổi loạn đang
đe dọa khắp nơi. Vào ngày 28 tháng 6 năm 1919,
ngày kỷ niệm thứ 5 vụ ám sát hầu tước
Áo, các đại biểu của nước Đức
và phe Đồng Minh đă tụ họp trong Pḥng Kính
Lớn (the Hall of Mirrors) của Cung Điện Versailles và
kư tên vào bản Hiệp Ước.
Các điều khoản trong Hiệp Ước Versailles
có thể được tóm lược như sau: nước
Đức phải giao nạp hai miền Alsace và Lorraine
cho nước Pháp, miền Schleswig cho nước Đan
Mạch, phần lớn vùng Posen và miền Tây Phổ
(West Prussia) cho nước Ba Lan. Các mỏ than trong
hạt Saar bị nhượng cho Pháp để khai thác
trong 15 năm và vào cuối thời gian này, nước
Đức có thể mua lại. Hạt Saar được
quản trị do Hội Quốc Liên tới năm 1935,
khi này một cuộc trưng cầu dân ư sẽ cho
biết miền này được đặt dưới
quyền của Hội Quốc Liên, hay trả về cho
nước Đức hoặc thưởng cho nước
Pháp. Vùng Đông Phổ dù cho có toàn thể dân chúng là
gốc Đức, bị cắt khỏi và quản
trị do Hội Quốc Liên.
Nước Đức bị giải giới, giao
nạp toàn bộ các tầu ngầm và tầu biển
hải quân, ngoại trừ 6 tầu chiến nhỏ, 6
khu trục hạm nhỏ, 6 hộ tống hạm và 12
thuyền thủy lôi. Nước Đức không có
quyền duy tŕ không quân, quân lực chỉ là một
lực lượng tượng trưng, bị giới
hạn là 100 ngàn người được tuyển
mộ do t́nh nguyện. Để chắc chắn
rằng nước Đức sẽ không bao giờ
tấn công nước Bỉ và nước Pháp,
cấm chỉ quân đội và các đồn lũy
đóng trong thung lũng sông Rhine. Cuối cùng nước
Đức và các đồng minh của Đức
phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt
hại gây ra cho dân chúng và các chính phủ Đồng
Minh, vào năm 1921 số tiền bồi thường
được quy định là 33 tỉ mỹ kim. Ngoài
ra các quốc gia chiến thắng được
tặng thưởng các xứ thuộc địa
của Đức và của Thổ Nhĩ Kỳ, sự
việc này đưa tới cách cai quản do Hội
Quốc Liên và đây là khởi đầu cách
chấm dứt chế độ thuộc địa và
cũng là cách thức thỏa hiệp giữa chế
độ đế quốc truyền thống với lư
tưởng dân chủ của ông Wilson.
Hiệp Ước Versailles cũng phản ảnh
một phần việc công nhận nguyên tắc
quốc gia tự quyết (national self-determination). Các nhà
ngoại giao khi vẽ các biên giới quốc gia đă
phải cứu xét cho thích hợp các vấn đề
như sắc dân thiểu số, ngôn ngữ, tập quán
lịch sử… nhưng dù vậy, các dàn xếp
thực tế và chính trị đă làm cho việc phân
chia rất khó khăn.
Thực ra Hiệp Ước Versailles không giải
quyết được vấn đề của nước
Đức bởi v́ quốc gia này bị làm cho suy
yếu nhưng không đổ vỡ, sức mạnh quân
sự tạm thời bị giới hạn, tinh thần
hăng hái dân tộc không suy giảm và mối hiểm
nguy thực sự của châu Âu là nước Đức
không thực tâm chấp nhận thất trận hay
từ bỏ giấc mộng bành trướng.
Công cuộc dàn xếp về nước Áo được
hoàn thành vào tháng 9/1919 và được biết
bằng tên gọi là Hiệp Ước St. Germain. Nước
Áo phải công nhận nền độc lập của
Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Nam Tư và Ba Lan và
phải nhường cho các nước này các vùng đất
rộng lớn. Ngoài ra nước Áo chịu nạp cho
nước Ư miền Trieste, miền nam Tyrol, bán đảo
Istrian, và như vậy nước Áo mất đi 3/4
diện tích và 3/4 dân chúng, bị giảm thành một vùng
đất nhỏ, với 1/3 dân chúng tập trung vào thành
phố Vienna.
Hiệp ước dành cho xứ Bulgaria được
gọi là Hiệp Ước Neuilly (the Treaty of Neuilly) kư
vào tháng 11/1919, bắt buộc Bulgaria phải từ
bỏ mọi phần đất chiếm được
do cuộc Chiến Tranh Balkan lần thứ nhất (the
First Balkan War), chuyển cho Rumania, cho vương quốc
Nam Tư mới và cho Hy Lạp. Nước Hung Gia
Lợi trở thành một quốc gia độc lập
do Hiệp Ước Trianon kư kết vào tháng 6/1920 (the
Treaty of Trianon Palace).
Về số phận của nước Thổ Nhĩ
Kỳ, một hiệp ước được kư
kết tại Sèvres, gần Paris, vào tháng 8 năm 1920,
đă quy định Armenia là một nước
cộng ḥa thiên chúa giáo, phần lớn đất
của Thổ tại châu Âu được giao cho Hy
Lạp, hai xứ Palestine và Mesopotamia là đất
quản trị của nước Anh, Syria do Pháp cai
quản, miền nam Anatolia chịu ảnh hưởng
của Ư, chỉ dành cho Đế Quốc Ottoman là thành
phố Constantinople, miền bắc và miền trung tâm
Tiểu Á (Asia Minor).
Vấn đề cuối cùng là Hội Quốc Liên.
Đây sẽ là một tổ chức của các
quốc gia, lớn hay nhỏ, để duy tŕ ḥa b́nh
cho thế giới, một giấc mộng của
Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson. Ông Wilson tin tưởng
rằng việc đánh bại nước Đức là
một đ̣n tiêu diệt chế độ quân
phiệt; một cộng đồng các quốc gia
sẽ kiểm soát các quan hệ quốc tế thay cho cách
cân bằng thế lực vừa luộm thuộm,
vừa không hữu hiệu. Nhưng để cho các
quốc gia thành viên chấp nhận các điều
khoản của Hội Quốc Liên, ông Wilson đă
phải nhân nhượng nhiều, sửa chữa nguyên
tắc hạ giảm trang bị quân sự tới
mức thấp nhất thành “thích hợp với
nền an ninh quốc gia”. Muốn khiến cho Nhật
Bản tham gia, ông Wilson phải ưng thuận cho
Nhật Bản chiếm giữ các tài sản cũ
của Đức tại Trung Hoa và để làm
vừa ḷng nước Pháp, phải loại nước
Đức và nước Nga ra khỏi khối liên
hiệp, dù cho đây là liên hiệp của mọi
quốc gia. Cuối cùng, Hội Quốc Liên vẫn không
được các quốc gia chính chấp nhận.
Vào năm 1920, Thượng Viện Mỹ đă không phê
chuẩn Hiệp Ước Versailles v́ e ngại rằng
nếu Hoa Kỳ là thành viên của Hội Quốc Liên
th́ nước Mỹ sẽ phải tham gia vào các
cuộc chiến của châu Âu trong tương lai
bởi v́ cuộc chiến tranh đă chứng tỏ
rằng khối Đồng Minh thắng trận là do
sự can thiệp của Hoa Kỳ. Dù sao, các căn
bản về Hội Quốc Liên vẫn là nền móng
cụ thể cho một tổ chức quốc tế sau
này, là Liên Hiệp Quốc, được thành lâp sau
Thế Chiến Thứ Hai.
5/ Nhận định
về Thế Chiến Thứ Nhất.
Trong
5 tuần lễ sau vụ ám sát tại Sarajevo, các
vận động ngoại giao đă là một “bi
kịch của cách tính toán sai lầm”, tạo ra
cuộc chiến. Cuộc Thế Chiến Thứ
Nhất đă là một thảm họa nên cuộc tranh
luận về trách nhiệm của thảm họa này
vẫn c̣n tiếp tục và gay gắt. Các nước
chiến thắng gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ và các đồng
minh đă nhấn mạnh rằng nước Đức
chịu trách nhiệm này nhưng các sử gia trong các
thập niên 1920 và 1930 cho rằng tất cả các nước
chính của châu Âu đă đưa Thế Giới vào
cảnh tàn sát.
Vào thập niên 1960, sử gia Fritz Fischer nhấn mạnh
rằng Hoàng Đế Đức William II và Thủ Tướng
Đức Bethmann-Hollweg đă cố ư thúc giục nước
Áo đánh xứ Serbia dù biết rằng cuộc
chiến này sẽ khiến cho người Nga về phe
với người Serbs và người Pháp ủng
hộ người Nga. Phe quyền lực Đức
lại nhận định rằng nếu đợi cho
nước Nga hồi phục sau cuộc chiến tranh
với Nhật Bản, nếu đợi cho quân đội
Pháp hùng mạnh sau đạo luật 3 năm động
viên, th́ nước Đức không tránh sao khỏi
thất bại. Đây là lư do hành động của
Thủ Tướng Đức v́ tham vọng muốn
thống trị châu Âu nhờ ưu thế quân lực.
Các nhà sử học quy trách nhiệm của cuộc
thế chiến này cho nước Áo v́ ư định
thanh toán xứ Serbia mà không dùng tới một cuộc
dàn xếp, cho nước Đức v́ muốn tạo
nên các xứ vệ tinh, muốn sáp nhập các miền
đất chung quanh, cho nước Nga v́ ban hành lệnh
tổng động viên, đă biến đổi
một cuộc chiến giới hạn thành toàn
diện, c̣n nước Pháp chịu trách nhiệm đă
không ngăn cản nước Nga mà c̣n khuyến khích
việc tổng động viên và nước Anh đă
không bộc lộ rơ sự yểm trợ các nước
Đồng Minh ngay từ đầu.
Có sử gia không dùng tới việc quy trách nhiệm mà
cho rằng cuộc Thế Chiến là dấu hiệu cho
thấy rơ nền văn minh của châu Âu gặp
rắc rối: cách suy tôn sức mạnh, nỗi ám
ảnh dùng bạo lực, sự bất măn và vỡ
mộng trước xă hội tư sản và sự bùng
nổ của chủ nghĩa quốc gia. Các vấn
đề khó khăn gây nên bởi cuộc Cách Mạng
Kỹ Nghệ đă không giải quyết được
bằng các cuộc bàn thảo trong khi hệ thống các
nước Đồng Minh gặp các khuyết điểm
và đă mang lại các hiểm nguy.
Trong Thế Chiến Thứ Nhất, nền khoa học và
kỹ thuật mới đă làm ra các dụng cụ
giết người hiệu quả hơn trước,
tinh thần dân tộc đă khiến cho cả hai
tầng lớp dân sự và quân sự quyết tâm chém
giết tới khi kẻ thù hoàn toàn ngă gục và các
chính quyền đă động viên tinh thần, nhân
lực và vật lực vào cuộc chiến tranh toàn
diện, và trong khi cảnh tàn sát man rợ đang
diễn ra th́ các chính khách c̣n đ̣i hỏi phải
động viên hơn nữa, leo thang các bạo lực
và chịu đựng thêm các hy sinh. Bạo lực,
sự tàn nhẫn, sự đau khổ và ngay cả
cảnh chém giết hàng loạt được coi như
tự nhiên và chấp nhận được vào tư
tưởng và lối sống của mọi người.
Châu Âu v́ thế đă trở thành một thứ ḷ
giết người hàng loạt trong bốn năm trường.
Trước các cảnh tàn sát khủng khiếp,
một binh lính trẻ người Pháp đă than văn
rằng: “Nhân Loại đang điên”. Nền văn
minh của Phương Tây đă đi vào thời
kỳ đầy bạo lực, lo ngại và nghi
ngờ! Các nhà trí thức của châu Âu đă trở
nên chán nản và tỉnh ngộ trước cảnh
“thế giới của trật tự, ḥa b́nh và theo lư
trí” đă bị tàn phá, họ đă mất đi vào
các niềm tin vào các giá trị tự do, dân chủ và
họ lo sợ trước tương lai. Thế
Chiến Thứ Nhất đă khiến cho nhiều dân
tộc hướng về các phong trào toàn trị
(totalitarian), các chế độ Phát Xít, và các ư
thức hệ này đă tiêu diệt nền dân chủ
(democracy).
Thế Chiến Thứ Nhất là cuộc tàn sát
rất ghê sợ: 10 triệu quân nhân đă chết, 20
triệu thương binh c̣n may mắn trở về,
tổng số nạn nhân là hơn 37 triệu kể
cả những người mất tích. Nước
Đức mất 6 triệu người, nước Pháp
cũng vậy, cuộc chiến này đă không mang
lại được lợi ích ǵ mà c̣n gây nên các
xung đột mới, khủng khiếp hơn trong tương
lai. Chế độ độc đoán của Hoàng
Đế Đức đă bị tiêu diệt nhưng
miền đất này lại được chuẩn
bị cho các thể chế độc tài mới. Hai mươi
năm sau chiến cuộc chấm dứt, lại có
gần gấp hai số người cầm súng, các
cạnh tranh và ghen ghét v́ quốc gia và chủng tộc
đă ăn sâu hơn trước kia.
Nếu chiến tranh toàn cầu đă làm cho thế
giới trở nên các trại lính, th́ các chính phủ
nhận ra sự cần thiết phải trù liệu và
phối hợp trên b́nh diện quốc tế, các
nền kinh tế cần được điều hành,
kiểm soát xuất cảng, nhập cảng và cách dùng
nhân lực, cả về dân sự lẫn quân sự.
Chiến tranh đă làm đảo lộn nền mậu
dịch thế giới. Do không có hàng hóa nhập
cảng từ châu Âu, các nước Nhật Bản,
Ấn Độ và Nam Mỹ đă phát triển các
kỹ nghệ của riêng họ. Chiến tranh cũng làm
gia tăng nạn lạm phát trên thế giới
khiến cho giới trung lưu bị ảnh hưởng
nhất. Mặt khác ngoài các cơ cực, chiến tranh
cũng mang lại sự tự do cho nhiều giới. Do
nhu cầu của các chính quyền cần người
phụ nữ làm việc trong các nhà máy hay các nông
trại, lớp người này được tạm
thời giải phóng và do công cuộc đóng góp vào
chiến thắng, giới phụ nữ được
quyền bỏ phiếu tại Hoa Kỳ và Anh Quốc vào
năm 1918 và 1920.
Thế Chiến Thứ Nhất đă là một cuộc
tàn sát rộng lớn và vô ích, là kết quả
của cuộc xung đột không cần thiết do
một số nhà chính trị tham vọng, đă điều
hành sai đường lối v́ các mối lợi
quốc gia, phản bội lại nền Ḥa B́nh
Thế Giới.
Phạm Văn Tuấn
Tài liệu tham khảo:
Wikipedia.org.; Britannica Encyclopedia; Western Civilizations by Robert E.
Lerner, Standish Meacham & Edward Mcnall Burns, W.W. Norton & Co.,
NY, London, 1998.
|