TÂM THƯ MỘT NGƯỜI LÍNH.

Lê Qúy

Anh Nguyễn Viết Quy thân mến,

Ngày tháng qua mau, mới đó mà mấy mươi năm đă trôi qua trong cuộc đời chúng ta. Mới ngày nào trên các đỉnh đồi cao nguyên Chư Prông, Buôn Cham, căn cứ 17, Mê Kút, Thanh An... Khi cuộc chiến đến hồi ác liệt, đêm địch tấn công, ngày pháo kích không ngớt. Tiếng súng giao tranh, tiếng tạc đạn gầm thét của kẻ thù. Mới đó mà tôi đă trải qua mấy chục năm nơi ṿm trời Bắc Mỹ. Cuộc đời thay đổi không ngừng, ai biết được ngày mai đi về đâu ! Hôm nay mùa hè đă trở lại với California. Mùa hè mà nơi đây không khí hơi lành-lạnh, buồn-buồn, vương vất những âm hưởng của những ngày 30 tháng tư năm nao, làm tôi nhớ những sớm mai ở căn cứ Mê-kut.

Ngày đó anh và tôi đứa nào cũng chưa đầy 25 tuổi, cùng một bọn thanh niên, ngày qua ngày tiếp nối với hành quân,, phục kích, mở đường. Những ngày rảnh rổi dừng quân, anh, tôi, Huấn, Sơn, Nam,Trung...mấy tên sĩ quan trẻ tụ ḿnh về quận lỵ Thanh An uống cafe, tán hươu, tán vượn ở các quán nhỏ, hoặc đi ngơ-ngơ gọi là "batre" phố nơi một quận lỵ miền cao dân cư không quá năm trăm nóc nhà.

Thuở ấy, h́nh như tụi ḿnh đứa nào cũng mang một nỗi buồn. Nhưng không phải v́ thế mà giảm đi bầu nhiệt huyết, sự anh dũng khi đối đầu với kẻ thù. Những ngày ấy, cái sống kề bên cái chết, niềm vui kế bên nỗi buồn. Những bài ca "Em hỏi anh bao giờ trở lại. Anh trả lời mai mốt anh về...Anh sẽ về trên chiếc băng ca. Bên người yêu tật nguyền, chai đá..." cũng nói lên thân phận và các cơn 'shock', những bi quan thời cuộc của chúng ḿnh trước đau thương , tan nát. Một thời đại trước mắt là kẻ thù buộc ta lao tới, sau lưng lá mẹ già, vợ trẻ, con thơ. Phố phường , con đường mang tên em với t́nh yêu vây quyện, vấn vương ! ! ! Chắc anh không thể nào quên được những niềm vui, nỗi buồn ngày ấy. Khi chúng ta c̣n bên nhau trong cuộc chiến. Những hy sinh anh dũng, oai hùng của Duy, Tài, Thức , Toại...đă khiến cho những người anh em chúng ta trở thành phế nhân. Duy cụt cả cặp gị. Thức mù đôi mắt v́ mảnh lựu đạn bắn vào, và Toại mất đi cả đôi chân lẫn đôi tay đến nỗi không thể nào tự ḿnh ngồi vào chiếc xe lăn được...

Không, không thể nào quên được, chúng nó c̣n thê-thảm, lê-lết và cơm không có đủ ăn, áo không đủ mặc...Chúng nó đang thiếu cả vật chất lẫn t́nh thương.

Một Nguyễn Văn Tài, Thiếu úy, đêm di tản buồn ra khỏi quận lỵ Thanh An, đạp phải ḿn , đôi chân biến mất vào giây phút cuối cùng của trận chiến. Anh đă gọi vang lên trên chiếc ống liên hợp của máy truyền tin PRC 25. "Bốn mươi lăm, bốn mươi lăm, đây Hải Âu gọi. Bốn lăm, Bốn lăm, đây Hải Âu gọi. " Tôi đáp :" Bốn lăm tôi nghe đây. Hải Âu có ǵ cho" Tôi đang h́-hục chuyển quân di tản; giọng bên kia đáp lời, Thẩm quyền ơi, tôi bị cụt cả hai chân. Thôi thẩm quyền và anh em ra đi b́nh an, tôi xin chào vĩnh  biệt." Cuộc rút quân vội vàng, khủng hoảng làm tôi khủng hoảng thêm. Đêm hoang dă, đêm tịch liêu, đêm đă bao trùm vùng đất tử thần chiến địa. Tôi cùng đơn vị không thể trở lại cứu Tài, v́ đoạn đường xa 8 cây số trong rừng, mà rồi ai khiêng, và khiêng về đâu khi ta không c̣n bệnh viện.

Rồi từ đó, lời cuối cùng, cũng là lời trăn-trối của một chiến-sĩ, một người bạn, một đàn em, Thiếu úy Nguyễn văn Tài vẫn vang vọng trong tôi. Tôi vẫn thắc-mắc sao ḿnh không làm ǵ để cứu Tài lúc ấy và bây giờ...Tài, người sĩ quan pháo binh trẻ tuổi của Quân Lực Việt-Nam Cọng-Ḥa, người chiến sĩ anh dũng đă từng đi bên cạnh chúng tôi trong các chuyến tiền sát pháo binh. Anh đă nằm lại trên đồi Thanh An, bên cỏ dại, lau sậy , núi rừng, ôm trọn niềm cô đơn đời người chiến sĩ. Không biết nơi núi rừng trùng-trùng, điệp-điệp của Tây Nguyên anh đă nằm yên hay c̣n nức-nở.

Khi những sáng mai với những cơn lạnh trở về, dù là hạ, dù là thu hay đông nơi vùng trời xa xôi Bắc Mỹ và trong sự im-ắng này tôi càng nhớ đến anh, đến bạn bè của cái thuở nơi chiến hào lửa đạn. Tôi không thể nào quên được những ngày của tuổi thnh xuân, của "bầy nai tơ nhóm hội nẻo đường biên khu" đó. Dù những ngày cực nhọc, hiễm nguy, mưa cao nguyên ướt sủng, những chiếc áo trận tây-di, những đôi giày 'sô" chúng ḿnh b́-bỏm nước. Trong những đêm hành quân tối om rừng đêm u-tịch. Hay những sớm mai sau trận tấn công của địch quân khói đạn mịt mờ.

Dù những ngày trong núi rừng hay bên sườn đồi hiu quạnh ấy tôi vẫn c̣n có anh, có bạn bè, có đoàn quân và đi theo lư tưởng. Rồi thời gian trôi qua, mộng vỡ b́nh tan, những nghiệt ngả đổ ập lên chúng ta. Rồi tù tội, rồi lang-thang đứa chốn này , đứa nơi khác. Anh , tôi, bạn bè mỗi người một ngả.

Anh Quy ơi, bạn bè chúng ta c̣n nhiều đằng sau, đứa mù ḷa, đứa què cụt, đứa lê-la đầu đường cuối chợ thảm thương. Đứa đă hy sinh vĩnh viễn đi vào ḷng đất mẹ. Ngày trong tù cải tạo anh cùng tôi đă từng tâm sự với nhau, "Chúng ta sẽ phải làm một điều ǵ cho họ !" Lá thư này đến với anh tôi muốn hỏi , " Bao lâu nay rồi nơi khung trời Bắc Mỹ anh đă làm được ǵ hay chưa ?" Riêng tôi vẫn chưa làm được một điều ǵ hữu ích, người lữ hành năm xưa, vẫn âm-thầm bước cô đơn và nhớ về bạn bè, nhớ về những kỷ niệm xưa trong tủi hờn, cay đắng.

Thân ái .
Qúy Lê .
Sáng lập viên và cũng là cựu Hội Trưởng Hội H.O. Cứu-Trợ Thương-Phế-Binh và Qủa-Phụ Việt Nam Cọng Ḥa, USA.
Để nhớ về bạn bè và viết cho ngày Đại Nhạc Hội Cám-Ơn-Anh-người Thương Binh VNCH, tổ chúc vào 31-07-2016.

 

 

Trở lại