Thăm bạn Huy Phương

Nghe Huy Phương bệnh, bạn cùng khoá HQ Trần Hữu Khánh rủ tôi đi thăm. Từ Bolsa đi xa lộ đến nhà Huy Phương ở Irvine chỉ 15 phút lái xe, nhưng chúng tôi phải mất 15 phút mới t́m được nhà. Huy Phương gầy và xanh  sau 27 ngày nằm bệnh viện Hoag Hospital để cắt bỏ đại tràng và 23 ngày nằm ở Rehab Center. Quả là một thời gian “bất đắc dĩ” cho một người hoạt động năng nổ như Huy Phương, bạn tôi.

IMG_5285.JPGHuy Phương và người bạn tù Hoàng Liên Sơn Trần Hữu Khánh

Nay Huy Phương đă về nhà và bắt đầu đi đứng, ăn uống cũng như bấm lại computer. Lâu ngày mới gặp nhau, chúng tôi nói đủ thứ chuyện mà chuyện dài nhất là chuyện những năm tháng trong nhà tù cộng sản. Chúng tôi là bạn tù từ sau ngày 30-4-1975. Đầu tiên gặp nhau ở trại tù Suối Máu (Biên Ḥa), một năm sau đó  tàu Sông Hương đưa chúng tôi ra miền Bắc. Tàu cập bến Hải Pḥng và chúng tôi được tống lên xe motolova đến trại tù Hoàng Liên Sơn sát biên giới Trung Cộng. Đây là trại tù đầu tiên của miền Bắc Xă Hội Chủ Nghĩa đón nhận các Quân Cán Chính VNCH đi “cải tạo” giống như ở Liên Sô thời Stalin đưa các nạn nhân của chế độ lên vùng Tây Bá Lợi Á. Trại Hoàng Liên Sơn là Địa Ngục mà cộng sản Việt Nam dành để lưu đầy, trả thù những những Quân, Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa yêu đồng bào, bảo vệ tổ quốc.  Chúng tôi bị đẩy vào con đường lao động khổ sai để rồi đói, lạnh, bệnh tật và chết nơi đây.

Nhưng ngày 17-2-1979 Trung Cộng tràn xuống 5 tỉnh phía Bắc để dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học theo lệnh của Đặng Tiểu B́nh th́ trại tù Hoàng Liên Sơn di tản xuống các trại tù phía Nam.Từ đó chúng tôi mỗi người đi mỗi ngă cho đến năm 1980 chúng tôi lại gặp nhau ở trại 3 Nghệ Tĩnh. Huy Phương và Trần Hữu Khánh ở chung một đội nông nghiệp c̣n tôi ở một đội khác. Vài năm sau chúng tôi được đưa về Nam ở trại tù Hàm Tân rồi từ đó chúng tôi được trả tự do và lần lượt qua Mỹ theo diện HO.

Huy Phương sinh năm 1937 tại Huế, tên thật là Lê Nghiêm Kính, nguyên giáo sư Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 SQTB Thủ Đức và khóa Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí tại Hoa Kỳ. Biên tập viên báo chí, phát thanh Quân Đội. Trưởng Pḥng Tâm Lư Chiến và Chỉnh Huấn TTHL Quang Trung. Huy Phương định cư tại Mỹ năm 1990 sau 7 năm tù tập trung dưới chế độ cộng sản, hiện phụ trách chương tŕnh “Huynh Đệ Chi Binh” của đài truyền h́nh SBTN và biên tập viên thường trực cho NB Người Việt Nam California, Thời Báo Canada.

Anh đă có những tác phẩm đă xuất bản tại Hoa Kỳ:

Những Người Muôn Năm Cũ (tập truyện -2001); Nước Mỹ Lạnh Lùng (Tạp ghi-2002); Đi Lấy Chồng Xa (tạp ghi-2005) ;Ấm lạnh Quê Người (Tạp ghi-2009); Nh́n Xuống cuộc Đời (tạp ghi-2009); Hạnh Phúc Xót Xa (tạp ghi-2010); Quê Nhà Quê Người(tạp ghi-2010); Những Người Thua Trận (tạp ghi-2012); Chúc Thư Người Lính Chết Già (Thơ-2013) Ngậm Ngùi Tháng Tư (Tạp Ghi-2014).

Qua Mỹ, Huy Phương làm việc với hội “Cựu Tù Nhân Chính Trị” ở Nam California do ông Nguyễn Hậu làm chủ tịch mục đích giúp những gia đ́nh HO mới qua Mỹ định cư.Từ các trại tù cộng sản cho đến lúc qua Mỹ, Huy Phương luôn luôn nghĩ đến các chiến hữu ở mọi hoàn cảnh. Nhưng bản thân là gốc nhà giáo trong một gia đ́nh phần đông cũng là mô phạm nên Huy Phương không có ǵ là nhà binh cả, với khuôn mặt hơi buồn và mái tóc dài bạc trắng , lời nói với một chút diễu cợt, có chút hài hước.

Tôi cũng đă qua thời trung học với Huy Phương hồi c̣n ở Huế, sau nầy qua Mỹ thỉnh thoảng mới gặp nhau.Tôi thấy dáng dấp và cách ăn mặc của Huy Phương từ đó đến giờ  vẫn không thay đổi mấy, vẫn áo quần chỉnh tề, mái tóc hai bên luôn chải láng vuốt ra sau. Dù xa Huế đă lâu nhưng giọng nói, cách đi đứng, cách ăn uống của Huy Phương c̣n nguyên không lai mà chúng tôi thường gọi là “Huế rặt.” Người cũng là văn, nhờ những nghịch cảnh của cuôc đời, cuộc chiến giữa quốc cộng và cuộc di cư vĩ đại của người Việt Nam khắp thế giới sau năm 1975 đă cho Huy Phương có một cái nh́n đầy đủ, cả tốt lẫn xấu, tích cực lẫn tiêu cực. Cái mà nhiều người thích đọc văn của Huy Phương là  cái dám nói dù hơi chua xót như trong bài “Tiếng Chim Buổi Sáng” trong tạp ghi “ Ấm Lạnh Quê Người”. Câu chuyện là lúc ở trong tù, buổi sáng nghe tiếng chim hót để quên phiền muộn. Ông phân tích những loài chim cho tiếng hót hay để rồi khi qua Mỹ ông có người bạn già có thú nghe chim hót trong lồng. Ông đề nghị muốn nuôi chim th́ trồng vài trăm cây chung quanh vườn nhà để chim t́m tới làm tổ và buổi sáng tỉnh giấc mà nghe chim hót th́ c̣n ǵ thần tiên bằng.

Nhiều tạp ghi ông đă có nhiều nỗi trăn trở xen lẫn chút ngậm ngùi như vậy. Nhưng nhiều bạn thân quen cho rằng ông hay “đá gị lái” nên họ không thích.Có người c̣n cho rằng Huy Phương là người vác thánh giá ở Bolsa. Tôi th́ cho rằng Huy Phương có nhiều nhận xét sâu sắc nhưng nhẹ nhàng, ấm áp làm phong phú thêm cho đời sống quanh ta.

 Riêng tạp ghi “Những Người Thua Trận” trong phần đầu nói về cái ác thắng cái thiện, cái man rợ thắng cái văn minh. Huy Phương đă so sánh cuộc chiến Nam Bắc của Hoa kỳ và cuộc chiến giữa Quốc Gia và Cộng Sản tại Việt Nam để nói lên  cái bản chất độc ác, ngu dốt của cộng sản trái ngược hẳn với ḷng vị tha và nhân bản sau cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ. Tổng thống Abraham Lincoln đă ra lệnh đem cả 7000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi. Ngày 19-9-1863, khánh thành nghĩa trang nầy, Lincoln đă đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia.

Sự trả thù của cộng sản Việt Nam sau 40 năm vẫn c̣n đó bằng chứng sau năm 1975 hằng ngh́n nghĩa trang tử sĩ Việt cộng được xây dựng “hoành tráng” từ xă đến quận huyện khắp nước trong lúc phía VNCH, “ Nghĩa Trang Quân đội Biên Ḥa” vẫn c̣n vắng lạnh, hoang phế. Vậy th́ những bài viết của Huy Phương đối với ngụy quyền Cộng sản ngày nay có khác ǵ súng đạn trên chiến trận đâu.

Huy Phương đă có ḷng với bạn bè, với đồng đội nhất là đối với những người đă chết. Đó là thái độ của những người c̣n sống, tôn kính và biết ơn những người đă mất. Những người đă bị Việt Cộng trả thù nhưng không biết chết ở đâu. Trong đó câu chuyện cuối tháng ba,1975, 3000 binh sĩ TQLC thuộc Lữ Đoàn 147 được tập trung tại băi biển Thuận An chờ tàu HQ vào đón. Nhưng không có tàu HQ nào đến. Việt Cộng  truy kích và tàn sát làm toàn bộ Lữ Đoàn, một số tử thương, tự sát, số c̣n lại bị bắt. Dân làng  An Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên đă vội chôn vùi các  thi thể trên băi biển. Năm 2010 dân làng An Dương đă cải tang và xây lăng mộ cho 128 hài cốt vừa t́m được. Nhờ những thẻ bài c̣n lại và những thông tin được Huy Phương viết trên NB Người Việt, nhiều gia đ́nh tử sĩ đă được biết tin về thân nhân của họ.

Chiến tranh đă qua lâu rồi, mấy ai c̣n nhớ những nấm mồ ở những trại tù cải tạo đă mất hút trong rừng sâu, cỏ rậm; những ngôi mộ chôn tập thể  đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968 cũng như bao thuyền nhân đă bỏ ḿnh trên biển cả hay trên hoang đảo. Tất cả nay đă thành cát bụi hay bùn đất. May thay cũng c̣n nhiều người có ḷng đi t́m kiếm để trùng tu, bảo tồn và để nhớ.

Rồi đến tạp ghi “Ngậm Ngùi Tháng Tư” trong đoạn”Thắng và Thua” Huy Phương đă cho thấy giải phóng không  phải là thứ quân đến đâu là dân chúng bỏ làng bỏ xóm chạy thục mạng. Quân giải phóng không phải thứ quân đi đến đâu th́ cướp đến đó, lớn cướp nhà, cướp đất, cướp nhà máy, cướp kho tàn nhỏ cướp TV, tủ lạnh, đồng hồ ùn ùn chở ra Bắc. Cuối cùng giải phóng ǵ mà hằng triệu người lại bỏ nhà bỏ của chạy thoát thân để rồi lại lên rừng, xuống biển dù biết rằng t́m cái sống trong cái chết. Vậy th́ ngày 30 tháng 4 sắp đến, hai chữ “giải phóng” trở nên trân tráo, vô nghĩa.

Thăm người bạn tù, chúng tôi hân hạnh được gặp chị, một người vợ tù với bao nổi đắng cay gian khổ chịu đựng mọi sự bất công nhiều lúc c̣n nghiệt ngă hơn người ở trong tù. Dù vậy các chị vẫn một ḷng chung thủy thăm nuôi chồng, dạy dỗ con cái để có ngày hôm nay. Các gia đ́nh HO qua Mỹ tuy không giàu có nhưng hạnh phúc v́ con cái ngoan và học hành thành đạt. Điều mong muốn của chúng tôi là bạn Huy Phương sớm b́nh phục để cho đời những Tạp Ghi có giá trị. Tôi cũng được biết bạn và nhà biên khảo Vơ Hương An, kỷ niệm ngày 40 năm mất nước, sẽ cho ra mắt tác phẩm mới  “Chân Dung H.O. và Những Cuộc Đổi Đời,” cuộc sách đă được thai nghén trong nhiều năm.

Huy Phương đang nôn nóng trở lại với độc giả, khán giả Người Việt cũng như đài SBTN, nhưng nhanh hay chậm, c̣n tuỳ thuộc vào thời gian và nổ lực của người trong cuộc.

California ngày 12-3-2015.

Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu

Trở lại