Truyện ngắn

BÊN SÔNG THẠCH HĂN

Để biết ơn Thương-Binh V.N.C.H.

ĐIỆP MỸ LINH

Diễn giả vừa dứt câu, tràng pháo tay vang lên. Diễn giả ngưng nói, hơi mỉm cười, nhưng ánh mắt vẫn c̣n vương buồn, nh́n quanh hội trường, tiếp: “… Kể từ tháng Tư năm 1975 đến nay, ngoài những tai tiếng như băng đảng, gian lận bảo hiểm, khai man để hưởng trợ cấp xă hội, v. v… tập thể Việt-Nam tỵ nạn cũng đă tạo được nhiều thành quả lớn lao như nuôi dạy và tạo dựng không biết bao nhiêu nhân tài; như hỗ trợ chương tŕnh cứu người vượt biển; như giúp đỡ vật chất và an ủi tinh thần những người tỵ nạn tại các đảo; như tiếp nhận và trợ giúp từng loạt H.O. và O.D.P., v.v…

 Trong tất cả mọi hoạt động nhân đạo để hàn gắn những đau thương của cuộc chiến, dường như tập thể Việt-Nam tỵ nạn chưa phát động được phương thức cứu trợ những người đă đích thực góp máu và một phần của cơ thể của họ để giữ vững miền Nam Việt-Nam trong hơn hai thập niên.

 Kính thưa quư vị, những người mà tôi đề cập chính là Thương-Binh V.N.C.H. Quư vị đă xúc động mănh liệt khi thấy h́nh ảnh những đoàn cựu sĩ quan Q.L./V.N.C.H. bị Việt-Cộng bắt lao động khổ sai trong các trại cải tạo. Quư vị cũng đă phẫn nộ khi thấy những người tỵ nạn c̣n kẹt tại đảo bị bắt đưa lên máy bay để ép buộc trở về Việt-Nam. Vậy, quư vị nghĩ ǵ khi những người bị chiến tranh đoạt mất một phần cơ thể, nay đă trở thành những kẻ ăn xin ngay trên chính phần đất mà máu và một phần thịt xương của họ đă bồi đắp?

 Đến đây, tôi nghĩ, có vị sẽ nghĩ rằng chiến tranh đă chấm dứt từ lâu rồi, khơi dậy làm chi nửa! Tôi xin thưa, cứu đói Thương-Binh V.N.C.H. trong lúc này không phải là khơi dậy những đau thương của cuộc chiến mà chính là quư vị đang xoa dịu nỗi đau, đang hàn gắn phần nào những tan tác, đang chia xẻ phần nào những tệ hại c̣n sót lại sau cuộc chiến.

 Nếu mỗi lần, sau khi chào Quốc Kỳ, hát Quốc Ca, quư vị dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những người đă bỏ ḿnh v́ nước, đă liều chết t́m Tự Do, th́, mỗi bữa ăn, xin quư vị hăy nghĩ đến những người đă hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến để chúng ta được sống trọn tuổi thơ, được cắp sách đến trường, được sum vầy với Cha Mẹ và gia đ́nh. Và ngày nay, với cơ thể lành lặn, chúng ta được sống đầy đủ dưới bầu trời Tự Do, c̣n những kẻ bất hạnh ấy đang khốn khổ và bị hất hủi bên quê nhà.

 Kính thưa quư vị, Việt-Nam là quê hương của chúng ta. Suốt hơn mấy thập niên qua, tập thể Việt-Nam tỵ nạn đă đóng góp vào đất nước ấy bao nhiêu tiền của rồi? Thế tại sao khi chúng ta về thăm quê hương, chúng ta phải hối lộ, phải đút lót cổng này năm mươi đô-la, cửa kia ba mươi đô-la, pḥng nọ hai mươi đô-la, v.v…th́ mọi việc mới êm xuôi để chúng ta rời phi trường? Trong khi đó, đối với những người đă hy sinh một phần cơ thể cho chúng ta được sống toàn vẹn, tại sao chúng ta nỡ để họ đói rách và tủi buồn bên cuối trời quên lăng?

 Ngày xưa, Pháp đô hộ Việt-Nam, nhưng h́nh ảnh anh Thương Binh lại nên thơ như trong bài Ngày Trở Về của Phạm-Duy: ‘Ngày trở về, anh bước lê trên quăng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về. Mẹ lần ṃ ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đă ḷa v́ quá đợi chờ…Ngày trở về có anh thương binh chống nạn cày bừa, v́ thương yêu anh nên ngày trở về có con trâu xanh hết ḷng giúp đỡ…’ Bây giờ, anh Thương Binh V.N.C.H. không thể ‘bước lê trên quăng đường đê đến bên lũy tre’, v́ anh Thương Binh đang lê lết tấm thân  tàn trên hè phố, trong nhà lồng chợ, trước các tiệm ăn hoặc bên những đống rác đầy ruồi bọ để kiếm ăn! Miếng cơm của anh Thương Binh bây giờ  không phải là ‘nắm cơm ngon’ mà là vũng cơm thừa! Anh Thương-Phế-Binh đă ăn cơm thừa, uống nước vũng th́ làm thế nào Anh có được ‘con trâu xanh’ để nó ‘hết long giúp đỡ’? Người Mẹ của anh Thương Binh cũng không ‘lần ṃ ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đă ḷa v́ quá đợi chờ!’, v́ người Mẹ của Anh đă chết tại một vùng kinh tế mới khô cằn nào đó!

 Kính thưa quư vị, nỗi đau của Thương-Binh V.N.C.H., tôi nghĩ, tôi chỉ có thể cảm nhận chứ tôi không đủ ngôn từ để diễn đạt. Nhưng tôi tin tưởng rằng, nếu ai đă từng chứng kiến thảm cảnh của Thương-Binh V.N.C.H. khi các Anh bị Cộng Sản Việt Nam – sau khi cưỡng chiếm miền Nam –  đuổi ra khỏi các quân y viện miền Nam, các Anh phải ḅ lê lết trên những con đường quanh bệnh viện; và sau đó những Thương-Binh này phải lây lất xin ăn hoặc moi rác để kiếm miếng ăn , th́ không ai là người không hướng tâm về những nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tương tàn ấy cả!

Chúng ta, tập thể Việt-Nam tỵ nạn, v́ t́nh cốt nhục, đă đổ mồ hôi, bán sức lao động để giúp đỡ gia đ́nh, thân quyến và bạn hữu bên nhà. Chúng ta v́ ḷng nhân, đă dè xẻn gửi về biếu Thây Cô từng gói quà nhân nghĩa. Chúng ta cũng không quên cứu giúp nạn nhân bị dịch tả hoành hành trong trại tỵ nạn bên Phi-Châu; vậy, trước t́nh cảnh nát ḷng của tập thể Thương-Binh V.N.C.H., chúng tôi tha thiết xin quư vị – những người may mắn c̣n lành lặn sau cuộc chiến và quư vị thuộc các ngành Nha-Y-Dược, Cục Quân-Y Q.L/V.N.C.H. –những người đă hơn một lần hàn gắn những tàn tích ghê rợn của chiến tranh trên cơ thể các Thương-Binh này, hăy nghiêng xuống để t́nh thương lênh láng từ trái tim đầy rung cảm của quư vị, một lần nữa, nhểu từng giọt nồng, làm ấm lại những tâm hồn vỡ vụn đang bị ḍng đời quên lăng!...”

Từ hàng ghế thứ năm bên trái khán đài, như không nén được nỗi đau trong hồn lâu hơn nữa, Mạnh hơi khom người đứng lên, đi ra ngoài.

Bên ngoài, không khí oi nồng của mùa Hạ như hắt từng cơn nóng hừng hực vào làng da sạm nắng trên khuôn mặt xương xương của Mạnh. Mạnh thở dài, chưa biết phải làm ǵ để những lời đầy xúc cảm của diễn giả bớt ảnh hưởng vào tâm lư của chàng. Mạnh rút điếu thuốc, xoay người vào tường, bật hộp quẹt mồi lửa. Vừa bập bập điếu thuốc Mạnh vừa bước dọc theo con đường chính trong ḷng phố thưa người của một chiều Chủ Nhật.

 Từ nhỏ, Mạnh thường nghĩ chàng rất “ch́”, không bao giờ bị t́nh cảm chi phối. Vậy mà sau khi vượt biển sang Mỹ, mỗi lần nghe nhạc Việt-Nam chàng chịu không nổi, cứ phải tắt đi, hoặc bỏ đi chỗ khác. Chiều nay, khi nghe diễn giả khơi dậy niềm đau của chính chàng và những quân nhân cùng cảnh ngộ, Mạnh cũng phải bỏ đi như trốn chạy. Mạnh nghĩ, nỗi đau của những người như chàng không những chỉ ở phần cơ thể bị cắt xén mà c̣n do những “bất hạnh giây chuyền” tạo ra. Thật vậy! Không ǵ đau đớn cho bằng khi tâm trí ḿnh c̣n sáng suốt, trái tim c̣n dạt dào yêu thương mà đành thụ động nh́n những người thân yêu nhất trong đời ḿnh từ từ t́m cách xa ĺa ḿnh!

 Mạnh nghiệm ra rằng, không những chiến tranh đă hủy hoại một phần thân xác của chàng mà chiến tranh c̣n khiến cho tâm hồn chàng yếu đuối lạ lùng! Chính v́ mang tâm hồn quá nhạy cảm, nhiều khi không chống nổi sự cô đơn, Mạnh ch́m vào cơn say để quên đi nỗi đau thầm kín của chàng!

 Nỗi đau của Mạnh khơi nguồn từ ngày mà những người trai miền Nam miệt mài trong cuộc chiến do Bắc quân chủ xướng đều mong đợi. Đó là ngày đ́nh chiến 27-01-1973. Mạnh và đồng đội đều hiểu hiệp định ngưng bắn “da beo” là phi lư, đầy áp lực đối với quân nhân miền Nam và chỉ có lợi cho “phía bên kia”; nhưng dù sao, trong một thời gian, cũng giảm thiểu số thương vong cho cả hai phía.

Đối với đa số quân nhân miền Nam khi xung trận, tâm trạng của họ như thế nào Mạnh không thể hiểu được. Nhưng riêng Mạnh, chàng xă thân ngoài trận địa do bổn phận và trách nhiệm thôi thúc chứ không phải được hun đúc bằng ḷng thù hận như Bắc quân, khắc vào người “sinh Bắc tử Nam” hay là gào lên mỗi khi chào cờ “thề phanh thây uống máu quân thù”! (1) Sở dĩ Mạnh không nuôi ḷng thù hận những người bên kia chiến tuyến v́, Mạnh nghĩ, trong đoàn quân xâm lăng từ phương Bắc thế nào cũng có Tuất – đứa em duy nhất mà Mạnh đă ĺa xa khi Mạnh c̣n mang “tên cúng cơm” là Mùi.

 Mùi nhớ rơ, năm ấy, Mùi đă khóc sưng cả mắt nhưng Mợ – Mẹ của Mùi và Tuất – vẫn quyết định ở lại v́ Mợ ngại ông bà Nội và ông bà Ngoại không biết nương tựa vào ai lúc tuổi già! Lư do Thân – Bố của Mùi và Tuất – để Tuất ở lại v́ ông bà Nội sợ sau khi Ông Bà mất không ai để tang, không ai nhan khói!

Từ ngày rời Hải-Pḥng đến ngày hưu chiến cũng gần hai mươi năm, Mạnh không biết ông bà Nội, ông bà Ngoại c̣n sống hay đă về tiên cảnh và Tuất có được dịp chít vành khăn tang cho Ông Bà hay không; nhưng Mạnh biết chắc chắn một điều là không thể nào Tuất được ở lại làng để lo nhang khói cho Ông Bà, v́ ngoài Bắc không có đạo luật như miền Nam: Miễn dịch cho những người con trai duy nhất c̣n lại trong gia đ́nh. Mạnh nghĩ, Tuất, hoặc đă chết trên đường ṃn Hồ-Chí-Minh, hoặc đang có mặt trong đoàn quân vượt vùng phi quân sự để đến bờ sông Thạch-Hăn này. V́ nghĩ như vậy, cho nên, mỗi khi lính bắt được tù binh, Mạnh thầm mong tù binh là Tuất để Mạnh biết Tuất c̣n sống và có ngày Tuất sẽ được trao đổi tù binh chiến tranh. Cũng có khi Mạnh mong tù binh không phải là Tuất để Mạnh tránh được cảnh đau ḷng khi thấy đứa em vào tù mà chàng không thể can thiệp. Nghĩ quanh quẩn một klúc, Mạnh cười lớn; bởi v́, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, làm thế nào Mạnh có thể nhận diện được Tuất khi mà anh em xa nhau đến ngần ấy thời gian!

Bây giờ sắp ngưng chiến, ḷng Mạnh cũng tạm yên, bớt áy náy, đỡ bức rứt về đứa em không cùng chiến tuyến. Mạnh ngă người vào ba-lô, lấy gói quân tiếp vụ muốn mồi một điếu, nhưng Mạnh nghe thiệu thính viên gọi nhỏ:

-Ông Thầy!

 Mạnh hơi nhổm lên và thấy hiệu thính viên đang lom khom đến gần, th́ thầm:

-Đại bàng trên máy, ông Thầy.

Mạnh ấn nhanh gói thuốc vào lại túi quần, chụp ống liên hợp:

-Đại bàng, đây Metro.

Tiếng đầu giây bên kia:

-Giờ ‘nghỉ chơi’ sắp điểm. Kiểm soát ‘con cái’ của toa cẩn thận. Đề cao cảnh giác và tuyệt đối tuân hành lệnh ‘nghỉ chơi’.

-Nhận năm, Đại bàng.

Mạnh chuyển sang tầng số nội bộ và truyền lệnh đến từng tiểu đơn vị.

Lệnh ngưng bắn chỉ vừa truyền đi trên đài phát thanh được vài phút, Mạnh nghe nhiều tiếng reo ḥ, rồi một giọng Bắc nghe rất rơ:

-Ngưng bắn dzồi, anh em ơi!

Câu ấy được đi lập lại từ nhiều hướng khác nhau khiến Mạnh nhận định được rằng đơn vị của chàng đang ở vào thế “cài răng lược” với đơn vị địch. Mạnh rất yên ḷng, v́ “con cái” của chàng đều im lặng, giữ nguyên vị trí.

 Không gian quanh bờ sông trở lại tịch mịch, đầy căn thẳng và hồi hộp. Bỗng một giọng Bắc lại vang lên:

-Các anh Quốc-Gia ơi! Ngưng bắn d…z…ồ…i… Thích quá!

Đơn vị của Mạnh vẫn im lặng. Một lúc sau lại có tiếng từ hướng khác:

-Các anh Quốc-Gia ơi! Thèm thuốc quá! Cho một điếu.

Sau nhiều lần lập đi lập lại những câu ấy mà cũng vẫn không được đơn vị “Ngụy” đáp ứng, Bắc quân im lặng.

 Sáng sớm hôm sau, những lời kêu gọi như lúc khuya lại vang lên. Bất ngờ Mạnh nghe giọng Nam, sắc và gọn: “Đứng lại!” Mạnh chụp ống liên hợp, chưa kịp bấm nút để liên lạc kiểm soát t́nh h́nh th́ đă thấy – cao khỏi những đọt tranh c̣n lóng lánh sương mai – lố nhố nhiều nón cối! Ngay tức khắc, Mạnh và hiệu thính viên chụp vũ khí cá nhân. Vừa khi ấy Mạnh nghe nhiều tiếng “đứng lại!” vang lên từ nhiều phía. Mạnh đứng bật dậy.

Thấy Mạnh đứng lên, cả đơn vị của Mạnh cũng đứng lên, sẵn sàng trong tư thế cận chiến. Nhưng, đồng loạt, Bắc quân đưa cao tay vẫy vẫy:

-Ngưng bắn dzồi. Anh em cả. Chúng tôi đâu có khí giới đâu. Đói và thèm thuốc quá, các anh ủng hộ tư.

Những người lính miền Nam chất phát, đưa mắt nh́n nhau, khó xử. Bắc quân vừa từ từ bước đến gần vừa cười cười:

-Các anh biết không? Mấy hôm nay đói meo, mỗi ‘nần’ các anh ăn, mùi đồ hộp thơm ‘nừng’, tụi này thèm quá!

Thấy quả thật địch quân không mang súng, người lính miền Nam cả tin, hạ ṇng súng, ùa đến bắt tay Bắc quân.

Sau vài phút vui mừng, lính miền Nam lấy thức ăn và thuốc hút trong ba-lô tặng lính miền Bắc. Lính miền Bắc cười tở mở rồi “hồ hởi” khui, ăn ngay tại chỗ. Có người hút hết điếu quân tiếp vụ do lính miền Nam tặng rồi mới thong thả khui thức ăn, ăn. Vừa ăn lính miền Bắc vừa nh́n từng đôi giày “sô” sờn gót, từng chiếc đồng hồ cũ kỷ hoặc cặp kính mát được dắt hờ vào túi áo rằn ri của người lính Thủy-Quân Lục-Chiến rồi trầm trồ một cách thèm thuồng:

-Ôi Giời! Đồ đạc của các anh hiện đại quá! Cho sờ tư.

Lúc này người lính miền Bắc trông ngây ngô, vui thích và hiền lành như đàn cừu vừa t́m được cánh đồng cỏ non.

Bất ngờ một tiếng “sát!” vang lên! Nhanh và “ăn khớp” nhau như đă thực tập nhuần nhuyển, những con cừu hiền lành ấy bỗng biến thành đàn hổ đói vừa ngửi được mùi thịt tươi! Bắc quân phùng mang, trợn mắt, vung dao găm, đâm túi bụi vào chính những người vừa cho chúng ăn! Nhiều thây người gục xuống. Mũ xanh, nón sắt rơi ơ hờ cạnh gốc tranh câm nín. Máu đỏ vẽ thêm những đường kỷ hà trên quân phục rằn ri!

 Vài tiếng súng rời rạc vang lên trước khi Mạnh đủ sức quay sang hiệu thính viên, có ư dùng ống liên hợp ra lệnh đừng bắn. Một tay ôm vết thương nơi lồng ngực bên trái, một tay Mạnh cố sức hất thân người của hiệu thính viên sang một bên để Mạnh xử dụng máy truyền tin.

Vừa khi ấy, một anh nón cối chạy ngang qua. Nghe tiếng máy truyền tin rè rè, rẹt rẹt, anh nón cối dừng lại. Thấy Mạnh nằm nghiêng, đang áp tai vào ống liên hợp trong tư thế liên lạc, anh nón cối hươi dao găm lên, muốn đâm vào lưng của Mạnh. Nhưng, bất ngờ Mạnh quay người, ngẫng lên, ánh mắt đầy thảng thốt. Khi ấy anh nón cối cũng vừa thấy trên vai của Mạnh mỗi bên hai gạch trắng lớn dính sát vào một ṿng tṛn nhỏ cũng màu trắng và một vùng máu đỏ đang nhuộm thắm phần trên của túi áo, nơi có bảng tên Nguyễn Văn Mạnh.

Lần đầu tiên trực diện với sĩ quan “Ngụy”, anh nón cối hơi lúng túng. Nhưng thấy Mạnh bị thương, anh nón cối lấy lại b́nh tĩnh ngay. Anh nón cối đá ngược vào mặt Mạnh làm Mạnh bật ngửa ra sau. Ngay lúc đó anh nón cối đâm vào vùng bụng dưới của Mạnh và tiện tay, hắn xoay lưỡi dao!

Mạnh quặn người, nghiến răng, dồn hết tàn lực vào đôi tay, chụp cánh tay của anh nón cối, bóp chặt. Anh nón cối bậm bờ môi thâm ś, dùng tay trái trợ lực, ấn dao găm sâu xuống, sâu xuống nữa! Trong nỗi đau tột cùng, Mạnh nh́n anh nón cối bằng ánh mắt ngỡ ngàng đến khó hiểu rồi buông tay, khép mắt!

Mạnh tỉnh lại khi chiếc trựa thăng mang dấu hồng thập tự là đà, sắp đáp xuống. Mạnh cảm thấy ươn ướt nơi bờ môi. Mở mắt, Mạnh thấy y-tá đang dùng bông g̣n thấm nước, rà quanh bờ môi khô nứt của chàng. Thấy Mạnh tỉnh lại, y-tá dừng tay, giọng reo vui:

-Ông Thầy! Ráng đi ông Thầy! Trực thăng tản thương sắp tới rồi, ông Thầy.

Mạnh thều thào:

-Con cái của tao bị nặng không?

-“Tơi bời hoa lá”, ông Thầy!

Mạnh thở dài. Trước khi ch́m lại vào hôn mê, Mạnh c̣n nghe giọng bực tức của Cao, một hạ sĩ rất gan lỳ của đơn vị – cũng bị thương - hỏi một thương binh Việt-Cộng:

-Đă có lệnh ngưng bắn, tại sao các anh c̣n tấn công chúng tôi?

V́ thấy có sự hiện diện của vài tên Tiệp-Khắc trong ủy ban liên hợp bốn bên, chàng Việt-Cộng biết tính mạng của anh ta sẽ không đến nỗi nào và cũng v́ bản chất gian dối của người Cộng Sản, cho nên anh ta phát ngôn không ngượng miệng:

-Chúng tối tấn công các anh bao giờ? Vết thương nơi chân tôi ‘nà’ do đạn M16 của các anh bắn chứ có ai nghe hoặc thấy súng của chúng tôi nổ chưa? Các anh bắt tôi ‘nà’ các anh vi phạm hiệp định ‘Ba-Nê’. Chúng tôi sẽ ‘chanh’ đấu để đưa sự kiện này ‘nên’ ủy ban ‘niên’ hợp bốn bên.

Một quân nhân thều thào:

-Cao!...Đang không, đ. m., sao mày dở nắp ống cống lên chi vậy?

 Bao nhiêu năm qua rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại câu nói này của một đàn em, Mạnh vẫn phải cười v́ sự thâm thúy của chàng “lính thủy đánh bộ”.

*

*   *   *

Chiếc phản lực của hăng hàng không Northwest càng bay xa lục địa Hoa-Kỳ bao nhiêu Mạnh càng cảm thấy bồi hồi bấy nhiêu. Mối t́nh cảm này tương tự như tâm trạng của Mạnh dạo Mạnh vừa được phóng thích khỏi trại cải tạo, đáp xe lửa về Nam.

Năm xưa, khi chuyến xe lửa vừa qua khỏi cầu Bến-Hải, nỗi buồn sâu kín không biết từ đâu dâng lên ngập cả hồn chàng! Nghĩ ngợi một lúc Mạnh mới t́m ra nguyên nhân gợi buồn là chiếc cầu Hiền-Lương! Ranh giới phân chia đất nước đă được xóa đi trên bản đồ, cũng như hai vết sẹo nhăn nhúm trên cơ thể của Mạnh đă lành lặn; nhưng thử hỏi đến bao giờ ḍng sông đẩm máu này mới thoát khỏi tính chất oan nghiệt của nó, cũng như biết đến khi nào những tế bào nơi hai vết sẹo của Mạnh mới trở lại trạng thái b́nh thường!

Khi xe lửa qua khỏi ga Tuy-Ḥa một chốc, Mạnh khóc lúc nào Mạnh cũng không hay! Nước mắt của Mạnh bây giờ chỉ âm thầm lăn dài trên hai g̣ má trũng sâu chứ không tuôn trào cùng tiếng thét gào điên loạn của thằng Mùi trong một đêm hăi hùng cách nay xa lắm.

Đêm hăi hùng đó, trên chuyến tàu từ Tuy-Ḥa về Nha-Trang, Mùi ngồi cạnh Thân –Bố của Mùi – nhớ lại hương vị của biển và những món ăn tuyệt vời mà người bạn gái của Bố ở Tuy-Ḥa nấu đăi hai Bố con nhân dịp Mùi thi đậu trung học đệ nhất cấp. Tội nghiệp Bố và người đàn bà đang muốn chiếm vị thế của Mợ! Bao nhiêu tiền dành giụm, Bố và bà ấy đều vui thích và hănh diện đưa Mùi đi may áo quần, mua sách vở, dày dép, chuẩn bị cho Mùi làm “cậu tú” v́ Mùi quyết định “học nhảy” lớp đệ tam. Nghĩ đến sách vở và quần áo mới, Mùi cảm thấy thương Bố quá, vỗ nhẹ vào vai Bố:

-Bố! Mai mốt học xong con cũng đi Biệt-Động-Quân giống Bố, nha, Bố?

Thân giật ḿnh:

-Bố mày! Cho mày ăn học để mày làm ông kia ông nọ chứ bộ để đi lính giống tao à?

-Thế Bố muốn sau này con làm ǵ?

Có lẽ đă sắp đặt sẵn trong trí từ lâu, Thân đáp ngay:

-Làm bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thiếu ǵ nghề danh giá, con.

-Nhưng con muốn đi lính cơ. Đi lính như Bố oai thấy mồ, ai thấy cũng phải chào.

Thân chấm dứt ước mơ của Mùi:

-Thôi, về lo học hành, đừng nói nhảm.

Hai Bố con im lặng được một chốc, bỗng xe lửa hăm nhanh tốc lực. Nhiều tiếng lao xao từ nhóm người đi buôn:

-Rồi! Chết mẹ rồi! Tụi nó chận đường nữa rồi!”

Thấy vẻ hốt hoảng hiện lên mặt mọi người nhưng Mùi chẳng biết chuyện ǵ đang xảy ra. Bỗng Thân chụp cái xắc có bộ quân phục giấu kín trong ấy, liệng qua cửa sổ toa xe, trước đôi mắt ngơ ngác của Mùi. Thân nắm chặt tay Mùi, giọng lo âu, nói vào tai Mùi:

-Coi chừng chúng nó bắt thanh niên đi theo chúng nó. Có ǵ con cố chạy thoát, đừng để chúng nó bắt, nghe chưa?

Lúc này Mùi mới lờ mờ hiểu và sợ.

 Xe lửa dừng hẳn. Những người ngồi gần cửa bắt đầu nhốn nháo rời xe. Những người ngồi bên trong cũng tuần tự đi ra. Tất cả đứng gom lại nơi thửa ruộng khô. Sau đó, mấy người mặc bà ba đen, tay xách đèn lồng – không biết xuất hiện từ đâu – bắt đàn bà, người già và trẻ con đứng riêng; đàn ông đứng riêng, rồi “đồng chí chính trị viên” bắt đầu tuyên truyền.

 Giữa lúc tinh thần mọi người bị chi phối và căn thẳng đến tột độ, một tiếng hô “nghi…ê…m…” vang lên. Phản ứng tự nhiên của những người lính chuyên nghiệp, Thân – cũng như những quân nhân khác đang mặc thường phục – vội đứng thẳng, cụp hai chân vào nhau trong thế nghiêm th́ nhóm Việt-Cộng nhận ra ngay ai là lính. Việt-Cộng nhào đến, bắt ngay những người ấy đứng riêng ra!

Trong khi Mùi run sợ, chỉ biết nh́n Thân lủi thủi tuân lệnh Việt-Cộng th́ “đồng chí chính trị viên” điểm điểm ngón tay trỏ vào toán lính Việt Nam Cộng Ḥa (V.N.C.H.), mặt hắn xoay về nhóm thường dân, lên án:

-Đồng bào thấy rơ, đây là những tên phản động, tay sai của đế quốc Mỹ, mang tâm “niếm” gót giày bọn ‘sen đầm’ quốc tế, phản lại dân tộc. Chúng nó đáng tội chết! Chúng nó phải đền tội trước nhân dân!”

Nghe “chính trị viên” phát biểu, toán lính V.N.C.H. đưa mắt nh́n nhau, ngầm hiểu rằng cuộc đời của họ chắn chắn sẽ kết liểu tại đây! Đă vậy th́ liều! Thân hô lớn “Biệt-Động-Quân! Sát!” Như nghe một mệnh lệnh khi xuất quân, những người lính V.N.C.H. vừa chồm tới, với dụng ư ùa đại vào toán Việt-Cộng, đánh cận chiến bằng tay không, th́, thật bất ngờ, khẩu đại liên – không ai biết Việt-Cộng đặt trên mui xe lửa từ lúc nào – quạt từng loạt đạn vào toán lính V.N.C.H. không khí giới, trước sự kinh hoàng của mọi người!

Mùi hét lên “Bố! Bố ơi! Bố!” và dợm người muốn chạy đến ôm xác của Thân; nhưng một người đàn bàn kéo Mùi lại:

-Im! Mày muốn tụi nó giết mày luôn hả?

 Mùi hăi quá, nín thinh. Đến khi mấy người mặc bà ba đen thổi tắt mấy ngọn đèn lồng và “biến” vào bóng đêm, mọi người mới ùa đến bên các nạn nhân. Mùi gục đầu lên xác của Thân và kêu khóc thảm thiết. Người đàn bà lúc năy lại đến, ai ủi, dỗ dành Mùi. Nhưng Mùi vẫn cứ khóc cho đến khi khan cả tiếng mới chịu lặng yên. Mùi ngồi giậy, khoanh tay ṿng hai đầu gối rồi gục đầu lên, thút thít. Thỉnh thoảng Mùi nh́n xác thân bê bết máu của Thân rồi quẹt nước mắt!

Sau bao nhiêu biến thiên của cuộc sống, Mùi tưởng Mùi đă quên được đêm kinh hoàng đó, nhưng không! Khi nhớ lại Mùi vẫn c̣n xúc động, lặng lẽ lau nước mắt. Mùi thở dài! Từ một thằng Mùi côi cút, Mùi lăng xả vào đời với tên mới – Mạnh – như ngầm nhắc nhở ḿnh luôn luôn hướng về tương lai với tinh thần cứng rắn cộng với niềm tự tin trong một cơ thể tráng kiện.

Nhưng, sau lần bị thương vào ngày ngưng chiến, bên bờ sông Thạch Hăn, để người vợ trẻ của chàng lặng lẻ ra đi – v́ h́nh hài của Mạnh đă mất khả năng thiên bẩm của người đàn ông – Mạnh tự biết rằng niềm tự tin trong chàng không c̣n nữa! Và giờ đây, sau bao nhiêu năm tù đầy ngoài Bắc-Việt, cơ thể chàng c̣m cỏi, tâm hồn chàng ră rời, mất hết sức phấn đấu, Mạnh không hiểu chàng c̣n lư do ǵ để hướng về ngày mai! V́ vậy, Mạnh nhận biết rằng, lẫn trong những ḍng nước mắt khóc Cha lần này c̣n có những giọt lệ Mạnh khóc cho chính cuộc đời của chàng nữa!

 Để ḷng bớt ngậm ngùi với quá khứ, Mạnh đứng lên, chồm ra cửa sổ, hít vào buồng phổi luồng gió trong lành của Vịnh Đại-Lănh im ĺm. Xe càng xa xứ “nẫu” bao nhiêu th́ nỗi buồn càng lui xa trong ḷng Mạnh bấy nhiêu. Và cuối cùng là khối t́nh cảm bồi hồi, xúc động âm ỷ nổi lên trong ḷng Mạnh. Đến khi xe lửa dừng tại ga Nha-Trang, khối t́nh cảm ấy mới biến thành sự lạc lơng, sự cô đơn như dạo nào chàng và Thân vừa rời tàu “há mồm” sau nhiều ngày rời bến Hải-Pḥng!

Ra khỏi ga xe lửa, Mạnh ngơ ngác, không biết về đâu, bởi v́ Mạnh lớn lên và khởi sự binh nghiệp từ trường Thiếu-Sinh-Quân! Thấy nhiều kẻ ăn xin bám theo hành khách, Mạnh chạnh ḷng, nhưng chợt nhớ số tiền quá ít oi trong túi, Mạnh lắc đầu, nh́n lơ chỗ khác. Bất ngờ Mạnh chú ư đến tấm thẻ nhựa nhỏ được gắn nơi ngực của một hành khất mù đang ngồi im lặng cạnh mấy chiếc xích-lô, tay đưa gáo dừa ra xin. Nh́n kỷ, Mạnh giật ḿnh. Tấm thẻ nhựa ấy là thẻ căn cước quân nhân V.N.C.H! Mạnh bước đến, hỏi nhỏ:

-Sao anh dám đeo căn cước quân nhân? Anh không sợ à?

-Tôi c̣n ǵ để họ đầy ải nữa đâu mà sợ!

Mạnh lấy trong túi quần ít tiền, khom người, nhét nhanh vào tay người hành khất:

-Anh cầm tạm. Tôi không có nhiều.

Ngay lúc đó, một người ngồi trên Honda hỏi Mạnh:

-Mới được thả về hả? Muốn về đâu?

Mạnh ngạc nhiên, đứng lên:

-Anh hỏi tôi, phải không?

-Chứ hỏi ai nữa bây giờ! Anh nh́n quanh đây xem ai giống anh không th́ biết hà!

-Tôi không có nơi nào để về cả. Số tiền c̣n lại trong túi tôi chắc chắn không thể nào đủ trả cho cuốc xe từ đây ra nghĩa trang Phật-Giáo.

-Bộ không có chỗ nào về rồi ra nghĩa trang ngủ nhờ sao, cha nội?

-Tôi muốn thăm mộ của Bố tôi.

Người ngồi trên Honda cho xe nổ máy, thúc:

-Trời đất! Thôi, lên lẹ đi, cha!

Trong khi cho xe chạy ra cầu Hà-Ra, người lái tự giới thiệu là Vũ, cựu Mũ Nâu. Sau những chuyến xe thồ thường nhật, trước khi về nghỉ, Vũ thích ghé ga xe lửa đón tù cải tạo mới được tha, đưa họ về với gia đ́nh mà không nhận thù lao. Trường hợp của Mạnh, v́ thấy nghĩa cử của Mạnh đối với người hành khất và hiểu hoàn cảnh của Mạnh, Vũ xúc động, đề nghị Mạnh về ở tạm nhà Vũ, Vũ sẽ t́m người cho Mạnh dạy kèm Anh văn, kiếm tiền…

… Ở Việt-Nam, tŕnh độ Anh ngữ của Mạnh được kể là khá, dạy kèm học sinh để kiếm sống và để dành tiền vượt biên. V́ vậy, Mạnh cứ hy vọng khi đến Mỹ, Mạnh sẽ t́m được việc làm tương đối nhẹ nhàng và lương khá. Không ngờ, khi đến Mỹ, Mạnh chỉ t́m được việc làm ở một body shop.

Khi người bạn về Bắc thăm nhà, Mạnh nhờ người ấy t́m cách liên lạc về làng xưa, t́m Mẹ và Tuất; v́ năm 1954 ra đi, Mạnh c̣n quá nhỏ, không thể nhớ địa chỉ một cách chính xác. Cũng v́ lư do đó, khi bị Việt-Cộng giải ra Bắc, Mạnh không thể liên lạc về gia đ́nh.

Sau khi người bạn giúp liên lạc được với bà Thân và Tuất, Mạnh phải làm thêm việc giữ an ninh cho một nhà kho, vào cuối tuần, để có phương tiện giúp Mẹ và Tuất. Lúc này Tuất đă có ba người con trai; đứa lớn tử trận khi bị Việt-Cộng đưa sang Cao-Miên làm “nghĩ vụ quân sự. Hai đứa c̣n lại đă lập gia đ́nh vẫn c̣n ở làng cũ.

Không thể nào Mạnh mường tượng lại được con đường từ làng ra tỉnh lộ và từ tỉnh lộ về Hải-Pḥng. Nhưng Mạnh lại nhớ rơ cảnh đàn bà con gái – theo chỉ thị của Việt-Minh (lúc đó Mùi không biết) – đứng dọc hai bên đường, khóc lóc, kể lể, làm như thương yêu, tiếc nhớ đàn ông lắm, cứ níu kéo, năn nỉ đàn ông ở lại! Mùi run quá, sợ mấy bà ấy kéo Thân ở lại. Nhưng có lúc Mùi mong Thân bị kéo lại để Thân đừng đi, và như thế, Mùi sẽ được ở lại với Mẹ. Nhưng Thân mạnh dạng hất tay mấy bà ấy ra: “Thôi! Đừng làm tṛ khỉ!”

Thân và Mùi ra đi yên phần. Chỉ tội cho ông bà Nội, ông bà Ngoại, không chịu rời nơi chôn nhau, cắt rốn cho nên về sau bị Việt-Minh đấu tố đến chết – trong chiến dịch cải cách ruộng đất – về tội điền chủ, cường hào, ác bá!

Suốt thời gian liên lạc được với Mạnh, bà Thân và Tuất chưa bao giờ cho Mạnh biết sự thật về những cái chết đau thương của ông bà Nội, Ngọai. Và Mạnh cũng chưa dám cho bà Thân và Tuất biết Việt-Cộng đă dùng thủ đoạn đê hèn để giết ông Thân – v́ ngại thơ bị kiểm duyệt và “nhà nước” sẽ gây phiền toái cho gia đ́nh. Đến khi Mạnh về làng xưa, lần đầu tiên chỉ có ba Mẹ con ăn cơm với nhau, tại nhà Tuất, bà Thân mới bùi ngùi kể lại cho Mạnh nghe và Mạnh cũng có cơ hội thuật lại cái chết đầy bi thương của ông Thân.

Cái chết của ông Thân đă khắc sâu vào tâm khảm của Mạnh. Giờ đây lại biết sự thật về bốn cái đại tang, Mạnh bàng hoàng, đau xót vô cùng! Giữa khi gia đ́nh đang đau buồn, bất ngờ một anh công an phường xuất hiện, đưa giấy, bảo mời Mạnh sáng mai lên phường “làm việc”.  Mạnh nh́n anh công an bằng đôi mắt mở lớn, đầy ngỡ ngàng, rồi dịu xuống, như thầm trách.

Thấy ánh mắt của Mạnh, Tuất giật ḿnh. Ánh mắt ấy như dội vào tâm thức để Tuất phải bận tâm, phải nghĩ ngợi.

Đêm đó, sau khi anh em nằm bên nhau trên chiếc phản, hàn huyên cho đến gần sáng, Mạnh rơi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Riêng Tuất cứ trằn trọc măi, không ngủ được v́ bị ánh mắt khó hiểu của Mạnh lúc chiều ám ảnh. Tuất cố vận dụng trí nhớ để xem Tuất đă thấy ánh mắt ấy ở đâu, vào dịp nào, nhưng đành chịu! Rồi Tuất hồi tưởng lại những cuộc đụng độ dữ dội với quân miền Nam xem những nạn nhân của ṇng súng, lựu đạn và mũi dao của Tuất chết như thế nào, và động tác của mỗi nạn nhân trước khi chết ra làm sao! Nhưng v́ giết nhiều “kẻ thù” quá, Tuất không thể nhớ được “kẻ thù” nào có ánh mắt lạ lùng đó!

 Khi Tuất thiu thiu ngủ, ánh mắt ấy lại hiện về. Tuất không dám mở mắt, cố tập trung tư tưởng v́ ngại ánh mắt ấy sẽ biến đi. Tuất thấy sau đôi mắt dường như thấp thoáng loại quân phục có tích cách ngụy trang của lính miền Nam. Tuất vận dụng tâm trí nhiều hơn nữa và từ từ nhận ra những đường kỷ hà màu xanh, nâu, đen và trắng chen lẫn nhau. Đúng rồi! Quân phục của Lính Thủy Đánh Bộ! Ô, lạ không! Tại sao lại có hai gạch trắng bên mỗi cầu vai, vết máu tươi nơi ngực trái và ống liên hợp kêu rè rè, rẹt rẹt…Người Tuất toát mồ hôi. Đúng là ánh mắt của “tên” đại úy “Ngụy” bị Tuất đâm chết cạnh máy truyền tin, bên kia bờ sông Thạch-Hăn, vào hôm có lệnh hưu chiến! Tuất nhớ dường như Tuất thấy bản tên của “hắn”, nhưng lâu quá Tuất không nhớ tên ǵ!

Vừa khi ấy, Mạnh thức giấc, than nóng và đèn sáng Mạnh ngủ không ngon giấc. Tuất tăng tốc độ quạt máy và khuyên Mạnh nên cởi áo thun để ngủ cho mát. Tuất đến công tắc điện, có ư đợi Mạnh cởi áo thun xong rồi mới tắt đèn. Khi chiếc áo thun trắng vừa vuột qua khỏi vai của Mạnh, Tuất nhíu mày v́ thấy vết sẹo nơi ngực trái của Mạnh. Tuất hỏi:

- Anh “nàm” ǵ mà có vết sẹo dài thế?

 Như suốt mấy ngày qua, với dụng ư không muốn nhắc đến quá khứ, Mạnh đùa:

 - Anh có cả…ngàn vết sẹo chứ phải một đâu, chú.

 Biết Mạnh đùa, Tuất cũng đùa theo:

 - Người có ngàn vết sẹo th́… “cái ấy” cũng mang sẹo rồi!

 Hai anh em cười thành tiếng. Trong phút giây vui với đứa em mấy mươi năm xa cách, Mạnh cảm thấy trẻ lại như ngày nào hai anh em ở truồng tắm sông, cho nên quên giữ ư:

- Không phải ngay “cái ấy” mà gần gần thôi.

Tuất cũng vô t́nh, muốn kéo dài niềm vui:

- Đâu, đưa em xem nào.

Mạnh trật lưng quần đùi ra. Thấy vết sẹo màu nâu nổi cộm ở vùng bụng dưới của Mạnh, Tuất hoảng kinh, đứng sững! Đầu óc của Tuất xoay ṿng ṿng, muốn nổ tung! Ánh mắt lúc chiều, vết sẹo bên trái của lồng ngực và vết sẹo ở bụng dưới…Lẽ nào! Tuất khổ sở, lắc đầu nhiều lần rồi nghiêm giọng:

-Anh Mùi! (Tuy biết Mùi đă đổi tên, nhưng bà Thân cũng như Tuất, đều muốn gọi Mạnh là Mùi; v́ tên Mùi nghe gần gủi, thân thiết với họ hơn.) Hồi trước anh là Lính Thủy Đánh Bộ, đúng không?

- Anh đă dặn chú hoài. T́m hiểu làm chi những chuyện ấy?

- Thôi được. Em chỉ yêu cầu anh trả lời cho em một chữ “có” hay “không” mà thôi. Chịu không?

Mạnh quen miệng “Okay”. Tuất hỏi:

- Ngày đ́nh chiến, đơn vị của anh có đóng ở bên kia sông Thạch-Hăn hay không?

Mạnh hơi hoang mang về sự ṭ ṃ của Tuất, đành đáp “hang hai”:

- Nếu chú cho anh biết lư do ǵ chú hỏi anh câu ấy th́ anh sẽ trả lời.

Tuất không trả lời, vội tắt đèn và hấp tấp mở cửa trước:

- Thôi, gần sáng rồi. Anh nằm nghỉ. Em đi có tư việc. Em sẽ về ngay.

***

Sau khi nghe Tuất kể rơ câu chuyện, bà Thân lặng người một lúc rồi thở dài:

- Tuất à! Bất cứ điều ǵ xảy ra trên đời đều do “duyên” và “nghiệp” cả. Trường hợp của con và anh Mùi cũng chỉ là một trong muôn vàn cảnh oái ăm trên đất nước điêu linh này. Con biết hối và biết thương anh Mùi, thế là đủ.

- Nhưng làm thế nào con có thể sống với sự ray rức này, Mợ?

- Ư con muốn như thế nào?

- Con muốn nói thật với anh Mùi.

- Không nên, con à! Có bao giờ anh Mùi muốn nhắc chuyện cũ đâu. Vả lại, bây giờ chỉ con và Mợ biết chuyện, Mẹ con ḿnh đau ḷng; nếu anh Mùi biết nữa, chỉ thêm một người nữa đau ḷng chứ có giải quyết được ǵ đâu, con thấy không?

- Nhưng con cũng có nhiều chuyện ấm ức, con muốn nói với anh Mùi.

Nhờ những lá thư ngày trườc Tuất thường gửi tay từ trong Nam về cho Bà, bà Thân hiểu tâm trạng của Tuất. Bà đáp:

- Con có thể nói với anh Mùi những chuyện ấm ức đó. Nhưng, Mợ nghĩ, con không  cần phải nói với anh Mùi về lỗi lầm của con ở bên kia sông Thạch-Hăn, vào hôm ngưng chiến!

- Vâng. Con hiểu.

******

Trên chuyến xe lửa Thống Nhất, Mạnh và Tuất ngồi uống bia nơi toa hàng ăn vào lúc xế trưa, vắng khách. Nh́n quanh không thấy ai khác, ngoài người ngồi xa xa sau quày tính tiền, Tuất tiếp, giọng vẫn nhỏ và đều:

- Trong hàng ngũ bộ đội, biết bao nhiêu thằng như em, nhưng chỉ sợ gia đ́nh bị Cộng Sản trả thù cho nên ít đứa dám ra hồi chánh; trừ những người miền Nam tập kết, v́ gia đ́nh họ ở miền Nam. Bởi thế, anh đừng tưởng ai ở ngoài Bắc cũng đều là Cộng-Sản cả đâu.

- Nếu anh nghĩ như thế, anh đă không về.

Ngưng một chốc, Mạnh tiếp:

- Dù sao th́ họ cũng là kẻ chiến thắng.

- Thắng mẹ ǵ! Hồi đó nếu Mỹ cho B52 “rải thảm” thêm một hai trận nữa là bọn chúng đầu hàng vô điều kiện rồi!

- Thế Tuất không hănh diện được có mặt trong đoàn quân chiến thắng à?

- Hănh diện ǵ! Thời chiến, ngoại trừ con cháu bọn “chóp bu”, thằng thanh niên miền Bắc nào khỏi vào bộ đội? Khi đă xung trận th́ giết hoặc bị giết chứ có ai muốn thế đâu, anh.

Mạnh cười cười, liết chỗ xâm bốn chữ “sinh Bắc tử Nam” trên tay Tuất. Hiểu Mạnh nghĩ ǵ, Tuất x̣e bàn tay, nh́n vào rồi bưng chai bia, tu một hơi, tiếp:

- Anh đă thấy những thằng bộ đội bị xích chân vào xe tăng, vào thân cây hoặc vào trọng pháo chưa? Đấy, vô nhân đạo thế ấy mà tụi bộ đội vẫn phải để cho xích, huống chi xâm bốn chữ định mệnh này!

Mạnh bóp nhẹ tay Tuất. Tuất xoay ngược bàn tay, nắm tay Mạnh rất lâu. Cả hai đều yên lặng. Không phải đến bây giờ Tuất mới cảm nhận được t́nh anh em ruột thịt nơi Mạnh; nhưng quả thật bây giờ Tuất mới cảm thấy nhẹ nơi lồng ngực; v́ Tuất đă nói ra được phần nào những điều ray rức trong ḷng chàng.

Tuất đứng lên, đến bên cửa sổ, nh́n mong ra vùng không gian bát ngát. Cánh đồng xa xa lúa đă chín vàng. Từ lúc đó, trên chuyến tàu Thống-Nhất theo Mạnh về Nam để cải táng hài cốt của ông Thân, ḷng Tuất thanh thản như những áng mây cuối trời./.

ĐIỆP MỸ LINH

Trở lại