Hồ Biểu Chánh: Nhà Văn Tiêu Biểu Miền Nam Tiền Bán Thế Kỷ XX

                                             

Vương Trùng Dương

   

Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884–1958) là một trong những nhà văn tiên phong của ḍng văn học Việt Nam nói chung, và miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Với khuôn mặt nhà văn lăo thành đă đóng góp cho nền văn học nước nhà trong một thế kỷ qua, dĩ nhiên có nhiều bài viết của các nhà phê b́nh văn học, văn nhân… đề cập đến tác giả và tác phẩm. Có thể nói, hoàn cảnh xă hội và thân phận người dân quê với nhân t́nh thế thái trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh gần một thế kỷ qua vẫn c̣n thấp thoáng cho đến nay.

 

Theo GS Phạm Thế Ngũ trong quyển Việt NamVăn Học Sử Giản Ước Tân Biên: “Đọc Hồ Biểu Chánh ngày nay chúng ta thấy một cái thú khác, cái thú được sống lại một thời tuy cách đây không xa mà có vẻ xưa lắm. Trong các tác phẩm trên và trong vô số tác phẩm về sau nữa, ông đă có công đem cặp mắt lịch lăm, cây viết chu trí, mà ghi lại bức tranh của cả một xă hội đương thời, cái xă hội miền Nam thành h́nh sau ngày Tây sang giữ măi nền nếp cho đến những ngày tiền chiến. Trước hết làm phông cho cái xă hội ấy là đất nước miền Nam, quang cảnh từ tỉnh thành về ruộng rẫy. Trong các tiểu thuyết của ông, những việc ông thuật kể diễn ra rải rác từ núi Bà Đen đến đảo Kim Qui, từ những giồng trảng miền Đông xuống đến những kinh rạch miền Tây, song ông thường ưa hơn khu vực ở giữa, các tỉnh G̣ Công, Vĩnh Long, Cần Thơ, các quận Càn Long, Ô Môn, Vũng Liêm, nơi ông từng làm việc quan lâu năm và biết rơ đồng đất, người ngợm. Nhất là châu thành Sài G̣n - Chợ Lớn hiến cho ông lắm tấn tuồng vân cẩu ly kỳ. Trong những khung cảnh bác tạp ấy, ông đưa ra đủ loại nhân vật, khoác cho một dung mạo, một tính t́nh, những thói quen và phong tục, thường đều là đánh dấu một thời đại cả”.

https://lh5.googleusercontent.com/NNXH5Ia9nACaCVytyVbl-UJ-zEt4M0jBVIhTBaJp1kW0KGGC-OkI0MB57OdFgqwOILLKLFt88kpIhGmTh1ZcGt-CF58GexbGo6Z84s_i56Tpqd9hMvxVmEtg2nM7riL_KiVSGjykUJ3WjiH5Lg

Trong lănh vực văn học, Hồ Biểu Chánh sáng tác nhiều thể loại từ văn xuôi, văn vần, nghiên cứu, phê b́nh văn học, kịch, tuồng hát và dịch thuật… hơn một trăm tác phẩm. Tiêu biểu như: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 5 tập thơ và truyện thơ, 12 vở hài kịch và ca kịch, 8 tập kư, 28 quyển khảo cứu phê b́nh.

 

Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đă ấn hành theo thứ tự thời gian trong nửa thế kỷ:

1910: U T́nh Lục (truyện thơ) - Tu Soạn Cổ Tích (dịch thuật)

1912: Ai Làm Được

1913: Vậy Mới Phải (truyện thơ, Le Cid của P. Corneille) - Chúa Tàu Kim Qui (Le comte de Monte Cristo của Alexandre Dumas cha)

1913-1922: V́ Nghĩa Quên Nhà (kịch) - Lửa Ngúng Th́nh Ĺnh (dịch kịch Pháp) - T́nh Anh Em (hài kịch) - Toại Chí B́nh Sanh (hài kịch) - Nhuận Bút Ai Làm Được và Chúa Tàu Kim Qui

1923: Cay Đắng Mùi Đời (Sans Famille của Hector Malot) - Tỉnh Mộng - Một Chữ T́nh

1924: Nam cực tinh huy

1926: Nhân T́nh ấm Lạnh - Tiền Bạc, Bạc Tiền - Thầy Thông Ngôn (Les Amours D´Estève của André Theuriet) - Ngọn Cỏ Gió Đùa (Les Misérables của Victor Hugo) - Thanh Lệ Kỳ Duyên (hát bội)

1927: Thi Tri Phủ

1928: Chút Phận Linh Đinh (En Famille của Hector Malot) - Kẻ Làm Người Chịu (Les Deux Gosses của Pierre Decourcelle)

1929: V́ Nghĩa V́ T́nh (Fanfan Et Claudinet của Pierre Decourcelle) - Cha Con Nghĩa Nặng (Le Calvaire của Pierre Decourcelle) - Khóc Thầm

1930: Nặng Gánh Cang Thường - Con Nhà Nghèo

1931: Con Nhà Giàu

1932: Chủ Quận Ô Môn, Cần Thơ

1934: Chủ Quận Phụng Hiệp, Cần Thơ.

1935: Chuyện Trào Phúng, Tập I, II - Ở Theo Thời (kịch Topaze của Marcel Pagnol) - Ông Cử (L´Artiste, ông không ghi tác giả bản gốc) - Một Đời Tài Sắc - Cười Gượng - Dây Oan - Thiệt Giả, Giả Thiệt

1936: Nợ đời

https://lh4.googleusercontent.com/1cjDhTcpfvl6GJwMgYt-Ew40XPd4WxC_vWY_EVPQedXKTwni4jMjET3RT-DHOFFBkE0dXfuHW4FadxkF1g16CtRotkykWx-YTAjbxsqESEqa2ExjCbhM7NJhcEIJv-fwJXl097apsZxCQ7NU8Q

Đóa Hoa Tàn (Le Rosaire, không ghi tác giả bản gốc)

1937: Lạc Đường - Từ Hôn

Tân Phong Nữ Sĩ - Nghĩa Vợ Chồng (hài kịch)

1938: Lời Thề Trước Miễu - Tại Tôi - Bỏ Chồng - Ư Và T́nh - Bỏ Vợ - Người Thất Chí (Crimes et Châtiment của Fédor Mikhaïlovitch Dostoievski)

1939: T́m Đường - Hai Khối T́nh - Đoạn T́nh

1941: Ái T́nh Miếu - Cư Kỉnh - Kư Ức Cuộc Đi Bắc Kỳ

1942: Pétain Cách Ngôn Á Đông Triết Lư Hiệp Giải (khảo cứu)

1943: Mẹ Ghẻ, Con Ghẻ - Hai Khối T́nh (cải lương) - Nguyệt Nga Cống Hồ (cải lương)

1944: Hoài Quốc Công Vơ Tánh (tùy bút – phê b́nh 1.3.44 )

Vườn Xưa Ghé Mắt (tùy bút – phê b́nh) - Thầy Chung Trúng Số (đoản thiên)

Hai Thà Cưới Vợ (đoản thiên) - Một Đóa Hoa Rừng (đoản thiên) - Ngập Ngừng (đoản thiên) - Chị Hai Tôi (đoản thiên) - Mấy Ngày Ở Bến Súc (kư ức) - Chấn Hưng Văn Học Việt Nam (khảo cứu) - Trung Hoa Tiểu Thuyết Lược Khảo (khảo cứu) - Gia Long Khai Quốc Vơ Tướng (khảo cứu) - Gia Long Khai Quốc Văn Thần (khảo cứu) - Gia Định Tổng Trấn (khảo cứu) - Cái Chết Của Người Xưa (diễn văn)

1945: Đại Nghĩa Diệt Thân (hài kịch) - Công Chúa Kén Chồng (hát bội) - Xả Sanh Thủ Nghĩa (hát bội) - Trương Công Định Qui Thần (hát bội) - Chuyện Lạ Trên Rừng (truyện vắn) - Đông Châu Liệt Quốc Chí B́nh Nghị (khảo cứu) - Tu Dưỡng Chỉ Nam (khảo cứu) - Pháp Quốc Tiểu Thuyết Lược Khảo (khảo cứu) - Một Lằn Chánh Khí: Văn Thiên Tường (khảo cứu) - Tiểu Sử Trương Công Định (tùy bút – phê b́nh) - Mạnh Tử Với Chủ Nghĩa Dân Chủ (diễn văn) - Ít Bài Chúc Tặng (diễn văn)

1946: Nhà Nho Với Chánh Trị (diễn văn)

1947: V́ Nước V́ Dân (cải lương) - Nhơn Quần Tấn Hóa Sử Lược (khảo cứu)

1948: Truyền Kỳ Lục (truyện vắn) - Chánh Trị Giáo Dục (tùy bút, phê b́nh) - Tùy Bút Thời Đàm (tùy bút - phê b́nh) - Âu Mỹ Cách Mạng Sử (khảo cứu) - Việt Ngữ Bổn Nguyên (khảo cứu) - Thành Ngữ Tạp Lục (khảo cứu) - Phật Tử Tu Tri (khảo cứu) - Nho Học Danh Thơ (khảo cứu) - Một Thiên Kư ức: Nam Kỳ Cộng Ḥa Tự Trị (kư ức) - Nho Giáo (diễn văn)

Giáo Lư Của Đạo Phật (diễn văn) - Độc Lập Trong Liên Hiệp Pháp (diễn văn) - Địa Vị Của Đàn Bà Việt Nam (diễn văn)

1949: Thiền Môn Chư Phật (khảo cứu) - Địa Dư Đại Cương (khảo cứu) - Hoàn Cầu Thông Chí (khảo cứu) - Tâm Hồn Tôi (kư ức) - Nhàn Trung Tạp Kỷ I, II, III (kư ức)

1950: Phật Giáo Cảm Hóa Trung Hoa (khảo cứu) - Phật Giáo Vào Việt Nam (khảo cứu)

1951: Trung Hoa Cao Sĩ, ẩn Sĩ, Xứ Sĩ (khảo cứu) - Nho Giáo Tinh Thần (khảo cứu)

1952: Nho Giáo Tinh Thần (khảo cứu)

1953: Bức Thơ Hối Hận - Trọn Nghĩa Vẹn T́nh

1954: Nặng Bầu Ân Oán - Đỗ Nương Nương Báo Oán - Lá Rụng Hoa Rơi

1955: Tơ Hồng Vương Vấn - Hai Chồng - Hai Vợ - Đại Nghĩa Diệt Thân - Trả Nợ Cho Cha

Những Điều Nghe Thấy  - Ông Cả B́nh Lạc

1956: Một Duyên Hai Nợ - Trong Đám Cỏ Hoang - Vợ Già Chồng Trẻ

1957: Hạnh Phúc Lối Nào - Sống Thác Với T́nh - Nợ T́nh (tiếp theo Từ Hôn) - Đón Gió Mát, Nhắc Chuyện Xưa - Chị Đào, Chị Lư - Nợ Trái Oan - Tắt Lửa Ḷng (giống tựa đề tác phẩm của Nguyễn Công Hoan) - Lẫy Lừng Hào Khí

1958: Lần Qua Đời Mới - Hy Sinh…

Ghi chú: Những tựa đề không có ngoặc đơn (…) là tiểu thuyết.

*

Trong  4 quyển Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan, họ Vũ đă dành 8 trang viết về Hồ Biểu Chánh ở quyển I. Vũ Ngọc Phan nhận định:

“Về đường lư tưởng, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng giống như tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn đều lấy luân lư làm gốc, lấy cổ gia đ́nh làm khuôn mẫu, lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở đời. Nhưng tiểu thuyết của họ Hồ lại khác tiểu thuyết của họ Hoàng về mấy phương diện. Tiểu thuyết họ Hoàng thiên về tả t́nh và giọng văn nhiều chỗ ủy mị, cầu kỳ, không tự nhiên; c̣n tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường.

 

Thật thế, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia đầy dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kỳ thú. Nếu đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà lại chê là kém mặt tả t́nh, và tưởng tượng không được dồi dào, th́ thật không biết xét nhận…

… Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh lại là những tiểu thuyết có tính cách b́nh dân, b́nh dân cả từ những nhân vật ông chọn đến những lời văn ông viết nữa. Hạng người ông tả là hạng tiểu công chức, tiểu phú hào hay hạng thuyền thợ, hạng dân quê. Những hạng người ấy không phải những hạng người sống về tư tưởng, mọi cách hành vi của họ không có ǵ là sâu sắc, nên có người đă chê sự quan sát của Hồ Biểu Chánh là cạn hẹp…”

Và họ Vũ kết luận: “Dù sao, nếu đă đọc những tiểu thuyết của các nhà văn tiên phong, từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận rắng từ Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đến bước vụng vàng, để dân dần đi tới ngày nay là lúc đă có thể chỉa ra nhiều ngả, phân ra nhiều loại”

(Vũ Ngọc Phan).

 

Tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đă cách nay đến 8, 9 thập niên nhưng được sưu tầm để tái bản và phổ biến trên internet. Qua nhận xét trên của Vũ Ngọc Phan, đơn cử vài tác phẩm tiêu biểu:

 

* Ngọn Cỏ Gió Đùa, tác phẩm nầy xuất bản năm 1926, dày 572 trang, cách đây tṛn 90 năm. Truyện có 21 chương, phổ biến trên internet Imvn.com. Tác giả tuy dựa vào  tác phẩm Les Misérables của Victor Hugo nhưng nêu ra thực trạng xă hội thời đó thật bi thảm, Lê Văn Đô con nhà nghèo, ở đợ, làm mướn để nuôi mẹ già và gia đ́nh. Trong lúc mất mùa, đói kém, Đô ăn cắp nồi cháo heo của Bá Hộ để nuôi mẹ và cháu mới sinh, bị bắt và lưu đày 20 năm! Ra tù, Đô sống vất vưởng bên lề xă hội… thời thế đưa đẫy, Đô vào lính trong thời điểm Lê Văn Khôi chống lại triều đ́nh nhà Nguyễn, bao oan nghiệt ập đến con người có tấm ḷng hân hậu và cuối cùng vĩnh biệt cuộc đời như “ngọn cỏ gió đùa”.

 

Theo nhận xét của GS Nguyễn Văn Trung: “Victor Hugo sắp xếp bố cục theo trật tự ưu tiên cho những ǵ tác giả muốn nhấn mạnh. Mở đầu câu chuyện, Hugo miêu tả cuộc đời giám mục Myriel rồi mới nói tới J. Valjean ngay từ lúc mới được thả, được Myriel đón tiếp rồi sau đó tác giả mới vượt ḍng thời gian kể lại lai lịch gốc tích J. Valjean. Hồ Biểu Chánh th́ lại kể chuyện đời Lê Văn Đô từ thuở bé, rồi mới bị tù, gặp Ḥa Thượng nói về cuộc đời của Ḥa Thượng...

 

Một đặc điểm khác trong truyện Hồ Biểu Chánh cho thấy ông tiếp thu kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại là ông không dựng nhân vật điển h́nh. Trong hầu hết các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chúng tôi không thấy ông dựng một mẫu người cố định nào. Ông hội đồng, ông đốc phủ, ông điền chủ không nhất thiết là người xấu, c̣n người nghèo không nhất thiết là người tốt. Các nhân vật của Hồ Biểu Chánh đều rất sống động và hấp dẫn, tạo nhiều bất ngờ lư thú, không như độc giả đă quen dự định khi đọc các truyện cổ điển ảnh hưởng Trung Hoa”.

Sứ mệnh nhà văn:

 

* Tiền Bạc Bạc Tiền, ngay cái tực đề cũng cho thấy xă hội trong thời điểm mà “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” bởi tệ nạn buôn quan bán chức từ chốn quan quyền đến hôn nhân trong cuộc sống. Truyện có 8 chương, phổ biến trên internet hobieuchanh.com. Trong phần giới thiệu ghi: “Diễn tả  sự xung đột giữa cũ và mới, giữa nhân nghĩa và tham lam của xă hội miền Nam vào thời kỳ bắt đầu tiếp thu lối sống Tây phương. Ông khơi dậy một mối t́nh thầm kín và t́nh bạn hữu rất cảm động của ba nhân vật trong hai gia đ́nh rất khác biệt. H́nh ảnh kịch cợm, lố bịch của bà Phủ, ông Hội Đồng… dựa vào thế lực và tiền bạc để rồi thao túng, ép gả những cuộc t́nh đầu ngang trái.

 

* Con Nhà Nghèo, xuất bản năm 1930, dày 226 trang (truyện nầy có 17 chương, phổ biến trên internet sachhayonline.com). Tác giả nêu lên h́nh ảnh cao đẹp của thành phần tá điến, tá thổ, sống có t́nh có nghĩa với nhau, hy sinh cho con để nuôi dưỡng thành người hữu dụng, hiếu thảo.

* Khóc Thầm, xuất bản năm 1935, dày 116 trang (truyện nầy chỉ có 13 chương, phổ biến trên internet isach.info). Chuyện t́nh bi đát với con gái ông Hội Đồng (nhân vật tử tế) khi gặp người chồng du học từ Pháp về. Chàng trai có học nhưng thủ đoạn và lọc lừa, t́m mọi cách để chiếm đoạt tài sản. Với bản chất lương thiện và không muốn đem chuyện xấu xa tung ra ngoài nên người vợ âm thầm chịu đựng. Chàng trai (Vĩnh Thái) gieo ác nên gặp quả báo và nàng (Thu Hà) quyết tâm xây dựng lại cuộc đời mới sau tháng ngày cam chịu đau khổ.

* V́ Nghiă V́ T́nh, tác phẩm nầy xuất hiện trên tờ Phụ Nữ Tân Văn năm 1929, xuất bản năm 1938, sách dày 138 trang (truyện nầy có 19 chương, phổ biến trên internet hobieuchanh.com). Nội dung tác phẩm ở phần kế tiếp theo GS Thanh Lăng.

GS Thanh Lăng viết về Hồ Biểu Chánh đă nêu ra các tác phẩm tiêu biểu:

“1) Ai Làm Được (1922):

Chúng tôi tiếc rằng trong tay không có bản in năm 1912 của cuốn Ai Làm Được mà chỉ có bản đă nhuận sắc năm 1922 cho nên không phê phán được sự khác biệt giữa hai lần in cách nhau 10 năm (1912-1922).

Ai Làm Được là câu truyện của một cô gái con một vị quan phủ, cô Bạch Tuyết nuôi chỉ báo thù cho mẹ. Ông phủ có hai vợ: vợ cả là mẹ Bạch Tuyết bị người vợ lẽ âm mưu bỏ thuốc độc cho chết. Nhờ một người lăo bộc thân tín, Bạch Tuyết, tới 12 tuổi mới biết chính người d́ ghẻ giết mẹ nàng. Từ đấy, về phía nàng th́ âm thầm t́m mưu cơ để trả thù cho mẹ, c̣n người d́ ghẻ lại hết sức chiều chuộng Bạch Tuyết cốt để đoạt cái gia tài kếch xù mà Bạch Tuyết sẽ được thừa kế của ông ngoại nàng. Nhờ vào mưu tính mà nhất là nhờ vào ông ngoại và người chồng cưới trái ư mẹ ghẻ, Bạch Tuyết đă thoát chết và đem nội vụ ra làm sáng để trả thù được cho mẹ; bà phủ hai bị tù đày.

Câu truyện này có nhiều chỗ mô phỏng giống cuốn Andrẻ Cornelis của P. Bourget. André Cornelis lên 9 tuổi th́ được biết cha ḿnh đă bị ám sát mà thủ phạm lại chính là cha dượng. Sau nhiều suy nghĩ và t́m ṭi André Cornelis đă đi đến chỗ bắt cha dượng phải thú nhận tội lỗi và đến tội một cách xứng đáng.

 

2) Chúa Tàu Kim Qui (1922)

Thủ Nghĩa là vai chính của truyện này. V́ bảo vệ danh tiết cho em gái, Thủ Nghĩa đả thương một tay cường hào. Tên này đút tiền cho quan trên vu cáo Thủ Nghĩa theo đạo Gia Tô, cho nên chàng bị án chung thân. Trong lúc giam ở trong ngục, Thủ Nghĩa gặp một chú khách. Hai bên trở nên thân thiết và trước khi chết, chú khách có chỉ cho Thủ Nghĩa t́m ra đảo Kim Qui. Sau này thoát đựơc ngục, Thủ Nghĩa biết kho vàng bạc châu báu dấu ở đảo Kim Quy, làm chủ cái kho vàng to tát kia. Chàng cải trang làm khách trú đóng tàu đi buôn bán qua các cửa biển từ Thái Lan qua Hương cảng và Trung Hoa. Từ đó chàng lấy tên là Chúa Tàu Kim Qui kết cục chàng đă tiêu được án cũ, báo oán cho những tên bất nhân và trả ơn cho những người đă làm ơn cho chàng.

 

Truyện này phỏng theo truyện Monte Crislo của Alexandre Dumas. Đại úy Dantes, là vai chánh của truyện Monte Cristo. Bị t́nh nghi là có liên lạc với địch, chàng cũng bị bắt và tống ngục. Chàng bị giam 15 năm. Chàng bị giam cùng với một Linh Mục Kỳ Dị. Vị linh mục này, trước khi chết, tỏ cho Dantes biết cái kho báu dấu ở núi Monte Cristo. Lập mưu tự tráo trở với xác chết của vị linh mục, chàng thoát được ngục, t́m đến đảo Monte Cristo làm chủ cả kho vàng vĩ đại. Từ đó chàng trở nên triệu phú và tự nhận tên là Monte Cristo. Nhờ thế chàng báo oán được tất cả các thù địch cũ và gia ân cho các bạn bè.

 

3) V́ Nghĩa V́ T́nh (1929):

Lư Chánh Tâm và Thái Cẩm Vân lấy nhau sinh được một đứa con trai đặt tên là Lư Chánh Hội. Thằng Hội sinh được mấy tháng th́ Lư Chánh Tâm đi du học Pháp. Để vợ con ở nhà với bà nội. Chánh Tâm có người em gái lấy phải người chồng không ra làm sao cho nên sau này đâm ra ngoại t́nh với người bạn trai của Thái Cẩm Vân. Hai bên hay thư từ cho nhau. Nhưng các thư từ của t́nh nhân gửi đến th́ nàng lại xin đề Thái Cẩm Vân để Thái Cẩm Vân trao cho nàng. Sống ám muội như vậy trong bốn năm và sinh được một đứa con với người t́nh. Lư Tố Ngu, tên người đàn bà tội lỗi kia đâm ra hối hận tự tử chết. Giữa lúc đó th́ Lư Chánh Tâm ở bên Pháp về, chàng bắt gặp cái thư đề tên Thái Cẩm vân mà trong thư sau t́nh nhân lại nói đứa con ngoại t́nh của nhau, v́ sự hiểu lầm đó Lư Chánh Tâm tưởng thằng con lên bốn tuổi của chàng là con ngoại t́nh nên chàng đánh vợ gần chết rồi đưa con cho một đứa kẻ trộm vào nhà ban đêm. Thế là từ đấy đứa con bị ngờ oan của chàng sống một cuộc đời phiêu lưu trôi dạt, khổ sở, vợ chàng đâm ra điên dại, c̣n chàng th́ bơ vơ mất hồn. Nhờ có bạn giác ngộ cho hai vợ chồng dần dần làm lành và đi t́m được con về.

4) Cha Con Nghĩa Nặng (1929).

Trần Văn Sửu là một nông dân đơn sơ chất phác lấy thị Lựu làm vợ sinh được thằng Tư và con Quyên. Nhưng Trần Văn Sửu thật thà bao nhiêu thị Lựu giam dâm bấy nhiêu. Được người ta bảo đích xác là vợ thông gian, Trần Văn Sửu gây gổ với vợ và vô ư xô vợ ngă chết. Sợ bị truy tố, Trần Văn Sửu trốn mất và ai cũng tưởng chàng đă chết trôi sông. Trong suốt mười mấy năm trời thằng Tư và con Quyên được nhà giàu nuôi làm con nuôi và đang sắp gầy dựng gả bán cho chúng vào nơi quyền qúi giàu sang. Giữa lúc ấy th́ Trần Văn Sửu v́ nhớ con quá phải lần về thăm con. Hai đứa con gặp được cha sung sướng, không những không sợ liên lụy mà c̣n cứu cha khỏi án cũ để cha con đoàn tụ vui vẻ,

5) Chút Phận Linh Đinh (1931):

Lê Hiển Vinh và Đoàn Thu Vân đi du học xa nhà, nhân quen biết nhau rồi yêu nhau kết quả là Thu Vân thất thân với Hiển Vinh. Để cứu văn danh dự, Hiển Vinh cưới Thu Vân làm vợ, trái ư cha v́ thế chàng bị cha từ. Để chuộc tội với cha, hai vợ chồng bàn tính với nhau và Thu Vân để cho chồng đi du học Pháp để lập sự nghiệp. Tàu chở Hiển Vinh qua Pháp bị tàu Đức đánh đắm và báo đưa tin tất cả hành khách bị tử nạn hết. Thu Vân buồn phiền, bỏ Hà Nội vào Nam định đem trả cháu cho ông nội chúng rồi tự tử chết theo chồng. Nhưng trên con đường Hà Nội vào Nam mấy mẹ con nàng trôi dạt gian nan không sao tả hết. Nhưng nhờ sự kiên nhẫn, hai mẹ con nàng  gặp được ông nội và được ông nội tha thứ quên lỗi xưa, đồng thời lại gặp cả đứa con lưu lạc muời mấy năm trường. Đang lúc mẹ con, ông cháu vui mừng th́ Hiển Vinh mà mọi người tin đă chết đắm tàu xưa đột ngột trở về trong cùng một lúc. Thế là cảnh nhà sum họp vui vẻ.

Phê b́nh về Hồ Biểu Chánh, trước tiên ta cần ngay có hai nhận định sau đây: cùng với phần đông nghệ sĩ của thế hệ, ông đă đem nhiều cái mới cho thế hệ để làm cho nó có bộ mặt riêng biệt khác những thế hệ khác, nhưng những cái mới ấy là những đặc tính chung cho hầu hết mọi văn nghệ sĩ thuộc thế hệ này; ngoài ra, cùng với một vài mầm non, Hồ Biểu Chánh đă có nhiều khác biệt với thế hệ đương thời và  báo trước sự chớm nở trong bóng tối một thế hệ mới”.

(GS Thanh Lăng)

Bài viết của Thụy Khuê: “Hồ Biểu Chánh (1885-1958), nhà văn tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết  hiện đại Việt Nam” với phần kết:

“Hồ Biểu Chánh là người đầu tiên đă xây dựng nên toàn bộ hệ thống tiểu thuyết hư cấu, hiện thực trong tiếng Việt. Ông đă tạo ra một thế giới nhân vật tưởng tượng y như thật, trong đời sống, khiến Hồ Hữu Tường, thủa trẻ, khi đọc truyện của Hồ Biểu Chánh, đă nhập vào thế giới hư cấu ấy, mà ông gọi là “nhập mộng” và khi đọc xong, ông “tỉnh mộng”, bởi v́ ông ra khỏi thế giới hư cấu của tiểu thuyết. Và ông viết về cuốn Tỉnh Mộng của Hồ Biểu Chánh như sau:

“... Như vậy th́ không thể nào ở trong cảnh thực mà có, chỉ ở trong mộng mà thôi. Nhưng tác giả viết rất tự nhiên, nên đọc tiểu thuyết, tôi sống măi ở trong một cảnh mộng. Đến chừng xem đầu đề tiểu thuyết, tôi thấy đầu đề đó là Tỉnh Mộng. Tới chừng đó tôi hay rằng câu chuyện mà Hồ Biểu Chánh đă thuật lại, đă tạo cho tôi một cảnh mộng. Tôi ở trong cảnh mộng. Rồi bây giờ tôi thấy nó là tiểu thuyết. Đây tôi mới là người tỉnh mộng. Chớ tôi không hiểu những nhân vật tỉnh mộng đó là ai nữa.

Từ ấy, tôi mới có một quan niệm rơ rệt về tiểu thuyết. Té ra một tiểu thuyết hay là một tiểu thuyết tạo cho độc giả một cảnh mộng mà độc giả say mê đi vào cảnh mộng ấy, như vào cảnh thật vậy. Đến chừng đọc xong rồi, th́ xếp sách nh́n lại nhan đề, mới hay là ḿnh đă mộng. Như vậy, tôi có thể nói rằng vị giáo sư đầu tiên dạy cho tôi văn chương, dạy bản sắc của văn chương, dạy lư thuyết về văn chương, ấy là Hồ Biểu Chánh. Một tiểu thuyết, với nhan đề của nó, làm cho tôi hiểu rơ định nghiă của tiểu thuyết là ǵ? Những tiếng của Pháp như là Roman, của Anh là Novel, Tàu là Tiểu Thuyết, đều không làm sao giúp tôi hiểu định nghĩa rơ rệt của loại mà trong văn chương gọi là tiểu thuyết cả” ((trích bài Nhập Mộng và Tỉnh Mộng của Hồ Hữu Tường, Văn số 80, tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, ra ngày 15/4/1967, trang 34).

Không chỉ có Hồ Hữu Tường mà Dương Nghiễm Mậu, cũng đă nh́n thấy ở Hồ Biểu Chánh một bậc thày khai phá, mở cửa cho ông vào thế giới tiểu thuyết, vào miền Nam, quê hương thứ hai của ông, Dương Nghiễm Mậu viết:

“Tôi đă đọc tiểu thuyết của ông cách đây mười mấy năm trời, khi c̣n theo học những lớp đầu tiên bậc trung học ở Hà Nội (...) Rồi trong nhiều hoàn cảnh khác, tôi lần lượt đọc những tiểu thuyết của ông. Sau này, có một thời gian tôi đă dành th́ giờ để đọc lại những ǵ đă đọc, đọc những ǵ chưa đọc với mục đích t́m hiểu, những khởi đầu của nền văn học ta, t́m hiểu những đặc tính miền Nam, quê hương thứ hai tôi yêu dấu. Quê hương miền Nam, con người, văn chương mở ra cho tôi những bàng hoàng không ít. Cuộc sống nơi những vùng śnh lầy hoang vu, trong kinh rạch quyến rũ tôi, tôi không bỏ một cơ hội nào để tới những nơi đó. (...)

Cũng v́ thế bài viết (này) như  một nhớ ơn, nhớ ơn những người đă để lại cho chúng ta những di sản lớn...” (trích bài Từ đó đến nay của Dương Nghiễm Mậu, Văn số 80, trang 57).

Những lời trên đây của hai nhà văn Hồ Hữu Tường và Dương Nghiễm Mậu đă xoá được gần một thế kỷ thành kiến và đánh giá sai lầm về Hồ Biểu Chánh, nhà văn tiên phong đă đưa văn học Việt Nam vào thế giới hư cấu của tiểu thuyết hiện đại”.

(Thụy Khuê)

*

Trước thế kỷ XX, các tác phẩm viết bằng văn vần chữ Nôm như Hoa Tiên, Truyện Kiều, Lục Văn Tiên… Trong thời kỳ đầu của Văn Học Chữ Quốc Ngữ qua các tác phẩm dịch thuật như Thủy Hử, Tây Du, Phong Thần, Tam Quốc Chí, Thuyết Đường Diễn Nghĩa… rồi sau đó với Tây Sương Kư, Song Phụng Kỳ Duyên, Tái Sanh Duyên, Đông Châu Liệt Quốc…

Năm 1913 tờ Đông Dương tạp chí ra đời, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Theo GS Thanh Lăng: “Có nghĩa là Đông Dương tạp chí đă làm xoay chiều văn học, đă đưa cái mới vào văn học, làm cho hai thế hệ trước và sau khác hẳn nhau…”. Đông Dương tạp chí quy tụ nhiều cây bút, nhân sĩ giữa Nho học và Tây học nhằm truyền bá phong trào viết văn với chữ Quốc Ngữ. Nguyễn Văn Vĩnh đă dịch tác tác phẩm trong văn học Pháp ra chữ Quốc Ngữ như: Manon Lescaut của Abbé Prévost thành Mai Nương Lệ Cốt, Les Trois Mouquetaires của Alexandre Dumas thành Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ, Les Misérables của Victor Hugo thành Những Người Khốn Khổ, La Peau de Chagrin của Honoré de Balzac thành Miếng Da Lừa…

Hồ Biểu Chánh không dịch từ các tác phẩm ngoại quốc và cũng không phóng tác mà dựa vào tinh thần nội dung để sáng tác trong bối cảnh xă hội đương thời: Ai Làm Được (André Cornréolis của Paul Bourget), Chúa Tàu Kim Quy (Le Conte de Monte Cristo0 của A. Dumas), Cay Đắng Mùi Đời (Sans Famille của Hector Malot), Chút Phận Linh Đinh (En Famille của Hector Malot), Ngọn Cỏ Gió Đùa (Les Misérables của Victor Hugo), V́ Nghĩa V́ T́nh (Fanfan et Claudinet của P. Decourcell), Người Thất Chí (Crimes et Châtiment của Fédor Mikhaïlovitch Dostoievski)… https://lh5.googleusercontent.com/r0Rde0Nj93eM9OzOMao2Map1r9pYKPh7Q3Vn7Uymv8QoQyFc7TWxKQ8tNLlUfwr7aMBZuSFB0fa9qKJiV5LsAxJbIIw6M-Td1NBjF9NhxAFf-W3pLlvAf3CNbAFPZGELeelShrIg7CvrspFNPw

Năm 1925, tác phẩm Quả Dưa Đỏ của Vũ Trọng Phụng (dựa vào truyện cổ tích trong Lĩnh Nam Trích Quái) được giải thương văn chương của Hội Khai Trí Tiến Đức… đánh dấu giai đoạn trưởng thành của “tiểu thuyết hiện đại”.

Trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh, ngoài cách hành văn đơn thuần, giản dị như lời tṛ chuyện, xử dụng ngôn ngữ đặc thù miền Nam để phổ biến cả nước. Các nhà văn miền Nam sau nầy như Mộng Huê Lầu (Lê Hoằng Mưu), Phú Đức (Nguyễn Đức Nhuận), Phi Vân (Lâm Thế Nhơn), Hồ Hữu Tường, B́nh Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên, Bà Tùng Long… cho đến những thập niên qua ở hải ngoại như Hồ Trường An, Nguyễn Đức Lập… khi đọc cảm nhận được văn phong và ngôn ngữ miền Nam.

Nhà văn tiền bối Hồ Biểu Chánh đă có công đóng góp trên văn đàn Việt Nam qua nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, được coi là “ngọn đuốc soi đường” cho thế hệ kế tiếp ở miền Nam VN.

Vương Trùng Dương  

Trở lại