Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Chương 1 -1

Lê Quế Lâm

                                           

Phần Một                 

BƯỚC DẠO ĐẦU CỦA TẤN THẢM KỊCH VIỆT NAM (1920-1945)  

Chương một                      

Những thế lực quốc tế đưa đến tấn thảm kịch 

Cụ sử gia Lệ Thần Trần Trọng Kim (1883-1954) là một chứng nhân lịch sử thời cận đại. Trong hồi kư Kiến Vân Lục, cụ ghi lại trung thật những việc cụ đă làm và chứng kiến trong 6 năm từ 1943 đến 1949. Song những chuyện đó có lắm việc truân chuyên và nhiều nổi đoạn trường, nên cụ đặt nhan đề là một cơn gió bụi để cho hợp cảnh. Đây là bước ngoặc lịch sử quan trọng của đất nước trong buổi giao thời giữa chế độ thực dân đến hồi cáo chung, chế độ cộng sản tiếp nối. Nước Pháp đă bị Đức chiếm đóng. Nhật đổ bộ vào Đông Dương, sau đó làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ thực dân của Pháp (9/3/1945). Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Hoàng đế Bảo Đại cử cụ Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Khi Thế chiến II vừa chấm dứt, cụ thấy đông đảo đồng bào hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lănh đạo, nên khuyên vua Bảo Đại thoái vị để Việt Minh nhận lănh vai tṛ lịch sử. 

Trên b́nh diện quốc tế, đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp khi Liên Xô và Hoa Kỳ trở thành đồng minh đánh bại phe Trục (Đức, Ư, Nhật) kết thúc Thế chiến II. Sau đó lại xảy ra cuộc đối đầu giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản. Đó là cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Nhưng chiến tranh “nóng” lại xảy ra ở Việt Nam v́ nơi đây là đấu trường chính của cuộc xung đột này. Chíến tranh Việt Nam kéo dài suốt thời Chiến tranh lạnh (1947-1991)  

(H́nh quyển  Một cơn gió bụi) 

Trong Mấy lời ngỏ cùng độc giả, cụ Trần tâm sự: “Từ năm Quư Mùi (1883) tôi sinh ra đời cho đến ngày nay, đă trải qua biết bao những nổi đau buồn khổ sở, làm cho tôi chán nản hết cả mọi điều, chỉ mong được yên tỉnh mà ngắm cảnh đời cho qua ngày qua tháng, chứ không muốn hành động ǵ cả. Thế mà tự đâu nó bắt buộc tôi làm những việc tôi không muốn làm. H́nh như ngoài cuộc nhân sinh vật chất của con người, có cái thế lực u uẩn huyền bí, an bài hết cả mọi việc theo đúng cái nghiệp của từng người, giống một tấn tuồng sắp đem ra diễn, đă có người xếp đặt đâu đấy cả rồi, ai đóng vai tṛ nào là phải đóng cho hết tṛ, chớ không từ chối được. Nhà triết học có thể nói đó là cái nhân quả tự nhiên của các sự vật, chứ không có ǵ lạ. Nói đúng lắm, song t́m ra cái nhân và biết được cái quả, không phải là việc dễ”.  

Cụ viết tiếp “Tôi tin ở trong vũ trụ có cái linh quang bao hàm hết thảy mọi vạn vật. Mà vạn vật sở dĩ có là v́ có cái linh quang ấy. Cái linh quang ấy, ta gọi là Phật, là Đạo, là Trời, là Chúa; chỉ có cái tên khác  nhau mà thôi, nhưng cái thực là một. Ở trong người ta, th́ cái linh quang ấy gọi là tâm, là chủ sự hành động của ta. Ai ai cũng có tâm ấy song v́ t́nh dục và sự thiên tư mà thành ra sai biệt khác nhau. Nếu cái tâm ta chân thành ngay chính, th́ tự khắc là Phật là Trời ở đó. Vậy nên bất cứ việc ǵ tôi cũng lấy cái tâm làm chủ. Nay tôi đưa những chuyện của tôi đă làm và đă biết theo đúng cái tâm của tôi mà nói ra, không kiêng dè, che đậy, không thêu dệt thêm bớt, cốt để người ta biết sự thực. Dù những sự thật ấy có động chạm đến ai, th́ cũng xin thể tất cái tấm ḷng thành thật của tôi mà đừng chấp trách. Ấy là tôi tin ở cái tâm công minh của mọi người vậy”. (1) 

Theo cụ Trần th́ ngoài cái nghiệp, con người c̣n có tâm hướng dẫn hành động. họa phúc từ đó mà ra. Những biến động trong giai đoạn từ 1943 đến 1949, theo cụ Trần đó là một cơn gió bụi. Cơn gió bụi những tưởng sẽ qua đi vào năm 1949 khi cựu hoàng Bảo Đại đ̣i được Pháp trao trả độc lập, thừa nhận Việt Nam thống nhất. Đó là nguyện vọng toàn dân Việt và cũng là mục tiêu kháng chiến của ông Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến toàn dân do ông Hồ đă khiến Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận Việt Nam được độc lập và thống nhất. Nào ngờ biến cố này lại mở đầu một trận đại hồng thủy, một trận băo cát sa mạc hăi hùng, mang lại vô vàn đau thương cho dân tộc, cho nên tác giả gọi đó là “Một Tấn Thảm Kịch”.  

Tác giả tin rằng tấn thảm kịch này xuất phát từ “cái thế lực u uẩn huyền bí mà cụ Trần đă đề cập. Cụ c̣n nhắc đến “cái nghiệp, nhân quả và tấn tuồng sắp đem ra diễn, đă có người xếp đặt đâu đấy cả rồi, ai đóng vai tṛ nào là phải đóng cho hết tṛ, chớ không từ chối được”. Đó là thuyết định mệnh của Khổng Giáo: số mệnh con người đă được định trước, không thể cưỡng lại được. C̣n cái nghiệp là triết lư nhân quả của Phật Giáo. Hai quan niệm trên được đồng bào ta tin tưởng, không ai cho đó là u uẩn huyền bí cả. Cái thế lực u uẩn huyền bí mà cụ Trần muốn nói, có lẽ là cái tôn giáo mới du nhập vào nước ta. Đó là Cộng sản đảng. Điểm này được cụ Trần đề cập đến trong Chương 7: Tôn chỉ và sự hành động của Cộng sản đảng, xin được tóm lược theo đúng nguyên văn:  

Cộng sản đảng là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín. Các tôn giáo cũ nói có cơi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay th́ hoàn toàn duy vật, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cơi trời mà chính ở cơi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy, phải tin lư thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cơi đời. 

“Về tín ngưỡng, đạo Cộng sản không thờ phụng thần thánh nào khác nữa, phải sùng bái Các Mác, Lê Nin, Sử Ta Lin. Đă tin mê cái đạo ấy và đă coi lư thuyết ấy là chân lư tuyệt đối, th́ ngoài cái lư thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo. Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, th́ là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm. Tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết lo làm cho ḿnh được mọi điều thắng lợi, chẳng sá chi những điều phúc họa thiện ác.  

“Đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lư, không biết có nhân nghĩa đạo đức. Người cộng sản cho đó là hủ tục của xă hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng. V́ có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có t́nh nghĩa ǵ cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục ṭng những người cầm quyền của đảng. Gia đ́nh, xă hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xă hội mới. Cái xă hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản. Khi sự tranh đấu ấy được thắng lợi, th́ cứ tranh đấu măi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp ấy và xóa bỏ hết những cương giới nước nọ với nước kia để thực hiện một thế giới đại đồng, đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga.   

Đảng cộng sản bên Nga nói là bài trừ đế quốc chủ nghĩa và tiêu diệt những chế độ độc tài áp chế đời xưa, nhưng lại áp dụng chế độ độc tài áp chế hà khốc và tàn ác hơn thời xưa, và gây ra một thứ đế quốc chủ nghĩa theo một danh hiệu khác, để tự ḿnh thống trị hết thiên hạ. Thành ra các nước đă theo cộng sản đều phải là những nước phụ thuộc nước Nga, cũng như bên Tàu ngày xưa các nước chư hầu phải phục tùng mệnh lệnh thiên tử. Chế độ cộng sản ở nước Nga ngày nay có khác ǵ chế độ nhà Tần thời chiến quốc bên Tầu. Có khác là ở những  mánh khóe hiện thời mà thôi, c̣n th́ cũng tàn bạo gian trá như thế, và cũng dùng những quyền mưu quỉ quyệt để thống trị hết cả các nước. Đảng cộng sản chuyên dùng những thủ đoạn quỉ quyệt, nên tuy có thắng lợi mà những người trí thức ít người theo. Cũng v́ vậy mà họ bài trừ trí thức và chỉ ưa dùng đàn bà, trẻ con và những người lao động là hạng người dễ khuyến dụ, dễ lừa dối”. (2) 

Đảng Cộng sản vào thời cụ Trần c̣n quá mới mẻ, chưa tác động đến vận mệnh dân tộc, nên cụ chưa định h́nh được, mường tượng đó là một thế lực u uẩn huyền bí. Đến thế hệ sau, mới thấy được cái thế lực trên đă chế ngự thế giới này trong thế kỷ vừa qua. Thế lực này xuất phát từ Nga gặp sự đối kháng của một thế lực khác là Hoa Kỳ. Hai thế lực trên h́nh thành hai thế giới đối nghịch nhau. Đó là Quốc tế Cộng sản và Thế giới Tự do với hai hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập. Một bên xác định nguyên tắc bất di bất dịch của quyền tư hữu thiêng liêng và phát huy những quyền tự do căn bản của con người. C̣n một bên chủ trương đoạn tuyệt triệt để chế độ tư hữu cổ truyền, xây dựng chế độ cộng sản toàn thế giới 

Hai thế lực Hoa Kỳ và Liên Xô, tạo ra những nhân vật như Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Thiệu…Mỗi người do cái nghiệp của ḿnh, ông Hồ dù là người VN nhưng tổ quốc của ông là Liên Xô xă hội chủ nghĩa với ước nguyện khi chết được gặp Karl Marc và Lenin. C̣n học tṛ tin cậy nhất là Lê Duẩn thể hiện cái nghiệp qua câu nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc và các nước xă hội chủ nghĩa anh em”. Ông Diệm một ông quan phong kiến đạo Thiên chúa, được vua trao quyền lănh đạo, ông ngoan đạo và tử v́ đạo. C̣n ông Thiệu v́ nghiệp vơ biền nên không chấp nhận đấu tranh chính trị khi t́nh thế đ̣i hỏi. Tất cả đều đóng trọn vai tṛ trong “tấn tuồng” Việt Nam. Họ là những người yêu nước theo tư duy của từng người, song tất cả v́ mê muội, không c̣n sáng suốt để nhận ra họ có nhiều cơ hội để thay đổi cuộc diện khi gặp bế tắc. Đó là v́ cái ngiệp, họ phải đóng trọn vai tṛ. Đất nước dưới sự lănh đạo của những người Cộng sản cuồng tín, đă gánh chịu nhân quả nặng nề, “hết nạn nọ đến nạn kia, thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần” như số phận đoạn trường của Vương Thúy Kiều. Tự nguyện làm tay sai phục vụ tham vọng của Nga rồi chuyển sang Tàu th́ chẳng khác nào làm điếm làm đầy tớ hai lần. 

Thế lực Hoa Kỳ: Gần 100 năm sau khi Christopher Columbus khám phá ra Tân Thế giới, vào tháng 5/1707 khoảng 100 kiều dân Anh vượt Đại Tây Dương cập bờ phía Đông của tân đại lục này, khởi đầu làn sống di cư vĩ đại đổ vào Bắc Mỹ. Sau 160 năm, số di dân Âu Châu đông đảo đă khai phá và lập ra 13 tiểu quốc trực thuộc triều đ́nh Anh Cát Lợi 

Trong sự sung túc của một vùng đất mới dồi dào tài nguyên, những người Mỹ gốc Âu châu mạo hiểm và dũng cảm đă nẩy sinh những tư tưởng dân chủ với ư niệm mới “Mọi người sinh ra đều có quyền hưởng một phần đồng đều trong những cái may mắn của cuộc đời”. Và họ luôn có ư nghĩ “đó là đặc ân mà Tạo hoá đặc biệt dành cho họ”. Thêm vào đó, trong cảnh vực mới tự do phóng khoáng, sống ngoài sự ḱm tỏa của chế độ quân chủ ở chính quốc, những tư tưởng cấp tiến càng được phổ biến, khiến họ quan niệm rằng “Quyền lực chính trị là của dân và dân đă ủy thác quyền lực đó cho chính phủ, Chính phủ chỉ là đại diện của dân và v́ thế có bổn phận v́ quyền lợi của dân mà thực thi quyền hành do dân giao phó. Nếu chính phủ vi phạm những quyền tự nhiên của dân th́ dân có quyền và bổn phận lật đổ chính phủ”. 

Để chống lại bạo lực của Anh hoàng, năm 1775 Đại hội Đại lục với tư cách đại diện cho toàn thể dân chúng Mỹ quyết định thành lập Quân đội Lục địa Mỹ, đặt dưới quyền chỉ huy của George Washington. Năm sau Đại hội chấp nhận quyết nghị “Hiệp Chủng Quốc thực sự là  và có quyền là những quốc gia tự do và độc lập”.Thomas Jefferson được cử đứng đầu Ủy ban 5 người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập

Bản tuyên ngôn lịch sử này được Đại hội Lục địa long trọng công bố ngày 4/7/1776. Đại hội c̣n chỉ thị các tiểu bang soạn thảo các bản Hiến pháp thành văn cho tiểu bang ḿnh. Tất cả đều bắt đầu bằng một Tuyên ngôn Dân quyền, nhắc lại những nguyên tắc căn bản của Tuyên ngôn Độc lập “Quyền hành của chính phủ phải được giới hạn chặt chẽ bởi những quyền bất diệt của dân”. 

Trong phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, những đại biểu cho toàn thể dân chúng Hoa Kỳ đă khẳng định: “Chúng tôi coi những chân lư sau đây là hiển nhiên: Mọi người sinh ra đều được b́nh đẳng. Tạo hóa đă ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được hưởng tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Chính v́ để bảo vệ những quyền đó mà chính phủ được lập ra giữa con người với nhau. Chính phủ nắm quyền hợp lư do sự ưng thuận của dân. V́ thế bất cứ h́nh thức cai trị nào có xu hướng phá hủy mục tiêu trên, th́ dân có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ h́nh thức cai trị đó và thành lập một chính phủ mới, đặt nó trên những tổ chức và quyền hành theo những h́nh thức mà dân xét thấy có thể bảo đảm được an ninh và hạnh phúc cho ḿnh”. 

Những người lănh đạo Cách mạng 1776 cho rằng: “Chế độ Hoa Kỳ là kết quả của một kinh nghiệm độc nhất bao gồm những ǵ tốt đẹp nhất chưa từng có trên quả đất này. Chế độ này phải trở thành một kiểu mẫu cho tất cả các nước và dân tộc”. 

Thế lực Liên Xô: Nửa thế kỷ sau, Karl Marx (1818-1883) -một triết gia Đức nổi tiếng dựa vào những cơ sở lư luận của những nhà duy vật thế kỷ 18, xây dựng học thuyết Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử để kết luận rằng: Sự sống luôn biến động và phân hóa làm nầy sinh những mâu thuẫn cần phải giải quyết. Giải quyết các mâu thuẫn này lại tạo ra sự biến động và phân hóa tiếp theo. Như vậy mâu thuẫn là nguồn gốc của sự tồn tại và phát triển và quy luậ phát triển của xă hội loài người từ nguyên thủy đến ngày nay luôn có mâu thuẫn”. 

Marx cho rằng trong giai đoạn nền công nghiệp tư bản đang phát triển, tư liệu sản xuất ngày càng phức tạp, lực lượng công nhân gia tăng nhanh chóng làm phát sinh những mâu thuẫn xung đột giữa chủ và thợ, giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ. Đối với chế độ tư bản -một chế độ tư hữu phát triển đến mức cao nhất sẽ trở thành trở ngại cho sự tiến bộ hơn nữa của xă hội, giai cấp vô sản sẽ làm cuộc cách mạng loại bỏ chướng ngại vật, thủ tiêu chế độ tư hữu về phương tiện sản xuất và thành lập chế độ công hữu cộng sản chủ nghĩa. 

Trong cuốn Tư bản luận (Das Capital) xuất bản năm 1867, Marx đả kích mạnh mẽ hệ thống kinh tế của các nước có nền kỹ nghệ trên đà phát triển, v́ hệ thống này cho phép quyền tư hữu các phương tiện sản xuất, cho phép một thiểu số sử sụng nó để kiếm lời, vừa bốc lột vừa kiểm soát công nhân về mặt kinh tế. Điều quan trọng mà Marx nhấn mạnh là “Mọi cơ cấu chính trị của xă hội đều là sản phẩm của hệ thống kinh tế xă hội đó. Do đó thống trị về mặt kinh tế sẽ thống trị cả về mặt chính trị”. Marx khẳng định trong Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848 rằng “Lịch sử loài người từ khi có giai cấp đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Chế độ tư bản đă lỗi thời nhất định sẽ diệt vong và nhường chỗ cho chủ nghĩa xă hội văn minh”(3) 

Giai cấp công nhân được Marx tuyển chọn để lănh đạo cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa. Ông vạch ra sứ mạng lịch sử của họ là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, tiến hành đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực thủ tiêu nhà nước tư sản và thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản”. Để thực hiện sứ mạng này, Marx chủ trương tập trung cho giai cấp công nhân mọi thứ quyền lực với ba chức năng: chỉ đạo lao động, quản lư công việc chung và thống trị ư thức hệ của toàn thể nhân dân. Marx đă xét lại một cách toàn diện về những phạm trù cổ điển của sự phân quyền, đó là nền dân chủ cho đến lúc này được xem là hoàn chỉnh nhất. Marx trở thành cha đẻ của chủ nghĩa Cộng sản.  

Marx quan niệm “Cách mạng vô sản phải nổ ra cùng một lúc ở các nước tư bản. Nếu chỉ diễn ra ờ một nước th́ nhất định thất bại”. Từ đó ông đưa ra khẩu hiệu “Vô sản các nước đoàn kết lại” và thành lập Quốc tế I vào năm 1866 tại Paris, nơi được mệnh danh là trung tâm cách mạng Âu châu Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đă nổ ra ở Pháp với việc ra đời Công xă Paris năm 1871. Lần đầu tiên giai cấp công nhân mưu toan dùng bạo lực để thiết lập nền chuyên chính vô sản, nhưng bị chính quyền Đệ tam Cộng ḥa Pháp dẹp tan. 

Quốc tế II và chủ nghĩa xét lại 

Sau thất bại của Công xă Paris, Karl Marx chạy sang Đức, một nước tư bản phát triển nhất lúc bấy giờ. Nơi đây đảng Dân chủ Xă hội Đức được Marx xem là một đảng kiểu mẫu của giai cấp công nhân. Marx và Federick Angels (1820-1889) đă ra sức củng cố đảng DCXH Đức thành một đảng Marxit điển h́nh. Sau khi Marx qua đời (1883) Angels lập ra Quốc tế II vào năm 1889 cũng nhằm tạo sự hợp tác chiến đấu giữa các đảng Đảng Dân chủ Xă hội thuộc nhiều nước khác nhau. Nhưng khi Angels chết (1895) những lănh tụ kỳ cựu của Đảng Dân chủ Xă hội Đức đă chứng minh sự già cỗi lỗi thời của học thuyết Marx. Họ cho rằng lư thuyết Marx không c̣n phù hợp với t́nh h́nh xă hội mỗi ngày mỗi có sự thay đổi lớn và chủ trương xét lại toàn bộ những nguyên tắc cũ của nó.   

Nhóm xét lại cho rằng “Giai cấp công nhân không có khả năng tự ḿnh xây dựng một ư thức hệ độc lập như Marx quan niệm”. Karl Kaustky (1854-1938) dẫn chứng trường hợp nước Anh, nơi mà chế độ tư bản rất phát triển nhưng giai cấp công nhân lại hoàn toàn xa lạ với ư thức hệ cộng sản. Ông kết luận: “Chủ nghĩa xă hội chỉ có thể phát triển trên căn bản của một kiến thức khoa học sâu rộng, điều mà người công nhân không có, chính những trí thức tư sản mới có khả năng truyền đạt cho giai cấp công nhân hiểu được vai tṛ và sứ mạng của họ”.  

Một lănh tụ xét lại khác là Edward Bernstein (1850-1932) th́ cho rằng: "Giai cấp vô sản có khuynh hướng cải lương hơn là làm cách mạng v́ thế các đảng Dân chủ Xă hội nên từ bỏ loại ngôn từ tối tăm có tính chất cách mạng mà nên công khai tuyên bố là một đảng chủ trương các cuộc cải lương". Bernstein lo ngại giai cấp công nhân bị thúc đẩy bởi "sứ mạng lịch sử và vai tṛ cách mạng" do Marx vạch ra có thể đi quá xa, gây bất lợi cho cuộc đấu tranh ôn ḥa của công nhân. Ông chủ trương thu nhận các phần tử không vô sản vào đảng cũng như dành cho giới trí thức quyền lănh đạo đảng v́ tŕnh độ học vấn thấp của giai cấp công nhân. Nhóm xét lại vạch ra đường lối đấu tranh ôn ḥa hợp pháp, dùng diễn đàn ở nghị trường để đ̣i hỏi chính phủ thực hiện các cải cách dân chủ. 

 

Quan niệm của Kautsky là “kết hợp cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa với nền chính trị dân chủ của các nước văn minh tiến bộ, coi con đường tiến tới quyền lực phải bắt buộc thông qua các cuộc bầu cử". Ông lên án chế độ độc tài do Lenin thành lập ở Nga sau Cách mạng tháng 10 là "sản phẩm của một quốc gia chậm tiến không có truyền thống dân chủ". Sau khi lật đổ Nga hoàng, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên, Đảng Bolshevik của Lenin chỉ chiếm thiểu số ở Quốc hội, ông ta liền giải tán Quốc hội và thành lập chế độ chuyên chính vô sản.(C̣n tiếp phần 2) 

Lê Quế Lâm 

Trở lại