Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 2_2)

 Lê Quế Lâm

Từ đấu tranh giành độc lập đến chia rẽ dân tộc  (đoạn cuối)

Mâu thuẫn về vấn đề dân tộc và giai cấp:


Để biện minh cho đường lối đấu tranh giai cấp, những người cộng sản lập luận rằng "xă hội Việt Nam có nhiều giai cấp khác nhau, tất cả đều thừa nhận hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể có được trong sự độc lập của đất nước. Các giai cấp đều v́ quyền lợi riêng của giai cấp ḿnh và quyền lợi chung của đất nước mà đấu tranh... Nhưng chỉ có giai cấp công nhân do vị trí lịch sử, họ mới có quan điểm đồng nhất lợi ích của giai cấp với lợi ích của dân tộc là một". Họ cho rằng: "chỉ có giai cấp công nhân mới có thể lật đổ chủ nghĩa tư bản quốc tế để hoàn thành sứ mạng lịch sử có tính chất toàn thế giới...Nhưng trước hết giai cấp công nhân tại mỗi nước phải lật đổ chủ nghĩa tư bản đang thống trị dân tộc ḿnh trong đó có bản thân ḿnh ngay trên đất nước ḿnh". (14)

Những lănh tụ cộng sản Việt Nam luôn rêu rao: "v́ sứ mạng lịch sử, giai cấp công nhân Việt Nam đă tự nguyện đứng ra làm đội tiên phong chống thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc" và họ khẳng định "Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải do giai cấp công nhân lănh đạo". Họ đă thực hiện đúng con đường do Marx và Engels vạch ra mà những người cộng sản phải theo là: "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành giai cấp dân tộc, phải tự ḿnh trở thành dân tộc". (l5) Tự nhận ḿnh là dân tộc và lănh đạo cách mạng nên bất cứ cá nhân hoặc đoàn thể nào chống lại họ đều bị gán là tà ngụy, phản động, là kẻ thù của nhân dân, là phản bội tổ quốc v.v...

Trái lại những người không xu hướng cộng sản th́ cho rằng lực lượng chính của cách mạng là lực lượng của cả dân tộc, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt giai cấp. Họ không chấp nhận lập luận của cộng sản cho rằng xă hội Việt Nam phân chia thành nhiều giai cấp. "Sĩ, Nông, Công, Thương" không phải là bốn giai cấp trong xă hội mà chỉ là cách phân biệt ngành nghề của nhân dân. Sở dĩ tầng lớp "Sĩ" đứng đầu trong xă hội, v́ người dân Việt Nam vốn trọng nhân tài. Thành phần này cũng từ trong dân mà ra, nhờ học thuật hơn người, họ đỗ đạt và tham gia vào guồng máy lănh đạo để đem tài năng ra giúp dân giúp nước.

Những người được gọi là lănh tụ cách mạng phải là những người ưu tú nhất trong xă hội, lấy đức và tài làm căn bản. Quan niệm "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách" được xem là truyền thống đoàn kết đă giúp nhân dân nhiều lần chiến thắng xâm lược, nên người quốc gia lên án việc phân chia giai cấp. Họ cho rằng phân chia giai cấp sẽ làm suy yếu lực lượng quốc gia, chia rẽ dân tộc làm tổn hại đến công cuộc chiến đấu giành độc lập. Đó là một trọng tội đối với tổ quốc và đồng bào.

Mâu thuẫn về đường lối giành độc lập:  

Hồ Chí Minh tin tưởng một cách tuyệt đối rằng "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường Cách mạng vô sản, phải đứng trong quĩ đạo cộng sản và đón nhận sự ủng hộ và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản". (16)  Ông ca tụng chủ nghĩa Mác Lê đến với Cách mạng Việt Nam như "người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” (17) Đành rằng độc lập tự do là trên hết, song người quốc gia không chấp nhận chủ trương của Hồ Chí Minh đưa dân tộc vào con đường cách mạng vôsản và đặt đất nước vào quĩ đạo Quốc tế Cộng sản. Đối với vận mạng của cả dân tộc, những người tự nhận lănh trách nhiệm trước lịch sử không thể đón nhận sự giúp đỡ của ngoại bang một cách dễ dàng. "Đói cần ăn, khát cần uống", song cũng cần thận trọng, đắn đo suy nghĩ, chỉ ăn những thứ đáng ăn, chỉ uống những thứ đáng uống. Phải biết lượng xét những thứ đó có phù hợp với cơ thể hay không? Nhất là sự đón nhận đó có phương hại đến quyền lợi dân tộc hay không? V́ một khi "đi vào con đường cách mạng vô sản, xây dựng xă hội mới" như lời Trần Trọng Kim nhận xét th́ những người cộng sản sẽ "không c̣n đấu tranh cho quốc gia dân tộc nữa, mà chỉ tranh đấu cho giai cấp vô sản, tranh đấu măi cho đến khi nào thực hiện được một thế giới đại đồng đặt dưới quyền chỉ huy của Cộng sản Nga".

Trần Trọng Kim c̣n đề cập đến"cái khôn khéo" của Cộng sản Nga khi họ cổ vũ việc "bài trừ đế quốc chủ nghĩa và tiêu diệt những chế độ độc tài áp chế...Nhưng lại áp dụng chế độ độc tài áp chế hà khốc tàn ác hơn xưa nhiều và gây ra một thứ đế quốc chủ nghĩa theo một danh hiệu khác, để tự ḿnh thống trị hết thiên hạ. (18)

Dù Hồ Chí Minh cố biện minh cho sự ưu việt của chế độ xă hội chủ nghĩa, tự nhận là đại diện cho dân tộc và xả thân cho sự tồn vong của tổ quốc... Nhưng hành động liên kết với ngoại bang, đem vận mạng dân tộc cột chặt vào vận mạng một quốc gia khác và thề trung thành tuyệt đối với sự kết hợp đó, không thể nói đó là một hành động khôn ngoan. Hành động "cắm sào chặt" như vậy rất nguy hiểm khi ḿnh chưa tiên liệu hết được những ǵ sẽ xảy ra...Vả lại, đối tượng mà ông vừa chọn lựa c̣n quá mới mẻ, chưa được kiểm chứng về sự toàn thiện và đáng tin cậy của nó. Đó là chưa kể tới sự tương phản của sự kết hợp khá sượng sùng đó, nếu không nói là một sự lợi dụng trắng trợn: một nước thuộc địa mưu t́m sự kết hợp với một quốc gia vốn là một đế quốc xâm lược với những lănh tụ đầy tham vọng muốn giải phóng toàn thế giới.

Từ sự bất đồng quan điểm về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc làm nảy sinh sự mâu thuẫn giữa lập trường quốc gia và cộng sản về nhiều vấn đề lớn khác như dân chủ, tự do, kháng chiến, đoàn kết v.v...

Quan điểm về dân chủ: Trường Chinh, lư thuyết gia Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Đấu tranh cho dân tộc không thể chỉ đứng trên lập trường quốc gia v́ quốc gia của ta là một quốc gia dân chủ, hơn nữa là một quốc gia dân chủ mới của số đông toàn dân đang chiến đấu để tiêu diệt bọn cướp nước và bọn Việt gian bán nước, nên không thể chỉ đấu tranh cho quốc gia dân tộc mà phản lại dân chủ được". (19) Lê Duẩn th́ cho rằng: "dân chủ của giai cấp vô sản khác hẳn dân chủ của giai cấp tư sản", v́ theo ông: "sự đấu tranh v́ độc lập của dân tộc và quyền lợi của giai cấp là khẩu hiệu dân chủ -giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người- dân chủ vừa dính liền với dân tộc vừa dính liền với chủ nghĩa xă hội".

Quyền chính trị dân chủ của cộng sản được tổ chức đúng theo nguyên tắc của Lenin: tập trung dân chủ, nghĩa là “từ trung ương đến cấp xă đều có hội đồng nhân dân do dân bầu theo một danh sách chọn sẵn. Dân chúng bầu cử các hội đồng nhân dân và hội đồng nhân dân tuyển chọn các thành viên ủy ban nhân dân là thể hiện tinh thân dân chủ. Sự tuân phục mệnh lệnh của ủy ban nhân dân cấp dưới đối với ủy ban nhân dân cấp trên là biểu tượng lư thuyết tập trung. Sự dung ḥa hai nguyên tắc này là lư thuyết tập trung dân chủ". Nền dân chủ trên đây được Lenin đề cao là "triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ dân chủ nào". Đó là "nền dân chủ nhất, khác về chất so với nền dân chủ không đầy đủ". Đó là "nền dân chủ nguyên thủy đặt trên một nền tảng khác cao hơn nhiều". (20)  

Hồ Chí Minh đă từng giải thích ư nghĩa “Tập trung dân chủ” một cách cụ thể khi ông đến thăm một trường đại học do Nguyễn Văn Trấn quản lư. Ông nói với các học viên: “Như các cô các chú có đồ đạc tài sản ǵ đó th́ các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung ḅ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ ch́a khóa vào túi tôi đây”. Nguyễn Văn Trấn tường thuật tiếp: “Bác ra về. Tôi lốc cốc theo đưa. Bác hỏi: “Tôi nói như vậy có được không? -Dạ thưa, Bác đă nói th́ thôi!” (21)

Những người quốc gia không chấp nhận quyền chính trị dân chủ của cộng sản, họ coi đó là một h́nh thức của chế độ độc tài v́ không có sự phân quyền theo nghĩa cổ điển trong các thể chế dân chủ tự do. Đề cập đến chế độ của các nước cộng sản, cụ Trần Trọng Kim nhận xét tất cả đều giống nhau và "in như cái chế độ chuyên chế thủa xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo th́ bị t́nh nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là được sung sướng. Như thế th́ giải phóng ở đâu? Giải phóng ǵ mà cả chính thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi ŕnh ṃ và tố cáo hết thảy mọi người". (22)

Quan điểm về tự do: Trường Chinh cho rằng: "Tự do là quí nhưng trên đời không có tự do tách rời tất yếu bao giờ, bởi v́ người có tự do là người hiểu rơ qui luật tất yếu khách quan của tự nhiên của xă hội và hoạt động trong phạm vi hiểu biết những qui luật đó". Để trả lời những người lập luận rằng: đứng về một phe đấu tranh, nô lệ một lư tưởng chính trị c̣n đâu là tự do? Trường Chinh trả lời "Có chứ! Phe dân tộc dân chủ v́ tự do tiến bộ mà đấu tranh, thuận theo qui luật của lịch sử của vũ trụ mà đấu tranh". Ông khẳng định "không thể t́m tự do ngoài cuộc đấu tranh của dân tộc và của thế giới dân chủ chống chủ nghĩa tư bản đế quốc". (23) Nguyễn Văn Trấn từng làm vụ trưởng Khoa giáo Trung ương kể lại trong hồi kư của ông, khi một nhà báo hỏi “Như vậy là cách mạng đă cấm tự do ngôn luận? Ông Trường Chinh sửng sốt: Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi’. (24)  

Đứng trên lập trường quốc gia, những người yêu nước sau khi làm tṛn nghĩa vụ dân tộc, giành độc lập cho đất nước xong, họ sẽ ban bố các quyền tự do rộng răi cho toàn dân. Quyền dân chủ được thực hiện bằng nguyên tắc nhà nước phân quyền, toàn dân tự do bầu cử, ứng cử và tham gia vào guồng máy quốc gia mà không phân biệt nguồn gốc, giai cấp, miễn hội đủ những điều kiện b́nh đẳng cho mọi người. Chính phủ do dân bầu lên sẽ phục vụ quyền lợi quốc gia theo ư muốn của người dân, khi cần thiết dân chúng có quyền thay đổi chính phủ. Trái lại, đối với những người cộng sản, tiếp theo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là cuộc đấu tranh giai cấp và xây dựng chủ nghĩa xă hội. Ngoài nghĩa vụ dân tộc, người cộng sản c̣n phải góp phần lật đổ chủ nghĩa tư bản quốc tế để hoàn thành sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản. Nhiệm vụ sau được coi là nặng nề hơn, quan trọng hơn, do đó họ không thể ban bố những quyền tự do dân chủ rộng răi mà phải tiếp tục đấu tranh và t́m tự do trong cuộc đấu tranh kế tiếp cho đến khi nào chủ nghĩa cộng sản toàn thắng trên khắp thế giới.

Quan điểm về kháng chiến

Kháng chiến là chống Pháp giành độc lập. Mục tiêu kháng chiến của người quốc gia rất rơ rệt, có mức độ rơ ràng: một khi Pháp nhượng bộ rút lui, Việt Nam độc lập hoàn toàn tự nhiên việc kháng chiến không c̣n nữa. C̣n Hồ Chí Minh th́ quan niệm "kháng chiến Việt Nam là một bộ phận của Mặt trận nhân dân thế giới do Liên Xô lănh đạo. Kháng chiến Việt Nam là một h́nh thức cao rộng của giai cấp đấu tranh, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên toàn thế giới, giữa thế giới tư bản và thế giới cộng sản".

Quan điểm về đoàn kết

Người quốc gia nói đến đoàn kết v́ họ ư thức rằng cuộc vận động đấu tranh giành độc lập cho nước nhà sở dĩ thất bại là do thiếu đoàn kết. Các đảng phái chính trị, các đoàn thể tôn giáo quốc gia hô hào đoàn kết nhưng tất cả đều e dè không ai dám đứng ra tổ chức và lănh đạo việc đoàn kết, trong khi đó cộng sản có chủ trương và thủ đoạn hẳn ḥi. Họ phân biệt "đoàn kết chiến lược" giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân do giai cấp công nhân lănh đạo khác với "đoàn kết sách lược" chỉ phù hợp cho từng giai đoạn mà thôi. Mỗi thời kỳ, cộng sản đưa ra một mặt trận đoàn kết khác nhau. Họ có thể liên minh giai đoạn hoặc có điều kiện với kẻ thù phụ để cô lập và trung lập hóa kẻ thù chính trước mắt rồi loại dần từng kẻ thù để đưa đến sự toàn thắng của giai cấp vô sản.

- Năm 1941, Hồ Chí Minh lập Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp các lực lượng yêu nước chiến đấu lật đổ ách thống trị Pháp Nhật. Lúc bấy giờ cộng sản chủ trương "ve vuốt" ḷng yêu nước của giới địa chủ trí thức và con em họ. Cộng sản mời họ tham gia và cử giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền và mặt trận Việt Minh nhằm lợi dụng uy tín của giới này để tập hợp nhân dân vừa để họ ủng hộ tài chánh và vật chất cho các cơ sở của đảng và mặt trận ở nông thôn.

- Năm 1946 để ủng hộ cuộc đàm phán của Hồ Chí Minh với chính phủ Pháp, cộng sản thành lập Mặt trận Liên Việt nhằm đoàn kết các đảng phái chính trị lúc bấy giờ đang tham gia chính phủ liên hiệp Quốc Cộng và các lực lượng yêu nước khác chưa tham gia Mặt trận Việt Minh.

- Đến năm l949/50 khi hai phe quốc gia và cộng sản ở vào thế đối nghịch, Hồ Chí Minh đứng hẳn về phía cộng sản Quốc tế, đón nhận sự giúp đỡ của Trung Cộng và Liên Xô để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, Việt Minh cho rằng "vấn đề tranh thủ địa chủ trí thức và con em của giới này tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chỉ là vấn đề cục bộ thuộc về sách lược, vấn đề chính yếu lúc này là thu hút lực lượng nông dân, đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu kháng chiến". (25)  

Để thực hiện mưu đồ này, chiến dịch cải cách ruộng đất được Việt Minh phát động rầm rộ nhằm "thanh trừ" những thành phần trí thức địa chủ và con em họ ra khỏi mặt trận và chính quyền đồng thời thu nạp nông dân vào thay thế. Theo cộng sản "đoàn kết nhỏ có bị tổn thương đôi chút nhưng đoàn kết lớn càng được củng cố và mở rộng. Qua cải cách ruộng đất sẽ có thêm hàng triệu nông dân để củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông". Theo chỉ đạo của Trường Chinh, cộng sản chủ trương "không thể ḥa b́nh cải tạo được... mà phải “cách cái mạng" của giai cấp địa chủ phong kiến". (26) Lúc bấy giờ Việt Minh dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông để tiêu diệt địa chủ.

Sau 80 năm sống trong cảnh mất nước, tinh thần yêu nước và khát khao độc lập của dân tộc càng phát triển cao độ, nhất là trong t́nh thế thuận lợi hồi cuối Thế chiến II Các doàn thể tôn giáo, các đảng phái chính trị theo khuynh hướng quốc gia hoạt động ráo riết song tất cả đều thất bại, thua sú trước người cộng sản.

Người quốc gia thất bại, một phần v́ họ quá bị động và ỷ lại vào thế lực bên ngoài. Rất tiếc đó lại là những thế lực đang suy tàn như quân phiệt Nhật, Quốc dân Đảng Trung Hoa và thực dân Pháp. Mặt khác, những đảng phái cách mạng Việt Nam từ Trung Quốc trở về “tuy nói là đảng phái kia nhưng kỳ thực không có sự tổ chức ǵ ra tṛ”. Những lănh tụ quốc gia thường hay tranh giành và thích địa vị, nhưng họ lại thiếu óc tổ chức, không có thủ đoạn chính trị, rất ít kinh nghiệm đấu tranh, không có sách lược chiến lược giành và giữ chính quyền như những người cộng sản (27)

Để giành chính quyền, trong chiến tuyến thống nhất, cộng sản sẳn sang đoàn kết và bắt tay lien hiệp với các đảng phái quốc gia. Khi nắm được chính quyền họ bắt đầu loại dần những người quốc gia để nắm độc quyền lănh đạo. Trong khi người cộng sản quan niệm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” và cho rằng bất cứ việc ǵ có lợi cho họ đều là tốt cả th́ những người quốc gia chân chính không đảng phái vẫn giữ trọn tiết tháo nhà Nho. Hồ Chí Minh đă lập lại câu nói của Lenin để nhắn nhủ đảng viên tại Đại hội toàn quốc của đảng lần II hồi tháng2/1951: “Nếu có lợi cho cách mạng th́ dù phải thỏa hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thỏa hiệp”(28)

V́ chủ trương của cộng sản là lừa dối như lời nhận xét của Trần Trọng Kim: “Nói thế nào để đục việc mà thôi” nên người ta chỉ nghe các lănh tụ cộng sản nói về nhân nghĩa, dung trí, hiếu trung, liêm chính chớ ít khi nghe họ đề cập đến chữ Tín. Các lănh tụ quốc gia chân chímh khi đứng ra đảm nhận trọng trách, họ chỉ có tấm long thành xả thân cho đất nước, chớ không bon chen v́ tham vọng chính trị hoặc đón nhận danh lợi do đối phương cám dỗ. Khi cần họ sẳn sàng rút lui. Đó là trường họp các ông:

- Trần Trọng Kim là một nhà giáo về hưu, vừa là học giả vừa là sử gia. Cụ thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam. Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng, cụ thấy dân chúng hăng hái tham gia biểu t́nh do Việt Minh kêu gọi với khí thế cuồng nhiệt để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cụ khuyến cáo vua Bảo Đại thoái vị và rời Phủ thủ tướng ở Huế, về nhà mà cụ đă thuê sẳn ở Vĩ Dạ để chờ giao quyền cho Việt Minh.

- Huỳnh Thúc Kháng là một nhà cách mạng lăo thành đồng thời với các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Năm 1946, theo sự triệu thỉnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ tham gia chính phủ liên hiệp với thiện ư ḥa giải sự xâu xé giữa ba đảng Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, ủng hộ cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp ở Paris. Ư định bất thành, t́nh trạng “đảng tranh” càng kịch liệt, chính phủ liên hiệp tan ră, chiến tranh bùng nổ, cụ buồn chán xin rút lui.  

 Lê Quế Lâm

Chú thích:

1. Georges Taboulet, La Geste Francaise en Indochine: Tome Deuxieme, Adrien Maisonneuve, Paris, 1956, P. 519.

2. Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, Nxb Sống Mới, Sàig̣n, 1961, Tr. 459.

3-5. Phan Bội Châu, Ngục Trung Thư (Bản dịch của Đào Trinh Nhất), Nxb V́ Nước, QLD Australia, 1983, Tr. 30, 40/4l, 45/5l.

6-7. Quân Sử III: Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (l847-1945), Trung Tâm Ấn loát/Bộ TTM/QLVNCH, Sàig̣n, 1971, Tr. 350 +404.

8. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bui, Nxb Vinh Sơn, Sàig̣n, 1969, Tr. 87.

9. Lê Duẩn, T́nh h́nh thế giới và chánh sách đối ngoại của chúng ta, Nxb Sự Thật, Hànội, 1981, Tr. 128/129.

10. Hồ Chí Minh, Tuyển Tập, Nxb Sự Thật, Hànội, 1980, Tập II, Tr. 176/177.

11. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr. 115.

12. Lê Duẩn, Sđd, Tr. 128/129.

13. Phan Bội Châu, Ngục trung thư (Bản dịch của Đào Trinh Nhất), Nxb V́ nước, QLD, 1983, Tr. 74/75.

14. Lê Duẩn, Sđd, Tr. 130.

15. Các Mác và F. Ang-ghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Sự Thật, Hànội, 1976, Tr. 75.

16-17.Hồ Chí Minh, Tuyển Tâp, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1960, Tr.652 + 705.

18. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.116

19. Trường Chinh, Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hànội, 1975, Tr. 165/166.  

20. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1976, Tập 33, Tr. 323.

21. Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và Quốc hội, Nxb Văn Nghệ, California, 1995, Tr. 188)

22. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr. 117/118.

23. Trường Chinh, Sđd, Tr. 161/162.

24. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt Nam, Nxb Non Nước, Toronto, 2001, Tr. 207 (Trích quyển Viết cho Mẹ và Quốc Hội của Nguyễn Văn Trấn, Sđd, Tr. 275)

25-26. Trường Chinh, Sđd, Tr. 320, 393

27. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.73.

28. Hồ Chí Minh, V́ Độc lập tự do, V́ chủ nghĩa xă hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, Tr. 104.        

Trở lại