Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Chương 3-3

Lê Quế Lâm

 

      

Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam 

 Sau 80 năm mất chủ quyền, nay nước nhà độc lập, chính phủ Trần Trọng Kim cố gắng gầy dựng lại nền tự chủ của đất nước với sự hăng hái tham gia của đông đảo các tầng lớp thanh niên vào việc kiến quốc. Lúc bấy giờ chiến tranh giữa Nhật và Đồng minh vẫn c̣n tiếp diễn, cụ Trần sợ người Nhật có thể bắt buộc người Việt tham gia chiến đấu với họ, nên trong nội các của cụ không có Bộ Quốc pḥng. Cụ đặt niềm tin vào giới trẻ và thành lập Bộ Thanh niên, nhằm tổ chức và huấn luyện họ để làm nồng cốt bảo vệ nền độc lập quốc gia. Dưới sự lănh đạo và khích động ḷng yêu nước của Bộ trưởng Thanh niên Phan Anh, nội các lập ra các đội Thanh niên Tiền tuyến để trong tương lai thành một đội quân có tinh thần yêu nước và khí thế mạnh mẽ.  

 

Giáo sư Hoàng Xuân Hăn, Bộ trưởng Giáo dục quyết định dùng chữ quốc ngữ thay chữ Pháp. Ông soạn các sách giáo khoa về toán, kỹ thuật bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào việc giảng dạy trong niên học 1945-46 tại Bắc và Trung Kỳ. Thi hành Tuyên chiếu ngày 3/5/1945 của vua Bảo Đại: “Muốn cải tạo quốc gia, chính phủ cần hành động cho quy-cũ nghĩa là phải có hiến pháp. Hiến pháp tương lai của Việt Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc gia, sự quân dân cộng tác và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân dân”. Cụ Trần đă thành lập Hội đồng dự thảo Hiến pháp. Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đ́nh Ḥe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thái Mai, Tôn Quân Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường. Hiến pháp chưa kịp ra đời, th́ Cách mạng tháng Tám xảy ra. 

 

Trong thời gian hơn 4 tháng từ 17/4 đến 25/8/1945, chính phủ Trần Trọng Kim phải tranh đấu quyết liệt đ̣i lại chủ quyền, Nhật mới chịu trả Bắc bộ nhưng vẫn giữ Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và Nam Bộ. Măi đến đầu tháng 8/1945, trước khi đầu hàng, Nhật mới chịu giao hoàn Nam Bộ cho Việt Nam và một số cơ quan trước kia thuộc Phủ Toàn quyền.  

 

Chính phủ Trần Trọng Kim c̣n phải lo đối phó với một vấn đề hết sức nan giải là nạn đói của nhân dân. Để tích trữ lương thực phục vụ chiến tranh và nuôi hàng trăm ngàn quân lính Nhật, chính quyền Pháp ra lịnh các phủ huyện thu gom thóc gạo gây ra nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước nhà. Chỉ trong ṿng nửa năm từ cuối 1944 đến đầu 1945 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đă có 2 triệu người chết đói. Trần Trọng Kim thành lập Bộ Tiếp tế phụ trách việc vận tải thóc gạo từ Nam ra Bắc. Dân chúng quá đói, phẫn uất và sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh nổi dậy chống chính quyền. 

 

Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập một buổi họp ở Đ́nh Bảng Bắc Ninh (12/3/1945), họ nhận định "t́nh h́nh đă chín muồi do việc khủng hoảng chính trị, quân thù không rảnh tay đối phó, nạn đói khủng khiếp làm cho dân chúng oán ghét chính quyền và cuối cùng Đồng minh sẽ vào Đông Dương đánh Nhật. Đó là ba điều kiện của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền". Để chuẩn bị khởi nghĩa, Mặt trận Việt Minh đề ra khẩu hiệu "phá kho thóc giải quyết nạn đói" và vạch cho dân chúng thấy rằng "muốn sống c̣n th́ phải đoàn kết đấu tranh. Muốn phá kho thóc th́ phải làm cách mạng, đi theo Việt Minh, gia nhập các hiệp hội cứu quốc, thành lập các đội tự vệ tự vơ trang cho ḿnh và đấu tranh quyết liệt với quân thù, vùng lên đánh đuổi quân thù giành chính quyền về tay nhân dân"(25) 

 

Những người cộng sản khẳng định con đường duy nhất giải phóng dân tộc là con đường cách mạng bạo lực của Lenin, nên cán bộ cộng sản coi việc phá kho thóc là cơ hội sách động dân chúng nổi dậy đ́nh công, băi sở, băi chợ, băi khóa xuống đường biểu t́nh thị uy sức mạnh của quần chúng trong khi lực lượng vũ trang làm nồng cốt núp vào đó để cướp chính quyền. 

 

Sau cuộc gặp gỡ Hồ Chí Minh, tướng Chennault và A. Patti xúc tiến việc cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc và huấn luyện quân sự cho các lực lượng Việt Minh chống phát xít Nhật. Thực hiện giao ước này, cán bộ Việt Minh ở Côn Minh đă viết truyền đơn bằng tiếng Việt được Không đoàn 14 Mỹ đem rải cả trăm ngàn tờ xuống khắp lănh thổ miền Bắc khiến uy tín của Việt Minh tăng lên nhanh chóng, ai cũng tin Việt Minh là lực lượng của phe Đồng minh chống phát xít Nhật. Ngày 16/7/1945 toán quân Mỹ mang biệt danh Con Nai (Deer Team) gổm 7 người do thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy nhảy dù xuống một khu vực gần Tân Trào. Ba ngày sau một toán thứ hai mang biệt danh Con Mèo (Cat Team) do Đại úy Charles Mike Holland chỉ huy và hai trung sĩ phụ trách truyền tin cũng nhảy dù xuống khu vực gần đó.  

 

Ngày 7/8/1945 toán Con Nai bắt đầu huấn luyện cấp tốc về quân sự cho bộ đội Việt Minh. Hồ Chí Minh đặt tên cho đội quân này là bộ đội Việt-Mỹ do Kim Hùng làm đại đội trưởng, Thomas làm tham mưu. Ngày 14/ 8/1945, bộ đội Việt-Mỹ chia thành hai nhóm cùng hướng về thị xă Thái Nguyên. Khuya ngày 22/8/1945 trên đường về Hà Nội, Hồ Chí Minh ghé Thái Nguyên gặp Thomas để hỏi han t́nh h́nh. Ngày 1/9/1945 Hồ Chí Minh mời Archimedes Patti và Ray Grelecki dự bữa cơm thân mật trước ngày độc lập. Cùng dự tiệc có Vơ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám, Hồ Chí Minh bày tỏ ḷng cám ơn về sự giúp đỡ của cơ quan t́nh báo chiến lược OSS đối với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam.  

 

Năm 1980, A. Patti đă xuất bản quyển hồi kư “Why Vietnam: Prelude to America’s Albatross” (Tại sao Vietnam: Khúc dạo đầu chim Hải âu của nước Mỹ). Trong phần giới thiệu, Patti nhận định “Trong lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Hồ Chí Minh chỉ có Hoa Kỳ”. Nhận định trên không được sự tán đồng của Mỹ lẫn Cộng sản Việt Nam. Đó là thủ đoạn của những người làm chính trị thực hiện mọi phương cách để có lợi cho ḿnh. Tuy nhiên nh́n lại các diễn tiến lịch sử sau đó, cho thấy khi can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ không chủ trương đánh bại Cộng sản Việt Nam, trái lại họ c̣n tạo điều kiện giúp Cộng sản VN thống nhất đất nước. Chủ trương này có phải là Mỹ muốn xử dụng Cộng sản Việt Nam làm con bài nhằm đào sâu thêm mối phân hóa giữa Liên Xô và Trung Cộng đến cao độ, để đạt được mục đích chiến lược, kết thúc chiến tranh lạnh mà không đổ một giọt máu? Nếu mưu định không do người, chả lẽ do trời định hay sao? 

 

Ngày 14/8/1945, Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng, t́nh h́nh Việt Nam bước vào một ngơ rẽ quan trọng. Theo quyết định của Đồng minh, Quân đội Hoàng gia Anh và Trung hoa Quốc dân Đảng sẽ đổ bộ vào Đông Dương giải giới Nhật và tổ chức công việc chính trị cho các nước Đông Dương. Ngày 17/8/1945, De Gaulle, thủ tướng chính phủ lâm thời Pháp bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng tư lịnh Quân đội viễn chinh Pháp và Đô đốc Thierry D'Argenlieu làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.  

 

Quân Pháp chuẩn bị ráo riết nhưng chưa đủ lực lượng phải chờ quân Anh vào giúp sức để khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương. Lúc bấy giờ, tướng Mounbatten -Tư lịnh Quân lực Hoàng gia Anh ở Viễn Đông cũng muốn giúp Pháp trở lại Đông Dương v́ đó là chủ trương của Thủ tướng Churchill tại Hội nghị Le Caire năm 1943. Biết được ư định của Pháp, Bảo Đại liền gởi thư lưu ư De Gaulle: "Để bảo vệ quyền lợi và ảnh hưởng tinh thần ở Đông Dương, Pháp nên thành thật công nhận nền độc lập của Việt Nam, đồng thời từ bỏ mọi ư định tái lập chủ quyền cùng nền thống trị Pháp tại đây dưới bất cứ h́nh thức nào. Chúng tôi rất dễ dàng thỏa thuận với người Pháp, chúng tôi mong được làm người bạn thân của nước Pháp nếu nước Pháp đừng tỏ ra muốn trở lại địa vị làm thầy". (26) 

 

Ở biên giới Hoa Việt, Lực lượng Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) đang theo chân quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng trở về nước giành chính quyền. Tại Tân Trào (Thái Nguyên) từ 13 đến 15/8/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương tước vũ khí Nhật. Chủ trương của Hồ Chí Minh là giành chính quyền từ tay Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim, ông sẽ đứng ở địa vị chủ nhà mà tiếp quân Đồng minh. (27) 

 

Ngày 16/8/1945, tại đ́nh Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, Hồ Chí Minh triệu tập Quốc dân Đại hội, có 60 đại biểu tham dự trong số 100 người được mời. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản, thông qua 10 chính sách của Việt Minh: giành chính quyền, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, ban bố những quyền công dân như nhân quyền, tài quyền, dân quyền, các quyền tự do dân chủ (tín ngưỡng, ngôn luận, hội họp...) dân tộc b́nh đẳng, nam nữ b́nh quyền. Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. 

 

Trước các biến động lịch sử đe dọa sự sống c̣n của nền độc lập quốc gia, Trần Trọng Kim cải tổ nội các, thành lập chính phủ lâm thời và ra tuyên cáo với quốc dân "toàn thể Nội các chúng tôi nhất quyết không lùi bước trước một sự khó khăn nào cả để làm tṛn sứ mạng là kiến thiết quốc gia, củng cố nền độc lập của tổ quốc. Muốn đạt được mục đích ấy, chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với các nhà đương chức Nhật Bản và chúng tôi không bao giờ quên rằng quân Nhật giải phóng cho ta ra ngoài cái áp chế của ngoại quốc". 

 

Để củng cố sức mạnh nói chuyện với Đồng minh sắp vào tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, Trần Trọng Kim kêu gọi các viên chức nhà nước, các đảng phái quốc gia "thống nhất lực lượng sau lưng chính phủ để bảo vệ nền độc lập, đừng để bị tṛng ách nô lệ một lần nữa". Cụ công bố đạo dụ qui hoàn Nam Bộ vào Việt Nam, hủy bỏ hoàn toàn những hiệp ước bất b́nh đẳng kư với Pháp năm 1862 và 1874, cử Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai Nam Bộ.  

 

Ngày 17/8/1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Trần Trọng Kim, Tổng hội công chức tổ chức một cuộc biểu t́nh khổng lồ ở công trường Nhà hát lớn Hà Nội, có 15 vạn người tham dự để ủng hộ chính phủ lâm thời. Lợi dụng khí thế sôi nổi của cuộc biểu dương sức mạnh nhân dân lần đầu tiên sau 80 năm mất nước, cán bộ Việt Minh do Xứ ủy Cộng sản Bắc Kỳ chỉ đạo, bất thần chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh. Họ báo tin Phát xít Nhật đă đầu hàng, tŕnh bày tóm tắt chủ trương của Việt Minh, kêu gọi nhân dân ủng hộ Mặt trận Việt Minh, đả đảo chính phủ Trần Trọng Kim là bù nh́n tay sai Nhật, và chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.  

 

Dân chúng Việt Nam từ khi bị thực dân Pháp đô hộ, khát vọng của họ là độc lập tự do. Nay họ nghe Việt Minh tuyên truyền là “Việt Nam đă được Đồng minh giúp đỡ sẽ độc lập hoàn toàn", họ lại nghe nói "Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc", do đó ai cũng tin theo, ngay những đội Thanh niên Tiền tuyến do chính phủ lập ra cũng có ư ngă về Việt Minh.  

 

Hai hôm sau, sáng sớm ngày 19/8/1945, cán bộ Việt Minh huy động hàng vạn nông dân ngoại thành và các huyện mang gây gộc, tầm vong và ít khẩu súng tiến vào nội thành dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Các đoàn tự vệ cứu quốc tập họp kéo đi với khí thế sẵn sàng chiến đấu, hô hào dân chúng khởi nghĩa thành lập chính quyền nhân dân. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu t́nh vũ trang, dân chúng có các đơn vị chiến đấu đi đầu chia thành nhiều đoàn tỏa đi chiếm Phủ Khâm sai, trại Bảo an binh, Sở Công an và các cơ quan chính phủ. Chiếm được Phủ Khâm sai, Việt Minh dùng điện thoại kêu gọi các tỉnh trưởng và thị trưởng Hải Pḥng, Hà Đông, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định đầu hàng. 

 

Sau khi Việt Minh chiếm được chính quyền ở Hà Nội, một số đoàn thể thanh niên và các giới trí thức ở Bắc Bộ gởi điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Trần Trọng Kim tŕnh bày cho Bảo Đại thấy rằng dân chúng đă bị Việt Minh tuyên truyền nên họ ủng hộ Việt Minh và đang hăng hái tham gia cách mạng. Cụ khuyên Bảo Đại nên thoái vị ngay để cho Việt Minh "nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước nhà".  

 

Ngày 25/8/1945 Bảo Đại xuống chiếu thoái vị và tuyên bố "Trẫm có thiết ǵ ngôi vua đâu, miễn là Việt Nam giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn làm người dân của một nước độc lập c̣n hơn làm vua một nước nô lệ". Trong chiếu thoái vị, ông mong mỏi "Chính phủ mới sẽ lấy sự ôn ḥa xử trí để những đảng phái đă từng tranh đấu cho nền độc lập của quốc gia nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia. Và để chứng tỏ Chính phủ Dân chủ Cộng ḥa nước ta đă được xây dựng trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân". (28) 

 

Trong hồi kư, Trần Trọng Kim cho biết lúc bấy giờ người Nhật có đến báo với cụ "Quân đội Nhật c̣n trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay. Nếu Chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời Quân đội Nhật giúp, quân Nhật có thể giữ trật tự". Nhưng cụ nghĩ rằng "quân Nhật đă đầu hàng, quân Đồng minh sắp đến, ḿnh nhờ quân Nhật đánh người ḿnh, c̣n nghĩa lư ǵ nữa, vả lại mang tiếng "cơng rắn cắn gà nhà", nên cụ từ chối không nhận sự giúp đỡ của Nhật. (29) 

 

Ngày 28/8/1945, Hồ Chí Minh thành lập chính phủ Việt Nam Lâm thời gồm 15 bộ trưởng trong đó hai phần ba là thành phần cộng sản.: 

- Hồ Chi Minh: Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. 

- Vơ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Nội vụ + Phó Bộ trưởng Quốc pḥng. 

- Chu Văn Tấn: Bộ trưởng Quốc pḥng. 

- Trần Huy Liệu: Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền. 

- Dương Đức Hiền: Bộ trưởng Thanh niên quốc dân. (Đảng Dân chủ) 

- Nguyễn Mạnh Hà: Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế. (Không đàng phái) 

- Vũ Đ́nh Ḥe: Bộ trưởng Giáo dục. (Đảng Dân chủ) 

- Vũ Trọng Khánh: Bộ trưởng Tư pháp (Đảng Dân chủ) 

- Phạm Ngọc Thạch: Bộ trưởng Y tế. 

- Đào Trọng Kim: Bộ trưởng Giao thông (Không đảng phái). 

- Lê Văn Hiền: Bộ trưởng Lao động. 

- Phạm Văn Đồng: Bộ trưởng Tài chánh. 

- Nguyễn Văn Tố: Bộ trưởng Cứu tế Xă hội. (Không đảng phái) 

- Nguyễn Văn Xuân: Ủy viên không giữ bộ nào. 

- Cù Huy Cận: Ủy viên không giữ bộ nào. 

 Cựu hoàng Bảo Đại nhận lời làm Cố vấn tối cao.  

 

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đ́nh, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa 

Hỡi đồng bào cả nước, 

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ư nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra b́nh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và b́nh đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và b́nh đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối căi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, b́nh đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. 

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dă man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương ṇi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho ṇi giống ta suy nhược. 

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lư, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. 

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, th́ bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. 

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đă bán nước ta hai lần cho Nhật. 

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đă kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đă không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng c̣n nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. 

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đă giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. 

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đă thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh th́ nhân dân cả nước ta đă nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đă đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng ḥa. 

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đă kư về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. 

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một ḷng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. 

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đă công nhận những nguyên tắc dân tộc b́nh đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đă gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đă gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! 

V́ những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đă thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy! 

 Lê Quế Lâm

 

Chú thich 

1. Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie, Picador, London, l990 P. 157. 

2. Hồ Chí Minh, V́ độc lập tự do, v́ Chủ nghĩa Xă hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, Tr. 288. 

3. Phạm Lễ (Ph.D.), Bộ mặt thực của Hồ Chí Minh trong quá tŕnh loại bỏ Quốc gia Việt Nam dưới sự chiếm đóng của các cường quốc, Báo Ngày Nay được Việt Luận Úc châu trích đăng ngày 16/7/1988. 

4. Hoàng Văn Chí, Từ Thực dân đến Cộng sản, Nxb Chân Trời Mới, Sàig̣n, 1965, Tr. 38/40. 

5. Hồ Chí Minh Toàn Tập 2 (1924-1930) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tr. 265-266 + 280 

6. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, NxbVinh Sơn, Sàig̣n, 1969, Tr.116/118. 

7. Hồ Chí Minh Toàn Tập 3 (1930-1945) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tr. 36 + 168 

8. Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng Lao Động Việt Nam, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, Tr. 15/16. 

9. Hồ Chí Minh Toàn Tập 3, Sđd, Tr. 81-82 

10. -Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the missing years, 1919-1941, C.Hurst & Co, 2002, P.253 + William Duiker, Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, 2000, P.218) 

11. Hồ Chính Minh Toàn Tập 3, Tr.3-4 

12. Báo Pháp Luật/Thành phố Hồ Chí Minh, số Thứ hai 17/5/2010, Tinh thần dân tộc ở chủ nghĩa Hồ Chí Minh, có dẫn nguồn -sách “Hồ Chí Minh - Con người của sự sống” tác giả GS/TS Mạc Quang Thắng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.  

13. Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản, Bá Ngọc, Tạp chí Xưa và Nay số 438 tháng 10/2013, ISSN 868-331X, Hội Sử học Việt Nam, trang 4, trích "Đặc biệt bức thư của Ban Lănh đạo Hải ngoại Đảng CS Đông Dương viết ngày 20 tháng 4 năm 1935 gửi Quốc tế Cộng sản cung cấp những thông tin cực kỳ nguy hiểm về Nguyễn Ái Quốc. Nội dung thư kết tội Nguyễn Ái Quốc phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn một trăm đảng viên của Đảng Cách mạng Thanh Niên bị bắt do việc Nguyễn Ái Quốc biết Lâm Đức Thụ trước đây là kẻ phản bội mà vẫn tiếp tục sử dụng, Nguyễn Ái Quốc rất sai lầm khi yêu cầu mỗi học viên cung cấp hai ảnh, họ tên, địa chỉ, họ tên cha mẹ, ông bà nói chung những người sinh thành và địa chỉ chính xác của hai đến mười bạn thân. Những bức ảnh của các học viên do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ yêu cầu đều vào tay mật thám. Ở trong nước, ở Xiêm, ở khắp các nhà tù người ta nói nhiều về trách nhiệm của Nguyễn Ái Quốc. Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo trước đây bị phê b́nh gay gắt trong các đảng viên và quần chúng cách mạng. Trong thư c̣n nói về sai lầm của Nguyễn Ái Quốc khi hợp nhất các tổ chức cộng sản vào năm 1930, yêu cầu Nguyễn Ái Quốc trong thời gian gần nhất cần viết cuốn sách tự chỉ trích những sai lầm về chính trị của ḿnh". (Tham khảo: Hồ Chí Minh, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Tiếng Việt) 

14. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng Sản Việt Nam, Nxb Toronto, 2001, Tr.18 (Trích Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Nxb Văn Hóa, Houston, 1997, Tr.168) 

 15. Thảo luận Hồ Học Lăm, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia- Tiếng Việt  

16-17. Hồ Chí Minh Toàn Tập 3, Sđd, Tr. 174, 625-26, 198. 

18. Jean Lacouture, Ho Chi Minh: A Political Biography, Vintage Books, USA, 1968, P.77  

19. Nguyễn Văn Bạch, Bác Hồ mang tên Hồ Chí Minh từ khi nào? Báo Cựu Chiến Binh thành hố Hồ Chí Minh ngày thứ hai 18 tháng 5, 2020.  

20. Why Vietnam? Archimedest L.A. Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, Tr. 108, 112-113 

21. Vo Nguyen Giap, Unforgettable Days, Foreign Languages Pub. House, Hanoi, 1975, P. 59. 

22. Vũ Kư, Nhân đọc tác phẩm: Bộ mặt thật của Hồ Chí Minh của Nhà báo Nguyễn Thuyên, Báo Chuông Sàig̣n Úc Châu 31/1/1992. 

23. Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng, Sđd, Tr. 39/40. 

24. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.192-194 

25.Đề cương bài học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản, Hà Nội, 1985, Tr.56 

26. Philippe Devillers, Histoire Du Vietnam: De 1940 à 1952, Editions Du Sueil, Paris, 1952, P.138 

27. Jean Lacouture, Sđd, Tr.101 

28-29. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.92-93 và 198 

Trở lại