Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 4_1)

 Lê Quế Lâm

 

Chương bốn 

 Hoạt động của giới trí thức Tây học yêu nước ở Nam Kỳ thuộc địa 

Giữa thế kỷ 19, Việt Nam cũng như các nước Á và Phi châu bị các cường quốc Âu châu đô hộ. Dựa vào lư do triều đ́nh VN cấm đạo Gia Tô, bế quan tỏa cảng, Pháp gây hấn ở Đà Nẵng (1858) sau đó đánh chiếm Nam Kỳ. Trước đội quân xâm lược hùng mạnh, triều đ́nh Huế cử Phan Thanh Giản kư ḥa ước Nhâm Tuất (1862) nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Năm sau Phan Thanh Giản được cử đi sứ sang Pháp xin chuộc các tỉnh đă mất. Trong thời gian ở Pháp và các nước lân cận, cụ Phan và phái bộ VN thấy được sự tiến bộ của châu Âu nên đề nghị triều đ́nh thay đổi chính sách, mới có thể tồn tại được. Đề nghị canh tân xứ sở không được triều đ́nh chấp thuận, cụ Phan đă than rằng: 

                                    “Từ ngày đi sứ đến Tây kinh, 

                                    Thấy việc Âu châu phải giật ḿnh. 

                                    Kêu rủ đồng bang mau thức dậy, 

                                    Hết lời năn nỉ chẳng ai tin”. 

Bốn năm sau Pháp viện cớ quân kháng chiến VN xuất phát từ các tỉnh miền Tây Nam Kỳ để tấn công Pháp ở các tỉnh miền Đông, nên đưa tối hậu thư buộc Phan Thanh Giản phải giao luôn ba tỉnh miền Tây. Đă từng sang Pháp, thấy sức mạnh của đối phương, nên cụ Phan đầu hàng để tránh đổ máu cho lương dân. Trước khi quyên sinh, cụ viết sớ tŕnh vua Tự Đức: “Việc Nam Kỳ đă đến lúc không sao ngăn được. Thần nghĩ phải chết, không dám sống để làm nhục hoàng thượng”. Cụ nhận tất cả tội lỗi về ḿnh, hoàn trả tất cả ấn triện và sắc phong và xin triều đ́nh “cẩn thận đến ư trời, thương kẻ khốn cùng, xin hảy đổi dây thay bánh! Nhờ đó “thế lực may ra c̣n được cứu văn được” để chờ cơ hội thâu hồi cương thổ. 

Cũng thời điểm này, nước Nhật cũng như nước ta chủ trương bế quan tỏa cảng, cấm đạo, giữ chặt nếp sống và nền văn hóa cổ truyền. Tháng 3/1854 Đô đốc Mathew C. Perry mang chiến thuyền Mỹ đến uy hiếp, buộc Nhật phải mở cửa giao thương với các nước Âu châu, nên đưa đến xung đột. Trước hỏa lực tân tiến của đối phương, nhóm hiệp sĩ lănh đạo nước Nhật không chống cự nổi. Năm 1867, Minh Trị Thiên Hoàng mới 14 tuổi lên ngôi vua, ông sáng suốt thấy được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Gươm dáo không thể nào chống nổi với súng đạn các nước Tây phương, nên theo học Âu Mỹ, canh tân đất nước.  

Minh Trị Thiên hoàng buộc vị hiệp sĩ chót (the last samurai) coi về quân sự và quốc pḥng phải từ nhiệm, các samurai phải gác kiếm năm 1876. Nhà vua non trẻ nắm hết quyền bính, dời cung điện từ Kyoto về Tokyo (Đông Kinh). Minh Trị Thiên hoàng nổ lực cải cách và Âu hóa đất nước: loại bỏ phong kiến của giới hiệp sĩ: cải cách giáo dục, đưa sinh viên du học tiếp thu các kỹ năng, khoa học tân tiến để phát triển công kỹ nghệ; hủy bỏ những tàn tích cổ lỗ sĩ; cải cách y tế; tạo nếp sống mới văn minh, gây tinh thần yêu nước, độc lập tự cường. Chỉ 30 năm sau, Nhật trở thành một cường quốc kỹ nghệ hùng mạnh. Minh Trị Thiên hoàng đă đưa đất nước Phù Tang đến chỗ vinh quang phú cường mới đánh thắng Nga năm 1905 và tạo nền tảng cho nước Nhật tân tiến về mọi mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật…(1) 

Trong khi đó vua quan nước ta không nghe lời canh tân của phái bộ Phan Thanh Giản cũng như những trăn trối của cụ Phan. Noi gương Nhật, từ đầu thế kỷ 20, các nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…phát động phong trào Đông du, thành lập Việt Nam Duy tân hội, song mục tiêu của hai cụ hoàn toàn khác nhau.  

Trong cuốn tự phán, Phan Bội Châu kể lại việc Phan Chu Trinh đến thăm Nhật hồi tháng 5/1906 như sau: “Hồi tôi lên Đông Kinh, cụ Tây Hồ cùng đi với tôi. Cụ và tôi thăm các học đường và khảo sát những công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản. Cụ bảo tôi rằng: Tŕnh độ quốc dân Nhật Bản như thế, mà tŕnh độ quốc dân ta th́ như thế, không nô lệ làm sao được. Được bấy nhiêu học sinh vào học ở Nhật Bản là sự nghiệp rất lớn của ông đó. Từ nay nên lưu lại Đông Kinh yên nghĩ, hết sức chăm chỉ ở việc làm sách và bất tất nói chuyện bài Pháp làm ǵ, chỉ nên đề xướng dân quyền. Dân đă biết có quyền th́ việc khác đều có thể tính làm được. Cụ (PCT) th́ muốn đánh đổ quân chủ, mà cố vun trồng lấy nền tảng dân quyền, dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. C̣n ư tôi th́ trước muốn đánh đồ người Pháp, chờ nước ḿnh độc lập rồi, mới bàn đến việc khác. Chính kiến của hai người rất phản đối nhau. Cụ th́ muốn đi theo lối dựa Pháp đánh đổ vua, tôi ưng theo lối bài Pháp phục Việt, sở dĩ mâu thuẫn với nhau là v́ thế”. (2) 

Sau một tháng ở Nhật, Phan Chu Trinh trở về nước. Cụ nghĩ rằng “Việc trông cậy vào Nhật là điều viễn vông”. Cụ chủ trương “Tân dân, đổ vua, ỷ Pháp cầu tiến bộ” nghĩa là muốn mở mang dân trí th́ phải cải cách, muốn có dân quyền th́ phải tuyên chiến với bọn vua quan bù nh́n Nam triều và phải dựa vào Pháp mà tiến bộ. (3) Theo cụ, ước muốn của toàn dân VN là xây dựng một thể chế cộng ḥa, dân chủ và tự do thay thế chế độ vua quan phong kiến. 

Ba mươi năm sau khi cụ Phan Thanh Giản qua đời, có hai người con quê hương Bến Tre của cụ, đă tốt nghiệp đại học ở Pháp. Đó là Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông đầu tiên của Nam Kỳ (1897) và Dương Văn Giáo, Luật sư tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa và chính trị học tại Paris.  

Sau khi tốt nghiệp Bùi Quang Chiêu hồi hương, được bổ làm việc trong phủ Toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Luật sư Dương văn Giáo cũng về nước một thời gian sau đó. Lúc bấy giờ ở Nam Kỳ có Trần Chánh Chiếu (1868-1919), sau khi tốt nghiệp trung học trường d’Adran, được bổ làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện (chủ tỉnh) Rạch Giá. Nhờ có đạo Thiên Chúa và thân cận với chủ tỉnh nên Trần Chánh Chiếu tiến hành việc khai hoang vùng Tràm Chẹt huyện Giồng Riềng. Ông c̣n thiết kế và xây dựng phố xá ở chợ Rạch Giá trở thành triệu phú, được cấp hàm Đốc phủ và nhập tịch Pháp với tên Gilbert Trần Chánh Chiếu. Sau đó ông xin thôi việc, làm xă trưởng xă Vĩnh Thanh Vân là tỉnh lỵ của Rạch Giá. Ông tổ chức bộ máy hành chánh ở đây theo đúng khuôn mẫu như xă Tây ở Sàig̣n. Xă trưởng có con dấu tṛn, khác biệt với con dấu vuông của các làng xă khác. 

Năm 1990, Gilbert Chiếu rời Rạch Giá lên Sàig̣n làm báo và tham gia Việt Nam Duy tân hội. Ông hưởng ứng phong trào Đông Du, vận động nhiều thanh niên sang Nhật. Ông kết thân với các nhân sĩ yêu nước như Bùi Chí Nhuận, Nguyễn An Khương (thân sinh Nguyễn An Ninh), Nguyễn Thần Hiến, Trương Duy Toản, Nguyễn Quang Diêu, Đặng Thúc Liêng, Lương Khắc Ninh…Năm 1906 Gilbert Chiếu thay Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ Nông Cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương). Năm sau ông làm chủ bút tuần báo Lục tỉnh Tân văn, công khai hô hào duy tân giúp nước, ông cùng các bạn cùng chí hướng lập Nam Kỳ Minh tân Công nghệ xă (1908)  

Những việc làm của ông được giới điền chủ và giới quan lại phủ huyện hưởng ứng nhiệt liệt. Do đó ông bị thực dân Pháp bắt giam (10/1908) v́ tội quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống lại họ. Sau nhờ Luật sư Phan Văn Trường ở Paris vận động và chính phủ Nhật can thiệp, ông được thả (tháng 4/1909). Từ đó ông lập tiệm buôn lấy tiền lời bí mật giúp Phan Bội Châu và Cường Để. Năm 1917 ông lại bị Pháp bắt giam v́ tội yểm trợ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp. Ông mất năm 1919, công cuộc minh tân do ông khởi xướng tan ră dần.    

Ông Bùi Quang Chiêu sau khi tốt nghiệp kỹ sư canh nộng, ông về nước làm việc ở Phủ Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội. Đến năm 1908 ông được thuyên chuyển về Sở canh nông ở Sàig̣n. Hưởng ứng Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục mở mang dân trí, ông liên lạc với các trí thức Nam Kỳ nổi tiếng cùng chí hướng như các luật sư Dương Văn Giáo, Diệp Văn Kỳ, nhà báo Nguyễn Phan Long, các bác sĩ Trần Như Lân, Nguyễn Văn Thinh…cổ động phong trào Duy Tân, Đông Du của hai cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mở mang dân trí cho đồng bào.  

Năm 1919, các nhân vật kể trên thành lập đảng Lập Hiến (Costitutionalist Party), vận động đ̣i tự trị cho Việt Nam, đó là bước đầu để giành lại độc lập hoàn toàn. Đảng Lập Hiến dùng ba tờ báo: La Tribune Indochinoise, L’Echo Annamite và Đuốc Nhà Nam làm diễn đàn đấu tranh trực diện với bọn thống trị đ̣i Pháp thực hiện những cải cách về tự do dân chủ. Bùi Quang Chiêu c̣n là đảng viên đảng Cấp tiến và Xă hội chủ nghĩa Cấp tiến Pháp (Parti Radical et Radical-Socialiste). Do đó, năm 1926 khi Alexandre Varenne thuộc đảng Xă hội cấp tiến Pháp được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương, Bùi Quang Chiêu lại sang Pháp vận động chính trị với loạt bài “Pour le Dominion Indochinois”. Ông đưa yêu sách 9 điểm: -Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại, nới rộng quyền đại diện chính trị, nâng cao đời sống lao động, bải bỏ độc quyền kinh tế, cải cách giáo dục, điều chỉnh chế độ lương bổng cho công bằng giữa người Pháp và người Việt. Trong bài viết trên ông Chiêu đề nghị Pháp cho các nước Đông Dương được tự trị, có hiến pháp riêng như người Anh đă làm ở Úc Đại Lợi và Gia Nă Đại. (4) 

 

Nhờ tiếng tăm đó, năm 1926 ông Chiêu và 9 đảng viên đảng Lập Hiến đắc cử vào Hội đồng Quản trị Nam Kỳ, chiếm trọn 10 ghế dành cho người bản xứ. Nhờ sự vận động của ông cùng các nhân sĩ khác như Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Vũ Đ́nh Dy, Nguyễn Phan Long… người Pháp mới băi bỏ điều kiện Pháp tịch cho những học sinh muốn sang Pháp du học. 

 

Lúc bấy giờ nhóm Ngũ Long của cụ Phan ở Paris cũng lần lượt rời Paris về nước hoạt động, chỉ riêng Nguyễn Ái Quốc được đảng Cộng sản Pháp cử đi Mạc Tư Khoa huấn luyện để trở thành người cộng sản chuyên nghiệp. Nguyễn An Ninh trẻ tuổi nhất trong nhóm Ngũ Long, ông sinh năm 1900 quê quán quận Cần Giuộc tỉnh Chợ Lớn trong một gia đ́nh Nho giáo. Cha là Nguyễn An Khương thông thạo chữ Hán và quốc ngữ, kinh doanh khách sạn Chiêu Nam Lầu. Nơi đây làm nơi qui tụ, giúp đỡ những người yêu nước hoặc chuẩn bị xuất dương. Nguyễn An Ninh là học sinh giỏi nổi tiếng tại các trường Tabert và Collège de Mytho. Năm 1916, ông đậu bằng Brevet Elémentaire hạng ưu tại trường Chasseloup Laubat nên được ra Hà Nội theo học Cao đẳng Y Dược, sau đó chuyển sang học Luật ở Đại học Đông Dương. Năm 1918 ông sang Pháp tiếp tục học Luật tại Đại học Sorbonne và tham gia hoạt động chính trị trong nhóm Ngũ Long. 

 

Năm 1922, sau khi đổ Cử nhân, Nguyễn An Ninh trở về quê hương. Lần đầu tiên ông ra mắt đồng bào Sàig̣n tại Hội Khuyến học, Đức trí, Thể dục Nam Kỳ (SAMIPIC) vào buổi tối ngày 25/1/1923 với bài diễn thuyết “Une culture pour les Annamites” (Một nền văn hóa cho người Annam) bằng tiếng Pháp với nội dung kêu gọi dân Việt hăy mau “noi theo cái học của Pháp, để mở mang dân trí, nâng cao tư tưởng của dân, làm cho ḍng giống mạnh mẽ, mau thoát cái ách nô lệ. Cứ theo nẻo hoạn đồ lấy việc làm quan làm mục đích của việc học th́ sau này ḍng giống sẽ yếu ớt, ắt có ngày phải rút vô rừng mà ở”.  

 

Ông xuất hiện lần thứ hai cũng tại hội trường SAMIPIC vào buổi tối ngày 15/10/1923 với bài diễn thuyết “Lư tưởng thanh niên Annam” kêu gọi giới trẻ ư thức thân phận mất nước và nô lệ của ḿnh, phải dấn thân cứu nước. Ông cho rằng “Dân tộc nào để cho một nền văn hóa ngoại bang ngự trị th́ không thể có độc lập thực sự. Văn hóa là tâm hồn của dân tộc. Một dân tộc muốn sống muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hóa riêng của ḿnh”. Ông kết thúc bài diễn thuyết “Hăy tôn sùng những ai đă dùng tài năng hay thiên phú của ḿnh mà tự nâng vị trí của dân tộc ta trên thế giới và những ai đă đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc chúng ta”. Sau này, nhà văn Sơn Nam nhận xét: “Bài diễn thuyết “Cao vọng của thanh niên An Nam” đêm 15 tháng 10 năm 1923 nêu rơ nổi khát khao của người thanh niên lúc ấy mới 24 tuổi. Đây là bản tuyên ngôn súc tích, mỗi câu, mỗi chữ gợi ư nghĩa lớn. Nội dung là khơi dậy tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc …” (5) 

 

Cuối tháng 2/1923, Nguyễn An Ninh trở lại Pháp lần thứ hai với ư định hoàn thành Luận án tiến sĩ, nhưng ông chỉ lưu lại Pháp khoảng nửa năm, rồi trở về Sàig̣n. Ông lại xuất hiện trên diễn đàn với đề tài “L’idéal de la jeunesse Annamites” (Lư tưởng thanh niên Annam) bằng tiếng Pháp. Ông cho rằng “cứ suy tôn Khổng Tử th́ khó cho ta tiến bước được”; ông gieo vào ḷng giới trẻ những ư tưởng 

mới như: “Tự do không phải là một vật ǵ mà ta có thể truyền tay, có thể cho hay bán. Ai cũng có tự do” hoặc “Thanh niên ngày nay, không ai cấm chúng ta phác họa ước mơ và cao vọng”. (6)  

 

Tiếng tăm của Nguyễn An Ninh vang dội khiến Thống đốc Nam Kỳ Maurice Cognacq ra lịnh cấm diễn thuyết hay tụ tập bất cứ nơi đâu của Nguyễn An Ninh. Không đấu tranh được bằng lời nói, ông chuyển sang đấu tranh bằng ng̣i bút. Dựa vào đạo luật ngày 19/7/1881 cho phép báo chí bằng tiếng Pháp khỏi phải xin phép trước khi phát hành, Nguyễn An Ninh cho ra đời báo La Cloche Fêlée (Chuông Rè) với số báo đầu tiên ngày 10/12/1923 để tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ của Pháp. Tiếng Chuông Rè mở đầu cho phong trào chống đối bọn thống trị thực dân Pháp công khai và hợp pháp ở Nam Kỳ. Sau khi báo in xong, đích thân Nguyễn An Ninh mặc áo dài trắng, đi xe đạp ôm một xắp báo đến đứng bán tại các ngă tư đường v́ không một đại lư nào dám phát hành La Cloche Fêlée v́ sự răn đe của mật thám. Ông khẳng định trên báo: “Lưỡi gươm đe dọa vẫn làm chúng tôi dửng dưngChúng tôi đă hy sinh tất cả trong quá khứ, chúng tôi sẳn sàng hy sinh tất cả trong tương lai”. (7) 

  

V́ lư do sức khỏe, Nguyễn An Ninh tạm ngưng phát hành La Cloche Fêlée sau số báo thứ 19 ra ngày 14/7/1924. Cuối tháng Giêng 1925, Nguyễn An Ninh trở lại Pháp lần thứ ba. Trong buổi diễn thuyết tại hội quán Sociétés Savantes ở Paris do Hội Liên hiệp Pháp - Đông Dương tổ chức ngày 22/2/1925, Nguyễn An Ninh tuyên bố “Tôi không phải là cộng sản, không xuất thân từ giai cấp vô sản, nhưng tôi tán thành những nguyên lư cộng sản. Cách mạng sẽ nổ ra ở Đông Dương trong vài năm tới nếu Pháp không thay đổi thể chế”.  

 

Cụ Phan Châu Trinh được Đảng Xă hội Pháp kính nể, có lẽ v́ thế khi được tin Alexandre Varenne đảng viên Đảng Xă hội Pháp sắp sửa sang Đông Dương nhậm chức Toàn quyền, cụ quyết định cùng Nguyễn An Ninh trở về nước. Cụ tuyên bố trước khi rời Paris “Một khi đặt chân lên quê hương xứ sở, tôi nguyện đem hết nghị lực b́nh sinh mà thức tỉnh dân khí ba miền đồng tâm hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế”. Về đến Sàig̣n ngày 26/6/1925, cụ và Nguyễn An Ninh được đông đảo thanh niên và đồng bào ra tận bến tàu đón tiếp. Hai ông chủ trương cho tái bản La Cloche Fêlée, lần này do Luật sư Phan Văn Trường làm chủ bút v́ ông Trường có quốc tịch Pháp. Trong số báo phát hành ngày 30/11/1925, Nguyễn An Ninh viết “Tự do không phải van xin mà được, tự do phải giành lấy mới có….Mà để giành tự do từ tay của một thế lực có tổ chức, ta phải đối đầu với nó bằng một sức mạnh có tổ chức của ta”. 

 

Tại hội quán Thanh niên Sàig̣n, cụ Phan Chu Trinh thuyết tŕnh đề tài “Đạo đức luân lư Đông Tây” và “Quân trị và Dân trị chủ nghĩa”. Cụ đề nghị nước ta nên theo chế độ phân quyền rơ rệt kiểu Tây phương, có hiến pháp qui định rơ ràng. Đó là nền hành chính pháp trị “từ ông tổng thống cho đến người dân quê cũng đều chịu theo một pháp luật như nhau”. Là nhà chính trị đầu tiên xướng xuất thuyết dân quyền, nâng cao dân trí và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của chế độ thuộc địa, cụ Phan đi nhiều nơi ở Nam Kỳ vận động các mạnh thường quân giúp tiền mở trường học. Các nơi đều nhiệt t́nh hưởng ứng, Đốc phủ Lê Văn Mầu ở Mỹ Tho đồng ư hiến một sở đất và 100 ngàn đồng để mở trường lycée. V́ quá lao lực, bịnh t́nh trầm trọng thêm cụ Phan Chu Trinh qua đời ngày 23/3/1926.  

 

Người dân Sàig̣n tổ chức quốc tang cụ ngày 4/4/1926 hết sức trọng thể có gần 100 ngàn người tham dự, lúc đó thành phố này chỉ có khoảng 300 ngàn dân. Thay mặt toàn dân, Bùi Quang Chiêu -Chủ tịch ủy ban tổ chức lễ tang tuyên bố “Nhà cách mạng Phan Chu Trinh suốt đời tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia, cho tự do của dân tộc, nay Người tạ thế, th́ toàn dân phải có bổn phận làm tang lễ linh đ́nh để mọi người tham dự, đền đáp một phần công ơn của Người đối với quốc gia dân tộc”. Ông đă đọc điếu văn trước mồ cụ Phan Châu Trinh: "Tây Hồ anh ơi, tôi xin thề hy sanh cho chủ nghĩa Pháp Việt đề huề”. Các ủy viên trong ban tang lễ đều là những nhân sĩ trí thức tên tuổi thuộc thuộc đảng Lập Hiến, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Hội đồng thành phố Sàig̣n, Chợlớn như các bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, Trần Văn Đôn các ông Nguyễn Phan Long, Trương văn Bền, đốc phủ sứ Lê Quang Liêm, chủ nhiệm, chủ bút Đông Pháp thời báo Nguyễn Kim Đính và Trần Huy Liệu.  

 

Hai ngày trước khi cụ Phan Chu Trinh qua đời, Nguyễn An Ninh diễn thuyết ở khu Vườn Xoài của bà Đốc phủ Nguyễn Tấn Tài ở xóm Lách buổi sáng ngày 21/3/1926. Buổi diễn thuyết thu hút đông đảo đồng bào đến nghe, trên ba ngàn người. Nguyễn An Ninh chỉ nói chuyện khoảng một giờ th́ thực dân Pháp đến giải tán, bắt ông và kết án 18 tháng tù. Từ mấy năm qua, những buổi diễn thuyết của Nguyễn An Ninh đă khơi động mạnh mẽ ḷng yêu nước của giới thanh niên. Một số thanh niên đầy nhiệt huyết phần lớn xuất thân từ trường Chasseloup Laubat do Pháp thành lập đă bí mật tập họp thành đảng “Jeune Annam” (Tuổi Trẻ An Nam). Tên tuổi của họ, sau này đă gắn liền với các phong trào cách mạng ở miền Nam: Tạ Thu Thâu, Trịnh Hưng Ngẫu, Nguyễn Văn Số, Bùi Công Trường, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Trần ngọc Danh…(8)  

 

Cũng vào thời gian đó, Bùi Quang Chiêu từ Pháp trở về, bị thực dân Pháp đe dọa hành hung v́ ông chủ trương tranh đấu cho VN được độc lập trong một thể chế Lập hiến như Anh Quốc dành cho Úc Đại Lợi và Gia Nă Đại. Nhóm Jeune Annam do Tạ Thu Thâu cầm đầu đă tổ chức đón Bùi Quang Chiêu ở bến tàu Nhà Rồng để bảo vệ Chiêu. Ông được 60 ngàn dân đến đón mừng tại cảng Sàig̣n. (9) Nhân dịp đón rước này, nhóm Jeune Annam cùng dân chúng tham dự đă hô hào yêu cầu thực dân Pháp phải thả Nguyễn An Ninh. Nhờ đó, ông chỉ bị giam 10 tháng. Sau khi ra tù, ông cùng Phan Văn Hùm thành lập “Thanh niên Cao vọng đảng”, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam KỳTính đến cuối năm 1927, đảng này đă  có  đến 7 ngàn đảng viên (10) 

  

Trong nước từ năm 1925, phong trào đấu tranh chống Pháp bộc phát mạnh trong các từng lớp thanh niên Tây học sau khi cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt và kết án tử h́nh. Sinh viên học sinh hô hào băi khóa đ̣i Pháp trả tự do cho cụ. Năm sau, cụ Phan Chu Trinh từ Pháp về và từ trần ở Sàig̣n, tinh thần ái quốc lại trỗi dậy trong các từng lớp thanh niên trí thức, họ tổ chức để tang cụ thật trọng thể. Trước cao trào đấu tranh của thanh niên, Pháp liền đàn áp, rất nhiều sinh viên, học sinh bị đuổi học và cấm thi, một số thuộc thành phần lănh đạo bị Pháp truy nă gắt gao phải trốn sang Trung Quốc. Trong số đó có Phạm Văn Đồng, con một đại thần dưới trào vua Duy Tân. Lúc bấy giờ Hồ Chí Minh thành lập tổ chức cộng sản bí mật dưới danh xưng Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và truyền bá học thuyết Mác Lê cho những thanh niên Việt Nam đang theo học ở trường Quân Chính Hoàng Phố. 

 

Trong bối cảnh bị thực dân Pháp khủng bố nặng nề, Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời với Nguyễn Thái Học (1902-1930), Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930) và thành phần sinh viên học sinh có tinh thần dũng cảm hy sinh. Tâm nguyện của số trí thức trẻ này "không thành công th́ thành nhân" khiến họ liều lĩnh thực hiện bạo động vũ trang để lật đổ ách thống trị thực dân. Họ chủ trương xây dựng nền dân chủ xă hội, lấy chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên làm kim chỉ nam, thực hiện đồng loạt ba h́nh thức cách mạng: quốc gia, chính trị và xă hội với ba nguyên tắc: tự do, b́nh đẳng và bác ái. Cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái năm 1930 thất bại, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lănh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng bị Pháp xử tử, một số đảng viên chạy sang Trung Quốc lập Hải ngoại bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ở Vân Nam. 

 

Sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức rầm rộ phong trào đấu tranh yêu cầu Pháp giảm án tử h́nh cho 13 liệt sĩ Yên Bái. Tạ Thu Thâu thuộc nhóm Đệ tứ cùng các đồng chí Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, H́nh Thái Thông…mời sinh viên đến họp ở Tổng hội Sinh viên Đông Dương, trổ tài hùng biện rồi lôi kéo họ đến nơi biểu t́nh. Cuộc biểu t́nh bị chính quyền Pháp giải tán, 19 sinh viên Việt Nam bị trục xuất về Sàig̣n tại cảng Marseille ngày 24/6/1930 trên chiếc tàu Athos II: Tạ Thu Thâu, Ngô Quang Huy, Trần Văn Chiêu,Trần Văn Giàu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Tạo,Trần Văn Đởm,Trần Văn Tự, Lê Thiết Tự, Đặng Bá Lân, Trịnh văn Phú, Vũ Liên, Đặng Tấn Phát, Nguyễn Văn Tân, Trương Duy Đạm, Trương Duy Tam. Phần lớn trong số này đă tham gia Quốc tế cộng sản thuộc hai hệ phái Đệ tam Stalin (Giàu, Tạo…) hoặc Đệ tứ Trotsky (Thâu, Chánh, Ngà...).  

 

Léon Trotsky là lănh tụ cộng sản Liên Xô cùng thời với Stalin, nhưng không chấp nhận đường lối độc tài vô sản của Stalin. Ông theo khuynh hướng của Georgy Plekhanov một người Marxít, lănh tụ đảng Dân chủ Xă hội Nga. Họ cho rằng giới tư sản không thực hiện được cuộc “Cách mạng dân chủ tư sản”, chỉ có giới thợ thuyền làm “cách mạng thường trực” mới làm tṛn vai tṛ này. Phong trào Đệ Tứ Trotsky du nhập vào VN khi các chiến sĩ Trốt-kít (Trotskyist) Việt Nam tại Pháp là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường…trở về nước hoạt động từ đầu thập niên 1930. 

 

Vào thời điểm này, sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, tiếp theo là việc thành lập các chính quyền Xô Viết của nông dân ở Nghệ Tĩnh, các tổ chức cách mạng yêu nước bị thực dân Pháp đàn áp nặng nề. T́nh h́nh càng tồi tệ hơn là từ năm 1932 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các hăng xưởng phải sa thải công nhân hay cúp bớt lương. Đồn điền ở đảo Phú Quốc, sở cao su Michelin ở Dầu Tiếng đă giảm lương công nhân và dân lao động, gây ra những cuộc băi công, đ́nh công liên tục. Trong t́nh thế sôi sục đó, bọn thống trị Pháp càng mạnh tay đàn áp các tổ chức cách mạng. 

  

Các cuộc đàn áp của thực dân Pháp đă khiến t́nh h́nh tranh đấu bạo động và bí mật đi vào một giai đoạn thoái trào. Những người như Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Trịnh Hưng Ngẫu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử…đă nhận thức phải tiếp tục cuộc đấu tranh theo đường lối của Nguyễn An Ninh, một đàn anh được tất cả ngưỡng mộ, người đă khởi xướng báo Chuông Rè (La Cloche Fêlée) năm 1923 sau khi ở Pháp về. (11) 

  

Về Sàig̣n, hai nhóm cộng sản Quốc tế tuy chống đối nhau, song họ vẫn hợp tác trong cuộc đấu tranh chống Pháp bằng báo chí. Đó là nhóm Tranh Đấu xuất phát từ báo La Lutte (Tranh Đấu) do Nguyễn An Ninh chủ trương. Lúc bấy giờ Nguyễn An Ninh vừa măn hạn tù 3 năm v́ tội lập “Hội kín”. Tháng 5/1933 có cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Sàig̣n, Nguyễn An Ninh cho phát hành Tuần báo La Lutte, số đầu tiên ngày 24/4/1933 để cổ vơ cương lĩnh của các ứng cử viên thuộc liên danh (lúc bấy giờ gọi là sổ) Lao Động do Nguyễn Văn Tạo (Đệ Tam) và Trần Văn Thạch (Đệ Tứ) cầm đầu. 

 

Tuần báo La Lutte là tờ báo chung của phái Tả, đôi khi có sự cộng tác của hai người bạn của Nguyễn An Ninh trong nhóm Ngũ Long ở Paris là Kỹ sư Nguyễn Thế Truyền và Luật sư Phan Văn Trường. Báo này tập hợp những cây bút nổi tiếng thuộc cả phe Đệ Tam (Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn) lẫn Đệ Tứ (Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường). Cuộc bầu cử Hội đồng Thành phố diễn ra ngày 7/5/1933 liên danh Lao Động thắng cử vẻ vang. Tuần Báo La Lutte phát hành số cuối cùng vào ngày 2/6/1933 sau khi phát hành được 4 số. (C̣n tiếp đoạn chót)  

Lê Quế Lâm  

Trở lại