Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 4_2)

 Lê Quế Lâm

 Chương bốn (tiếp)

Hoạt động của giới trí thức Tây học yêu nước ở Nam Kỳ thuộc địa   

Ngày 18/2/1934 phái đoàn Đảng CS Pháp do Gabriel Péri cầm đầu đến Sàig̣n tiếp xúc với Nguyễn An Ninh. Với uy tín cá nhân, Nguyễn An Ninh đă thuyết phục được Gabriel Péri thành lập một Mặt trận Tranh Đấu thứ hai, phối hợp hoạt động các nhà cách mạng miền Nam, theo xu hướng Đệ Tam, Đệ Tứ và Quốc Gia. Với sự ủng hộ tài chánh của Đảng CS Pháp. Nguyễn An Ninh cùng Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan văn Chánh, Lê Văn Thử vận động tái xuất bản báo La Lutte.  

Lúc bấy giờ trên thế giới, hầu như các đảng CS theo xu hướng Stalin đă được chỉ thị phải vu cáo, chửi rủa, mạ lỵ cánh tả đối lập theo xu hướng Trotsky. Nhưng tại Nam Kỳ, Nguyễn An Ninh lại thành h́nh một liên minh giữa những người CS theo xu hướng Stalin và Trotsky. Đây là giai đoạn tái xuất bản báo Tranh Đấu. Liên minh tả phái thỏa thuận không đả động đến xu hướng Stalin hay Trotsky. Các bài báo sẽ không đề tên tác giả, tránh bàn đến xu hướng đối nghịch, chỉ cùng nhau quảng bá cơ sở lư luận chung của tư tường Karl Marx. Đây là đợt tái xuất bản của tờ La Lutte bộ mới (số 5) ngày 4/10/1934. (12) 

Hồ Hữu Tường đă thuật lại buổi hội của Nguyễn An Ninh khi có mặt đông đủ các anh em thuộc Đệ Tam và Đệ Tứ. Nguyễn An Ninh mở đầu: “Có một vị Mạnh thường quân giao cho tôi một số tiền mọn, muốn ḿnh cho ra lại báo La Lutte, với một lập trường chính trị rất rộng răi. Bất cứ ai chống đối bất công, áp bức của chế độ thực dân và tệ đoan di sản của quá khứ, không phân biệt chánh kiến cá nhân và đường lối đảng phái đều có thể tham gia vào. Điều kiện duy nhất là quay mũi dùi chống đối phương chung, nên không được trong phạm vi của tờ báo, chỉ trích lẫn nhau…” (13) 

Trong buổi hội kể trên, Nguyễn Văn Tạo tuyên bố đồng ư, về sau có thêm Nguyễn Văn Nguyễn vừa măn tù Côn Nôn về và Lê Văn Thử. Bên phái xu hướng Trotsky có Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Hồ Hữu Tường. Nguyễn An Ninh có mời thêm Trần Văn Thạch, Trịnh Hưng Ngẫu, Trần Văn Luông. 

Đầu năm 1935 có cuộc bầu cử Hội đồng Quản hạt (Conseil Colonial). Lúc bấy giờ việc tổ chức bầu cửchia thành 5 vùng gọi là 5 quận ở Nam Kỳ. Mỗi quận cử hai nghị viên chính thức và 1 dự khuyết. V́ lư do không đủ tài chánh, cán bộ và ứng cử viên, nên nhóm Tranh Đấu chỉ đưa ra 2 liên danh ra tranh cử ở 2 quận thuộc miền Đông Nam Kỳ. Liên danh Lao động quận 1 gồm có Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường và Nguyễn văn Nguyễn. Liên danh Lao động quận 2 gồm có Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch và Dương Bạch Mai. Cuộc bầu cử này diễn ra vào tháng 3/1935, nhóm Tranh Đấu thất bại, không có ai đắc cử. Đến tháng 5/1935, có cuộc bầu cử Hội đồng Thành phố vào ngày 6 và 12. Hai đại biểu xu hướng Trotsky: Tạ Thu Thâu và Trần Văn Thạch cùng hai đại biểu xu hướng Stalin: Nguyễn Văn tạo và Dương Bạch Mai đều được bầu làm hội đồng thực thụ. Nhóm Lập Hiến chỉ có một đại biểu được đắc cử. 

Năm 1936, Mặt trận B́nh dân (Front Populaire) ở Pháp, gồm đảng Xă hội và Cộng sản chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng/5, dẫn đến việc thành lập một chính phủ do lănh tụ đảng Xă hội Léon Blum làm thủ tướng chỉ bao gồm các bộ trưởng thuộc cánh tả. Một làn sóng hy vọng mới đă tràn đến Đông Dương. Nhóm Tranh Đấu do Nguyễn An Ninh đề xướng, kêu gọi mọi tổ chức triệu tập Đại Hội Đông Dương. Đảng CS Đông Dương cũng thay đổi đường lối hoạt động, để phù hợp với t́nh thế mới. Họ tạm thời không c̣n nêu khẩu hiệu ‘đánh đổ đế quốc” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” được đề ra trong “Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dương”.Thay vào đó là Mặt trận Dân chủ Đông Dương, để đẩy mạnh phong trào đấu tranh đ̣i dân chủ. Mặt trận vận động tổ chức Đại hội Đông Dương để đ̣i chính phủ B́nh Dân ở Pháp phải thi hành những cải cách dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân. (14) 

Lúc bấy giờ nhóm Lập Hiến cũng chủ trương liên kết với nhóm cộng sản Đệ Tam và Đệ Tứ thành lập Đại hội Đông Dương nhằm thu thập nguyện vọng của dân chúng để yêu cầu chính phủ Pháp ban bố những quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống của người dân bản xứ. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập đảng Dân chủ Nam kỳ. Việc thành lập những ủy ban hành động chuẩn bị cho Đại hội Đông Dương được phát động rầm rộ khiến chính quyền thực dân hoảng hốt và t́m cách đàn áp. Thống đốc Nam Kỳ Georges Rivoal ra lịnh cấm các cuộc hội họp và biểu t́nh trong địa phận thành phố Sàig̣n-Chợlớn. Từ 21/9/1936 đến đầu tháng 10/1936, các ông Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Văn Tạo lần lượt vào tù. 

Tháng 4/1937 có cuộc bầu cử mới vào Hội đồng thành phố Sàig̣n-Chợlớn, Phan Văn Hùm đứng ra chủ tọa cuộc vận động tranh cử ở rạp hát Thành Xương ngày 21/4. Sự hợp tác cuối cùng của hai xu hướng Đệ Tam và Đệ Tam đă giúp họ chiến thắng vẽ vang.Tạ Thu Thâu đắc cử với 765 phiếu, Nguyễn Văn Tạo được 735 phiếu và Dương Bạch Mai được 715 phiếu. Chính quyền thực dân không thể chịu đựng được cuộc thử thách mới này. Qua tháng 5/1937 họ đă bắt Thâu và Tạo, sau đó là Nguyễn An Ninh bị giam ở khám lớn Sàig̣n với tội danh “âm mưu lật đổ chánh quyền” trong các bài báo đăng trên tờ Tranh Đấu. Trong khi Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh bị giam, Phan Văn Hùm đảm đang công việc ở báo Tranh Đấu cùng với Trần Văn Thạch và Phan Văn Chánh. 

Từ tháng 6/1937 Nguyễn Văn Tạo và những người theo xu huớng Stalin Đệ Tam, chấp hành chỉ thị của Liên Sô, chấm dứt hợp tác với Đệ Tứ, rút lui khỏi báo La Lutte. Báo này trở thành cơ quan ngôn luận riêng của nhóm Đệ Tứ. C̣n phái Đệ Tam phát hành báo Le Peuple (Dân chúng).  

 

Sự ly khai trong nhóm Tranh Đấu bắt đầu khi Marcel Gitton phụ trách Phân bộ thuộc địa của Đảng CS Pháp gởi thư đề ngày 19/5/1937 khuyến cáo phái Đệ Tam ở Sàig̣n: “Chúng tôi xét rằng không thể nào tiếp tục hợp tác giữa Đảng và những người xu hướng Trotsky. Theo các chỉ thị chúng tôi đă nhận được để truyền lại các đồng chí về thái độ đối với những người xu hướng Trotsky ở Đông Dương”(15

 

Trong báo Prada (Sự Thật) ngày 14/2/1937, Stalin chỉ trích những người theo xu hướng Trotsky là “những kẻ đầu trâu mặt ngựa, những tên sẳn sàng gây tội ác”. Nguyễn Ái Quốc tiếp lời Stalin đả kích Đệ Tứ Việt Nam: “Đối với bọn Tờ-rốt-Kưt không thể có một thỏa hiệp nhân nhượng nào. Phải dùng mọi cách lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng…Bọn Tờ-Rốt-Kưt không chỉ là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, mà c̣n là kẻ thù của dân chủ. Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất…” (16) 

Ngày 29/5/1937 phe Đệ Tam ở Sàig̣n liền tung ra báo L’Avant Garde” (Tiền Phong) tố cáo: “Những người xu hướng Đệ Tứ Quốc Tế là “anh em sinh đôi với chủ nghĩa phát xít”. Họ tiết lộ trong diễn văn đọc trước hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng CS Liên Sô ngày 3/3/1937 “đồng chí Stalin của chúng ta đă nhận xét rằng chủ nghĩa Trotsky không c̣n là một trào lưu chính trị trong giai cấp thợ thuyền nữa như bảy tám năm về trước. Chủ nghĩa Trotsky là bạn đồng minh, là tay sai của chủ nghĩa phát xít”. 

Có việc trớ trêu là người thủy thủ Pháp phụ trách việc chuyển thư đă nhầm lẫn các tên Tạo và Thâu nên đưa nhằm bức thư của Gitton cho Thâu thay v́ đưa cho Tạo là thủ lănh phe Đệ Tam! Bức thư của Gitton đă được phanh phui trên báo Tranh Đấu ngày 29 tháng 8, 1937. Phái Đệ Tam đă tức giận buộc tội những người Đệ Tứ đă đánh cấp thư tín bí mật của họ “đă trở nên một bọn lính kín tầm thường”. (17) 

Ngày 17/3/1938 Léon Blum trở lại chính quyền nhưng chỉ tồn tại trong ba tuần, Édouard Deladier lănh tụ Đảng Xă hội Cấp tiến (Parti Radical – Socialiste) thay thế làm thủ tướng Pháp (10/4/1938), kết thúc sự hiện diện của Mặt trận B́nh Dân. Phái Đệ Tam ở Sàig̣n đổi tên tờ L’Avant Garde (Tiền Phong) thành Le Peuple (Dân chúng) và xuất bản bằng chữ quốc ngữ. do sắc luật Daladier ngày 30/8/1938 cho phép báo chí quốc ngữ được phát hành không cần xin phép trước. Từ ngày 9/10/1938 tờ La Lutte cũng bắt đầu xuất bản với hai thứ tiếng Pháp và quốc ngữ là Tranh Đấu. 

Tháng 4/1939 có cuộc bầu cử Hội đồng Quản hạt, lần này hai nhóm Đệ Tam và Đệ Tam trở thành đối thủ trong cuộc tranh cử. Một dịp để nhận định thái độ của người dân Nam Kỳ đối với hai chủ trương của Đệ Tam và Đệ Tứ. Trong cuộc bầu cử này. Liên danh (sổ) Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch đắc cử trong khi sổ “Mặt trận Dân chủ” của Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai thất bại v́ cử tri cho họ đă “đi theo chánh quyền”.  

Cuối tháng 8/1939, Đức kư hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô, sau đó Hitler xua quân vào Ba Lan. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Thế chiến II bắt đầu bùng nổ. Ngày 25/9/1939 Đảng CS Pháp bị cấm hoạt động v́ lư do Stalin đă kư hiệp ước với Hitler, mà Đảng CS Pháp th́ lúc nào cũng hoạt động theo chỉ thị của Liên Sô.  

Ngày 28/9/1939 hưởng ứng lịnh cấm ở Pháp, toàn quyền Đông Dương Georges Catroux ra sắc lịnh “cấm lưu hành mọi tài liệu tuyên bá nhằm tuyên truyền những khẩu hiệu của Đ Tam Quốc tế và của những tổ chức có liên quan đến nó”. Các báo có xu hướng Đệ Tứ và Đệ Tam đều bị cấm. Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Số, Hồ Hữu Tường …đều bị bắt.  

Ngày 15/10/1939 Nguyễn An Ninh bị bắt, bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Tạ Thu Thâu cũng bị bắt ngày 16/4/1940 và bị đày ra Côn Đảo. Sự đắc cử của ba người Đệ Tứ được vào Hội đồng Quản hạt đều bị hủy ngày 23/10/1940. Ngày 6/11/1939 Đảng CS Đông Dương bỏ khầu hiệu”Mặt trân Dân chủ” và thay bằng “Mặt trận Thống nhất các dân tộc Đông dương chống Đế quốc”.(18)  

 

Đầu năm 1940 nước Pháp đă bị Đức chiếm đóng, quân Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lợi dụng thời cơ này, Xứ ủy Nam Kỳ do Vơ Văn Tần làm bí thư chuẩn bị kế hoạch Nam Kỳ khởi nghĩa.Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên cử Phan Đăng Lưu vào Nam đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ tạm hoăn cuộc khởi nghĩa, nhưng vừa đến Sàig̣n, cuộc khởi nghĩa đă bùng nổ trong đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940, Phan Đăng Lưu bị Pháp bắt cùng với Tạ Uyên bí thư xứ ủy Nam Kỳ thay Vơ Văn Tần đă bị Pháp bắt hồi cuối tháng 7 cùng với Nguyễn Thị Minh Khai, khi kế hoạch khởi nghĩa bị Pháp khám phá. Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, các cán bộ lănh đạo đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Văn Cừ Tổng bí thư và các ủy viên trung ương Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Vơ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Tạ Uyên…bị tử h́nh. 

 

Trước đó, Nguyễn An Ninh v́ nhiệt t́nh yêu nước, dùng ng̣i bút đấu tranh với Pháp nên việc ngồi tù vào khám xảy ra thường xuyên. Ngày 5/10/1939 ông bị Pháp bắt lần thứ 5 với án tù 5 năm, bị đày ra Côn Đảo. Điều đau đớn là Nguyễn An Ninh tận ḷng ủng hộ cộng sản, nhưng v́ không thuộc giai cấp công nhân, nên không gia nhập đảng cộng sản. V́ lẽ đó, trong lao tù ở Côn Đảo bị Pháp đày đọa tàn nhẫn, đói khát cực khổ vô cùng, nhưng ông không được những bạn tù cộng sản đùm bọc an ủi, trái lại c̣n t́m mọi cách cô lập và ám hại. Ông qua đời ngày 14/8/1943. Sau đây là lời của Lê Tấn Thông một tù nhân Côn Đảo với Nguyễn An Ninh được nhà văn An Khê ghi lại trong sách tựa đề “Từ khám lớn đến Côn Đảo”:  

 

“Ông Ninh ở tù bị bọn cộng sản cô lập, không cho ai nói chuyện với ông, giúp đỡ ông một việc cỏn con nào. Ông Ninh bị thủng, phải nằm khám nhà thương. Chúng không cho thuốc, lại giả làm tù mới ở đất liền ra phao đồn vợ ông không c̣n phụng dưỡng cha ông nữa. Ông Ninh rất có hiếu với cha, nghe kể thế rất đau buồn. Chúng lại bảo bệnh ông muốn cho mau khỏi, nên ăn gan con vích sống hay uống máu vích th́ chóng khỏi. Chúng đưa vích và máu vích cho ông, ông dùng xong th́ mất. Bọn cộng sản vỗ tay reo mừng: “Nguyễn An Ninh tham ăn mà chết”, Bọn cộng sản quái ác c̣n chôn sắp ông, úp mặt xuống đất…” (19)  

 

Trong tác phẩm “Nguyễn An Ninh: Dấu ấn để lại”, tác giả Lê Minh Quốc ghi lại sự kiện bi thảm: “Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đă kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái ḥm, nhưng chẳng được ǵ ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ư muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. V́ vậy, chiếc xe ḅ chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đă lấy chiếc áo c̣n khá lành lặn của ḿnh để thay. Và họ đă t́m thấy trong túi áo ông một bài thơ viết nghệch ngoạc như sau: 

  

Sống và chết 

Sống mà vô dụng, sống làm chi 

Sống chẳng lương tâm, sống ích ǵ? 

Sống trái đạo người, người thêm tủi 

Sống quên ơn nước, nước càng khi. 

Sống tai như điếc, ḷng đâm thẹn 

Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ 

Sống sao nên phải, cho nên sống 

Sống để muôn đời, sử tạc ghi. 

Chết sao danh tiếng vẫn c̣n hoài 

Chết đáng là người đủ mắt tai 

Chết được dựng h́nh tên chẳng mục 

Chết đưa vào sử chứ không phai 

Chết đó, rơ ràng danh sống măi 

Chết đây, chỉ chết cái h́nh hài 

Chết v́ Tổ quốc, đời khen ngợi 

Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.  (20) 

 

 

 

 

Hai năm sau cái chết đau thương của đứa con Việt Nam yêu nước Nguyễn An Ninh, cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước bắt đầu diễn ra trong bối cảnh vô cùng thuận lợi khi Thế chiến II vừa chấm dứt (Tháng 8/1945). Trong khi tiến hành chiến tranh, tổng thống Hoa Kỳ Franklin. Roosevelt luôn khuyến cáo hai đồng minh thân cận Anh, Pháp phải thay đổi chính sách thuộc địa, v́ đó là mầm móng của chiến tranh và là nhược điểm của các nước Tây phương. Ông nói “Đă đến lúc các chính phủ phải nghe lời nói của các dân tộc thuộc địa, nếu chúng ta cứ mặc t́nh để hàng triệu con người lại rơi vào chế độ nô lệ thuộc địa trá h́nh, th́ một cuộc chiến khác sẽ xảy ra”. (21)  

 

Do đó Anh, Pháp quyết định, sau khi thu hồi các thuộc địa, họ sẽ thương lượng với những người bản xứ và trao trả độc lập cho các thuộc địa để duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh. Đầu năm 1945, Pháp trở thành một trụ cột của 5 cường quốc Đồng minh thắng trận, De Gaulle thủ tướng chính phủ Lâm thời Pháp đưa ra tuyên ngôn 24/3 hứa sẽ cho các nước Đông Dương được tự trị trong khối Liên Hiệp Pháp.  

 

Một việc đau ḷng là Bùi Quang Chiêu là người từng đ̣i Pháp chấp nhận các nước Đông Dương được tự trị “Pour le Dominion Indochinois”, đă bị cộng sản thủ tiêu trong Cách mạng tháng 8/1945. Từ năm 1939, ông đă ngưng hoạt động hoạt động, rút lui về dưỡng già…Nhưng đến tháng 9/1945 khi Pháp vừa trở lại Nam Kỳ ông bị Việt Minh Cộng sản kết tội “Việt gian”, bắt tại Chợ Đệm gần Phú Lâm ngày 29/9/1945 cùng vợ và 4 con, đem đi thủ tiêu mất xác, trong đó cô gái út mới 16 tuổi. (22

 

Con gái của ông là Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012) thoát khỏi cảnh toàn gia bị tru di, có lẽ v́ bà không hoạt động chính trị, chồng bà lại gia nhập Việt Minh. Bà là bác sĩ gốc Việt đầu tiên ngành sản phụ khoa, tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris năm 1934. Trở về nước, bà làm Trưởng khoa Hộ sinh cho một bịnh biện Sản khoa ở Chợlớn, kết hôn với Vương Quang Nhường một luật sư nổi tiếng lúc bấy giờ vốn là bạn của thân phụ bà. Cuộc hôn nhân gượng ép do sự sắp xếp của người cha chỉ kéo dài hai năm, sau đó bà sống chung với người bạn đời cùng du học, cùng quê hương Bến Tre là Nguyễn Ngọc Bích, con Giáo tông Cao Đài hệ phái Bến Tre nguyên là một Đốc phủ sứ thanh liêm, đức độ. Ông Bích tốt nghiệp kỹ sư cầu cống từ trường nổi tiếng bậc nhất xứ Pháp “École Polytechnique” là người quốc gia yêu nước đă gia nhập Việt Minh kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu, được cử làm Khu bộ phó Khu 9.  

 

Năm 1946 Nguyễn Ngọc Bích bị Pháp bắt ở Sóc Trăng bị kết án tử h́nh. Nhờ sự can thiệp của các bạn học ở École Polytechnique, ông được tha nhưng phải rời khỏi VN. Bà Henriette Bùi theo chồng, hiến biệt thự số 28 đường Testard (nay là Vơ Văn Tần) vốn là Bảo sanh viện do bà lập ra năm 1940, làm trường Đại học Y khoa đầu tiên tại Sàig̣n. Bà sống ở Pháp một thời gian rồi trở về quê hương, mở bịnh viện tư ở đường Richaud (nay là Nguyễn Đ́nh Chiểu), sau đó sang Nhật học về châm cứu để “hỗ trợ những mặt mà Tây y c̣n yếu”. Năm 1971, bà rời quê hương trở lại Pháp mở pḥng mạch và chết tại Paris năm 2012. 

 

C̣n chồng bà, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích khi trở lại Pháp ông theo học Đại học Y khoa đậu bằng bác sĩ. Nhưng không hành nghề này mà trở thành giáo sư dạy môn Vật Lư tại trường đại học này. Khi bị trục xuất về Pháp, Nguyễn Ngọc Bích có người em út tên Nguyễn Ngọc Nhựt đă tốt nghiệp Kỹ sư cầu cống ở École Polytechnique. Nhựt có vợ đầm, con một gia đ́nh rất có thế lực, danh tiếng ở Pháp, nhưng v́ t́nh yêu nước, ông đă nối chí anh trở về quê hương tham gia kháng chiến. Ông bị Pháp bắt tại rạch Cái Bèo, Đồng Tháp Mười cùng với Nguyễn Văn Khảm, cả hai là Phó chủ tịch “Cao Đài Cứu quốc 12 phái Hiệp Nhứt”, ủy viên Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Chủ tịch là Luật sư Phạm Văn Bạch, Phó chủ tịch là Cao Triều Phát đạo trưởng Cao Đài Minh Chơn Đạo, chủ tịch Cao Đài Hiệp nhứt.  

 

Trước ngày Nguyễn Ngọc Nhựt bị bắt, cơ quan bảo vệ Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ đă có tin “ngày mai quân Pháp sẽ mở trận càn vào Cái Bèo. Có thể chúng sẽ nhảy dù, chụp xuống cơ quan Nam bộ bắt sống cơ quan đầu năo của ta”. Ngay tức khắc, cơ quan đă có kế hoạch di tản bằng cách phân tán lực lượng. Cụ Cao Triều Phát đă được hộ tống ra đi an toàn trên chiếc ghe tam bản, xuyên qua cánh đồng Lúa Ma trong đêm tối, đi về Cái Mác, Cao Lănh. Hôm ấy cơ quan chỉ c̣n Nhựt và Khảm, họ thấy cơ quan vắng lặng như tờ. (23)  

 

Có nguồn tin cho rằng Nhựt và Khảm sở dĩ bị Pháp bắt cũng như Nguyễn Ngọc Bích bị Pháp bắt hai năm trước là âm mưu của Việt Minh nhằm ly gián Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương với Pháp? Họ kỳ vọng Giáo Tông v́ thương con, sẽ can thiệp xin Pháp phóng thích, nhờ đó mấy trăm ngàn tín đồ Cao Đài Giáo phái Chỉnh Đạo Bến Tre sẽ không c̣n chống Pháp nữa. Nhưng họ sẽ bị Việt Minh gán là Việt gian! V́ sự an nguy của tín đồ, Giáo Tông đành làm ngơ không cứu con.  

 

Mùa Thu năm 1946 đứa con dâu Henriette Bùi, vợ Nguyễn Ngọc Bích quỳ dưới chân ông với lời khần cầu thống thiết “Đức Giáo Tông, papa ơi, hăy cứu lấy chồng con”, nhưng ông cương quyết không can thiệp. Rồi 2 năm sau đến lượt đứa con dâu út Clodine, vợ Nguyễn Ngọc Nhựt, một cô đầm mặc áo dài VN để tỏ ḷng tôn kính gia tộc nhà chồng, đến quỳ dưới chân cha chồng cầu khẩn: Papa, xin papa hăy cứu chồng con. Xin papa hăy đi cùng con đến Sở mật thám. Chỉ có papa mới cứu được anh ấy! Đức Giáo Tông cũng dửng dưng.  

 

Đến ngày mùng 5 tháng 5 năm Tân Măo (1951) được hung tin Nguyễn Ngọc Nhựt bị đưa vào quản thúc ở nhà thương điên Biên Ḥa, Đức Giáo Tông bắt đầu tuyệt thực, tịnh khẩu, giam ḿnh trong tịnh thất cho đến ngày viên tịch 10 ngày sau (Đêm 14 rạng 15 tháng 5 năm Tân Măo 1951). 

 

Trong Lời Giới Thiệu quyển sách viết về cuộc đời của Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương (1882-1951), cựu Thủ tưóng Vơ Văn Kiệt đă viết:“Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích tronh chiến khu. Khi đó ông Ngọc Bích là Khu bộ phó khu 9, mt “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt t́nh. Tôi không được gặp Nguyễn Ngọc Nhựt –nhưng được nhiều người nói về ông. Sau này, tôi có dịp tiếp xúc với một số người thuộc lớp trí thức nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Pháp như bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, bác sĩ Trương Công Trung, kỹ sư Ngô Tấn Nhơn…tôi được biết rơ hơn về Nguyễn Ngọc Nhựt và gia đ́nh danh tiếng của ông. Có thể nói gia đ́nh ông Nguyễn Ngọc Tương là một điển h́nh cho tầng lớp quan lại, địa chủ, tôn giáo trí thức “dân Tây” yêu nước của Nam Bộ thời đó…Đọc “Đêm trắng của Đức Giáo Tông” tôi thấy các nhà văn không kể lớn hay trẻ nếu có Tâm đều có thể t́m ra những giá trị lịch sử, làm nên những tác phẩm có giá trị. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nhà văn với nhiều tác phẩm về những nhân vật lịch sử, những trí thức lớn tiêu biểu cho những giá trị và phẩm chất Việt Nam”. Vơ Văn Kiệt ngày 5/5/2001 (24) 

 

Yêu nước phục vụ đất nước là truyền thống, trở thành bản chất của dân tộc. Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Nam Kỳ, các sĩ phu Trương Công Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm…đă khởi nghĩa chống Pháp. Trước sức mạnh của thực dân, các thế hệ kế tiếp, theo trào lưu mới t́m đường sang Pháp hấp thụ kiến thức Tây phương để canh tân đất nước. Đến năm 1945 Pháp trở lại Nam Kỳ, giới trí thức Tây học dù được Pháp đào tạo song v́ ḷng yêu nước đă tham gia kháng chiến chống Pháp như các sĩ phu Nho học ngày trước. Điều bất hạnh của dân tộc, trong khi giới trí thức Tây học mang kiến thức từ Pháp về phục vụ quê hương, lại có một chủ thuyết ngoại lai du nhập vào nước ta lấy hận thù, giai cấp đấu tranh làm đường hướng chỉ đạo. Từ đó tạo ra mâu thuẫn giữa cộng sản và quốc gia với thành phần trí thức tiểu tư sản và tư sản. Khi Thế chiến II vừa chấm dứt, Cách mạng tháng Tám nổ ra, những người cộng sản ra tay tàn sát những phần tử đối lập, mở đầu một tấn thảm kịch đau thương, huynh đệ tương tàn tiếp theo là 3 cuộc chiến tranh lớn kéo dài gần nửa thế kỷ. 

 

Theo thi hào Nguyễn Du“Thác là thể phách c̣n là tinh anh”. Khi chết, xác thân trở về với cát bụi, nhưng anh linh những người chết v́ quốc gia, v́ dân tộc sẽ luôn quanh quẩn bên những đối tượng mà họ đă tận hiến cả cuộc đời. Đó là non sông đất nước, là đồng bào chủng tộc. Ở bên kia thế giới, họ vẫn tiếp tục pḥ hộ đồng bào đất nước như hoài bảo lúc c̣n tại thế. Những anh linh đó trở thành biểu tượng thiêng liêng rất khó định nghĩa mà người đời thường gọi là hồn thiêng sông núi, là tiền nhân.  

 

Những trí thức quốc gia yêu nước v́ bất đồng chính kiến với người cộng sản, phần lớn đă bị bức tử. Họ mất nhưng tên tuổi và sự cống hiến của họ cho quốc gia dân tộc vẫn c̣n lưu lại trong lịch sử.  

 

Nhờ hồn thiêng sông núi độ tŕ, sau biến cố 30/4/1975 Liên Hiệp Quốc đă thành lập cơ quan Cao ủy Tị nạn giúp cả triệu người Việt được định cư ở hải ngoại, đa số là các nước Tây phương tân tiến. Nhờ đó, các thế hệ thanh niên thực hiện hoài bảo của ba cụ Phan (Thanh Giản, Bội Châu và Chu Trinh) sẽ góp phần canh tân đất nước khi dân tộc được tự do, đất nước được tự chủ, đồng bào được quyền tự quyết vận mạng dân tộc.    

 Lê Quế Lâm  

 

Chú thích: 

1Tuyển tập Phan Giang Sang 1, Y học và Đời sống, Sydney, 2007, Tr. 392-3 

2Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt), Độc lập và tự do theo cách nh́n của Phan Châu Trinh, Báo Việt Luận Úc Châu, thứ Sáu 14/11/2008 (Trích Phan Bội Châu Toàn Tập, Nxb Thuận Hóa, 001, tập 6, tr.159) 

3. Quân sử III: Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (!847-1945) Trung tâm Ấn loát/Bộ Tổng Tham mưu/QLVNCH, Sàig̣n, 1971, Tr. 334 

4. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt Nam (In lần thứ hai) Nxb Non Nước, Toronto, Canada, 2001, Tr.100 (Dẫn chứng từ quyển “Sàig̣n 300 năm cũ” tác giả Nguyễn Cúc, Tiếng Sông Hương, Dallas, 1999, Tr. 259 

5-6. Sơn Nam, Cá tính miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 117-119). 

7. Nguyễn An Ninh và tiếng chuông thức tỉnh đồng bào, Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 03/9/2019.  

8. Trần Ngươn Phiêu, Những ngày qua, Nxb Hải Mă, Texas, 2005, Tr.141-2.  

9. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt Nam (In lần thứ hai), Sđd. Tr.100 (trích dẫn Huỳnh Kim Khánh, Vietnamese Communism 1925-1945, Cornell University Press, NY, 1989, Tr.37) 

10. Lê Minh Quốc, Dấu ấn để lại, Nxb Văn học, 1997, Tr.167 

11-13. Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm - Thân thế & Sự nghiệp, Nxb Hải Mă, Texas, 2003, Tr.53, 106, 58 (Trích dẫn Hồ Hữu Tường, Hồi kư, 41 Năm làm báo, Nxb Đông Nam Á, Paris, Tr.91) 

14. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam (In lần thứ ba), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, Tr.24-25 

15-16Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm, Sđd, 70 + 78. (Trích dẫn Hồ Chí Minh toàn tập, Tập II, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980) 

17-18. Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm, Sđd, 70-71 + 80-82. 

19. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt Nam: Những cuộc thủ tiêu chính trị, Nxb Non Nước, Toronto, Canada, 2001, Tr. 99-100 (Trích từ sách “Lịch sử báo chí Việt Nam”, tác giả Đặng Văn Nhâm, Nxb Việt Nam Văn Hiến, California, 1999, Tr.194) 

20. Lê Minh Quốc, Sđd, Tr. 325 

21. James Mac Gregor Burns, Roosevelt: The Soldier of Freedom 1940-1945, Weidenfeld & Nicolsom, London, 1971, P.379 

21. Trần Gia Phụng, Sđd, Tr. 73 (Trích dẫn; Nguyễn Cúc, Sài G̣n 300 năm cũ, Nxb Tiếng Sông Hương, Dallas, 1999, Tr.257-8 

23-24. Trầm Hương, Đêm Trắng Của Đức Giáo Tông, Nxb Công an Nhân dân, 2002, Tr. 184 + Tr.9-11. 

Trở lại