Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 5_1)

 Lê Quế Lâm

 Chương năm 

Từ bất đồng chính kiến đến huyết nhục tương tàn và chiến tranh 

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ  

 

Vừa được tin Nhật đầu hàng, giáo sư Hồ Văn Ngà, Thủ lănh Đảng Việt Nam Quốc gia Độc lập liền thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất, kêu gọi các đảng phái chánh trị và tôn giáo hăy đoàn kết lại. Ông cho rằng “khi Nhựt đầu hàng, Đồng minh sẽ đến tước khí giới, thế nào Pháp cũng đ̣i Nhựt trả lại chủ quyền Nam bộ cho họ, nên đoàn kết là là một phương pháp đấu tranh, một vấn đề sinh tử của dân tộc, đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập tự do”. Ông kêu gọi: Người Việt Nam nào đảm đang đưọc và có hi vọng thành công, chúng tôi sẳn sàng tán trợ, miễn tránh được sự đổ máu giữa đồng bào để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hy sinh cho đúng  chỗ hy sinh. Chúng tôi lúc nào cũng đặt nền độc lập quốc gia lên trên vấn đề quyền tước”. (10)  

Mặt trận Quốc Gia Thống nhứt bao gồm Đảng Việt Nam Quốc gia Độc lập và 6 tổ chức khác là Thanh niên Tiền Phong, Nhóm trí thức, Liên đoàn công chức, Tịnh độ cư sĩ, Phật Giáo Ḥa Hảo và Cao Đài Giáo. Mặt trận công bố Tuyên ngôn: “Giờ cực kỳ nghiêm trọng sắp đến. Nước Việt-Nam phải qua giai đoạn lịch sử mới. Nước nhà c̣n mất cũng trong lúc này. Số mạng của dân tộc Việt-Nam đă đến giờ định đoạt. Sự định đoạt, một phần lớn ở nơi sự tuyên dương ư chí của dân tộc và sự cương quyết tranh đấu của người Việt Nam. Hỡi người Việt-Nam! Hỡi đồng bào! Chắc chắn rằng chúng ta đều muốn sống: sống đời tự do, tự chủ, sống một cuộc sống chung với tất cả dân tộc khác; sống một cách b́nh đẳng, sống một cách mạnh mẽ để bắt tay với các nước mạnh mà kiến thiết một nền ḥa b́nh vĩnh viễn và mưu t́m hạnh phúc chung cho nhân loại. Muốn được sống đời đáng sống như thế, chúng ta phải tuyên dương một cách dơng mănh ư chí dân tộc tự quyết: tuyên dương về tinh thần lẫn vật chất.  

Chúng ta sẽ cụ thể ư chí ấy bằng sự tranh đấu quả quyết, tranh đấu đủ phương diện, tranh đấu đến giọt máu cuối cùng để giữ vững nền độc lập tự chủ. Mặc dầu chúng ta yêu cầu sự hiệp tác giữa các dân tộc và phản đối bài xích ngoại bang, chúng ta vẫn cương quyết chống đế quốc chủ nghĩa xâm lăng, và nhứt định không cho ai động đến chủ quyền của người Việt-Nam ở đất nước Việt-Nam. Vậy th́ khẩu hiệu của Mặt trận Quốc gia Thng nhứt là: Chống đế quốc Pháp; Chống nạn ngoại xâm; Bảo vệ trị an; Bài trừ phản động. Hỡi đồng bào! Hỡi chiến sĩ cách mạng của các đoàn thể! Hăy bắt tay nhau dưới sự chỉ huy của ‘Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt để tranh đấu cho nền độc lập của nước Việt-Nam và làm cho vạn quốc nh́n nhận chủ quyền chúng ta”. (11) 

 

Các giới đồng bào vốn có cảm t́nh với các đảng phái chính trị nên nhiệt liệt hoan nghênh Mặt trận và tham gia cuộc biểu t́nh tuần hành để biểu dương lực lượng tại Sàig̣n ngày 21/8/1945 với trên 20 vạn người tham dự với các biểu ngữ: “Việt Nam Độc lập”, “Đả đảo thực dân Pháp”, “Độc lập hay là chết”… Đoàn biểu t́nh diễn hành trong trật tự từ Sở Thú đến dinh Norodom qua các đại lộ chung quanh chợ Bến Thành đến khu b́nh dân Cầu Ông Lănh. 

 

Mặt trận Quốc gia Thống nhất của người Quốc gia có một điểm yếu là không ai dám tự nhận đứng ra lănh đạo, chỉ hô hào đoàn kết mà không chịu vạch ra đoàn kết như thế nào…Trái lại Việt Minh/Cộng sản có thủ đoạn và chương tŕnh hành động hẳn hoi. Trong khi D'Argenlieu và Leclerc đă có sẵn kế hoạch quân sự lập lại trật tự từ Nam chí Bắc, cả hai đă đáp phi cơ trực chỉ Đông Dương, c̣n chiến hạm Richelieu chở lính Lê dương đang gấp rút sang Sàig̣n không ngừng nghỉ một nơi nào... th́ Việt Minh lại loan báo "Đại tướng De Gaulle gởi điện cho người Pháp ở Đông Dương tỏ ư tiếc rằng không thể gởi một vị Toàn quyền qua theo như đă hứa v́ đă có một chính đảng ở Việt Nam đi đôi với Đồng minh đứng ra nắm chính quyền và chiến hạm Richelieu đă được lịnh ngừng tại Singapour". Cộng sản không ngừng hô hào "Việt Minh từng chiến đấu sát cánh với Đồng minh chống Pháp đánh Nhật, đối với Nga Tàu là bạn, Anh Mỹ là thân hữu". Họ kêu gọi dân chúng hăy sẵn sàng đi đón phái bộ Đồng minh. Biểu ngữ "Hoan nghênh phái bộ Đồng minh" bằng Anh Pháp ngữ được Việt Minh cho treo khắp nơi. Việt Minh c̣n tuyên truyền có 3 vạn Hồng quân Trung Quốc tại Hoa Nam sẵn sàng bảo vệ nền độc lập Việt Nam nếu có nạn ngoại xâm. (12) 

Trần Văn Giàu chủ trương “Khi Đồng minh vào mà đă có chính quyền độc lập của dân tộc Việt Nam thống nhất an bài rồi lại được toàn dân hết ḷng ủng hộ, th́ họ phải thương lượng với chính quyền cách mạng đó. Nếu ta không giành được chính quyền th́ họ sẽ không đếm xỉa đến cuộc kháng Nhật của ta đâu. Thương lượng với họ, ta sẽ có hai thế mạnh: Một là ta đă chống Nhật, đă ủng hộ Đồng minh. Hai là ta đang nắm chính quyền và được đồng bào tín nhiệm. Ta sẽ hết sức lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ, Tàu. Tiếng nói của Liên Xô chắc chắn có trọng lượng mặc dù Liên Xô ở rất xa Đông Dương”.  

Sau khi được tin Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh đă giành được chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8, Giàu thuyết phục Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyên bố Thanh niên Tiền phong đă gia nhập Mặt trận Việt Minh và kêu gọi dân chúng tham gia cuộc biểu t́nh quy mô ngày 25/8/1945 tại Sàig̣n. Người dân xung quanh Sàig̣n, Chợlớn, Giađịnh như G̣ Vấp, Hốc Môn, Bà Đểm, Chợ Đệm, Cần Giuộc, B́nh Chánh, Khánh Hội, Thị Nghè…rầm rộ kéo về Sàig̣n tham dự cuộc biểu t́nh. Việc Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch th́nh ĺnh trở cờ tuyên bố gia nhập Mặt trận Việt Minh đă được một nhà cách mạng miền Nam giải thích là v́ Thạch bị Trần Văn Giàu chiêu dụ: Thạch đă mang tiếng thân Nhật, đứng ra phụ trách Thanh niên Tiền Phong. Nay Nhật đă thua trận, đầu hàng Đồng Minh. Nếu không theo Trần Văn Giàu và sớm trở cờ theo Việt Minh, sẽ bị Đồng Minh xét xử về tội cộng tác với Nhật. (13) 

Trong cuộc biểu t́nh này, biểu ngữ “Chánh quyền về tay Việt Minh” tràn ngập thành phố. Lúc bấy giờ dân chúng miền Nam chưa biết nhiều về danh xưng và quá tŕnh hoạt động của Việt Minh và nhân vật Hồ Chí Minh, nhưng khi biết được Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, từ đó những người yêu nước phần lớn là giới trí thức Tây học, giới tư sản và điền chủ ủng hộ Việt Minh v́ họ đă từng nghe danh Nguyễn Ái Quốc. 

Giáo sư Hồ Văn Ngà và các tổ chức yêu nước trong Mặt trận Quốc gia Thống nhất tin tưởng Việt Minh có hậu thuẫn của các nước Đồng minh đồng ư nhường cho Việt Minh vai tṛ lănh đạo. Mấy tháng sau ông bị Việt Minh bắt giam ở Đá Bạc Rạch Giá và bị đập chết bằng củi đ̣n rồi liệng xác xuống sông. Trước khi chết ông nói với các người giết ông “Muốn giết qua th́ cứ giết, nhưng đừng gọi qua là Việt Gian”. 

Sau khi giành được chính quyền, Trần Văn Giàu cho ra mắt Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ gọi tắt là Lâm ủy Hành chánh gồm 9 người trong số có 7 đảng viên cộng sản. Ngoài Giàu giữ chức Chủ tịch kiêm ủy viên quân sự, các đảng viên CS khác như Phạm Ngọc Thạch phụ trách Ngoại giao, Nguyễn Văn Tạo (Nội vụ), Hoàng Đôn Văn (Lao động, Nguyễn Văn Tây (Thanh tra chánh trị miền Tây), Dương Bạch Mai (Quốc gia tự vệ cuộc kiêm Thanh tra chánh trị miền Đông), Huỳnh Văn Tiểng (Tuyên truyền và Thanh niên). Hai ủy viên c̣n lại là Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn (Kinh tế) và Từ Bá Đước (Tài chánh). 

Ngày 30/8/1945, Lâm ủy Hành chánh mở khoáng đại hội nghị có sự tham gia của đông đảo các đảng phái chính trị. Trong hội nghị này, Giáo chủ Ḥa Hảo Huỳnh Phú Sổ -thủ lănh Đảng Việt Nam Độc lập Vận động Hội và Trần Văn Thạch thuộc nhóm Đệ tứ tranh đấu (gồm có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh...) đă chất vấn Trần Văn Giàu: "Ai cử ra Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ?" Hội nghị vô cùng ngột ngạt khi thấy Giàu mân mê khẩu súng lục đeo bên cạnh sườn để áp đảo tinh thần các nhóm đảng phái quốc gia, nên không có kư giả nào dám lên tiếng chất vấn nữa. (14)  

 

Ngày 2/9/1945 sau khi nắm được chính quyền Trần Văn Giàu tổ chức một cuộc biểu t́nh để biểu dương lực lượng. Theo chương tŕnh, cuộc tập họp để đón nghe bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc tại Hà Nội. Nhưng v́ trục trặc kỹ thuật nên việc phát thanh không thể thực hiện được. Khoảng 2 giờ chiều, Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết để chính thức khai mạc cuộc tập hợp. Ông ta đưa ra những lời đe dọa: “Một số người phản quốc đương kiên cố hàng ngũ, làm hậu thuẫn cho kẻ nghịch. Chúng sẽ bị nhân dân trừng trị thẳng tay, những bọn gây rối hầu t́m cho kẻ nghịch một cơ hội xâm lăng” (15)  

 

Dân chúng không biết Trần Văn Giàu muốn ám chỉ đến đoàn thể nào v́ trong cuộc diễn hành hôm đó có đủ mặt các nhóm Đệ Tứ, các đoàn thể Việt Nam Quốc Dân Đảng, các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo….kể cả một toán bộ hạ của Dương Bạch Mai mang tấm bản kỳ quái “Ban Ám sát Xung phong”.  

 

Trong cuộc diễn hành buổi chiều ngày 2/9/1945, ngoài các đoàn thể dân sự c̣n có 4 “Sư đoàn” dân quân: Đệ nhất sư đoàn là lực lượng của Việt Minh. Đệ nhị sư đoàn gồm các lực lượng bán vơ trang của Cao Đài, Đệ tam sư đoàn do Nguyễn Ḥa Hiệp chi huy gồm nhiều quân nhân trong Nghĩa dũng quân do Nhật tuyển mộ, nay đă giải ngũ. Đệ tứ sư đoàn gồm các nông dân trong lực lượng Bào An của giáo phái Ḥa Hảo.  

 

Trước sự bất măn và không có thiện cảm của các đảng phái chính trị miền Nam đối với Trần Văn Giàu, Tổng bộ Việt Minh vội cử Cao Hồng Lănh và Hoàng Quốc Việt ủy viên Đảng CS Đông Dương vào cải tổ Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Luật sư Phạm Văn Bạch thay thế Trần Văn Giàu làm chủ tịch, thành phần ủy ban được mở rộng có thêm nhiều đại diện của các đoàn thể để trở thành Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. (16) Trần Văn Giàu và đám bộ hạ khi chủ trương đoạt chính quyền ở miền Nam, hầu như đă đơn phương thi hành việc này không biết Hồ Chí Minh là ai? Nguyễn Văn Trấn tay sai đắc lực của Trần Văn Giàu đă có một câu nói làm bật ngửa những người tham dự Đại hội II Đảng CS Đông Dương tháng 2/1951, ở Tuyên Quang. Sau khi được Nguyễn Văn Tạo giới thiệu Bí thư khu 9 Nam Bộ phát biểu, Nguyễn Văn Trấn đă nói “mấy má miền Nam…hỏi Hồ Chí Minh là ừng cha nào ?” (“Ừng cha” tức “thằng cha” khi nói nhanh theo lối Nam bộ” (17). 

 

Ngày 8/9/1945 Ủy ban Nhân dân Nam Bộ được thành lập theo ư kiến của Hoàng Quốc Việt: Phạm Văn Bạch, không đảng phái được cử làm Chủ tịch, Trần Văn Giàu làm Phó chủ tịch kiêm nhiệm ủy viên trưởng quân sự. Danh sách mở rộng gồm có các ủy viên: Huỳnh Phú Sổ (Hoà Hảo) Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch (Nhóm Tranh Đấu) Hồ Văn Ngà và Dương Văn Giáo.. 

 

Trung ương trách cứ Trần Văn Giàu đă hành động sai đường lối của đảng. Giàu đă dựa vào Thanh niên Tiền phong là lực lượng do Nhật chủ trương để nắm lấy chính quyền trong khi Việt Minh lại chủ trương đuổi Nhật, đánh Pháp. Giàu được chỉ thị phải giải tán Thanh niên Tiền phong để thành lập ngay Thanh niên cứu quốc. Trung ương c̣n trách cứ Giàu đă không tuân theo chỉ thị của Đảng, thành lập một Lâm ủy hành chánh chỉ gồm toàn người của Đảng. Hoàng Quốc Việt trong hồi kư đă viết “Ở xứ Nam Bộ, một đồng chí trong xứ ủy đang làm chủ tịch Ủy ban nhân dân (ám chỉ Trần Văn Giàu). Theo chủ trương của Trung ương, trong t́nh thế cách mạng c̣n trong trứng nước lúc ấy, để loại kẻ thù đă kiếm cớ bóp chết chính quyền non trẻ của chúng ta. Không phải chủ trương ấy được nghe theo ngay, có anh chị cứ đinh ninh rằng cướp được chính quyền rồi, người cộng sản nhất thiết phải nắm giữ hết các chức vụ chính quyền th́ cách mạng mới vững được. Chúng tôi mời luật sư Phạm Văn  Bạch ra làm Chủ tịch, rồi sau đó làm việc khá nhiều với anh để giúp anh nắm cơ quan, nắm công việc”. (18)  

 

Pháp trở lại Nam Kỳ 

Ngày 6/9/1945 lực lượng Hoàng gia Anh do tướng Douglas D. Gracey cầm đầu đến Sàig̣n đề làm nhiệm vụ giải giới quân Nhật do Đồng Minh giao phó. Đến nơi, Gracey thảo luận ngay vấn đề Nam Bộ với Cédile và Phạm Ngọc Thạch. Cédile được De Gaulle bổ nhiệm làm ủy viên Cộng ḥa Pháp ở Nam Bộ. Y được phi cơ Anh thả dù xuống Tây Ninh ngày 22/8/1945. Năm ngày sau y có mặt ở Sàig̣n, tiếp xúc sơ khởi với Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Tạo thuộc Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Cùng ngày 22/8, Pháp cử Sainteny đến Hà Nội thảo luận với Vơ Nguyên Giáp đại diện Ủy ban Giải phóng Việt Nam tại Phủ Toàn quyền. 

 

Để nói chuyện với Đồng Minh, v́ thiếu người có khả năng ăn nói giao dịch, Trần Văn Giàu lập một ban liên lạc và nhờ các nhân vật trí thức của nhóm Đệ Tứ đảm trách: Trần Văn Thạch, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh và Bác sĩ Nguyễn Thị Sương - thủ lănh Phụ nữ Tiền phong là vợ của Luật sư Hồ Vĩnh Kư. Các nhân vật này sau đó đă bị Giàu sai thủ hạ ám sát: Huỳnh Văn Phương ở Chợ Ông Văn (Tân An) ba người c̣n lại khoảng một tháng sau ở Bến Sút (Thủ Dầu Một).  

 

Tướng Gracey yêu cầu Việt Minh giải giới lực lượng Dân quân Cách mạng, giao cho Nhật trách nhiệm ổn định trật tự, duy tŕ an ninh để hai bên Việt Pháp đàm phán. Các đảng phái Quốc gia phản đối Việt Minh thông đồng với giặc Pháp phản bội quyền lợi dân tộc. Sau đó Lâm ủy Hành chánh Nam bộ cải tổ, Phạm Văn Bạch thay thế Trần Văn Giàu và 12 Ủy viên khác gồm 4 Cộng sản, 3 không đảng phái, 2 Quốc gia, 1 Ḥa Hảo,1 Cao Đài và 1 thuộc nhóm Đệ tứ. 

 

Ngày 11/9/1945, những đơn vị quân sự đầu tiên của Pháp gồm khoảng 3 đại đội đă đến Sàig̣n. Trước đó, tướng Gracey đă trang bị vũ khí cho khoảng 1500 lính Pháp từng bị Nhật bắt làm tù binh. Cuộc đàm phán giữa Pháp và Việt Minh bất thành v́ lập trường đôi bên trái nghịch nhau. Phía Việt Minh đ̣i Pháp nh́n nhận độc lập, c̣n Pháp th́ chủ trương tái lập trật tự lưu lại chủ quyền của Pháp rồi mở cuộc trưng cầu dân ư xác định chủ quyền Nam Bộ, sau đó sẽ thành lập Liên bang Đông Dương theo như Tuyên ngôn 24/3 của De Gaulle. Ngày 21/9/1945, tiếp theo các cuộc xung đột giữa dân quân Cách mạng Việt Nam và quân Pháp, Cédile ra lịnh tấn công tái chiếm các công sở và Khám lớn Sàig̣n. Tướng Gracey nhân danh Ủy ban Kiểm soát Đông minh đứng ra đảm trách việc ổn định trật tự, tuyên bố lịnh thiết quân luật và kiểm soát các công sở.  

 

Lúc bấy giờ, lực lượng dân quân Cách mạng Việt Nam được bố trí như sau: khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Sàig̣n-Chợlớn có các nhóm vơ trang của B́nh Xuyên dưới quyền điều động của Bảy Viễn (Lê Văn Viễn). Khu vực phía Bắc từ Thị Nghè qua Tân B́nh, Phú Nhuận, Tân Định và Gia định do lực lượng của Việt Minh phụ trách dưới sự chỉ huy của Tô Kư và Hoàng Quốc Việt. Mặt Tây Bắc, từ sân bay Tân Sơn Nhứt đến quốc lộ 1 lên Tây Ninh do lực lượng Cao Đài trấn giữ. 

 

Nam Bộ kháng chiến 

Ngay trong đêm 22 rạng 23/9/l945, Lâm ủy Hành chánh rút ra khỏi Sàig̣n, Trần Văn Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Việt Minh ra lịnh tản cư với lời đe dọa "ai c̣n ở lại Sàig̣n là Việt gian sẽ bị bắt và trừng trị". Trên đường dân chúng tản cư về Miền Đông và Miền Tây, Việt Minh sát hại khá nhiều những phần tử đối lập.  

 

Cuộc chiến tranh Việt Pháp thực sự bùng nổ tại Nam Bộ. Từ Singapour, tướng Mounbatten được tin biến cố ở Nam Bộ, ông vội triệu hồi tướng Gracey và mời Cédile sang Singapour thảo luận, ông tuyên bố "Anh luôn luôn giữ lời hứa với Pháp nhưng giữ lời hứa không có nghĩa là phản bội người Việt Nam". Trở lại Sàig̣n, Gracey mời Phạm Văn Bạch và Phạm Ngọc Thạch thương thảo tiếp với Cédile, hai bên thỏa thuận hưu chiến. 

 

Ngày 5/ 10/ 1945, tướng Leclerc đến Sàig̣n. Trong 4 tháng sau đó quân Pháp tái chiếm toàn bộ lănh thổ phía Nam vĩ tuyến 16, lập lại chủ quyền tại đây. Ngày 4/2/1946, một ngày trước khi Leclerc tuyên bố công cuộc b́nh định phần đất phía Nam vĩ tuyến 16 đă hoàn tất, Cédile theo tinh thần Tuyên ngôn 24/3 của De Gaulle thành lập Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ 12 người gồm 8 Việt và 4 Pháp. Hội đồng có nhiệm vụ cố vấn việc thực hiện cuộc trưng cầu dân ư dân chúng Nam Bộ về tương lai chính trị của cựu thuộc địa này: muốn tự trị hoặc thống nhất vào Việt Nam. 

 

Sau khi rút khỏi Sàig̣n trong đêm 23/9/ 1945, các đoàn thể quốc gia thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất liền nghĩ đến một mặt trận đoàn kết khác và thành lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp Kháng chiến tại 18 thôn vườn trầu Vĩnh Lộc, Hốc Môn. Lực lượng vũ trang kháng chiến chống Pháp gồm có lực lượng B́nh Xuyên là nồng cốt với nhiều Chi đội (cấp Trung đoàn) được Hồ Vĩnh Kư và Lâm Ngọc Đường, Giám đốc và Phó giám đốc Công an thời Nhật đảo chánh cung cấp rất nhiều vũ khí. Liên minh với B́nh Xuyên có Đệ tam Sư đoàn Quốc Dân Đảng của Nguyễn Ḥa Hiệp và Bộ đội An Điền của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Cả hai lực lượng này cũng được Nhật trang bị nhiều vũ khí. Ngoài ra lực lượng kháng chiến c̣n có Đệ ngũ Sư đoàn của Nguyễn Thành Long thuộc nhóm Đệ tứ và Đệ nhị Sư đoàn của phong trào Thanh niên Ái quốc đoàn (Cao Đài) trong tổ chức Heiho do Nhật thành lập. 

 

Về phía Việt Minh, Tổng bộ cử các cán bộ cộng sản như Phạm Thiều, Ung văn Khiêm, Trần Bửu Kiếm... vào tăng cường chỉ đạo kháng chiến, đồng thời chỉ định Nguyễn B́nh vào thành lập Khu 7 kháng chiến Miền Đông kiêm ủy viên Quân sự trực thuộc Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ. Lúc bấy giờ cơ quan này đặt căn cứ ở Miền Tây do Lê Duẩn, Bí thư Chi cục Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê ở Miền Nam phụ trách tổng quát. Phạm Ngọc Thạch, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu được điều động ra miền Bắc, nhưng Giàu xin được sang Miên và Thái Lan để lập một căn cứ hậu cần yểm trợ kháng chiến Nam Bộ, đầu năm 1947 ông được điều về chiến khu Việt Bắc. 

 

Nguyễn B́nh bí danh của Nguyễn Phương Thảo nguyên Chỉ huy trưởng Chiến Khu Đông triều của Việt Nam Quốc dân Đảng, sau Cách mạng tháng 8, y về hợp tác với Việt Minh. Vào Nam bộ (tháng 2/1946), dựa vào lực lượng Đệ tam Sư đoàn Quốc Dân Đảng của Nguyễn Ḥa Hiệp, Nguyễn B́nh mở hàng loạt cuộc tập kích và phục kích vào đội quân xâm lược Pháp. Tiếng tăm lừng lẫy của Nguyễn B́nh khiến Huỳnh Văn Trí tức Mười Trí, một chi đội trưởng của lực lượng B́nh Xuyên cảm phục nên mang quân về hợp tác. Mười Trí c̣n đứng ra vận động các lực lượng kháng chiến suy cử Nguyễn B́nh làm Tư lịnh khu 7.  Với uy tín cá nhân, Nguyễn B́nh thuyết phục các đảng phái Quốc gia hợp tác với Việt Minh.  

 

Ngày 20/4/1946 tại bản doanh của Mười Trí ở Bà Quẹo, Vũ Tam Anh triệu tập một hội nghị bao gồm đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, các cơ quan quân sự, tuyên bố thành lập “Mặt trận Quốc gia Liên hiệp Việt Nam” để tiếp tục lănh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Mục đích của Mặt trận là gom góp các lực lượng kháng chiến rời rạc tiếp tục tranh đấu cho đến khi thực hiện được "nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam đúng theo tinh thần và nguyên tắc của bản Hiến chương Đại tây Dương là quyền tự quyết dân tộc". Mặt trận bao gồm đại biểu các đoàn thể, tôn giáo và lực lượng quân sự: 

 

- Đại diện tôn giáo có Giáo chủ Phật giáo Ḥa Hảo Huỳnh Phú sổ, Lê Văn Tư đại diện Cao Đài Tây Ninh, Giáo sư Huỳnh Thơ Hương đại diên Cao Đài kháng chiến Hậu Giang, Lâm Văn Hậu đại diện Tịnh độ cư sĩ, Linh mục Nguyễn Bá Sang đại diện Thiên Chúa giáo.  

 

- Đại diện các đoàn thể chính trị có: Phạm Thiều đại diện Pḥng chính trị khu 7, Trần Văn Lâm đại diện Quốc Dân Đảng, Mai Thọ Trấn thay mặt Hà Huy Giáp -đại diện Tổng công đoàn và Kỳ bộ Việt Minh, Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Bảo Toàn, lănh tụ và Tổng thư kư Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Phạm Hữu Đức và Nguyễn Văn Nhân đại diện Huỳnh Long Đảng. 

 

- Đại diện các lực  lượng quân sự gồm có: Lê Trung Nghĩa đại diện lực lượng kháng chiến, Phan Đ́nh Công thay mặt Nguyễn B́nh khu trưởng khu 7, Huỳnh văn Trí Chỉ huy trưởng Vệ Quốc đoàn Bà Quẹo kiêm đại diện Liên chi B́nh Xuyên, Lai Hữu Tài đại diện Vệ Quốc đoàn địa phương Sàig̣n-Chợlớn, Phạm Hữu Đức, Chỉ huy trượng Chi đội 5 Vệ Quốc Đoàn, Huỳnh Tấn Chùa Chỉ huy trưởng chi đội 12 Vệ Quốc Đoàn, Vũ Tam Anh chỉ huy trưởng Đệ nhị Sư đoàn Dân quân Cách mạng, Châu Ty chỉ huy trưởng Du kích quân địa phương Sàig̣n-Chợlớn, Từ Văn Ri và Từ Huỳnh chi đội trưởng và đội trưởng chi đội 12, Lâm Văn Đức chi đội trưởng chi đội 25, Nguyễn  Văn Đội tự Sáu Đội chi đội 7 đổi lại Tiểu đoàn 307, Nguyễn Văn Mười chi đội trưởng Chi đội 8, lực lượng Cao Đài kháng chiến Tây Ninh. 

 

- Ban chấp hành gồm có: Chủ tịch Hoàng Anh (bí danh của giáo chủ Ḥa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Phó Chủ tịch Vũ Tam Anh, Thư kư Mai Thọ Trấn, Tuyên truyền Lê Trung Nghĩa, Ủy viên quân sự Huỳnh Văn Trí, Bùi Hữu Phiệt, Phạm Hữu Đức, Nguyễn Thành Long, Cố vấn: Nguyễn Văn Sâm, Phạm Thiều, Phạm Hữu Đức, Trần Văn Lâm. (19) 

 

Theo nhà báo lăo thành Nam Đ́nh (Nguyễn Kỳ Nam), quan điểm ban đầu của Mặt trận Quốc gia Liên hiệp là vừa chống Pháp vừa chống phong trào Cộng sản quốc tế: “Nếu không có một chánh phủ ở Nam Kỳ, Nam Kỳ là lănh thổ của Pháp theo công pháp quốc tế, nước Pháp vẫn c̣n ở duyên hải Thái B́nh Dương. Tiền đồ tổ quốc sẽ bị xô vào hai ngả hoặc bị đô hộ lại bởi thực dân, hoặc bị đô hộ lại bởi cộng sản quốc tế. Hai viễn tượng đều tai hại cho giống ṇi”. (20)  

 

Lúc đầu, Mặt trận không có liên hệ ǵ với Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ do Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Chủ tịch. Trong thời gian chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tham gia hội nghị Fontainebleau, Nguyễn Văn Xuân và Đốc phủ Chấn qua Pháp đề xuất thành lập Nam Kỳ tự trị trong Liên bang Đông Dương, ư kiến này bị chính phủ VNDCCH phản đối v́ họ không đại diện cho chính phủ hợp pháp. Sau đó Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ủng hộ chủ trương cho Bác sĩ Thinh thành lập chính phủ lâm thời Cộng ḥa Tự trị Nam Kỳ thuộc Liên Hiệp Pháp. Việt Minh và các nhóm kiên tŕ lập trường tiếp tục kháng chiến chống Pháp đă tách ra khỏi Mặt trận. Nguyễn Ḥa Hiệp, Tư lịnh Đệ tam Sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ ngưng chiến v́: “Chính phủ Pháp đă bằng ḷng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống b́nh đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu hăy ngừng chiến ngay”.  

 

Những thành phần c̣n lại trong Mặt trận Quốc gia Liên hiệp lại chia rẽ. Nguyễn Văn Sâm nguyên là Khâm sai Nam Kỳ do Thủ tướng Trần Trọng Kim bổ nhiệm, chủ trương thành lập “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Liên hiệp”. Mặt trần Quốc gia Thống nhất đă được Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Huỳnh Phú Sổ…thành lập ngày 14/8/1945 khi Nhật vừa đần hàng Đồng Minh. Trong khi đó Bác sĩ Lê Văn Hoạch tiếp tục con đường của bác sĩ Thinh thành lập Chính phủ Cộng ḥa Tự trị Nam Kỳ. Mặt trận ủng hộ Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Cộng ḥa Vệ binh Việt Nam. Quân đội Cao Đài là thành viên của Mặt trận được phép nhận khí giới của Pháp để lập quân đội làm nền tảng cho quân đội quốc gia sau này. (21) 

 

Năm 1947, được sự thỏa thuận của Pháp, Mặt trận Quốc gia Liên hiệp dời Ban chấp hành về trụ sở ở Sàig̣n để cùng nhà đương cục Pháp t́m giải pháp giải quyết cuộc xung đột Pháp Việt. Chủ trương của Mặt trận đối với Pháp lúc này đă thay đổi, họ tuyên bố “Chúng tôi nh́n nhận rằng người Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng văn hóa của Pháp. Hơn nữa quyền lợi của người Pháp trên giải đất nầy rất nhiều, và sự có mặt của người Pháp trên lănh thổ Việt Nam cũng rất cần thiết về mặt kỹ thuật chuyên môn hầu giúp sức dân tộc Việt Nam trên đường tiến hóa theo kịp các nước láng giềng. Nước Pháp với tư cách người anh, có bổn phận d́u dắt dân Việt Nam đoạt được cái nguyện vọng chánh đáng hầu điều ḥa quyền lợi giữa hai xứ và giữ vững mối t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc”(22) Mặt trận Quốc gia Liên hiệp đến đây tan ră. 

 Lê Quế Lâm

 

Trở lại