Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 5_2)

 Lê Quế Lâm

Chương năm (tiếp)

Từ huyết nhục tương tàn đến Nam Bộ kháng chiến và tiếp tục tương tàn huyết nhục

Mặt trận Quốc gia Liên hiệp tan ră, một số đảng phái và lực lượng quân sự vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Một bước ngoặc lịch sử bắt đầu. Nam Kỳ tự trị được Pháp cộng nhận là nước Cộng ḥa Nam Kỳ có qui chế tương tự như Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ở miền Bắc. Năm sau 1948, cựu hoàng Bảo Đại mời Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân -thủ tướng Cộng ḥa Nam Kỳ giữ chức vụ thủ tướng “Chính phủ Quốc gia Lâm thời” dẫn đến Hiệp ước Élysée ngày 8/3/1949: Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập thống nhất trong khồi Liện Hiệp Pháp. Trong lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục đến năm 1954. 

   

Những diễn tiến trên tiếp diễn sau khi Trần Văn Giàu giành được chính quyển trong Cách mạng tháng 8/1945 và phát động Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945. Nhà báo Nam Đ́nh tường thuật cuộc họp báo đầu tiên ngày 30/8/1945 của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm chủ tọa: “Buổi nhóm đó có các kư giả, tôi không bao giờ quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên tay mặt đập mạnh vào khẩu súng nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu chất vấn của Trần Văn Thạch. Nghe và thấy vậy làm sao không sợ? nhứt là người đứng lên trả lời đó là một cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Đệ tam. Buổi nhóm khoáng đại hội nghị hôm đó, Lâm Ủy Hành Chánh để lộ chân tướng sát nhơn rơ rệt  

 

Tôi nhớ hai người chất vấn: Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Thạch. Thạch chất vấn Giàu:  Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ? Và cử hồi nào? Trần Văn Giàu đứng dậy trả lời:  Anh Thạch, tôi biết anh muốn nói ǵ rồi. Anh hỏi: Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh, chớ thật ra, trong bụng anh nghĩ: Ta giỏi như vầy mà sao không ai đem ta vào Lâm Ủy. Vậy tôi xin trả lời: Chúng tôi tạm thời đảm đương chánh phủ trong giai đoạn này. Sau rồi, chúng tôi giao lại các anh. C̣n trả lời về chánh trị, tôi sẽ gặp anh ở một nơi khác. Trần Văn Giàu vừa nói câu này vừa để tay mặt nơi cây súng sáu, pḥng nhóm im lặng như tờ. Mọi người đều nh́n Thạch như biết số mạng của Thạch đă định nơi khẩu súng lục kia rồi. Tôi hồi hộp, tim đập mạnh, từ đó, tôi mất hết tinh thần. Nhiều bạn kư giả ngồi chung quanh tôi xầm x́: Thạch đă tự ḿnh kư tên bản án tử h́nh rồi”.  

 

Trong hồi kư, nhà báo Nam Đ́nh tiết lộ tiếp: Sau đó, Trần Văn Thạch bị giết, không ai c̣n lấy làm lạ nữa. C̣n Huỳnh Văn Phương khi nắm Công an, t́nh cờ bắt gặp được hồ sơ của mật thám để lại chứng minh rằng Giàu có đi lại với Pháp. V́ vậy mà Cộng sản không tin dùng Giàu. Khi Giàu liên lạc với Arnoux, chánh mật thám Đông-Dương, và Giàu làm tay sai cho Pháp để nhận một số tiền. Arnoux biết Giàu lợi hại lắm sau này cũng dám phản bội nên khi đưa tiền cho Giàu, họ đặt máy ảnh trong kẹt cửa, chụp bức ảnh, chính tay Giàu thọ lănh số bạc từ tay Arnoux trao. Bức ảnh này c̣n nằm trong hồ sơ mật của mật thám. Huỳnh Văn Phương đang làm trạng sư được Nhựt đưa vào làm Tổng giám đốc Công An, t́m thấy hồ sơ của Giàu, liền cho rọi bức ảnh “Mật” đó ra làm 4 bản, trao cho Huỳnh Phú Sổ, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Kư, c̣n một bản Huỳnh Văn Phương giữ làm tài liệu. Huỳnh Văn Phương trao 3 bức ảnh cho 3 người để rồi cả ba đều bị ám sát trong những trường hợp khác nhau. 

 

C̣n Huỳnh Phú Sổ tố giác “Tôi có đủ tài liệu chứng minh rằng Trần Văn Giàu đă thông đồng với Pháp”. Cho nên, trong nhiều phiên họp, Huỳnh Phú Sổ thường gay gắt hỏi: “Ai Việt Minh thiệt? Ai Việt Minh giả? Và ai là Việt gian?”. Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh rơi mặt nạ trong những phiên nhóm này, nên về sau Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu, không ai lấy làm lạ nữa?  

 

Riêng Phan Văn Hùm dè dặt nhất mà cũng không khỏi. Trong một phiên nhóm của Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt, Phan Văn Hùm đưa ra một bức thơ có chữ kư của Trần Văn Giàu chứng minh sự phản bội của Giàu, nhưng Hùm đă tỏ thái độ anh hùng bằng cách lấy bức thư đó đọc cho mọi người nghe, rồi đốt liền, để cho Giàu thấy rằng: một bằng cớ như vậy mà Hùm sẵn sàng thủ tiêu, để sau này không c̣n trong lịch sử.  

 

Nhưng một tháng sau, khi Sàig̣n tản cư, Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai nói rằng: “Trước chúng ta bất đồng chánh kiến về chánh trị. Nay nước nhà đương cần đoàn kết chống thực dân, tôi tin rằng: “anh sẽ bỏ qua việc cũ”. Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một pḥng bên trái, tức là một nơi “vào và không ra nữa được”. Người ta gọi là cửa tử. Thật vậy, hai hôm sau, Phan Văn Hùm bị thủ tiêu.  

 

C̣n Trần Quang An cũng theo Hùm, nhưng khi thấy Mai đưa Hùm vào “cửa tử”, Trần Quang An vội vă bắt tay Mai để từ giă: “Tôi đến đây thăm anh, anh cho phép tôi về”. Trần Quang An nói dứt lời, tính quay bước ra ngoài, nhưng Dương Bạch Mai kéo lại, và chỉ cho Trần Quang An đi theo vào một cửa với Phan Văn Hùm. Mai nói vắn tắt: “Anh cũng vào ngă này”. Thế rồi Trần Quang An cũng bị thủ tiêu như Phan Văn Hùm. Phan Văn Chánh cùng chung một trường hợp như Phan Văn Hùm, Trần Quang An, v́ cả ba cùng di tản một đường. (23)  

 

Ngày 23 tháng  9 năm 1945, ngày lịch sử mở màn cuộc kháng chiến Nam Bộ, cũng là ngày dân chúng miền Nam thấy rơ bộ mặt hiếu sát của tập đoàn Cộng sản Đệ tam của Trần Văn Giàu. Trước khi rút lui khỏi Sàig̣n, Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai chỉ thị các nhóm “ám sát xung phong” bắt đầu thanh toán, tiêu diệt các thành phần có khả năng tranh quyền lănh đạo kháng chiến với họ. Những người bị giết trong những giờ đầu của Nam Bộ Kháng chiến không do quân đội thực dân Pháp mà lại do những tay sát thủ của Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu thi hành: Lê Văn Vững, thư kư Ủy ban Sàig̣n-Chợlớn của nhóm Tranh Đấu bị giết ngày 23/9/1945 ở trước cửa nhà ở Đa Kao, đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng thời Việt Nam Cộng Ḥa). Vài ngày sau đó là nhà giáo Nguyễn Thi Lợi cũng bị thanh toán ở Cần Giuộc. 

 

Tại Chợ Đệm (Tân An) nơi trú đóng của Trần Văn  Giàu, Nguyễn Văn Trấn cũng cho thủ hạ tên Hai Râu xử tử Huỳnh Văn Phương, Bùi Quang Chiêu và Dương Văn Giáo. Ở Chợlớn, Nguyễn Văn Trấn cho người lùng bắt các lănh tụ của Mặt trận Quốc gia Thống nhất như Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường….Luật sư H́nh Thái Thông bị bắt ở Mỹ Tho và bị thủ tiêu cùng với rất nhiều đại biểu của các Ủy ban hành động do Ls Thông triệu tập. Năm 1951, thi thể Ls Thông đă được t́m thấy trong một hố chôn hàng trăm người ở Quờn Long, Chợ Gạo (Mỹ Tho). V́ các thành tích sát nhân, Nguyễn Văn Trấn giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc được dân chúng miền Nam đặt tên là “hung thần Chợ Đệm”. (24) 

 

Cuộc khủng bố trắng ở Nam Kỳ của Trần Văn Giàu trong Cách mạng tháng 8/1945 đă tiêu diệt các nhân tài trí thức yêu nước của miền Nam. Trong tài liệu “Tặng thế hệ nay và mai sau”, Trịnh Hưng Ngẫu -một nhân chứng lịch sử đă tích cực hoạt động trong gia đoạn này đă viết: “Ngày 13/6/1946 Trần Văn Giàu chạy thoát sang Bangkok (Thái Lan) và thú nhận chính hắn đă thủ tiêu gần hai ngàn năm trăm (2500) cán bộ quốc gia. Giàu c̣n khoe là ông có danh sách hơn 200 người cần thủ tiêu nhưng chưa kịp thi hành”. Nhà văn Pháp Michel Tauriac, nghiên cứu về Việt Nam, trong quyển “Vietnam, Le dossier noir du Communisme: (Hồ sơ đen Cộng sản) đă gọi Trần Văn Giàu là “tên sát nhân cũ của Việt Minh ở Nam Việt Nam” (Tran Van Giàu, l’ancien assassin Vietminh du Sud Vietnam). (25) 

 

Ông Hồ Tấn Vinh trong bài viết về Hồ Văn Ngà, đă ca tụng những nhân vật bị Cộng sản bạc đăi trong nhà tù hoặc bị Việt Minh sát hại trong Cách mạng tháng 8/1945 là các nhà ái quốc. Mỗi người có những phương thức riêng để vận động quần chúng. Nguyễn An Ninh th́ đi xe đạp bán dầu cù là trong các xóm nghèo để nói chuyện với dân lao động. Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu dùng báo chí thu hút giới trí thức. C̣n Hồ Văn Ngà th́ đem ḷng thành, lời nói giản dị để khơi dậy ḷng yêu nước của mọi người. Trong diễn văn ngày 18/3/1945 mừng nước nhà vừa thoát ách thực dân Pháp, tổ chức ở Vườn Ông Thượng (lúc ấy c̣n gọi là vườn Bồ Rô, ông nói: ‘Việc nước là việc chung của quốc dân, không ai có quyền bảo quốc gia này là của ‘hương hỏa’ riêng của đảng phái nào. Riêng chúng tôi, từ giờ nào đến giờ vẫn thiết tha với nền độc lập của nước nhà, thấy rằng phải có chánh phủ hợp pháp, mạnh mẽ. Vậy nên người Việt Nam nào đảm đương được và có hy vọng thành công, chúng tôi sẳn ḷng tán trợ. Ai bảo khôn bảo dại, ai chê hèn yếu, chúng tôi nhận lănh cả. Miễn tránh được sự đổ máu giữa đồng bào, để dành bầu máu nóng ấy, mai sau hy sinh cho đúng chỗ hy sinh (26) 

 

Đề cập đến Nguyễn Văn Sâm, một người mà bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ (tác giả quyển “Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945” do Khai Trí phát hành năm 1974) nhận định là: ‘một con người khả ái, đức độ, nhà chính trị thanh cao, trong sạch”. Vương Hồng Sển trong hồi kư “Hơn nửa đời hư” viết về người cùng quê Sóc Trăng: ‘Nguyễn Văn Sâm, người cao lêu khêu nghều nghệu, sau này thân làm chánh trị mà không nhà ở để phải đi ở đậu, mặc áo khín, xài tiền của anh em trợ giúp mặc dầu bên vợ Sâm là tỷ phú, nhưng ông nhứt định không nhờ nhơi, và sau này ông bất đắc kỳ tử, chết bị ám sát oan uổng trên chiếc xe buưt chạy đường Sàig̣n-Chợlớn, và phải nhờ anh em chôn cất hộ”. 

 

Ngày 23-6-1947, Nguyễn Văn Sâm bị Việt Minh kết án tử h́nh v́ ba tội: phá hoại nền quốc pḥng, giao thiệp với kẻ thù và bất tuân lệnh giải tán Đảng Dân chủ Xă hội của ông. Gần ba tháng sau, buổi chiều ngày 19-9-1947, Nguyễn Văn Sâm lúc bấy giờ là chủ nhiệm tờ báo Quần Chúng, sau khi hoàn tất công việc trong ngày, ra bến xe buưt Sàigon-Chợlớn để đi đến nơi hẹn với Nguyễn B́nh th́ bị Cao Đăng Chiếm cùng các nhân viên công tác thành bắn nhiều phát súng vào lưng chết liền tại chỗ. 

 

Ông Hồ Tấn Vinh đề cập đến thái độ mă thượng anh hùng của Bác sĩ Hồ Vĩnh Kư thuộc nhóm Đệ tứ. Ông t́m thấy trong đống hồ sơ cũ của mật thám Tây có bằng chứng cụ thể từ 1942 đến 1945 Trần Văn Giàu có làm việc với mật thám Tây! Trong cái bối cảnh người dân Nam Kỳ tổ chức bí mật chống Pháp giành độc lập th́ Trần Văn Giàu lại trao đổi với Pháp bằng cách thông báo cho Pháp biết các kế hoạch và các di động của người quốc gia cho Pháp bắt và bù lại Pháp thả mấy người CS trong khám Tà Lài Bà Rá. Sự kiện này đă được đem ra thảo luận trong một hội nghị các lănh tụ quốc như Lê Kim Tỵ -Cao Đài Bến Tre, Phạm Hữu Đức -Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hồ Văn Ngà -Việt Nam Độc lập Đảng, Huỳnh Phú Sổ -giáo chủ Ḥa Hảo, Vũ Tam Anh, Hồ Vĩnh Kư và vợ Nguyễn Thị Sương –nhóm Đệt tứ. 

 

Luật sư Dương Văn Giáo, người chủ tọa phiên họp tuyên bố trước cử tọa: ‘Tôi có bằng chứng rơ ràng về việc Giàu hợp tác với Pháp, phá rối Nhựt, để lấy tự do cho hắn và một số đồng chí của hắn. Hồ sơ này Hiến binh Nhựt tịch thu được của Pháp tại sở Công an và Mật thám Pháp ở đường Catinat. Nhiều ư kiến đưa ra muốn tung một mẻ lưới hốt trọn bọn ‘tứ hung’ (Giàu, Trấn, Mai, Tạo) để tránh hậu quả thảm khốc về sau. Luật sư Giáo phân vân không dám quyết định, sợ mang tiếng nồi da xáo thịt, chia rẽ, làm suy yếu lực lượng trong khi quân Pháp đă thập tḥ trước cửa”. (27)  

 

Đoạn trích trên đây cho thấy các lănh tụ quốc gia -Luật sư Dương Văn Giáo là lănh tụ đảng Lập hiến, biết rất rơ nguy cơ của bọn tứ hung và hoàn toàn có khả năng thanh toán nguy cơ đó. Họ đang nắm ngành công an và có súng đạn tịch thu của Pháp và Nhựt đă chuyển giao súng đạn cho họ tại nhà của Lâm Ngọc Đường. Ngoài ra, Phạm Hữu Đức là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 25 Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc Đệ tam sư đoàn của Nguyễn Ḥa Hiệp, lúc đó đang nuôi và dấu Trần Văn Giàu trong nhà!  

 

Ông Hồ Tấn Vinh ngao ngán, than văn “Nhè đem bàn việc giết bọn tứ hung với một nhà tu hành (Huỳnh Phú Sổ) và một người luật gia (Phan Văn Giáo) chỉ biết thượng tôn pháp luật th́ chắc chắn là nói chuyện ăn trét rồi. Làm đổ máu của người Việt họ không nhẫn tâm, nhưng sau này từng người họ sẽ phải chịu đổ máu của chính họ cho quê hương. Cái nghĩa khí này đưa đến cái điên đảo của quốc gia trong mấy chục năm qua. Nhưng cũng cái nghĩa khí này trong trường kỳ là ‘kiếng chiếu yêu’ giúp phân biệt chánh tà trong ḍng lịch sử của dân tộc”. 

 

Bác sĩ Hồ Vĩnh Kư người cùng vợ là hai viên kim cương trân quí của Nam bộ Kháng chiến. Trong lúc người ta thường thấy có nhiều người khoe khoang làm việc nước mà lén ôm tiền về nhà th́ cặp vợ chồng này đem tiền nhà ra làm việc nước một cách xă láng. Hứa Hoành viết: “Hồ Vĩnh Kư và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương cả hai cùng đậu y khoa bác sĩ tại Pháp, nhiệt thành hoạt động tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Ông Kư hào hiệp, rộng lượng và vợ từng tuyên bố ‘không cần biết họ là đảng phái nào, miễn tranh đấu chống Pháp là đủ’. Bác sĩ Nguyễn Thị Sương là người khởi xướng phong trào Phụ Nữ Tiền Phong.  

 

Ngày 23/10/1945, công an của Trần Văn Giàu bắt và giết Bác sĩ Hồ Vĩnh Kư và vợ và độ ba mươi người khác tại miệt Bến Súc. Trước khi chết, bà Kư có nói với tên cầm súng ‘hăy nhắm đúng tim tôi mà bắn!’. Nhắc đến ông và bà Bác sĩ Hồ Vĩnh Kư th́ phải nhắc đến hai người đồng sự thân thiết tại cơ quan công an là Huỳnh Văn Phương (chú của Huỳnh Tấn Phát) và Lâm Ngọc Đường. Cả hai người này kẻ trước người sau cũng bị Việt Minh giết. Chưa bao giờ hồn thiêng sông núi hun đúc được một số lượng anh hùng hào kiệt nhiều như thời đó. Ước nguyện của họ là đuổi xâm lăng ra khỏi nước. Nhưng cái uất hận của tất cả những người yêu nước chống Pháp này là không chết vào tay người Pháp mà lại chết v́ tay Việt Minh! 

 

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đă tái chiếm được Sàig̣n. Kháng chiến Nam bộ chia ra làm hai cánh. Nhóm Đệ tứ rút về miền Đông. Nhóm Quốc gia đi về hướng miền Tây. Ngày 8/10/1945, ở mặt trận miền Đông, Việt Minh trở mặt, bất ngờ bắt và thanh toán những người khác chánh kiến trong đó đặc biệt người Đệ tứ bị giết thê thảm (tất cả đảng viên ṇng cốt Đệ Tứ đều bị chôn sống ở sông Ḷng Sông – B́nh Thuận - gồm có Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số, Phan Văn Hóa, Trần Văn Sĩ, Nguyễn Văn Soái, Nguyễn Văn Tiền . . .).  

 

Đầu tháng 10 năm 1945, quân Pháp xua quân tấn công ra ngoại ô để khai thông đường tiếp tế lúa gạo từ miền Tây. Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ân, Kha Vạng Cân, Lâm Ngọc Đường đang lui cui lập ùy ban phong tỏa Sàig̣n-Chợlớn để chận bước tiến của quân Pháp th́ bị Nguyễn Văn Trấn, lúc đó bề ngoài tự xưng là Giám đốc Quốc gia Tự-vệ-cuộc, nhưng phần hành là trưởng đoàn ám sát của Việt minh, tuân lệnh của Trần Văn Giàu đem thuộc hạ bám sát và bắt Hồ Văn Ngà. (28) Sau đó ông bị thủ tiêu tại ḥn Đá Bạc, Cà Mau. 

 

Từ ngày đó, Việt Minh/Cộng sản tiếp tục kháng chiến chống Pháp và chính quyền Bảo Đại, nhưng vẫn không quên sứ mạng tiêu diệt những người bất đồng chính kiến, những người quốc gia cho đến khi chiến tranh chấm dứt tháng 7/1954. Sau HĐ Genève 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp và chính quyền Quốc gia, chuyển sang chống Mỹ và chính quyền Cộng ḥa của Ngô Đ́nh Diệm. Cuối năm 1959, CS miền Bắc ủng hộ cuộc kháng chiến này đưa đến tổ chức Mặt trận Giải phóng Miền Nam ra đời năm 1960.  

 Lê Quế Lâm

Chú thích 

1-2. Trần Văn Giàu, “Hồi kư 1940-1945” (V) Phần thứ ba: Tổ chức lại xứ  ủy (bản đánh máy), Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, Tr 67(dẫn theo Phan Hoàng, Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Nam Bộ). 

3. Trần Ngươn Phiêu, Bút kư - Những Ngày Qua ,Nxb Hải Mă, Texas, 2005, Tr. 165-168.     

4. Trần Ngươn Phiêu, Sđd, Tr. 168-169 (Trích bài “Mùa Thu Khởi Nghĩa” của Huỳnh Văn Tiểng trong sách “Làm Đẹp Cuộc Đời” Nxb Chính trị Quốc gia)  

5. Trần Văn Giàu, Hồi Kư Trần Văn Giàu (X) Phần thứ tư: Tiến tới tổng khởi nghĩa, Diễn Đàn Forum. 

6. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Bốn Mươi Lăm Năm Hoạt Động của Đảng Lao động Việt Nam (in lần thứ ba) Nxb Sự Thật, Hà Hà Nội, 1975, Tr.40 

7. Trần Văn Giàu, Hồi Kư Trần Văn Giàu (X), Sđd. 

8. William J. Duiker, Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, New York, 2000 (Bản dịch của Bộ Ngoại gai 

9. David Marr, Vietnam 1945-The Quest of Power, University of California-Berkeley, London, 1995, P. 218 

10-.Trần Ngươn Phiêu, “Bút kư - Những ngày qua”, sđd, Tr. 114-115 + Nam Đ́nh (Nguyễn Kỳ Nam, Hồi kư 1923-1964, 

11. Hồ Tấn Vinh, “Viết Về Hồ Văn Ngà”, Úc châu, tháng 6/2006 (Trích Việt Nam 1920-1945 – Cách mạng và phản cách mạng trong thời thuộc địa, Ngô Văn, L’Insomniaque Editeur) 

12-13. Trần Ngươn Phiêu, “Phan Văn Hùm: Thân thế & Sự nghiệp”, Nxb Hải Mă, Texas, 2003, Tr.101-103  

14. Nam Đ́nh, Sđd, Tr. 

15-16. Trần Ngươn Phiêu, “Phan Văn Hùm: Thân thế & Sự nghiệp”, Sđd, Tr.110-111 + 114-115. 

17. Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho Mẹ và Quốc Hộ́”, Nxb Văn Nghệ, California, Tr.62 

18. Hoàng Quốc Việt, “Chặng Đường Nóng Bỏng - Hồi kư”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985, Tr. 286. 

19. Nguyễn Long Thành Nam, “Phật Giáo Ḥa Hảo trong ḍng lịch sử dân tộc”- Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại Miền Nam Việt Nam: mục 15 Nguyễn B́nh và Mặt trận Quốc gia Liên hiệp. 

20-22. Nguyễn Kỳ Nam, Hồi kư 1945-1964 Tập 2, Nxb Dân chủ mới, Sàig̣n, 1964, Tr.346-348 

23. Đọc Hồi Kư Trần Văn Giàu - Nguyễn Văn Lục –Nam Kỳ Lục Tỉnh. (Trich Hồi kư 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam Tập II, Tr. 31) 

24. Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm…Sđd, Tr. 122-127 

25. Trần Ngươn Phiêu, “Những ngày qua”, Sđd, Tr.127 + 157 (Trích từ quyển “Vietnam-Le dossier noir du Communisme”, Nxb Plon, 2001, P. 103) 

26-27. Hứa Hoành, “Nam Kỳ Lục Tỉnh” 4, Nxb Văn Hóa, Hoston, 1995. 

28. Hồ Tân Vinh, “Viết về Hồ Văn Ngà”, Tài liệu đă dẫn trên. 

 

Trở lại