Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 6_1)

 Lê Quế Lâm

Chương sáu 

 Từ chia rẽ, đố kỵ, tàn sát lẫn nhau đến Toàn quốc kháng chiến  

 

Khi Thế chiến II bùng nổ, Trung Hoa Dân Quốc là trụ cột của lực lượng Đồng Minh chống phát xít Nhật, đặt bản doanh ở Hoa Nam (Côn Minh). Lúc bấy giờ các lực lượng Cách mạng Việt Nam kể cả Việt Minh và Hồ Chí Minh đều đến đây tranh thủ ảnh hưởng của Đồng Minh để giành độc lập cho đất nước khi Nhật bại trận. Vô h́nh trung, Việt Nam bị ảnh hưởng trở lại với Trung Hoa.  

 

Sáu mươi năm trước (1884) Pháp và triều đ́nh Măn Thanh đă kư Hiệp ước Thiên Tân: Trung Hoa cam kết rút quân khỏi Bắc Kỳ và tôn trọng những thỏa ước kư kết giữa Pháp và triều đ́nh Việt Nam. Tháng 6 năm sau cũng tại Thiên Tân, một hiệp ước thứ hai được kư kết: Trung Hoa nh́n nhận sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Từ đây Việt Nam chấm dứt hoàn toàn ảnh huởng của Trung Hoa về mặt chính trị. Chiếc ấn An Nam Quốc Vương do vua Càn Long nhà Thanh cấp cho vua Gia Long đă bị hủy bỏ. Năm 1889, Pháp đại diện Việt Nam kư với triều đỉnh Măn Thanh hiệp ước về biên giới và lănh hải trong đó Việt Nam chiếm 62% c̣n Trung Hoa chiếm 38% diện tích Vịnh Bắc Bộ. 

 

Mặt trận thứ hai của Đồng Minh chống Nhật ở Đông Nam Châu Á đặt bản doanh ở Singapore do Quân đội Hoàng gia Anh đảm trách. Do đó tại Hội nghị Potsdam (Đức) nhóm họp từ ngày 27/7 đến 2/8/1945, lănh tụ các nước Đồng Minh quyết định sau khi Nhật đầu hàng: Quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam giải giới Nhật ở phía Bắc Vĩ tuyến 16, Quân đội Anh vào giải giới Nhật ở phía Nam. Cũng như ở Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô giải giới Nhật ở phía bắc Vĩ tuyến 38, phía nam do quân Mỹ phụ trách. Thực chất của việc giải giới Nhật, là để 5 cường quốc Đồng Minh thắng trận: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc chia cắt ảnh hưởng ở Việt Nam và Triều Tiên. Lúc bấy giờ Pháp không có đủ lực lượng ở đây, nên nhờ quân đội Hoàng gia Anh đảm trách.    

 

Chính phủ Liên hiệp Quốc Cộng ở Miền Bắc: Giữa tháng 9/1945,18 vạn quân Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc) dưới sự điều động của tướng Lư Hán, Chu Phát Thành và Tiêu Văn sang giải giới quân Nhật ở Bắc vĩ tuyến 16. Việc giải giới chỉ là lư do chính thức bên ngoài, thực sự Tiêu Văn và các tướng lănh của Tưởng Giới Thạch c̣n được mật lịnh giúp những nhà cách mạng Việt Nam xây dựng một chính quyền quốc gia thân Trùng Khánh. Lúc bấy giờ có hai lực lượng Cách mạng Việt Nam được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ là Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần và Trương Bội Công đang trên đường về nước theo ngă Quảng Đông, và lực lượng Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam về nước theo ngă Vân Nam. Hai lực lượng vũ trang này tiến vào miền Bắc chậm mất 21 ngày, nghĩa là sau khi Việt Minh đă tạm thời đặt xong hệ thống chính quyền các cấp ở đây. 

 

Đến địa đầu Việt Nam, Nguyễn Hải Thần lên tiếng phản đối Việt Minh thành lập chính phủ lâm thời, thực hiện đường lối độc tài, phản bội những điều cam kết ở hội nghị Liễu Châu 1943. Ông yêu cầu Việt Minh mở rộng chính phủ lâm thời cho tất cả các đảng phái đă âm thầm đấu tranh cho độc lập đất nước được tham gia chính phủ Liên hiệp Quốc gia. Trước sự việc đă rồi, Tiêu Văn đề nghị Hồ Chí Minh cải tổ chính phủ lâm thời, dành nhiều bộ và chức vụ cho Việt Quốc và Việt Cách. Tiêu Văn c̣n yêu cầu Việt Minh giao nộp vũ khí, báo cáo tổ chức và quân số các lực lượng vũ trang, song ông Hồ Chí Minh khôn khéo phân tán lực lượng, thay danh xưng "Giải phóng Quân" thành "Vệ quốc Đoàn". 

 

Nhờ "Quỹ độc lập" ủng hộ chính phủ Việt Minh và "tuần lễ vàng" quyên góp của nhân dân được 20 triệu đồng và 370 kg vàng, Hồ Chí Minh dùng số vàng bạc châu báu này mua chuộc sự "trung lập" của bọn tướng lănh Trung Hoa. Hồ Chí Minh thường chủ động đến viếng thăm, quà biếu và dành nhiều ưu đăi cho chúng, chẳng hạn như lính Tàu được đổi tiền Trung Hoa lấy tiền Đông Dương. Một đồng quan kim ở Liễu Châu hay Nam Ninh chỉ bằng 1/6 đồng bạc Đông Dương, nay được đổi không hạn chế theo giá l đồng quan kim tương đương 1,50 đồng Đông Dương. (1) 

Phủ Toàn quyền Đông Dương được Hồ Chí Minh dành cho Lư Hán và trong số tặng vật mà ông lo lót cho tên tướng này có cả bộ bàn hút thuốc phiện bằng vàng. Không những tướng lănh Trung Hoa được Hồ Chí Minh mua chuộc mà cả những tên chỉ huy cấp thấp cũng được ông tiếp. Vơ Nguyên Giáp thuật lại rằng có khi một tên liên trưởng (tương đương Đại đội trưởng) cũng đến nài nỉ gặp ông Hồ v́ một việc riêng "hắn muốn bán một vài trăm khẩu súng". (2)   

Nhà sử học Bernard Fall nhận xét vấn nạn này: “Quân đội Tưởng, v́ tính hám danh lợi và tầm nh́n ngắn, đă lo liệu để Cộng sản nắm chính quyền càng thuận lợi và hoàn hảo càng tốt. Số tiền Việt Minh thu được trong Tuần lễ vàng ở miền Bắc Việt Nam được dùng để mua bán vũ khí của quân Tưởng. Việc đó hoàn toàn thành công và cung cấp cho quân đội Nhân dân Việt Nam non trẻ 3.000 súng trường, 50 súng trường tự động, 600 tiểu liên, và 100 súng cối do Mỹ sản xuất - cộng thêm nguồn cung cấp đáng kể của Pháp và Nhật để lại: 31.000 súng trường, 700 vũ khí tự động, 36 khẩu pháo và 18 xe tăng”. 

V́ hưởng sự đút lót của Hồ Chí Minh mà Lư Hán quên đi lời khuyến cáo của Pháp và Mỹ yêu cầu hắn giải giới ngay lực lượng vũ trang của Việt Minh. Được biết sau khi rời Việt Nam, Lư Hán được cử tạm thay bố vợ là tướng Long Vân làm tỉnh trưởng Vân Nam. Nơi đây, năm 1949, quân Mao Trạch Đông đă tiến vào thủ phủ Côn Minh như chỗ không người, Lư Hán bị cầm tù măi đến cuối thập niên 1970 mới được phóng thích. 

 

Để thực hiện sự thỏa hiệp Quốc Cộng mà hai bên đă kư kết theo sự dàn xếp của Tiêu Văn, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán với các lư do được nêu ra như sau: 

- V́ t́nh h́nh quốc tế và v́ t́nh h́nh trong nước trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt để củng cố nền độc lập nước nhà. 

- V́ giai đoạn này cần liên hiệp tất cả đảng phái không phân biệt giai cấp, tôn trọng ư chí giải phóng dân tộc của quốc dân Việt Nam. 

- Thực hiện ư chí đoàn kết toàn dân thành một khối không phân biệt giai cấp và đảng phái của quốc dân Việt Nam, đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên quyền lợi của Đảng và giai cấp. 

 

Thực sự Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ tạm thời rút vào hoạt động bí mật và cải danh thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê ở Đông Dương. (3) 

 

Đây là hành động khôn khéo của Hồ Chí Minh v́ ông biết rằng nhân dân Việt Nam không tán thành đường lối đấu tranh giai cấp trong giai đoạn nước nhà vừa độc lập. Năm 1944, khi Quốc tế Cộng sản tự giải tán, những người Việt Minh chủ trương tờ Tiền Phong đă lên tiếng kêu gọi trong số báo số 5: "Chúng tôi hy vọng Đảng Cộng sản Đông Dương thuận theo trào lưu, lấy việc giải phóng dân tộc làm trọng, làm cần hơn hết, bỏ chính sách hoạt động cũ mà bắt tay với các đảng phái cách mạng chân chính để cùng nhau tranh lấy độc lập cho quốc gia". (4) 

Do đề nghị của Tiêu Văn, ngày 19/11/1945 ba lực lượng Việt Minh, Việt Cách và Việt Quốc đồng ư chấm dứt xung đột thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia, thống nhất quân đội và tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Hai tuần sau, dựa vào lư do sắp đến ngày tổng tuyển cử, Việt Minh tuyên bố không cần cải tổ chính phủ. Việt Cách và Việt Quốc lên tiếng đả kích chính phủ không giữ đúng cam kết, họ đ̣i hủy bỏ thỏa hiệp ngày 19/ 11/ l945 và hô hào dân chúng tẩy chay tổng tuyển cử. Một lần nữa Tiêu Văn đứng ra dàn xếp đưa đến việc h́nh thành chính phủ Liên hiệp Lâm thời ngày 1/1/l946 với Hồ Chí Minh Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần Phó chủ tịch, hai bộ Kinh tế và Vệ sinh giao cho Việt Cách và Việt Quốc. 

 

Sau đó do sự thỏa thuận giữa Hồ Chí Minh và Tiêu Văn, chính phủ Liên hiệp thành lập thêm hai bộ Quốc pḥng và Nội vụ giao cho những người trung lập đảm trách. Phan Anh giữ chức bộ trưởng Quốc pḥng và cụ Huỳnh Thúc Kháng được triệu thỉnh từ Huế ra giữ chức bộ trưởng Nội vụ. Lúc đầu cụ Huỳnh Thúc Kháng khăng khăng từ chối v́ lo ngại t́nh trạng đảng tranh hiện thời. Theo ư cụ "th́ Việt Minh và Việt Cách đều tranh đấu cho dân, các vị lănh đạo đều là người yêu nước đă bôn ba hải ngoại, giờ phút này phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, phải đoàn kết lại không nên v́ chuyện đảng phái mà xâu xé lẫn nhau". (5) 

 

Ngày 2/3/1946, Quốc dân Đại hội tức Quốc hội khai mạc gồm 300 đại biểu Việt Minh, 50 đại biểu Việt Quốc và 20 đại biểu Việt Cách. Chính phủ Liên hiệp tŕnh diện Quốc hội với Hồ Chí Minh chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch. Các bộ Ngoại giao, Kinh tế, Xă hội và Canh nông giao cho Việt Cách và Việt Quốc. Các bộ Tài chánh, Giao thông, Tư pháp và Giáo dục giao cho Việt Minh. Thành phần Chính phủ Liên hiệp: 

- Chủ tịch: Hồ Chí Minh. 

Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Cách). 

Bộ trưởng Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng (không đảng phái). 

Bộ trưởng Quốc pḥng: Phan Anh (không đảng phái). 

Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc). 

Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Đ́nh Ḥe (Việt Minh). 

Bộ trưởng Giáo dục: Đặng Thái Mai (Việt Minh). 

Bộ trưởng Tài chánh: Lê Văn Hiến (Việt Minh). 

Bộ trưởng Công chánh: Trần Đặng Khoa (Việt Minh). 

Bộ trưởng Kinh tế: Chu Bá Phượng (Việt Quốc). 

Bộ trưởng Y tế + Xă hội: Trường Đ́nh Thi (Việt Cách). 

Bộ trưởng Canh nông: Bồ Xuân Luật (Việt Cách). 

  

Sau một ngày nhóm họp để thông qua bản văn lập hiến và tấn phong chính phủ, Quốc hội giao quyền lại cho Ủy ban Thường trực Quốc hội do chính phủ đề cử gồm 15 ủy viên do Nguyễn Văn Tố làm chủ tịch. 

 

Pháp trở lại Miền BắcĐàm phán Pháp - Việt Minh thất bại, chiến tranh bùng nổ 

Trong lúc Pháp tiến hành việc tái lập chủ quyền ở Nam bộ, th́ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng bộ Pháp Quốc Hải ngoại Marius Moutet gặp đại diện chính phủ Tưởng Giới Thạch thảo luận vấn đề các nhượng địa mà triều đ́nh Măn Thanh đă giao cho Pháp.  

 

Hai bên thỏa thuận một sự trao đổi quyền lợi đưa đến hiệp ước Pháp Hoa được đại sứ Pháp Jacques Meyrier và Bộ trưởng ngoại Trung Hoa Wang Shijie kư tại Trùng Khánh ngày 28/2/1946. Theo hiệp ước này, chính phủ Pháp đồng ư trả lại cho Trung Hoa các tô giới Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông, Hán Khẩu và đất mướn Quảng Châu Loan; bán lại đường xe lửa Vân Nam; và chấp nhận Hải Pḥng là hải cảng tự do, hàng Trung quốc được miễn thuế quan. Để đổi lại, quân đội Pháp sẽ thay thế quân đội Trung Hoa ở bắc Vĩ tuyến 16. 

 

Đầu tháng 3/ 1946, Jean Sainteny được Cao ủy D'Argenlieu ủy nhiệm làm đại diện chính phủ Cộng ḥa Pháp đến Hà Nội thảo luận với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa về việc thay thế quân đội Trung Hoa tại đây và tương lai chính trị Việt Nam. Các lănh tụ Việt Cách và Việt Quốc kịch liệt phản đối Việt Minh đàm phán với Pháp, họ đ̣i hỏi "thắng hay là chết, chớ nhất định không điều đ́nh".  

 

Cuối cùng chính phủ Liên hiệp chấp nhận để Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh kư Hiệp ước sơ bộ (Accords preliminaires) ngày 6/3/1946 với Sainteny và tướng Salan trước sự chứng kiến của đại diện Bộ Tư lệnh Quân đội Trung Hoa, Lănh sự quán Anh và Phái bộ Hoa Kỳ.  

 

Nội dung hai bên thảo luận 3 khoản sau: 

- Khoản thứ nhất: Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng và là một thành phần của Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Riêng Nam bộ tạm thời do Pháp quản lư để chờ cuộc trưng cầu dân ư của dân chúng Nam bộ, Pháp hứa sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ư này. 

- Khoản thứ hai: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa phải lấy t́nh thân thiện mà đón tiếp quân đội Pháp, chiếu theo thỏa hiệp quốc tế vào thay quân đội Trung Hoa. 

- Khoản thứ ba: Sau khi hai bên đă kư, th́ phải thi hành ngay những điều đă quy định và mỗi bên phải t́m cách đ́nh chỉ các cuộc xung đột. Quân đội hai bên ở nguyên tại chỗ, tạo không khí ḥa hảo để mở cuộc thương thuyết theo tinh thần thân thiện và chân thật. Cuộc thương thuyết sẽ bàn về: 

* Việc ngoại giao của nước Việt Nam với các nước ngoài. 

* Quyền của Pháp trong tương lai ở Đông Dương. 

* Những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở VN. 

 

Theo tinh thần hiệp ước trên th́ lúc bấy giờ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa là kể từ Trung bộ trở ra mà thôi, c̣n Nam bộ th́ đợi sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu dân ư th́ mới quyết định được. (6) 

 

 Ba tháng sau, Hiệp ước sơ bộ được Moutet tŕnh lên chính phủ Pháp, hiệp ước được Paris chính thức phê chuẩn. Ngày 13/3/1946, hai bên Pháp Hoa thỏa thuận việc thay quân, những đội quân đầu tiên thuộc Sư đoàn cơ giới Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Leclerc đổ bộ lên Hải pḥng. Để bày tỏ sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Leclerc đề nghị quân đội hai nước tổ chức một cuộc diễn binh chung nhân dịp này. 

 

Sau khi kư Hiệp ước sơ bộ, do đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) đứng đầu Đoàn Cố vấn quốc gia, đại diện chính phủ đi thăm Trùng Khánh để thắt chặt thêm t́nh hữu nghị hai nước Việt Hoa. 

 

Ngày 27/3/ 1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) ra đời. Hội do Huỳnh Thúc Kháng và Tôn Đức Thắng chỉ đạo, quy tụ các đảng Việt Cách, Việt Quốc, Mặt trận Việt Minh và các tầng lớp nhân dân chưa gia nhập các đảng phái, nhằm tạo sự đoàn kết toàn dân yểm trợ cuộc đàm phán với Pháp. 

 

Để tiến tới một hiệp định chính thức và toàn bộ, hai phái đoàn Việt Pháp đă gặp nhau ở hội nghị trù bị Đà Lạt từ 19/4 đến 11/5/1946. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam cầm đầu gồm các nhân vật Quốc Cộng như Hoàng Xuân Hăn, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Tuyên, Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp...Trưởng đoàn Pháp là Nghị sĩ Max André.  

 

Khi đi vào thảo luận, hai bên bất đồng ư kiến ở nhiều vấn đề mà then chốt là vấn đề độc lập và thống nhất Việt Nam. Vấn đề càng căng thẳng thêm khi Cao ủy D'Argenlieu công nhận Nam kỳ thuộc địa là một nước Cộng ḥa tự trị. Đứng đầu chính phủ này là bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, thủ lănh Đảng Nam Kỳ, hậu thân của Đảng Dân Chủ do luật sư Trịnh Đ́nh Thảo thành lập năm l936. Nước Cộng ḥa Nam kỳ cũng được Pháp thừa nhận là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp, cũng có nghị viện, quân đội và tài chính riêng tương tự như nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.  

 

Cuộc đàm phán không đi đến kết quả v́ thái độ trịch thượng của Cao ủy D'Argenlieu, y muốn tỏ ra là người đứng đầu Liên bang Đông Dương, đứng ra chủ tọa cuộc họp giữa phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và phái đoàn Nam Kỳ để thảo luận việc thống nhất Việt Nam. D'Argenlieu áp đặt nhiều điều kiện không thể chấp nhận được khiến phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa phải công khai phản đối trước hội nghị "Chính phủ Pháp do những người đại diện tại Việt Nam thiếu thành thật nên phái đoàn Việt Nam không thể tiếp tục thảo luận". Cuộc đàm phán sau đó được chuyển sang Pháp để khai thông các trở ngại. 

 

Tám tháng trước đây khi Pháp vừa trở lại Nam Kỳ thuộc địa, họ đă tiếp xúc ngay với nhóm Cộng sản trong Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ. Cuộc thương thảo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi tan vỡ đưa đến chiến tranh, Nam Bộ kháng chiến. Nay Pháp trở lại miền Bắc kư Hiệp ước sơ bộ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào ngày 6/3/1946. Nhưng ba ngày trước đó Thường vụ Trung ương Đảng CS Đông Dương (mặc dù tuyên bố đă giải tán) ra chỉ thị ngày 3/3/1946: “Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không ngừng nghỉ một phút công việc sửa soạn sẳn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của toàn dân ta” (7) 

 

Cộng Ḥa Nam Kỳ Tự trị ra đời 

Trong thời gian phái đoàn VNDCCH và Pháp gặp nhau tại hội nghị trù bị Đà Lạt, đích thân Bác sĩ Thinh thuộc Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ đă có mặt bên ngoài hội nghị để nghe ngóng tin tức. Ông thấy lập trường đôi bên hoàn toàn cách biệt. Phía VNDCCH đ̣i độc lập thống nhất ngay c̣n Pháp th́ tŕ hoăn, v́ đây là vấn đề lớn phải được giải quyết ở cấp cao bên Paris, nên hội nghị phải chuyển sang Fontainebleau. Cả hai bên đều cố t́nh tŕ hoăn để chuẩn bị chiến tranh.  

 

Để tránh thảm họa cho đất nước, cuối tháng 5/1946, Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh dựa vào Tuyên ngôn 24/3 (1945) của De Gaulle: Pháp cho Nam Kỳ và các nước Đông Dương được tự trị, ông thành lập Chính phủ Cộng ḥa Nam Kỳ Tự trị. Thành phần chính phủ Cộng ḥa Nam Kỳ gồm có; 

- Thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh 

-  Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quân đội: Đại tá Nguyễn Văn Xuân 

- Bộ trưởng Tư pháp: Trần Văn Tỷ 

- Bộ trưởng Y tế: Bác sĩ Khương Hữu Long 

- Bộ trưởng Tài chánh: Nguyễn Thành Lập 

- Bộ trưởng Công Nông: Ung Bảo Toàn 

- Bộ trưởng Giáo dục: Nguyễn Thành Giung 

- Bộ trưởng An ninh: Nguyễn Văn Tâm 

- Thứ trưởng Công an Đô thành Sàig̣n-Chợlớn: Nguyễn Tấn Cường 

- Cố vấn: Hồ Biểu Chánh.   

 

Ngày 31/5/1946, phái đoàn Việt Nam lên đường đi dự hội nghị Fontainebleau gồm có Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trịnh Quang Bính, Nguyễn Tấn Di Trọng, Nguyễn Mạnh Hà...Đáng lẽ bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam cầm đầu phái đoàn, nhưng đến ngày lên đường ông cáo bệnh và xin từ chức. Phạm Văn Đồng được cử thay thế. Ngoài phái đoàn chính thức kể trên, ông Hồ Chí Minh cũng sang Paris tham dự cuộc đàm phán thể theo lời mời của thủ tướng Pháp Felix Gouin. 

 

Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng ḥatố cáo Pháp vi phạm hiệp ước sơ bộ 6/3 khi thành lập nước Cộng ḥa Nam kỳ. Pháp đưa ra những hiệp ước mà triều đ́nh Huế đă kư kết, cho rằng Nam kỳ là thuộc địa của Pháp nên họ có quyền xây dựng một thể chế phù hợp với nguyện vọng người dân địa phương. Pháp cam kết sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ư theo tinh thần Hiệp ước sơ bộ để người dân Nam bộ quyết định muốn tự trị hay muốn thống nhất vào lănh thổ Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lập luận rằng mục đích của cuộc trưng cầu dân ư ghi trong Hiệp định sơ bộ không phải để hỏi chủ quyền Nam bộ thuộc về đâu v́ Việt Nam đă có ba kỳ mà cuộc bỏ phiếu chỉ để hỏi nhân dân Nam bộ có muốn giữ giới hạn "kỳ" hay không trong khuôn khổ nước Việt Nam thống nhất

  

Cuộc đàm phán v́ thế đi vào bế tắc, một phần do chính phủ Pháp dựa vào sức mạnh chỉ muốn công nhận Việt Nam là một nước tự do thân hữu với Pháp. Sau đó từng bước trao trả dần chủ quyền độc lập cho Việt Nam như họ đă thực hiện đối với 5 tỉnh thuộc địa của họ ở Ấn Độ. Sự nhượng bộ quá sớm ở Đông Dương sẽ nguy hai đến ảnh hưởng của Pháp ở các thuộc địa c̣n lại. Mặt khác là do thái độ cứng rắn của Hồ Chí Minh xuất phát từ sự nhận định chủ quan. Ông hy vọng t́nh h́nh nội chính Pháp sẽ có thay đổi lớn sau cuộc tổng tuyển cử tháng 11/1946. Lúc bấy giờ, đảng Cộng sản Pháp là đảng mạnh nhất trong Quốc hội và hiện có 4 đảng viên tham gia chính phủ. V́ thế rất có thể Pháp sẽ thừa nhận Đông Dương độc lập và kư một bản hiệp ước thân thiện để giữ thể diện với quốc tế và cứu văn quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. (C̣n tiếp)

 Lê Quế Lâm  

Trở lại