Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 6_2)

 Lê Quế Lâm

Chương sáu (tiếp)

   Từ chia rẽ, đố kỵ, tàn sát lẫn nhau đến Toàn quốc kháng chiến  

Hội nghị Fontainebleau bế tắc. Trước lúc phái đoàn Việt Nam sắp sửa về nước, do yêu cầu của Hồ Chí Minh, bộ trưởng bộ Pháp quốc hải ngoại Maurice Moutet đă cùng Hồ Chí Minh kư một văn kiện ngoại giao gọi là tạm ước (Modus vivendi) ngay trong đêm 14/9/ 1946 tại tư thất Moutet. Trong tạm ước 14/9/1946, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa thừa nhận giá trị thỏa ước 6/3, công nhận nước Cộng ḥa Nam Kỳ cho đến lúc có cuộc trưng cầu dân ư tại đây. Trong lúc chờ đợi, các lực lượng Việt Minh tại Nam bộ phải tập trung vào những khu vực được chỉ định để giải giới chờ trưng cầu dân ư. (8) Hai bên cùng thỏa thuận giữ thái độ thân thiện cho đến tháng Giêng 1947 là thời hạn cuối cùng, hai bên sẽ tái tục cuộc đàm phán để kết thúc vấn đề Việt Nam bằng một hiệp ước chính thức. (9) 

 

Những người lănh đạo Mặt trận Việt Minh ở Nam Bộ cũng như ở miền Bắc đều không muốn giành độc lập cho đất nước bằng con đường ḥa b́nh thương lượng với Pháp mà phải đánh đổ chế độ thực dân đế quốc theo đường lối do lănh tụ Liên Xô Stalin vạch ra. V́ thế từ hội nghị sơ bộ ở Đà Lạt đến hội nghị chính thức ở Fontainebleau phái đoàn VNDCCH luôn đ̣i hỏi Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam và thống nhất đất nước ngay. Đ̣i hỏi cứng rắn này nhằm làm tan vỡ đàm phán để phát động chiến tranh.  

 

Hoài bảo của Bác sĩ Thinh khi thành lập Chính phủ Cộng ḥa Nam Kỳ Tự trị là để phối hợp với Chính phủ VNDCCH của Hồ Chí Minh thương thuyết với Pháp. Hai bên Việt Nam, một bên ôn ḥa, một bên cứng rắn có thể duy tŕ được sự đàm phán. Nếu đổ vỡ, chiến tranh sẽ xảy ra. 

 

Cả hai đều được Pháp thừa nhận là những nước Cộng ḥa Tự do, cao hơn mức tự trị mà bọn chúng dự trù năm trước. Điều đó cho thấy Pháp đă phần nào nhượng bộ, v́ đó là đ̣i hỏi của Mỹ, nước đang giúp Anh, Pháp và Tây Âu tái thiết với kế hoạch Marshall. Cả hai đều đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất quốc gia. Vấn đề cấp thiết đối với những người làm chính trị thức thời là phải duy tŕ đàm phán để tránh đỗ máu v́ chiến tranh.  

 

Đó là con đường khôn khéo bất bạo động của Thánh Gandhi được Nerhu thực hiện ở Ấn Độ, nhờ đó đất nước này giành được độc lập hoàn toàn sau ba năm thương thảo với Anh (1945-1948). Phần đất năm tỉnh ở Pondichery của Ấn nguyên là thuộc địa của Pháp, sau 1945 được tự trị và cuối cùng thống nhất vào Ấn khi nước này giành được độc lập. 

 

Bác sĩ Thinh là người hiền lành, trong quyển Histoire d’Une Paix Manquée, trang 231, Sainteny thừa nhận ông Thinh là một người yêu nước, lúc đầu hợp tác với Bùi Quang Chiêu thành lập đảng Lập hiến năm 1919. Đến năm 1937 trong phong trào Dân chủ Đông Dương, ông cùng bác sĩ Trần Văn Đôn thành lập Đảng Dân chủ Đông Dương. Những nhân vật này đều là những người Việt yêu nước có uy tín lớn trong chính giới ở Paris. Pháp sẳn sàng trao trả độc lập cho Việt Nam thông qua những người hấp thụ văn hóa Pháp có thái độ ôn ḥa. Nhưng việc này sẽ làm hỏng mưu đồ của CSVN, nên Hồ Chí Minh ở miền Bắc và Trần Văn Giàu ở miền Nam đều chớp thời cơ cướp được chính quyền hồi tháng 8/1945, và ra tay sát hại nhiều trí thức Tây học có khuynh hướng ôn ḥa. 

 

Cộng ḥa Nam Kỳ là một thực thể chính trị của lịch sử, góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh giành độc lập bằng đường lối ôn ḥa. Bác sĩ Thinh đă hành xử theo phương châm người xưa “Gặp thời thế thế thời phải thế” v́ lợi ích đất nước. Nhưng Cộng sản lên án ông làm tay sai cho Pháp, trong khi nhóm người Pháp quá khích trong Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ chỉ trích ông c̣n “vương vấn với quốc gia Việt Nam” (Lê Trọng Quát, “Cuộc chiến thứ nhất 1945-1954”, Tr. 273) Ngoài ra phe Quốc gia lẫn Cộng sản c̣n có định kiến, cho ông có đầu óc kỳ thị, gán cho ông nhỡn hiệu phân ly, địa phương cục bộ v́ chủ trương thành lập Nam Kỳ Quốc.  

 

Trường hợp điển h́nh cho thấy dân Nam Kỳ có kỳ thị hay không? Năm 1948 ông Vũ Quốc Thúc gởi đơn xin Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân cho ông được sang Pháp du học để hoàn tất học vị tiến sĩ. Ông Xuân hứa sẽ t́m cách giúp ông Thúc được toại nguyện. Sáu tháng sau, thủ tướng cử ông làm Công cán ủy viên trong Văn pḥng Thủ tướng Quốc gia Lâm thời ở Paris.  Ông cùng vợ sang Paris, ông được chính phủ trả lương để có điều kiện tiếp tục việc ăn học. Năm 1952 dưới thời Thủ tướng Trần Văn Hữu ông được chính phủ Quốc gia cấp phương tiện để trở về nước sau khi ông đậu bằng Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Kinh tế. 

 

Vấn đề phân biệt Nam Bắc là do hoàn cảnh lịch sử tạo ra, xuất phát từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài gần 250 năm (1558-1802). Đất nước thống nhất sau chiến tranh của chúa Nguyễn Ánh, đất đai phương Nam lại trù phú. Những điểm này khiến một số người trong giới cựu thần của vua Lê, chúa Trịnh ở đất Bắc và cả Tây Sơn ở miền Trung, không ít th́ nhiều có mặc cảm đối với dân miền Nam. Đất nước thống nhất chỉ kéo dài 60 năm, đất Nam Kỳ lại rơi vào tay Pháp. Nơi đây là đất thuộc địa, trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp được mở rộng khắp nơi. Pháp lại ra lịnh cưỡng bách con em các gia đ́nh khá giả phải đi học chữ Pháp, c̣n những gia đ́nh nghèo được cấp học bổng. V́ thế dân trí miền Nam phát triển cao, nhiều người tốt nghiệp khoa bảng ở Pháp; thành phố Sàig̣n nổi tiếng khắp cỏi Đông Á là Ḥn ngọc Viễn Đông, khiến một số người có quyền thế ở đất Bắc và Trung Kỳ cảm thấy thua sút, sanh ḷng ganh tỵ, t́m cách chê bai.  

 

Thử t́m hiểu người xưa nhận xét dân Nam Kỳ như thế nào, cũng như quan sát cách sanh hoạt của họ, có thể thấy dân Nam Kỳ có kỳ thị hay không? Trong quyển “Gia Định Thành Thông Chí” viết vào khoảng 1820, Trịnh Hoài Đức ghi nhận: “Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ, nhà nào tục ấy…Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên con người khí tiết trung dung, trọng nghĩa khinh tài”. 

 

Ngoài ra, sự sống chung với người Tàu và Miên khiến người Nam Kỳ học được tính hiếu khách của hai sắc dân này. Theo giáo sư Lâm Văn Bé “Bản chất hiếu khách c̣n là nhu cầu sinh tồn của con người lưu dân tại vùng đất mới. Trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, của bất trắc, lưu dân cần sống có nhau, tương trợ nhau. Khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết bao giờ, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu như đă là người bà con ruột thịt. Tánh hiếu khách hào phóng của dân Nam Kỳ là do sự trù phú, mầu mỡ của ruộng vườn và tài nguyên dễ kiếm, làm chơi mà ăn thiệt”. 

 

Nhà văn Sơn Nam trong quyển “Cá tính của miền Nam” (trang 106) lư giải bản tánh hiếu khách của họ xuất phát từ nếp sanh hoạt của Thiên Địa Hội - Tổ chức “phản Thanh phục Minh” mà người Minh Hương mang đến miền Nam Việt Nam: “Ăn cơm nhà lo việc ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận t́nh giúp đỡ bạn. Trút cả tâm sự với bạn kết nghĩa th́ không có ǵ đáng ngại, đă là bè bạn với nhau rồi làm sao có chuyện phản bội. Gặp chuyện bất b́nh hoặc như bạn nào bị kẻ khác ăn hiếp th́ nổi nóng, trả thù cho bạn vô điều kiện, đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ”. (10) 

 

Sau thời Nam Kỳ thuộc địa chuyển sang Cộng ḥa Nam Kỳ là một bước tiến của lịch sử, vừa góp phần trong cuộc đấu tranh giành độc lập bằng đường lối ôn ḥa, tránh thảm họa chiến tranh. Nhưng phe Quốc gia lẫn Cộng sản đều công kích bác sĩ NguyễnVăn Thinh chủ trương phân ly, lập Nam Kỳ Quốc, chia rẽ dân tộc khiến ông uất ức, không ai hiểu được thiện ư của ḿnh, nên treo cổ quyên sinh để minh oan.  

 

Nổi bất hạnh bắt đầu đổ lên đầu dân tộc v́ hận thù, chia rẽ, đố kỵ. Yếu tố nhân ḥa bắt đầu sứt mẽ. Chỉ hơn một tháng sau ngày Bác sĩ Thinh quyên sinh (10/11/1946) Hồ Chí Minh kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (20/12/1946) khởi đầu 35 năm chiến tranh, xuất phát từ sự mất đoàn kết v́ mối bất đồng về đường lối đấu tranh giành độc lập. Trong thời gian đó, những người đồng chí hướng với Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh như nhà báo Nguyễn Phan Long, tướng Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm…tiếp tục con đường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. 

 

Hồ Chí Minh giành được chính quyền và đứng ra thương thuyết với Pháp là phù hợp với chủ trương của các nước Đồng minh thắng trận. Trong khi các lănh tụ phe Quốc gia với lập trường cứng rắn “thắng hay chết, chớ nhất định không điều đ́nh”, lên án Việt Minh phản bội dân tộc. Hồ Chí Minh khôn ngoan, khi thương thuyết với Pháp, ông dựa vào lập trường của phe Quốc gia, đ̣i Pháp phải thừa nhận Việt Nam độc lập và thống nhất ngay, nhằm chứng tỏ ông không phải là người phản bội dân tộc. 

 

Pháp chưa thể đáp ứng tức khắc đ̣i hỏi của VNDCCH, ông Hồ liền phát động chiến tranh. Ḷng yêu nước cuồng nhiệt của phe Quốc gia đă giúp Hồ Chí Minh thực hiện con đường của Quốc tế Cộng sản: giương ngọn cờ chống thực dân đế quốc, phát động phong trào giải phóng dân tộc sau Thế chiến II. Phe Quốc gia trở thành kẻ tử thù của Cộng sản. Mối hận thù Quốc Cộng ngày càng phát triển, rất nhiều người Quốc gia và nhóm Đệ tứ tranh đấu đă bị Cộng sản sát hại ngay trong những năm đầu kháng chiến, khiến dân tộc chia rẽ nặng nề trong 75 năm qua và c̣n di hại lâu dài đến ngày hôm nay. 

 

Cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp bất thành là do sự chia rẽ của các đảng phái đă đứng ra lănh đạo đất nước lúc bấy giờ. Sau Thế chiến II, chính giới Pháp vốn đă thiển cận trong việc trao trả độc lập cho các thuộc địa, họ lại càng ngoan cố hơn khi thương thuyết vấn đề này với những người bản xứ luôn chia rẻ đố kỵ nhau. Trước lúc đàm phán, thay v́ đoàn kết nội bộ để ủng hộ mặt trận ngoại giao, các đảng phái lại công kích nặng lời với nhau. Không những sự xung đột diễn ra giữa cộng sản và các đảng phái có khuynh hướng quốc gia mà chính các đảng phái quốc gia cũng thiếu sự đoàn kết và thành thật hợp tác với nhau. Một tác giả Tây phương nghiên cứu về nội t́nh Việt Nam hồi năm 1945 đă nhận xét rằng thành phần lănh đạo các đảng phái quốc gia th́ yếu kém bất lực, lại có "truyền thống hục hặc với nhau". (11) 

 

Điều này cũng được Nguyễn Mạnh Côn, một nhân chứng đă từng hợp tác với Việt Minh chiến đấu chống thực dân Pháp trong giai đoan 1945-54 ghi nhận trong hồi kư lịch sử của ông: "Những lănh tụ quốc gia trong cùng một mặt trận mà không bao giờ thành thật với nhau đă nhiều lần làm cho cả mặt trận điên đảo". Ông đơn cử thí dụ hồi cuối năm 1945, Việt Minh lo ngại việc tổ chức bầu cử Quốc hội không xong nên điều đ́nh với mặt trận Quốc gia sẽ dành cho họ 70 ghế đại biểu, trong đó 50 cho Việt Quốc và 20 cho Việt Cách. Mặt trận Quốc gia họp bàn và đồng thanh không nhận. Nhưng sau đó các lănh tụ Việt Quốc đột nhiên và tự ư riêng nhận 50 ghế. Nguyễn Hải Thần lại bị phe Bồ Xuân Luật theo Việt Minh nại danh nghĩa là ủy viên thường vụ của Việt Cách đ̣i chia 10 ghế, rốt cuộc các đảng phái khác trong Đồng minh Hội chỉ c̣n 10 ghế. Hai tháng sau, Mặt trận Quốc gia chống đối việc kư Hiệp ước sơ bộ với Pháp. Nguyễn Hải Thần từ chức Phó Chủ tịch chính phủ liên hiệp để phản đối Việt Minh trong khi Vũ Hồng Khanh lại hăng hái cùng Hồ Chí Minh kư vào thỏa hiệp ấy. (12) 

 

Chính sự yếu kém của các đảng phái quốc gia đă tiếp tay Hồ Chí Minh thực hiện điều mà người cộng sản gọi là chủ trương "ḥa để tiến" (13) nhằm loại bỏ những người quốc gia yêu nước để giành độc quyền lănh đạo dân tộc nhằm lèo lái nhân dân đi theo con đường do họ vạch ra. Năm 1945, họ Hồ ve vuốt bọn tướng lănh Trung Hoa, giải tán đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính phủ Liên hiệp Quốc Cộng, để hợp pháp hóa vai tṛ lănh đạo chính quyền của đảng Cộng sản.  

 

Đến khi Pháp trở lại miền Bắc, Hồ Chí Minh bắt tay thương lượng với Pháp và mượn Pháp thanh toán những người quốc gia. Hồ Chí Minh đă nói với Sainteny: "Pháp sẽ chịu nhiều thiệt tḥi hơn nếu phải thương lượng với các phe phái quốc gia". Ông cho rằng người quốc gia lúc nào cũng đ̣i hỏi rất nhiều trong khi Việt Minh chỉ có những đ̣i hỏi vừa phải. (14) 

 

Khi cuộc thương lượng với Pháp tan vỡ, Hồ Chí Minh khẩn khoản yêu cầu Moutet kư bản tạm ước để tránh tiếng cuộc đàm phán thất bại đưa đến sự tan ră trong mối bang giao Việt Pháp. Ông đă nài nỉ Moutet: "Xin đừng để tôi về tay không như thế này. Xin hăy vũ trang cho tôi để tôi chống lại những kẻ đang muốn qua mặt tôi. Quư vị sẽ không phải hối tiếc ǵ v́ đă giúp tôi như thế". (15) 

 

Khi kư tạm ước 14/9, hai bên Pháp Việt Minh đều có dụng ư hoăn binh. Họ cố duy tŕ mối liên hệ chỉ nhằm để chuẩn bị mưu đồ riêng tư của họ: một bên chuẩn bị tái chiếm Đông Dương, một bên chuẩn bị phát động cuộc kháng chiến. Dù mưu đồ khác nhau nhưng hai bên lại có chung một mục tiêu là ra tay tiêu diệt những người quốc gia. Việt Minh cố giữ mối giao tiếp với Pháp để người Pháp khỏi thương thuyết với những người quốc gia, và nhờ Pháp tiêu diệt các lực lượng quốc gia đối kháng. Sau này khi phát động cuộc kháng chiến chống Pháp th́ họ có chính nghĩa hơn và lại độc quyền lănh đạo toàn dân. Pháp th́ thừa nhận chính phủ Việt Minh để nhờ Việt Minh ra tay thanh toán các đối thủ quốc gia, Sau này khi chiến tranh bùng nổ, họ dùng chiêu bài chống cộng sản có chính nghĩa hơn là chiến đấu để tiêu diệt những người yêu nước tranh đấu cho nền độc lập quốc gia. 

 

Trước lúc đàm phán với Pháp, nội bộ các phe phái Việt Nam đă chia rẽ, đến khi cuộc đàm phán tiếp diễn họ lại càng sát phạt nhau một mất một c̣n. Ngay khi quân đội Tưởng Giới Thạch vừa rút khỏi miền Bắc (15 tháng 6 năm 1946), lực lượng Việt Minh bắt đầu khủng bố các đảng phái đối lập. Vơ Nguyên Giáp thực hiện chiến dịch truy quét các các đảng phái đối lập thân Trung Hoa như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, các lực lượng chính trị Công giáo thân Pháp.  

 

Ngày 19/6/1946 báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng bài xă luận kịch liệt chỉ trích “bọn phản động phá hoại Hiệp ước Sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3”. Vơ Nguyên Giáp dùng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát, được Pháp cung cấp vũ khí để thực hiện chiến dịch này. (16) Nguyễn Hải Thần và các lănh tụ Việt Cách âm thầm rút lui, Nguyễn Tường Tam và những lănh tụ Đại Việt Dân chính cũng lên đường sang Trung Quốc trong khi lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng rút về các chiến khu, lâm vào t́nh trạng lưỡng đầu thọ địch: vừa chống Pháp vừa chống Việt Minh và đi dần đến chỗ tan ră. 

 

Tháng 7/1946, công an Việt Minh tấn công trụ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng ở phố Minh Khai, Ôn Như Hầu và ṭa soạn báo Việt Nam -cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc dân Đảng. Hai bên chiến đấu quyết liệt, nhà văn Khái Hưng chủ nhiệm báo Việt Nam bị bắt và sau đó bị thủ tiêu. Tại trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng ở đường Ôn Như Hầu, công an Việt Minh khám phá nhiều dụng cụ làm bạc giả, các dụng cụ tra tấn và dấu vết máu loang lổ trên tường. Theo công an Việt Minh, th́ Quốc dân Đảng đă bắt cóc nhiều cán bộ Việt Minh về đây hành hạ và thủ tiêu. Nhiều nguồn dư luận cho rằng Việt Minh đă ngụy tạo thêm để Vơ Nguyên Giáp mời cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó là quyền Chủ tịch chính phủ (thời gian Hồ Chí Minh c̣n ở Pháp) đến quan sát. Quá tức giận, cụ Huỳnh kư quyết định giải tán Việt Nam Quốc dân Đảng. 

 

Ngày 28/10/1946, Quốc hội họp khóa hai chỉ c̣n một số đại biểu Việt Minh, các đại biểu Việt Cách và Việt Quốc đều vắng mặt, cụ Huỳnh Thúc Kháng chán nản xin rút lui. Nội bộ Việt Nam càng chia rẽ, thái độ của Pháp càng quyết liệt. Chính phủ Liên hiệp ở Việt Nam tan vỡ th́ cuộc đàm phán ở Paris đi vào bế tắc, mối giao tiếp hai bên Việt Pháp mỗi ngày thêm nặng nề. Về đến Cam Ranh, Hồ Chí Minh đă bị D'Argenlieu trách cứ về vấn đề Nam bộ. Y phản đối việc thành lập Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ là không phù hợp với tinh thần bản Tạm ước 14/9 và yêu cầu ông Hồ Chí Minh phải đích thân ra lịnh ngưng ngay các cuộc tấn công vũ trang ở Nam bộ. 

 

Đàm phán Pháp & Hồ Chí Minh tan vở, chiến tranh bùng nổ 

Xung đột quân sự bắt đầu diễn ra ở Hải Pḥng. Đầu tháng 11/1946 quân Pháp tiến chiếm cơ quan hải quan ở cảng Hải Pḥng. Vệ quốc quân Việt Minh phản công, Pháp gởi tối thư yêu cầu chính quyền Việt Minh phải rút khỏi Hải Pḥng.  

 

Ngày 23/11/1946, quân đội hai bên đă nổ súng ở cảng Hải Pḥng. Chướng ngại vật dựng lên đầy đường phố, một đai tá Pháp đă tử thương khi làm công tác dọn dẹp. Bộ đội Việt Minh tập trung ở khu phố Trung hoa, Pháp yêu cầu triệt thoái nhưng không kết quả, họ liền tấn công bằng đại bác vào thành phố Hải Pḥng làm hàng ngàn người thương vong.  

 

Ngày 29/11 Vơ Nguyên Giáp đến tiếp xúc với tướng Molière -Tư lịnh quân đội Pháp ở Bắc Việt. Viên tướng này nói thẳng lập trường của Pháp là họ phải kiểm soát Hải Pḥng cùng các vùng phụ cận và quốc lộ số 5 Hà Nội - Hải Pḥng cũng như các trục lộ nối liền các đồn trú quân của Pháp. Việt Minh không chấp nhận các đ̣i hỏi của Pháp, họ rút khỏi Hải Pḥng và chuẩn bị chiến tranh. 

 

Ngày 15/12/l946, Hồ Chí Minh gởi thông điệp cho lănh tụ Đảng Xă hội Pháp Léon Blum vừa được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp yêu cầu hành động gấp để cứu văn t́nh thế. Người bạn thân hữu mà Hồ Chí Minh đặt nhiều hy vọng đă làm ngơ trước lời yêu cầu của ông. Lúc bấy giờ các lănh tụ cánh tả Pháp bao gồm Đảng Xă hội và Đảng Cộng sản đều hy vọng sẽ giành được chính quyền thông qua các cuộc tổng tuyển cử tháng 11/ 1946 nên họ cố tránh làm mất ḷng cử tri, từ bỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh đ̣i độc lập của các nước thuộc địa. 

 

Cuộc xung đột lan tràn đến Hà Nội, ngày 18/12 Pháp gởi tối hậu thư yêu cầu Việt Minh phải giao sở Công an cho họ, đến ngày 20 là hết hạn. Quân tự vệ Việt Minh mở cuộc tấn công quân Pháp trong đêm 19/12/1946. Hôm sau Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

 

 “Chúng ta muốn ḥa b́nh, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, v́ chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam th́ phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm th́ dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp để cứu nước. Hởi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đă đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ ǵn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một ḷng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”. 

 

Trước khi phát động toàn quốc kháng chiến, các yếu nhân trong chính phủ và quân chính qui Việt Minh đă rút ra ngoài cả rồi, chỉ có các đội quân tự vệ ở lại Hà Nội để đánh phá và bắt người Pháp và những người theo Pháp. Quân tự vệ Việt Minh bám trụ ở thủ đô tiếp tục chống Pháp đến cuối tháng 2/1947 mới rút lui.  

 

Theo cựu Thủ tướng Trần Trọng Kim th́ chiến lược của Việt Minh lúc bấy giờ là rút ra ngoài, dùng phương cách du kích và tiêu thổ, nghĩa là đốt phá hết sạch những nhà cửa dinh thự, chỉ để lại đám đất không. Chủ trương tiêu thổ của Việt Minh có hai mục đích: một là gây cản trở cho quân Pháp, đi đến đâu bọn chúng cũng không có chỗ cư trú, thuận lợi cho du kích hoạt động. Hai là làm cho dân cư trong các thành thị mất cả nhà cửa cơ nghiệp, rồi đói khổ điêu đứng, chỉ có theo Cộng sản là sống mà không theo th́ chết. (17) 

 

Mọi nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường thương thuyết ḥa b́nh theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc vừa được công bố, đă hoàn toàn sụp đổ. 

 

Ngày 22/12/1946, trong diễn văn đọc trước quốc hội, Thủ tướng Léon Blum loan báo chiến tranh Việt Nam đă thực sự bùng nổ. Ông cho biết mục tiêu của nước Pháp trong cuộc chiến này là nhằm tái lập an ninh trật tự ở Đông Dương và sau đó sẽ bàn đến việc tổ chức một nước Việt Nam tự trị tự do. Giữa tháng Giêng 1947, Đài phát thanh của Việt Minh lên tiếng cho biết họ đă quyết định từ chối thương thuyết với Pháp và hạ lịnh tổng động viên để kháng chiến chống Pháp. (18) 

Lê Quế Lâm

 

Chú thích 

1Đoàn Thêm, “Những ngày chưa quên”, Nam Chi Tùng thư xuất bản, Sàig̣n, Tr.68 

2. Vơ Nguyên Giáp, “Những năm tháng không bao giờ quên”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975 

3. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, “Đề cương bài giảng lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Hà Nội, 1985, Tr.42 

4.  Trường Chinh, “Cách mạng Dân tộc, Dân chủ, Nhân dân Việt Nam”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, Tr. 278 

5. Vơ Nguyen Giap, “Unforgettable Days”, Foreign Languages Pub. House, Hanoi, 1975, P.86 

6. Trần Trọng Kim, “Một Cơn Gió Bụi”, Nxb Vinh Sơn, Sàig̣n, 1969, Tr.123-126 

7. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Sđd, Tr.163-64  

8. Cao Văn Luận, “Bên ḍng lịch sử - Hồi kư 1940-1965”, Nxb Sống Mới, Sàig̣n, Tr.125 

9. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr. 158 

10. Lâm Văn Bé, “Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất nước & Con người”, Đặc san Xuân 2006, Tây Ninh mến yêu. 

11. Robert Sprey, “War in the Shadow: Vol II, Doubleday & Co, New York, 1975, P. 677 

12. Nguyễn Kiên Trung, “Đem tâm t́nh viết lịch sử”, Nxb Nguyễn Đ́nh Vượng, Sàig̣n, Tr. 70-71 

13. Hồ Chí Minh, “V́ độc lập tự do, v́ chủ nghĩa xă hội”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970, Tr.104 

14. Jean Sainteny, “Histoire d’une Paix manquée”, Amoit Dumont, Paris, 1953, P.57 + 209. 

15. Jean Sainteny, “Au Vietnam: Face à Ho Chi Minh”, Ed́tions Seghers, Paris, 1970, P.106 

16. Cecil B. Currey, “Victor at Any Cost” (Chiến thắng bằng mọi giá), Nxb Thế giới, 2013, Tr. 196-197 

17. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.160 

18, Cao Văn Luận, Sđd, Tr. 140 

 

Trở lại