Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 7_1)

 Lê Quế Lâm

Chương bảy 

Quốc gia Việt Nam ra đời 

Thất bại trong việc thương thuyết với Hồ Chí Minh, Pháp liền chuyển sang nói chuyện với những người quốc gia ôn ḥa. Đầu tháng 3 năm 1947, lănh tụ Đảng Xă hội Paul Ramadier thay thế Léon Blum cầm đầu chính phủ Liên hiệp gồm các Đảng Xă hội, Cộng sản và Dân chủ Thiên chúa giáo. Ramadier bổ nhiệm Nghị sĩ Xă hội Emile Bollaert làm Cao ủy ở Đông Dương thay thế D'Argenlieu. Bollaert được chính phủ Pháp cho phép đi t́m những phe phái ở Việt Nam chịu thay mặt dân tộc Việt Nam đứng ra thương thuyết với Pháp kể cả Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Minh nếu c̣n có thể được. (1)  

 

Trước đó vào khoảng hạ tuần tháng Giêng năm 1947, D’Argenlieu Cao ủy Đông Dương đă cử một viên chức cao cấp là Rousseau đến Hổng Kông tiếp xúc với cựu Hoàng Bảo Đại. Cựu thủ tướng Trần Trọng Kim hiện diện trong buổi gặp gỡ này đă nói với Cousseau: “Việc điều đ́nh bây giờ muốn thành công th́ phải có toàn dân ưng thuận mới được. Mà nay đa số dân chúng đă theo Việt Minh, đứng vào mặt trận kháng chiến, tất là phải làm thế nào cho dân vừa ư mới mong có kết quả”.  

 

Cousseau đáp: “Việc ấy là việc của các ông. Các ông là người yêu nước nên ra sức mà giúp nước các ông. Trong t́nh thế ngày nay, theo như ư ông th́ nước Pháp phải làm thế nào để người Việt Nam vừa ư?” Cụ Trần trả lời: “Nước Pháp phải trả cái quyền độc lập cho nước chúng tôi và nước chúng tôi độc lập từ Nam chí Bắc”. Cousseau cho rằng “Việc thống nhất có thể được, c̣n độc lập th́ hiện giờ chính phủ Pháp chưa nghĩ đến, tôi không thể nói được. Các ông nên t́m những điều kiện cho hai bên có thể thỏa thuận được”.  Cụ Trần trả lời: “Để chúng tôi nghĩ kỹ rồi ngày mai chúng tôi xin cho ông biết”. 

 

Sau khi hội ư với cựu hoàng Bảo Đại, cụ Trần liệt kê 7 điều sau đây để đưa cho ông Cousseau: 

1/ Lập lại nền thống nhất của nước Việt Nam, gồm cả ba kỳ và các dân thiểu số như Mường, Mọi, Thái…Nghĩa là lập lại nền thống nhất như các triều trước đời Tự Đức. 

 

2/ Nước Việt Nam chưa được đc lập hẳn, th́ ít ra cũng được hoàn toàn tự trị, người Pháp không can thiệp vào việc cai trị trong nước. 

 

3/ Định rơ cái địa vị nước Việt Nam trong các nước liên hiệp của Pháp. Việc liên kết với Cao Miên và Ai Lao là việc riêng của mỗi nước lân bang chúng tôi. Chúng tôi xin bỏ cái dự án liên bang ở Đông Dương, v́ đó là một cách lập lại cái chế độ Đông Dương Toàn quyền. Chúng tôi nhất quyết không muốn ở dưới quyền một chức toàn quyền như trước nữa. Nước Pháp nên đổi thái độ mà theo đúng tinh thần ngày nay, đừng cho đổi cái tên gọi mà vẫn giữ sự thực như cũ. 

 

4/ Nước Việt Nam phải có quân đội quốc pḥng thực sự. 

 

5/ Nước Việt Nam sẽ có các cơ quan tài chính cho đúng nghĩa một nước tự chủ. Chúng tôi sẳn sàng xét các quyền lợi về đường kinh tế của nước Pháp và các nước lân bang như Cao Miên và Ai Lao cho đúng lẽ công bằng. 

 

6/ Nuớc Pháp nên định một cái hạn trong mấy năm sẽ cho nước Việt Nam được độc lập hẳn. 

 

7/ Nước Việt Nam sẽ có đại biểu ngoại giao với các nước ở Á Đông và các nước khác có quyền buôn bán với nước Việt Nam. 

 

Nhận được 7 yêu cầu của Việt Nam đưa ra, Cousseau nói rằng: “Nước Pháp sẽ cho Việt Nam được nhiều hơn nữa. Chỉ có một điều thứ sáu là hẹn cho hoàn toàn độc lập, th́ tôi không giám chắc, v́ tôi không có phận sự bàn việc ấy”. Cụ Trần Trọng Kim trả lời: “Nước Pháp ưng thuận những điều ấy, th́ phải đảm nhận hẳn hoi, rồi cựu Hoàng Bảo Đại sẽ đứng ra điều đ́nh với quân kháng chiến để đem lại ḥa b́nh. Nhưng cần nhất là phải để cho cựu Hoàng hành động được tư do, người Pháp đừng ra mặt can thiệp vào công việc của Ngài làm. Chỉ xin một điều là cho những người làm việc đến Hương Cảng giúp cựu hoàng mà làm việc”. Cousseau nói “Những việc ấy có thể được cả, nhưng để tôi điện về Saigon và chờ bên ấy trả lời ra sao đă”. ((2) 

 

Tháng 5/1947 Bollaert ủy nhiệm viên cố vấn riêng là Giáo sư Paul Mus, đảng viên Đảng Xă hội, giám đốc trường hải ngoại Pháp, và là bạn thân của Hồ Chí Minh đến tiếp xúc với họ Hồ để cố t́m một giải pháp ḥa b́nh cho Việt Nam. Paul Mus đă gặp Hồ Chí Minh và bộ trưởng Ngoại giao của Hồ Chí Minh là Hoàng Minh Giám tại Cầu Đuống (Phúc Yên) nhưng không có kết quả. Chính Paul Mus dù là bạn thân của Hồ Chí Minh, song ông vẫn khuyến cáo chính phủ Pháp nên t́m gặp cựu hoàng Bảo Đại nói chuyện v́ "điều đ́nh với ông Hồ Chí Minh dông dài lắm". (3)  

 

Bollaert tin tưởng rằng muốn chấm dứt phong trào kháng chiến và tách các nhóm kháng chiến quốc gia khỏi phe cộng sản, điều cần thiết là phải thỏa măn nguyện vọng ưu tiên của họ là độc lập. Do đó trong diễn văn đọc tại Hà Đông (Bắc Việt) ngày 15/5 và 10/9/1947 Bollaert hứa hẹn sẽ thừa nhận trên nguyên tắc sự độc lập của Việt Nam trong ṿng liên kết với Pháp. Báo Thời sự ở Hà Nội là một trong những cơ quan ngôn luận đầu tiên đưa ra ư kiến mời cựu hoàng Bảo Đại về nước lănh đạo các phong trào quốc gia chống Cộng và tranh đấu với Pháp để thu hồi nền độc lập quốc gia. (4) 

 

Trước đó khi chính phủ Liên hiệp Quốc Cộng tan vỡ, chiến tranh Việt Minh Pháp bùng nổ, một số lănh tụ Quốc gia chạy sang Hồng Kông và thành lập Mặt trận Quốc gia ở Hương Cảng. Họ ủng hộ Bảo Đại và khuyên ông ta đứng lên lănh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước thông qua con đường thương lượng với Pháp. Mặt trận quy tụ một số nhân vật đă từng hợp tác với Việt Minh như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Long và Nguyễn Văn Sâm thủ lănh Đảng Việt Nam Độc Lập ở Nam bộ. 

 

Dù Cao ủy Đông Dương  D’Argenlieu đă cử đại diện đến Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại trở lại nắm chính quyền, song cựu hoàng vẫn giữ thái độ dè dặt..Sau đó, ông đồng ư để cụ Trần Trọng Kim về Sàig̣n để t́m hiểu t́nh thế và dọ ư dư luận trong nướcCụ Trần đến gặp Cousseau, ông ta nói “Nếu cụ bằng ḷng về th́ tôi thu xếp giấy má xong ngay, rồi có chuyến tàu thủy, th́ chúng ta cùng về cả. Về bên ấy cụ sẽ có nhà ở và không phải lo ǵ cả”. 

Cụ Trần nói: “Tôi về chỉ cần gặp được ông Cao cấp ủy viên để nói chuyện cho rơ ràng rồi cho tôi trở sang tŕnh bày cho cựu hoàng biết, lúc ấy có làm ǵ mới làm được. Về bên ấy tôi muốn gặp mấy người như ông Hoàng Xuân Hăn, ông Vũ Văn Hin, để hỏi ư kiến về việc làm”. Cousseau trả lời: “Việc ấy rất dễ, và lúc nào cụ trở sang cũng được”. 

Trong lúc chờ tàu thủy về Sàig̣n, hai ông Đinh Xuân Quảng và Phan Huy Đán vừa từ Thượng Hải đến Hương Cảng, biết được sự bàn định giữa cụ Trần Trọng Kim và Cousseau nên cùng xin về. Sáng ngày 2/2/1947, gia đ́nh cụ Trần cùng Cousseau và hai ông Quảng và Đán lên tàu Chamollion về Sàig̣n.  

Bốn ngày sau cụ Trần đă có mặt trong nước. Trước khi đi Cousseau đă giao hẹn về đến Sàig̣n sẽ có nhà ở, nhưng từ khi về đến nơi không có chỗ ở, gia đ́nh cụ Trần phải đến trú tạm ở  nhà ông Trịnh Đ́nh Thảo. Mấy hôm sau Pignon, Ủy viên Cộng ḥa Pháp đến gặp cụ, y cho biết Cao cấp ủy viên là Trung tướng Hải quân D’Argenlieu đă về Pháp, chờ đến khi ông trở sang mới nói chuyện được, nhưng sau đó D’Argenlieu mất chức.  

Lúc bấy giờ có một người Pháp đến nói với cụ “Chính phủ ở đây có tiền, có nhà in sẳn sàng, cụ nên ra mặt làm việc đi”. Cụ trả lời: “Tôi về đây cốt để biết rơ cái ư định người Pháp và xem t́nh thế thế nào rồi ra nói cho cựu hoàng Bảo Đại biết, lúc ấy có làm ǵ hay không mới quyết định được”.  

Người Pháp thấy cụ không chịu làm theo ư của họ, bèn nói nọ nói kia. Một hôm cụ thấy trong một tờ báo Sàig̣n, đăng một đoạn rằng: “Người Pháp đưa Trần Trọng Kim về, là cốt để ông không mưu mô bên cạnh ông Bảo Đại”. Cụ thấy mưu đồ của Pháp muốn lợi dụng ông Bảo Đại, mà để cụ ở gần cựu hoàng, sợ có điều bất tiện, nên mới hứa hẹn đủ mọi chuyện để đưa cụ về nước. Phải xa cách cụ với Bảo Đại rồi đưa những người thân tín của họ ra làm việc cho dễ. 

Do đó những người mà cụ muốn gặp như Hoàng Xuân Hăn, Vũ Văn Hiền, không có ai đến, mà lại thấy những người như ông Phan Văn Giáo, ông Trần Đ́nh Quế thường xuyên muốn đến gặp, nhưng cụ không tiếp ai cả. Rồi đến những người cùng về như ông Đinh Xuân Quảng và ông Phan Huy Đán đều đi làm việc với ông Quế và ông Giáo.  

T́m hiểu t́nh thế lúc bấy giờ, cụ Trần nhận thấy các phe phái gồm có Việt Minh, phái quốc gia và các phái tôn giáo như Thiên chúa giáo, Cao Đài, Ḥa Hảo v.v… Song chỉ có Việt Minh là hoạt động mạnh hơn cả, nào tuyên truyền, nào thóa mạ, nào ám sát là việc của họ thường làm rất táo bạo và hăng hái.  

Các phái khác tuy không ưa Việt Minh, nhưng v́ Việt Minh có cái danh nghĩa chống Pháp để đ̣i lại nền độc lập, nên có nhiều người có ư hướng về mặt trận kháng chiến. Nhiền người nói rằng: “Chúng tôi chẳng ưa ǵ Cộng sản nhưng họ có cái tổ chức để kháng chiến, th́ hăy đi kháng chiến đă, rồi sau nếu mà thành công, th́ ta sẽ liệu với nhau, chứ cúi đầu làm nô lệ cho Pháp như trước, thà chết th́ thôi, không bao giờ chịu”. Một số khác v́ quá ghét Việt Minh hoặc v́ Việt Minh áp chế để chuyên giữ độc quyền, cho nên có phe nọ đảng kia, chia rẽ giết hại lẫn nhau. 

Ông Nguyễn Văn Sâm là người được cụ bổ làm Nam bộ Khâm sai, thường đến gặp cụ nói chuyện. Cụ nói với ông Sâm “Theo cái t́nh thế này, th́ làm thế nào rồi ta cũng phải điều đ́nh với nước Pháp mới xong việc. Song muốn việc điều đ́nh có lợi cho nước nhà, th́ người trong nước phải đoàn kết chặt chẽ với nhau mới được. Nếu không th́ chỉ mắc mưu người ta lợi dụng rồi chẳng được ǵ cả”.  

Ông Sâm nói: “Ḿnh muốn đoàn kết nhưng Việt Minh đâu có thật ḷng đoàn kết! Họ chỉ muốn ḿnh theo họ để làm tay sai cho họ củng cố địa vị mà thi hành cái chủ nghĩa Cộng sản của họ, chứ thực ra họ có thiết ǵ đến quốc gia. Như vậy th́ đoàn kết sao được”. Cụ Trần Trọng Kim thấy sự t́nh như thế rất buồn ḷng chán năn. 

Ngoài ra cụ Trần c̣n ngạc nhiên, ở Sà́g̣n dưới quyền kiểm soát của người Pháp mà lại có nhiều báo chí tiếng Việt công khai ra mặt bênh vực Việt Minh. Có người viết trong báo: “Tôi lấy làm hân hạnh được là người của Việt Minh”.  

Cụ Trần nhận xét “Việc làm của người Pháp thực là ngoắt nghéo, họ đánh nhau với Việt Minh mà lại lợi dụng người của Việt Minh. Họ nói muốn điều đ́nh với những người trong phái quốc gia, mà lại làm cản trở việc làm của phái quốc gia”.  

Điển h́nh là ông Nguyễn Văn Sâm ra mặt chống Việt Minh th́ bị người Pháp ghét và bị Việt Minh hăm dọa. Khi gặp ông Nguyễn Văn Sâm, cụ khuyên ông: “Tôi xem t́nh thế khó lắm, ông có làm việc ǵ th́ phải thận trọng, đừng có khinh xuất mà mắc mưu gian”.  

Ông Sâm nói “Tôi cũng biết thế, nhưng không lẽ khi vận nước gian nan mà ḿnh ngồi nh́n, thà chúng ta cứ đứng ra thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất để cho người ngoài biết trong kháng chiến, không phải ai cũng là Việt Minh Cộng sản hết cả. Rồi đây chúng tôi sẽ tái bản tờ báo Quần Chúng đă bị đóng cửa từ trước, để bày tỏ ư định của chúng tôi”.  

Cụ Trần Trọng Kim nhắc nhở ông Sâm “Việc ấy tùy ông, nhưng không nên vội vàng nông nổi mà hại cho việc các ông làm. C̣n tôi th́ đă nhất định không dính dáng đến việc ǵ cả”. Từ đó cụ không muốn tiếp xúc với ai cả, nhưng những người như Phan Văn Giáo, Trần Đ́nh Quế, Đinh Xuân Quảng, Phan Huy Đán và những người khác, hoặc ở Nam hoặc ở Trung, hay ở Bắc, tấp nập đi lại Saigon -HươngCảng - Sàig̣n. Ông Sâm cũng sang Hương Cảng gặp ông Bảo Đại, đến khi trở về nước mấy ngày th́ bị ám sát. Cụ Trần nhận xét “Ông Sâm vốn là người ôn ḥa, trầm tỉnh, ngay chính và hết ḷng lo việc nước. Nhưng v́ ông qua tin người ta xúi giục làm việc vội vàng quá thành ra bị tai vạ, thật là đáng thương tiếc”. (5) 

Trong lúc cụ Trần Trọng Kim buồn ḷng chán năn, không c̣n muốn tham gia vào việc điều đ́nh với Pháp, th́ nhiều đoàn thể chính trị đă nhóm họp ở Sàig̣n, Huế và Hà Nội. Họ cử một phái đoàn gồm 24 đại diện sang Hồng Kông tŕnh bày nội t́nh đất nước với Bảo Đại và mời cựu hoàng trở về gánh vác việc nước. Thấy vậy Bảo Đại mới lên tiếng với các phóng viên ngoại quốc: "nếu quốc dân c̣n tín nhiệm th́ tôi sẵn sàng đứng ra đàm phán với Pháp để thỏa măn những nguyện vọng chung". (6)  

 

Khi tiếp đại diện của Bollaert, Bảo Đại đặt điều kiện tiên quyết với Pháp là: Việt Nam phải độc lập và thống nhất, trong đó việc quy hoàn Nam bộ vào lănh thổ quốc gia là điều kiện tối yếu để ông trở lại chấp chánh. 

 

Ngày 7/12/1947 Bollaert và Bảo Đại chính thức gặp nhau tại Vịnh Hạ Long. Trong cuộc hội kiến đầu tiên này, Bollaert chấp nhận những điều kiện do cựu hoàng đưa ra: thống nhất đất nước, quân đội và ngoại giao tự trị, băi bỏ mọi kiểm soát và can thiệp có tính chất liên bang.  

 

Về vấn đề thống nhất, Bollaert cho biết là chính phủ Pháp có thể chấp nhận loại bỏ chính phủ Nam Kỳ phân ly nhưng chưa rơ dân ư Nam kỳ như thế nào? Sau đó Bollaert bay sang Paris thỉnh thị chính phủ Pháp, c̣n Bảo Đại trở về Hương Cảng tham khảo ư kiến các giáo phái và đoàn thể quốc gia về vấn đề chủ quyền và thống nhất đất nước. 

 

Để ủng hộ Bảo Đại, ngày 19/12/1947, một phái đoàn nữa gồm những nhân vật tên tuổi ở Nam kỳ như Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu... lại sang Hồng Kông thúc giục cựu hoàng về nước lănh trọng trách thống nhất quốc gia. Họ khuyến cáo cựu hoàng cử thủ tướng Cộng ḥa Nam kỳ làm thủ tướng Chính phủ Quốc gia Lâm thời, đương nhiên đất nước đă thống nhất, không c̣n chia lyTrong khi đó, sau khi nhận chỉ thị của chính phủ Pháp, Bollaert lên tiếng trên Đài phát thanh Sàig̣n ngày 30/11/1947: "Hồ Chí Minh ngoan cố nên Pháp không bao giờ điều đ́nh lại với Cộng sản nữa, mà duy nhất chỉ nói chuyện với cựu hoàng Bảo Đại". (7) 

 

Ngày 8/6/1948, trên một chiến hạm bỏ neo tại Vịnh Hạ Long, Bollaert nhân danh chính phủ Pháp và Nguyễn Văn Xuân, nguyên thủ tướng Chính phủ Cộng ḥa Nam Kỳ, nay được Bảo Đại cử giữ chức vụ thủ tướng Chính phủ Trung ương Quốc gia lâm thời đă kư thỏa ước Vịnh Hạ Long. Pháp nh́n nhận Việt Nam độc lập và tự do thực hiện sự thống nhất quốc gia, nhưng trên thực tế các lănh vực ngoại giao, quân sự, kinh tế và tài chánh vẫn c̣n bị Pháp kiểm soát. Bất măn v́ sự thất hứa của Bollaert, Bảo Đại bỏ sang Âu châu, cương quyết khước từ lời mời của Pháp trừ khi Việt Nam được độc lập và thống nhất thực sự. Cuối cùng v́ áp lực của Hoa Kỳ, Pháp chịu nhượng bộ trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương. 

 

Trong Thế chiến II, tổng thống Mỹ Roosevelt luôn khuyến cáo Anh Pháp phải thay đổi chính sách thuộc địa, v́ đó là mầm móng của chiến tranh và là nhược điểm của các nước Tây phương. Ông nói: "Đă đến lúc các chính phủ phải nghe lời nói của các dân tộc thuộc địa, nếu chúng ta cứ mặc t́nh để hàng triệu con người lại rơi vào chế độ nô lệ thuộc địa trá h́nh th́ một cuộc chiến tranh khác sẽ xảy ra". Ông lên án tư bản Anh Pháp chỉ t́m cách chiếm đoạt các tài nguyên phong phú mà không nghĩ đến việc phát triển các nước thuộc địa. Theo ông t́nh trạng này phải thay đổi sau chiến tranh và Hoa Kỳ sẽ viện trợ giúp các nước chậm tiến phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. 

 

Để giải quyết vấn đề quan trọng này, Roosevelt chủ trương quốc tế hóa vấn đề thuộc địa, đặt các thuộc địa dưới sự quản thác của Liên Hiệp Quốc trong một thời gian để các nước này chuẩn bị đón nhận sự độc lập hoàn toàn. (8)  Ông nói: "Ngoài mục đích bảo vệ ḥa b́nh và an ninh quốc tế và tôn trọng quyền tự quyết dân tộc, nó c̣n ảnh hưởng thúc đẩy sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, xă hội, giáo dục tại các thuộc địa để cho họ tiến dần đến chỗ tự trị hoặc độc lập tùy theo hoàn cảnh tŕnh độ và nguyện vọng của họ". 

 

Đối với Đông Dương, Roosevelt không che dấu sự chống đối của ông trong việc duy tŕ quyền lợi của Pháp ở đây và muốn thiết lập sự bảo hộ quốc tế ở các nước này. Ông đă tâm sự với con ông: "Người bản xứ Đông Dương đă bị đàn áp trắng trợn đến nỗi họ nghĩ rằng sống dưới bất cứ chế độ nào cũng c̣n khá hơn sống dưới chế độ thực dân Pháp". (9) Mối bực tức này cũng được Roosevelt đề cập với ngoại trưởng của ông Cordell Hull  về nỗi thống khổ của 30 triệu dân Đông Dương sau gần 100 năm bị Pháp cai trị: người dân sống c̣n khổ hơn hồi Pháp mới đến, họ đáng được hưởng một đời sống tốt đẹp hơn(10) 

 

Tháng 11/1943, Roosevelt và Churchill đến Le Caire (Ai Cập) hội đàm với Tưởng Giới Thạch. Trung Hoa Dân Quốc được thừa nhận là một trụ cột của Đồng minh chống Phát xít. Cuộc kháng chiến chống Nhật của họ đă cầm chân trên một triệu quân của Thiên hoàng khiến Đồng minh có thể rảnh tay trên nhiều mặt trận khác, Trung Hoa được kể là nước có công đáng kể cho thắng lợi của Đồng minh. Cả ba lănh tụ đều quyết tâm chiến đấu đánh đuổi quân Nhật ra khỏi các lănh thổ bị xâm lăng kể cả Măn Châu và Triều Tiên. Vấn đề thuộc địa lại được mang ra thảo luận. Một lần nữa Churchill bác bỏ đề nghị của Roosevelt về một thỏa hiệp quốc tế hóa các thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Churchill và giới thống trị Anh Quốc không thể nh́n mặt trời lặn trên những miền đất của đế quốc Anh. Họ sợ rằng nếu đặt Đông Dương dưới quyền ủy trị của quốc tế sẽ ảnh hưởng đến sự thống trị của họ đối với Ấn Độ và các thuộc địa khác nữa. (11) 

 

Anh Mỹ thừa nhận rằng với chiêu bài Thịnh vượng chung Đại Đông Á, Nhật đă quất sụm toàn bộ ách thống trị thực dân trên toàn coi Á đông, điều này đ̣i hỏi các nước Tây phương sau khi thu hồi các thuộc địa, họ sẽ thương lượng với những người bản xứ và trao trả độc lập cho các thuộc địa để duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh. Đó là quyết định của Đồng minh Tây phương về vấn đề thuộc địa sau khi Thế chiến II chấm dứt. Nam Kỳ thuộc địa, dù nước Pháp có tư cách pháp lư ở đây, song Tưởng Giới Thạch và Roosevelt đều không muốn Đông Dương rơi trở lại vào tay Pháp mà nên đặt nó dưới sự quản thác quốc tế.  

 

Dựa vào lư do Pháp đă đầu hàng Hitler lại không có quân tham chiến chống Nhật ở Thái B́nh Dương, c̣n Đông Dương đă lọt vào tay Nhật và nằm trong mặt trận Hoa Nam do Trùng Khánh lănh đạo, do đó Tưởng Giới Thạch và Roosevelt quyết định giao vấn đề Đông Dương cho Trung Hoa và Anh Quốc phụ trách sau khi Thế chiến II chấm dứt. Roosevelt không công khai tán đồng việc Pháp trở lại thống trị Đông Dương, song ông cũng không c̣n phản đối việc Anh Quốc đứng ra giúp Pháp tái chiếm các nước Đông Dương. 

 

Việt Nam là vùng đất chịu ảnh hưởng của Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước khi Pháp thôn tính Nam Kỳ làm thuộc địa. Năm 1884 với Ḥa ước Thiên Tân, triều đ́nh Măn Thanh đă thỏa thuận để Pháp đặt sự bảo hộ ở Bắc và Trung phần Việt Nam. Năm 1940 Pháp đă đầu hàng Đức và Nhật chiếm đóng các nước Đông Dương, do đó TT Roosevelt chấp nhận để Trung Hoa và Anh Quốc vào giải giới quân Nhật ở Đông Dương và sắp đặt chế độ chính trị ở đây khi Thế chiến II chấm dứt. Đến đầu năm 1945, do sự vận động tích cực của Churchill, Pháp trở thành một trụ cột của năm cường quốc Đồng minh. Tướng De Gaulle, thủ tướng chính phủ lâm thời Pháp đưa ra tuyên ngôn 24//3 hứa sẽ cho các nước Đông Dương được tự trị trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. 

 

Trong cuộc xung đột Pháp-Việt Minh ở Nam Bộ và cuộc đàm phán giữa Pháp với Chính phủ Hồ Chí Minh hồi năm 1945-46, Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập. Họ không muốn dính líu đến vấn đề Đông Dương, nhưng hết sức quan tâm đến diễn tiến t́nh h́nh ở đây. Trong công điện gởi Sứ quán Hoa Kỳ ở Paris, Ngoại trưởng Marshall nhắc nhở: "Chúng ta hoàn toàn thừa nhận lập trường là Pháp có chủ quyền ở Đông Dương và chúng ta không muốn tỏ ra là ḿnh đang t́m cách phá hoại lập trường đó, đồng thời chúng ta không thể nhắm mắt trước thực tế là có hai bên trong vấn đề này. Việc Pháp tiếp tục có mặt ở Đông Dương phản ảnh một giải pháp thực dân đă lỗi thời và nguy hiểm ở khu vực đó. Mặt khác chúng ta không được làm ngơ trước thực tế là ông Hồ Chí Minh có quan hệ trực tiếp với Cộng sản và đương nhiên chúng ta không muốn thấy các chính quyền của thực dân đế quốc lại được thay thế bằng triết lư và tổ chức chính trị do Kremlin chỉ đạo và kiểm soát". (12) 

 

Với quan điểm trên nên tháng 9/1945 Truman từ chối lời yêu cầu của De Gaulle xin Hoa Kỳ cung cấp phi cơ và tàu thủy để chở quân Pháp sang Đông Dương. Sau đó Hoa Kỳ cũng bác bỏ yêu cầu của Paris xin cung cấp vũ khí để giúp Pháp chống Việt Minh. Truman cũng làm ngơ trước những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh hồi tháng 8 và 9/1945yêu cầu Hoa Kỳ "một quán quân về dân chủ" hăy can thiệp để Việt Nam trở thành một nước được Mỹ bảo hộ trong một thời gian trước khi độc lập như trường hợp Phi Luật Tân. (13) (C̣n tiếp) 

Lê Quế Lâm  

Trở lại