Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 7_2)

 Lê Quế Lâm

Chương bảy (tiếp) 

Quốc gia Việt Nam ra đời

 

Hoa Kỳ hoàn toàn đứng ngoài cuộc trong vấn đề Đông Dương cho đến năm l948. Từ giữa năm này, khi quan hệ hai khối Đông Tây bắt đầu căng thẳng, chính giới Hoa Kỳ hết sức quan tâm trước sự bành trướng của Liên Xô ở Đông Âu và tỏ ra lo ngại việc ông Hồ Chí Minh đi theo cộng sản. Nhưng các báo cáo của Bộ Ngoại giao xác nhận họ không t́m ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào cho thấy ông Hồ Chí Minh thực tế đă nhận chỉ thị của Điện Cẩm Linh. Tuy nhiên "nếu có một mưu đồ do Mạc tư Khoa chỉ huy ở Đông Nam Á th́ Đông Dương quả là một trường hợp bất thường chưa hề có"(14) 

 

Chính v́ vậy Hoa Kỳ gây áp lực mạnh hơn buộc Pháp nhượng bộ chấp thuận cho các nước Đông Dương được độc lập khá hơn. Một nền độc lập được cho là cần thiết để "làm hậu thuẫn cho chủ nghĩa quốc gia có thể phát triển, nhờ đó Hoa Kỳ hy vọng sẽ khuyến khích dân chúng Việt Nam tích cực ủng hộ ông Bảo Đại là người không Cộng sản để thay thế ông Hồ Chí Minh và tổ chức Việt Minh. Ông Bảo Đại có thể thực hiện được một giải pháp chính trị công bằng với những người Quốc gia ôn ḥa, do đó sẽ làm giảm bớt những hiểm họa do việc các phong trào đấu tranh giành độc lập có thể bị phe cực đoan thao túng".  

 

Dù vậy Hoa Kỳ vẫn chưa ủng hộ Thỏa ước Élysée 8/3 v́ sợ ông Bảo Đại quá yếu. Trong bức điện gởi Sứ quán Hoa Kỳ ở Paris, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Trong lúc này chúng ta không thể đưa nước Mỹ đi cam kết một cách vô điều kiện để ủng hộ chính phủ của một người bản xứ khi mà chính phủ này không phát huy được tín nhiệm đối với nhân dân Việt Nam, có thể cuối cùng trở thành một chính phủ bù nh́n, tách rời dân chúng và chỉ tồn tại được nhờ sự có mặt của giới quân sự Pháp". (15) 

 

Ngày 8/3/1949, tại Dinh tổng thống Pháp (Điện Élysée) Bảo Đại và tổng thống Vincent Auriol kư Hiệp ước Élysée. Pháp chính thức nh́n nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp, có chủ quyền ngoại giao và nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Tuy nhiên chủ quyền thực sự vẫn c̣n nhiều hạn chế v́ hậu quả của t́nh trạng chiến tranh với Việt Minh và việc gia nhập khối Liên Hiệp Pháp khiến Việt Nam phải theo đúng chính sách do Thượng hội đồng và Nghị viện Liên Hiệp Pháp đề ra. (16

 

Ngày 24/4/l949, Hội đồng Đại biểu Nam kỳ gồm 16 Pháp và 48 Việt bỏ phiếu chấp nhận việc sáp nhập Nam Kỳ vào Quốc gia Việt Nam. Quyết nghị được Quốc hội Pháp thông qua ngày 3/6/1949. Quốc gia Việt Nam chính thức ra đời ngày 1/7/1949 và chính phủ đầu tiên do Bảo Đại đích thân điều khiển. 

 

Hiệp ước Élysée đáp ứng gần như trọn vẹn 7 điểm do cụ Trần Trọng Kim phác họa hồi đu tháng Hai năm 1947. Chỉ có điểm 3 của cụ đ̣i Pháp phải tử bỏ dự án liên bang ở Đông Dương v́ theo cụ đó là cách lập lại chế độ thực dân như thời trước 1945.  

Chính phủ Pháp không thể đáp ứng đ̣i hỏi của cụ Trần Trọng Kim nên t́m cách không cho cụ tiếp xúc và cố vấn cho cựu hoàng Bảo Đại nữa. Do đó cụ không trở lại Hương Cảng, cụ cũng không ở trong nước để chứng kiến sự nhượng bộ của Pháp không đáp ứng hoài bảo của ḿnh, cụ và gia đ́nh di chuyển lên Nam Vang.  

Âu đó cũng là sự sắp bài của đấng thiêng liêng. Hoài bảo của một con dân Việt Nam yêu nước cống hiến cả cuộc đời phục dân tộc, sẽ không cứu được nước trong bối cảnh lúc bấy giờ. C̣n Pháp v́ muốn tái lập ách thống trị của ḿnh, nên phải trả một giá đắt trong giai đoạn từ sau Hiệp ước Élysée đến năm1954.  

Hơn một trăm ngàn binh lính trong đội quân Viễn chinh Pháp đă thương vong để bảo vệ sự sống c̣n của đất nước VN trước sự tấn công của các thế lực Cộng sản trong ngoài nước. Các chính phủ Pháp sau Thế chiến II đă đền bồi cho VN những mất mác lớn lao dưới thời thực dân từ đầu thập niên 1860 đến 1945. Đó là qui luật nhân quả của lịch sử. Gieo nhân tất phải trả quả. 

Ngày 6/3/1948 tức ngày 26 tháng Giêng năm Mậu Tư, cụ Trần Trọng Kim lên đường đi Nam Vang.Ở Nam Vang cụ cảm thấy được yên ổn hơn Sàig̣n, ngày đêm tự do, không có ai cấm đoán ǵ cả, chỉ phải nóng nực khó chịu. Cụ đọc sách vở về Phật giáo và Ấn giáo, nên cũng nguôi được nhiều điều ph́ền năo. Mỗi khi trời mát mẻ, chiều đến cụ chống gậy ra đứng bên bờ sông nh́n nước chảy, mà nghĩ cuộc đời cũng xoay vần trôi nổi chẳng khác ǵ ḍng nước chảy xuôi ḍng. 

Đối với người ngoài, họ cho đó thật là hiu quạnh, song cụ lại thấy có nhiều thú vị hơn những lúc phải lo toan làm công việc nọ kia, giống như người đóng tuồng ra sân khấu, nhảy múa nhọc mệt rồi hết tṛ, đâu lại vào đấy.  

Nay ngồi yên một chỗ, ngắm rơ tṛ đời và tự ḿnh tỉnh sát để biết cái tâm t́nh của ḿnh. Cụ nhớ câu cổ nhân đă nói: “Hiếu danh bất như đào danh, đào danh bất như vô danh”. Muốn có danh không bằng trốn danh, trốn danh không bằng không có danh. Người có trí tuệ mà biết giữ ḿnh ở chỗ vô danh là bậc cao sĩ tuyệt tác, nhưng ḿnh đă trót đeo lấy cái danh vào ḿnh, th́ phải t́m cách trốn danh vậy. 

Cụ quan niệm:  danh với lợi ở đời là những cái mồi nó nhử ḿnh vào cạm bẩy để hành hạ cái thân ḿnh, chung quy chỉ là một cuộc mộng ảo, chẳng có ǵ là thực. Khi đă mắc vào th́ lắm lúc lại phải đi vào những nơi hôi thối, phải bưng mắt bịt mũi, thật là khổ. 

Cụ dự định nương náu ở đây chờ cho t́nh thế yên yên, th́ thu xếp về Bắc là nơi có bà con, bạn bè để khi vui buồn có nhau hơn là ở chỗ xa lạ. Đến tháng 3 năm 1949, thấy cựu hoàng Bảo Đại đă điều đ́nh xong với chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam được thống nhất và độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, đại khái theo cái nguyên tắc mà ông Bảo Đại và cụ đă đưa cho người Pháp ở Hương Cảng. 

Cụ kỳ vọng khi sự độc lập và thống nhất đă thực hiện rơ ràng rồi, th́ ông Bảo Đại phải có cái chính sách cương quyết và biết lựa chọn lấy những người ngay chính, đứng đắn ra giúp ông mà làm mọi việc. Nếu lại để cho những người muốn thừa cơ hội mà làm giàu làm sang th́ khó ḷng mà đem lại ḷng tín nhiệm của dân chúng. Việc thành bại sau này, tùy ở ḷng thành thực của người Pháp, và chính sách ngay thẳng của ông Bảo Đại. 

C̣n phần cụ, nay già rồi chỉ mong được yên ổn, nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Vả lại trong quảng đường vừa đi qua, trải bao những cảnh huống đau buồn khổ sở, may nhờ Trời Phật cứu giúp, cụ duy tŕ được đến bây giờ, mà không trụy lạc vào đâu cả, thật là cái phúc lớn vậy. 

Cụ tâm sự:  “Bản tâm là tôi viết truyện riêng của tôi, song tôi phải nói đến chính trị của chính phủ Việt Minh và sự hành động của Pháp ở Đông Dương, là v́ những việc ấy quan hệ với nhau, không nói rơ không ai hiểu manh mối việc tôi  làm thế nào”.   

Việc người Pháp làm ở Đông Dương, có nhiều lầm lỗi, ngay từ lúc đầu không chịu thay đổi thái độ với người Việt Nam. Họ cứ tưởng lấy vơ lực mà đàn áp và dùng quyền mưu lừa dối để đưa người ta vào tṛng, như ư ḿnh muốn, họ không biết rằng ḷng người đă thay đổi, nhân trí đă biến thiên, không thể lấy thế lực bắt người ta đi theo đường cũ. 

Người Pháp lại có cái tính hay cậy sức mạnh, rồi có xẩy ra việc ǵ, th́ để cho quân lính đi tàn phá giết hại, có ư muốn làm cho người ta sợ. Cái phương cách ấy đối với các dân tộc khác, không biết như thế nào? Nhưng đối dân tộc Việt Nam, chỉ dùng sức mạnh để tàn phá, th́ sự tàn phá càng tàn nhẫn bao nhiêu, sự thù oán ghét lại càng tăng thêm bấy nhiêu. 

Tâm lư người Việt Nam, họ ưa chuộng chính sách trong sạch ngay chính, không phá bậy giết càn. Hễ người Pháp không hiểu chỗ ấy, th́ bề ngoài thế nào mặc ḷng, bề trong không ai phục, th́ lảm việc ǵ cũng thất bại. V́ vậy, việc người Pháp muốn đem lại ḥa b́nh ở xứ Đông Dương mà cứ ngoắt nghéo cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất và không thành thật thi hành những điều giao kết, th́ khó ḷng mà giải quyết được cái t́nh thế ngày nay. 

Đối với Việt Minh, cụ nhận xét: Về phương diện chính trị th́ chính phủ Việt Minh đă thất sách từ lúc đầu, chưa ǵ đă đem áp dụng cái chủ nghĩa cộng sản một cách đường đột quá, thành ra ở trong nước th́ dân t́nh ta thán, mà ở ngoài th́ không có ai muốn giúp đỡ.  

Trước th́ họ trông cậy ở nước Nga và ở đảng Cộng sản bên Pháp, sau th́ nước Nga v́ xa cách không giúp được họ việc ǵ, đảng Cộng sản bên Pháp thất thế, thành ra bị cô lập, bất đắc dĩ phải lập ra mặt trận kháng chiến. Chính phủ Việt Minh tuy biết lợi dụng ḷng ái quốc của quốc dân và nhờ tổ chức chu đáo và sự tuyên truyền khôn khéo, nhưng vẫn không đủ sức để ngăn cản được sự tấn công của quân địch. 

Chủ nghĩa Cộng sản về luận thuyết cũng có điều bảo thủ, như là muốn chữa những điều bất công xă hội th́ lại áp chế điều hà khốc và dùng những thủ đoạn khiến người ta mất ḷng tin cậy. Đem cái bất công b́nh nọ mà phá cái bất công b́nh kia th́ dù có thắng lợi, cũng không chắc đă bền vững. 

Việc làm của Việt Minh cộng sản có hai điều trở ngại. Một là đem cái phương sách hành động ở một nước bạn Tây phương sang thi hành ở Việt Nam có nhiều điều không thích hợp với hoàn cảnh và tính t́nh của phần nhiều người trong nước cho nên có trái ngược. Hai là v́ vị trí nước Việt Nam ở trong ṿng ảnh hưởng của Anh Mỹ, theo hiện t́nh bây giờ họ cũng không để đất nước thành cộng ḥa. Chỉ khi nào trống mái rơ rệt, thiên hạ hoặc là đều cộng ḥa cả, hoặc là đều tư bản cả. Lúc ấy dù muốn dù không cũng chẳng làm được ǵ. Trong khi hai cái lư tưởng c̣n đối lập, th́ ḿnh chưa sao thoát khỏi cái thế lực của Anh Mỹ. Như vậy ḿnh cố chấp muốn cộng ḥa, th́ chỉ có phần thiệt hại mà thôi, chứ khó ḷng thành công được. 

Đảng Cộng sản có tính cách tôn giáo, phải mê và tin, tin chỉ có ḿnh là phải, c̣n người ta là sai lầm hết cả… Song những người làm chính trị quan hệ đến vận mệnh một nước, phải hiểu thời thế, mà tùy cơ ứng biến. Theo ư cụ, th́ đó là điều những người cầm quyền trong đảng Việt Minh phải liệu mà hành động. 

Dù hay dở thế nào mặc ḷng, đảng Việt Minh đă có cái công lớn tổ chức được cuộc kháng chiến khiến nước Pháp phải cho nước Việt Nam được độc lập và thống nhất. Song trong t́nh thế hiện thời, th́ đảng Việt Minh chỉ làm được đến đấy thôi, không làm hơn được nữa. Muốn cố chấp làm cho được như ư muốn thỉ làm khổ dân hại nước mà không chắc đạt được những mong muốn của họ.  

Vă lại cái mục đích ấy định đi đến đâu? Tại sao người ḿnh đă phơi xương đổ máu trong sáu bảy chục năm trời từ khi có cuộc bảo hộ nước Pháp đến giờ? Có phải tại người ḿnh muốn sống cái đời sống tự chủ của ḿnh, chớ không làm nô lệ ai không? Lẽ nào ta đem cái ư tưởng chưa được thực hiện được mà đem ḿnh làm nô lệ một dân tộc khác. Dù ta có say mê một lư tưởng nào nữa, th́ cũng từ từ để cho thời gian dũa ṃn bớt góc cạnh có thể gây ra nhiều đau đớn. Đời chưa đủ khổ hay sao, mà c̣n muốn gây thêm ra nữa! 

Hiện nay đảng Việt Minh có nước cờ đánh rất cao, là tự ḿnh lùi bước đi, để cho đảng chân chính quốc gia đứng ra thực hiện sự độc lập và thống nhất nước nhà, rồi lập thành một chính thể theo đúng cái nghĩa dân chủ đang thịnh hành ngày nay, cho các đảng phái được công nhiên lấy nghĩa lư mà tranh đấu trên trường ngôn luận nhưng không được dùng vơ lực mà tranh quyền cướp thế. Làm được như thế, tất nhiên là họ giúp cho nước Việt Nam sẽ có địa vị rơ ràng trong quốc tế, không ai xâm phạm được nữa. Khi ấy mọi người trong nước phải quả quyết đi vào con đường kiến thiết, ai nấy đều đem hết tài lực của ḿnh mà học tập và làm việc để đưa đất nước đến tŕnh độ cường thịnh như các nước khác. 

Cứ như thiển kiến của tôi, th́ đó là cái phương sách cứu nước rất ngay thẳng và có phần mau chóng hơn cả không biết những bậc cao minh trong nước nghĩ sao? 

“Tôi đem cái ư kiến ấy mà phô bày ra đây, là theo cái t́nh thế hiện thực mà nói, chớ không phải là một điều mơ tưởng, mà cũng không phải là tôi thiên vị chủ nghĩa nào, hay đảng phái nào cả, tôi đă nhất quyết không mưu cầu danh lợi ǵ hết, chỉ mong người trong nước bỏ bớt cái ḷng tư tâm tư lợi mà ra sức giúp cho nước nhà chóng được yên ổn và thịnh vượng để cùng với thế giới đi lên con đường tiến bộ. 

“Cũng bởi tấm ḷng v́ dân v́ nước ấy và khi thấy quốc gia gian nan, không lẽ ngồi nh́n, nên tôi tự biết ḿnh đă già yếu kém cỏi không làm ǵ được, nhưng ít ra cũng theo cái lương tâm mà đem những sự tôi đă biết và đă thấy mà phô bày ra để mọi người suy xét cho đúng sự thực. Dù ai có bảo đó là lời nói của một anh hủ nho, tôi cũng cam tâm mà tự cho ḿnh đối với tâm của ḿnh đă làm hết bổn phận làm người vậy”. 

Trên đây là những lời tâm huyết của một chí sĩ quốc gia suốt đời phụng sự dân tộc được cụ ghi lại trong những ḍng cuối quyển Một Cơn Gió Bụi. Cụ Trần Trọng Kim đă viết xong sách này tại Nam Vang ngày 1/5/1949 tức mùng 4 tháng tư năm Kỷ Sữu. (17) 

                                                            *** 

V́ Pháp không chấp nhận Việt Nam được hoàn toàn độc lập tự chủ, nên từ khi Quốc gia Việt Nam ra đời, đa số những người quốc gia chân chính đều không muốn hợp tác với một chính phủ Quốc gia thân Pháp, điển h́nh là Ngô Đ́nh Diệm, người đă từng khuyến cáo Bảo Đại phải cứng rắn với lập trường Việt Nam độc lập và thống nhất. Trong đó c̣n có một số lănh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng như Lê Ngọc Chấn, Nguyễn Ḥa Hiệp, Xuân Tùng... Ngoài ra c̣n có Trần Văn Hương, nguyên Chủ tịch Mặt trận Kháng chiến tỉnh Tây Ninh, Trần Văn Văn, ủy viên Kinh tài Ủy ban Kháng chiến Nam bộ... Số người này đă từng hợp tác với Việt Minh nhưng sau khi thấy được bộ mặt thật của người cộng sản, họ bỏ kháng chiến trở về thành và cũng không ra hợp tác với các chính quyền thân Pháp. Ngoài ra c̣n có một số lớn trí thức không dám hợp tác với chính quyền quốc gia v́ sợ bị Việt Minh khủng bố. 

 

Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh vẫn c̣n tiếp diễn nhưng tính chất của cuộc đấu tranh này đă thay đổi. Chính Hồ Chí Minh đă xác nhận: "Kháng chiến Việt Nam là một h́nh thức cao rộng của giai cấp đấu tranh, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên toàn thế giới giữa thế giới tư bản và thế giới cộng sản. 

 

Nhờ cuộc kháng chiến này mà những người quốc gia ôn ḥa đă tranh thủ được nền độc lập cho đất nước bằng con đường thương lượng ḥa b́nh. Dù nền độc lập ban đầu c̣n nhiều hạn chế sẽ được kiện toàn dần dần, nhưng người quốc gia đă đi sau về trước. Mục tiêu đấu tranh giành độc lập của người Quốc gia đă hoàn tất, công cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân của cộng sản không những mất đi phần nào ư nghĩa mà c̣n biến Việt Nam trở thành đấu trường chính của cuộc xung đột giữa hai thế giới đối lập h́nh thành sau Thế chiến II. 

 

Năm 1945, sau khi giành được chính quyền, ông Hồ Chí Minh khôn khéo vận động ngoại giao với khối thế giới tự do, ông mượn những ư tưởng về dân chủ tự do trong Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Hoa Kỳ để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Và dùng tiêu đề Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc của Trung Hoa Quốc Dân Đảng làm nền tảng cho chế độ mới. 

Bước thành công kế tiếp trong sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là triệt hạ, cô lập và trung lập hóa một cách hợp pháp những đối thủ chính trị đối lập, những người có khả năng lèo lái dân tộc đi ra ngoài quỹ đạo cộng sản, để ông độc quyền lănh đạo cuộc cách mạng do ông vạch ra. Ông lại lợi dụng nhiệt t́nh yêu nước của nhân dân trong lúc bọn thực dân Pháp trở lại Đông Dương để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập tự do nên đă thu hút được ḷng dân. Những điểm này sẽ giúp ông hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc như là một lănh tụ ái quốc chân chính của một nước thuộc địa. 

 

Nhưng ba năm sau với thắng lợi của cộng sản Trung Quốc, do tham vọng tranh quyền lănh đạo "Thế giới Cách mạng" của Mao Trạch Đông, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là nước đầu tiên trên thế giới công nhận chính phủ Hồ Chí Minh, bắt buộc Liên Xô và các nước cộng sản khác phải đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Trung Cộng trở thành hậu phương lớn yểm trợ kháng chiến Việt Minh, kể từ đó ông Hồ Chí Minh dựa hẳn vào Bắc Kinh để đương đầu với chính phủ hợp pháp của Bảo Đại vừa được Pháp trao trả độc lập. Ảnh hưởng Trung Cộng ngày càng phát triển trong hàng ngũ Việt Minh, tất cả các chính sách và đường lối cách mạng của Trung Cộng như cải cách ruộng đất, chiến tranh nhân dân, trường kỳ kháng chiến... đều được Việt Minh áp dụng tại Việt Nam. 

 

Mưu đồ nhân danh một nhà cách mạng yêu nước, núp kín trong ḷng Quốc tế Cộng sản, để chiến đấu cho chính nghĩa của dân tộc của ông Hồ Chí Minh đă bị lật tẩy. Từ đây ông phải công khai đứng trong trận tuyến chống chủ nghĩa đế quốc do Liên Xô lănh đạo. Đất nước trở thành vũ đài của cuộc xung đột thế giới, 

 

Việc Trung Cộng, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh, lúc đó Hoa Kỳ và các nước Tây phương mới chính thức đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại lănh đạo. 

 

Năm 1952, Quốc gia Việt Nam xin gia nhập Liên Hiệp Quốc được Đại Hội đồng thông qua với 40 phiếu thuận và 5 phiếu chống (12 nước vắng mặt). Hội đồng Bảo An biểu quyết với 9 phiếu thuận chỉ có Liên Xô dùng quyền phủ quyết bác bỏ. Dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, song từ tháng 10/1949, Quốc gia Việt Nam lần lượt trở thành hội viên chính thức của nhiều cơ quan quốc tế như Viễn Đông Kinh ủy hội, Tổ chức Y tế thế giới, Lao động thế giới, Lương nông thế giới, Văn hóa thế giới... 

 

Ngày 3/7/1953, Pháp quyết định trao trả độc lập hoàn toàn cho ba nước Đông Dương dẫn đến Hiệp ước về Độc lập (Traité D'Indépendance) kư ngày 4/6/1954 giữa Thủ tướng Pháp Jooeph Laniel và Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Bửu Lộc, gồm các điều khoản sau đây: 

- Điều 1: Nước Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập có đầy đủ chủ quyền và thẩm quyền do Quốc tế công pháp công nhận. 

- Điều 2: Nước Việt Nam thay thế nước Pháp trong các quyền lợi và trách nhiệm do những hiệp ước mà Pháp đă kư thay cho Việt Nam. 

- Điều 3: Nước Pháp cam kết chuyển giao cho Việt Nam thẩm quyền các công sở do Pháp chi phối trên lănh thổ Việt Nam. 

- Điều 4: Hiệp ước sẽ bắt đầu thi hành ngay sau khi kư kết và băi bỏ tất cả mọi án văn trái ngược với hiệp ước trên đây. (18) 

 

Lúc bấy giờ, Quốc gia Việt Nam đă được 35 quốc gia trên thế giới thừa nhận. Ngày 16/6/1954, bốn ngày sau khi chính phủ Bidault đổ, tổng thống Pháp Réné Coty bổ nhiệm Mendès-France lập chính phủ mới để chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Trước bước ngoặc của lịch sử dân tộc, Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đ́nh Diệm làm thủ tướng, thay thế hoàng thân Bửu Lộc. 

 

Ba tháng trước đó, thủ tướng Laniel đă công khai ngỏ ư trước Quốc hội rằng Pháp cần chấm dứt chiến tranh bằng cách thỏa hiệp với Việt Minh. Đích thân Bảo Đại đă đến gặp René Coty và Laniel để phản đối dự định nghị ḥa với cộng sản. Ông tuyên bố với báo chí: không chấp nhận bất cứ hiệp ước nào do Pháp kư với đối phương đi ngược với quyền lợi dân tộc. (19) 

 

Trong hồi kư, cựu hoàng nhắc lại rằng: "trong t́nh thế hiện tại, không có ai hơn ông Diệm được. Ông ấy là một bảo đảm chắc chắn nhất để chống cộng sản, ông ta quả thật là người của thời cuộc". Bảo Đại đă giao toàn quyền quân sự lẫn dân sự cho thủ tướng Diệm điều khiển vận mạng đất nước để đối phó với t́nh h́nh khẩn trương lúc bấy giờ. Khi giao trọng trách này, Bảo Đại yêu cầu Diệm "hăy thề là sẽ bảo vệ đất nước chống lại bọn cộng sản vô thần và nếu cần chống lại người Pháp nữa". (20) 

 

Bác sĩ Trần Văn Đỗ được thủ tướng Diệm cử làm ngoại trưởng thay thế Giáo sư Nguyễn Quốc Định dẫn đầu phái đoàn Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị Genève 1954. 

Lê Quế Lâm 

CHÚ THÍCH 

1. Cao Văn Luận, Bên ḍng lịch sử: Hồi kư 1940-1965, Nxb Sống Mới, Sàig̣n,  Tr. 147-148 

2. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vinh Sơn, Sàig̣n, 1969, Tr. 162-165 

3. Trần Quân, “Giải pháp Bảo Đại”, Báo Chuông Sàig̣n, Úc Châu, 1/7/1988. 

4. Đoàn Thêm, Những ngày chưa quên, Nam Chi Tùng Thư Xuất bản, Sàig̣n, tr. 127-129. 

5. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr. 167-179. 

6. Đoàn Thêm, Sđd, tr.142. 

7. Trần Quân, Tài liệu đă dẫn trên. 

8. James Mac Gregor Burns, “Roosevelt: The Soldier of Freedom 1940-1945”, Weidenfeld & Nicolson, London, 1971, P. 379. 

9. Elliott Roosevelt, “As He Saw It”, Duell-Sloan & Peace, New York, 1946, P. 115. 

10-11. Neil Sheehan, “A Bright Shinning Lie”, Picador, London, 1990, P. 150. 

12. The Pentagon Papers, Published by The New York Times, Bantam Books, NY, 1971, PP.7-8 

13. Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie, Picador, London, 1990, P.147 

14-15.The Pentagon Papers, Published by The New York Times, Bantam Books, NY, 1971, PP.9-10 

16. Đoàn Thêm, Sđd, tr.158-159 

17. Trần Trọng Kim, Sđd, Tr. 180-191. 

18. Nam Đ́nh (Kỳ Nam Nguyễn Thế Phương), Hồi kư  lịch sử : 1923 đến 1964, Nhật báo Thần Chung, Sàig̣n, 1965. 

19  Đoàn Thêm, Sđd, Tr. 172. 

20. Bao Dai SM, “Dragon D'Annam”, Blon, Paris, l980. P. 329

 

Trở lại