Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 8)

 Lê Quế Lâm

Phần Hai 

Thảm họa chiến tranh  

Chiến tranh Đông Dương lần I (1946-1954): Đất nước chia đôi 

Chương tám  

Bối cảnh thế giới sau Thế chiến II và Chiến tranh lạnh 

Ngay từ buổi đầu của thời hậu chiến, Hoa Kỳ đă trao trả độc lập cho Phi Luật Tân và kêu gọi thanh toán mau lẹ chế độ thuộc địa. Hoa Kỳ hy vọng việc chấm dứt chế độ thuộc địa sẽ được thực hiện nhanh chóng, các nước mới thu hồi nền độc lập sẽ theo chế độ đại nghị Tây phương và đóng một vai tṛ xây dựng trên vũ đài thế giới trong kỷ nguyên ḥa b́nh độc lập.  

 

Nhưng việc trao trả độc lập không diễn ra một cách êm đẹp. Nếu chính phủ Anh đă tuần tự chuyển những thuộc địa của ḿnh sang t́nh trạng tự trị trong khuôn khổ Cộng đồng thịnh vượng chung (Commonwealth) sau đó tiến tới độc lập hoàn toàn như trường hợp Ấn Độ, Miến Điện, Hồi Quốc…Song cũng có những cường quốc Âu châu khác cố chấp và thiển cận, họ không hiểu rằng đă đến lúc phải thay đổi đường lối cũ, thể hiện tinh thần b́nh đẳng và tôn trọng lẫn nhau mới có thể cứu văn được địa vị và duy tŕ được ảnh hưởng của ḿnh sau này.  

 

Họ không hiểu được khát vọng sâu xa của các dân tộc bị trị sau chiến tranh là độc lập, tự do, phát triển. Lănh tụ Ấn Độ Jawaharlal Nehru (1989-1964), một nhân vật nổi tiếng của Phong trào giải phóng dân tộc đă phát biểu như sau: “Những nét chính của bộ mặt Á châu ngày nay là sự phản kháng chế độ thuộc địa, sự phục sinh chủ nghĩa yêu nước, niềm kỳ vọng ở công cuộc cải cách ruộng đất, ḷng nhiệt t́nh mong muốn một nền kinh tế phát triển và say mê tự do”

 

Lợi dụng sự yếu kém và chia rẽ của người bản xứ, các cường quốc thực dân chậm trể trong việc trao trả độc lập cho các thuộc địa đă đưa Nam Dương và Đông Dương vào con đường chiến tranh đáng tiếc. Riêng Việt Nam do sự chia rẽ của những người lănh đạo và sự ngoan cố của thực dân Pháp khiến Việt Nam trở thành trận địa của cuộc xung đột quốc tế. Từ đó dân tộc Việt Nam phải gánh chịu một hậu quả vô cùng thảm khốc của cuộc chiến tranh trường kỳ kéo dài đến cuối thập niên 1980. 

 

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ chưa bao giờ chủ trương dùng sức mạnh để yểm trợ các Đồng minh Tây Âu duy tŕ chính sách thực dân ở châu Á, trái lại họ c̣n áp lực mạnh yêu cầu Ḥa Lan chấm dứt chiến tranh năm 1946, sau đó dọa cắt viện trợ buộc Ḥa Lan nhượng bộ trao trả độc lập cho Nam Dương vào năm1949…Nhưng Liên Xô và các nước cộng sản luôn tố cáo Hoa Kỳ đă nhúng tay vào việc triệt hạ ảnh hưởng của các nước Âu Châu khỏi các thuộc địa ở Đông Nam Á để rồi thừa hưởng nó, xây dựng chế độ thực dân mới. 

 

Về sau khi cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu, cộng sản chiến thắng ở Hoa Lục, th́ chính sách của Hoa Kỳ trở nên phức tạp hơn. Họ quan tâm đặc biệt đến vai tṛ của Cộng sản quốc tế ở châu Á và t́m cách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.  

 

Từ đây con đường phát triển của các nước mới giành được độc lập gặp nhiều khó khăn hơn. Thoát khỏi chế độ thuộc địa chỉ là bước mở đầu, nếu những người lănh đạo dân tộc thiếu sự khôn khéo không biết đoàn kết nội bộ th́ dễ sa vào ṿng tranh chấp quốc tế. Những thế lực đế quốc mới với thủ đoạn tinh vi sẽ can dự vào, không những mất cả độc lập tự do mà c̣n gây ra cảnh nội chiến, đất nước qua phân trở thành vũ đài đọ sức của các cường quốc.  

 

Chính v́ đó mà lănh tụ một số nước mới giành được độc lập ở Á và châu Phi sớm ư thức rằng v́ quyền lợi sống c̣n, không cho phép họ nghiêng về một phía nào giữa hai khối quốc tế tương tranh. Họ t́m cách đứng ngoài, chọn con đường trung lập về chính trị, đường lối này được thể hiện tại hội nghị Á Phi ở Bandung (Nam Dương) năm1955.  

 

                            Chính sách đối đầu và Chiến tranh lạnh 

 Nga Mỹ đều là đồng minh trong cả hai trận thế chiến, họ đă duy tŕ được mối giao hảo tốt đẹp trong thời chiến; người ta hy vọng họ sẽ bằng ḷng với phần đất ảnh hưởng được phân chia tại hội nghị Yalta và Potsdam. Hai bên sẽ t́m được những phương thức hợp tác để giải quyết êm đẹp các vấn đề tranh chấp trong lục địa Âu Á, nơi mà cả hai đều có mặt và có những cam kết. Với ưu thế về quân sự, chính trị, kinh tế và dựa trên những nguyên tắc pháp lư quốc tế đă được thoả thuận, cả hai sẽ thiết lập một trật tự thế giới an ninh và b́nh đẳng cùng tồn tại và phát triển. Nhưng mối liên hệ Nga Mỹ ngày càng xấu đi do sự bất đồng ở nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. 

 

1-Vấn đề Triều Tiên Sau hội nghị Potsdam, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều không có ư định muốn Triều Tiên chia cắt vĩnh viễn. Vĩ tuyến 38 chỉ là đường ranh giới tạm chia hai vùng chiếm đóng cho tới khi nào t́m được những nguyên tắc hợp lư để thống nhất Triều Tiên. Cả hai đă có nhiều cố gắng lớn để sớm đạt được sự thỏa thuận về những nguyên tắc đó, nhưng vấn đề bế tắc là ai sẽ đứng ra kiểm soát để tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do.  

 

Liên Xô muốn cộng sản đưa người tham gia chính phủ để kiểm soát cuộc tổng tuyển cử, trái lại Hoa Kỳ cho rằng một khi cộng sản nắm quyền, sẽ không thể có tuyển cử tự do. Cuối cùng, hai nhà nước Triều Tiên ra đời vào năm 1948 với hai thể chế chính trị khác nhau, dẫn đến cuộc chiến tranh lớn sau Thế chiến II khi Bắc Triều Tiên muốn thống nhất đất nước bằng bạo lực vũ trang. 

 

2- Vấn đề nước Đức: Vấn đề căn bản ở đây cũng tương tự ở Triều Tiên. Theo quyết định của Đồng minh, Đức tạm thời bị chia thành 4 vùng do 4 nước thắng trận kiểm soát và một vùng đặc biệt Bá Linh đặt dưới sự kiểm soát của tứ cường. Các nước Đồng minh thắng trận có trách nhiệm xây dựng một nước Đức dân chủ ḥa b́nh và thống nhất để nước này đứng ra kư kết hiệp ước ḥa b́nh với các nước thắng trận. Mục tiêu này không đạt được v́ lập trường của Nga và ba nước Tây phương hoàn toàn đối nghịch, đưa đến việc h́nh thành hai nhà nước Đức với hai chế độ chính trị xă hội khác nhau. 

 

Tháng 4/1948, cộng sản bắt đầu gây hấn với Tây phương bằng cách phong tỏa Tây Bá Linh. V́ phần đất này nằm trong lănh thổ Đông Đức do Liên Xô chiếm đóng, bắt buộc Anh, Pháp, Mỹ phải lập cầu không vận tiếp tế cho Tây Bá Linh trong điều kiện vô cùng khó khăn, tạo ra t́nh h́nh căng thẳng tại đây. Trong 18 tháng từ ngày 1/4/1948 đến đến khi cuộc phong tỏa chấm dứt vào ngày 20/9/l949, không lực Hoa Kỳ và Anh Quốc đă chuyển vận vào thành phố Tây Bá Linh 2.343.000 tấn lương thực và than đá .  

 

3- Vấn đề Nhật Bản: Trong thời gian Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, Liên Xô luôn đ̣i hỏi Hoa Kỳ phải có một chính sách cứng rắn đối với Nhật, hạn chế tối đa việc phục hồi kinh tế để nước này khỏi gây hấn một lần nữa. Nếu đáp ứng đ̣i hỏi của Liên Xô, Hoa Kỳ sẽ phải viện trợ thường xuyên cho gần 80 triệu dân Phù Tang... Trong khi mục tiêu của Hoa Kỳ là việc thực thi dân chủ phải đi đôi với việc phát triển kinh tế. 

 

Khi cộng sản gây chiến ở Triều Tiên, Hoa Kỳ quyết định chấm dứt việc chiếm đóng Nhật Bản sớm hơn dự liệu và ra sức tái thiết Nhật để nước này góp phần với Thế giới Tự do chống lại chủ nghĩa bành trướng của cộng sản.  

 

Tháng 9/1951, Nhật kư Hiệp ước ḥa b́nh San Francisco với tất cả 48 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chỉ trừ Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc. Hiệp ước ghi nhận: Quân đội chiếm đóng sẽ rút khỏi nước Nhật trong ṿng 90 ngày, Nhật dành cho các nước kư ḥa ước với họ được hưởng qui chế tối huệ quốc trong thời gian 4 năm.  

 

Ngoài ra Nhật c̣n được quyền kư hiệp ước với các nước để bảo vệ an ninh và nền độc lập của ḿnh. Hiệp ước San Francisco bị khối Cộng sản bác bỏ khiến Nhật vẫn c̣n trong t́nh trạng chiến tranh với Liên Xô, buộc họ phải kư Hiệp ước An ninh hỗ tương với Hoa Kỳ và yêu cầu Mỹ tiếp tục đóng quân trên đất Nhật để bảo vệ an ninh. 

 

4- Vấn đề Trung Quốc: Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Hoa, Quốc Dân Đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc tạm thời ḥa hoăn. Tưởng Giới Thạch ở Hoa Nam và Hoa Trung, Mao Trạch Đông ở Hoa Bắc. Trung Hoa lại là trụ cột của Đồng minh chống Phát xít Nhật ở Châu Á nên trong thời gian này Hoa Kỳ cử tướng Patrick K.Hurley làm Đại sứ tại đây với nhiệm vụ ḥa giải và giàn xếp một chính phủ liên hiệp Quốc Cộng. 

 

Khi Nhật đầu hàng, đích thân Mao Trạch Đông đến Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch thảo luận việc hợp tác xây dựng đất nước. Hai bên đồng ư thành lập một cơ cấu hành chánh và quân sự thống nhất. Lúc bấy giờ, Hồng quân Liên Xô đang chiếm đóng Măn Châu, theo tinh thần hội nghị Potsdam th́ lănh thổ này được giao hoàn cho Trung Hoa, do đó chính phủ Trùng Khánh cử Ngoại trưởng Tống Tử Văn đi Liên Xô yêu cầu Hồng quân Nga rút khỏi Măn Châu. Stalin đồng ư rút ba tháng sau ngày Nhật đầu hàng.  

 

Khi quân Liên Xô rút đi, bộ đội của Mao Trạch Đông đến thay thế và cuộc chạm trán xảy ra khi lực lượng Quốc quân tiến vào Măn Châu. Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Hoa lúc đó là tướng George C. Marshall cố gắng vận động các phần tử Quốc Cộng hợp tác trong một chính phủ liên hiệp... Nhưng việc ḥa giải của Marshall bất thành, Hoa Kỳ quyết định cắt viện trợ và chấm dứt hợp tác với Trung Hoa Cộng sản.  

 

Cuộc nội chiến ở Trung Hoa bộc phát từ tháng 6/1946. Lúc đầu Hoa Kỳ yểm trợ đầy đủ nên Quốc quân kiểm soát được miền Bắc, nhưng càng ngày t́nh trạng thối nát trong giới lănh đạo Trùng Khánh càng mạnh, số vũ khí Hoa Kỳ viện trợ cho Quốc quân lọt vào tay Cộng quân ngày càng nhiều. Đến năm 1948, được Liên Xô giúp đỡ mạnh mẽ Cộng quân bắt đầu tổng phản công, Tưởng Giới Thạch yêu cầu Hoa Kỳ tăng cường viện trợ nhưng không kết quả. Ngày 20/8/l948, Trùng Khánh thất thủ, sau đó toàn bộ Trung Hoa lục địa lần lượt rơi vào tay Cộng sản. 

 

5- Vấn đề khuynh đảo và dấy loạn của cộng sản: Vấn đề thực sự thách thức Hoa Kỳ là việc Liên Xô không ngần ngại xử dụng bạo lực tại những nơi nào họ cảm thấy không thao túng được guồng máy chính trị làm lợi cho họ, điển h́nh là tại Ba Lan và Tiệp Khắc. Năm 1947, Quốc tế Cộng sản công khai kêu gọi các phần tử bất măn, các lực lượng đối lập và các đảng cộng sản khắp nơi trên thế giới phát động chiến tranh du kích và đ́nh công phá hoại. Tại Âu châu, nhiều cuộc đ́nh công lớn do cộng sản sách động làm ngưng trệ nhiều ngành sản xuất lớn như than đá, xây dựng và vận chuyển, trầm trọng nhất là tại Anh, Pháp, Ư. 

 

Đối với những nơi thuận lợi như Hy Lạp, Quốc tế Cộng sản tích cực ủng hộ và yểm trợ các cuộc nổi loạn của du kích cộng sản chống lại chính quyền trung ương ở Athène. Chính phủ Anh không đủ khả năng bảo vệ phần đất ảnh hưởng của ḿnh nên báo cho Hoa Kỳ biết họ sẽ chấm dứt mọi sự giúp đỡ cho Hy Lạp từ cuối tháng 3/1947.  

 

Chính phủ Hy Lạp vội cầu cứu Hoa Kỳ, Hoa thạnh Đốn phản ứng một cách quyết liệt, ngày 12/3/1947 TT Truman ra trước hai viện Quốc hội tŕnh bày t́nh trạng khẩn trương tại Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Truman, những hành động xâm lược nhằm áp đặt chế độ độc tài lên các dân tộc tự do là một sự thách đố, bắt buộc Hoa Kỳ phải trả lời. Ông nói: "Hoa Kỳ đă đóng góp 341 tỉ đô la để chiến thắngtrong Thế chiến II, đó là sự đầu tư cho Thế giới tự do và ḥa b́nh", nay ông "chỉ xin Quốc hội một phần mười của một phần trăm số tiền đầu tư đó để tài trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ tự do, duy tŕ an ninh ở Trung Cận Đông". 

 

Truman đoan quyết trước Quốc hội trong bài diễn văn lịch sử 12/3/1947: "Tôi tin rằng chánh  

sách của Hoa Kỳ phải là nâng đỡ các dân tộc tự do chống lại những mưu toan thống trị do các phần tử thiểu số có vũ trang hoặc các áp lực từ bên ngoài gây ra... Các dân tộc tự do trên thế giới nh́n về chúng ta để t́m một chỗ dựa để giữ ǵn tự do của họ, nếu chúng ta do dự trong vai tṛ lănh đạo của chúng ta, chúng ta sẽ làm cho nền ḥa b́nh thế giới bị lâm nguy và chắc chắn cuộc sống êm ả của chúng ta bị lâm nguy".(5) 

 

Đây là lời cam kết đầu tiên của Hoa Kỳ trong tư thế lănh đạo Thế giới Tự do, mở màn trận 

 chiến mới chống chế độ độc tài vô sản khuynh đảo. Dự luật viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ được Quốc hội Mỹ thông qua với 67 phiếu thuận trên 23 phiếu chống, với sự có mặt của ba vị tổng thống sau này là John F. Kennedy (1917-1963), Lyndon B. Johnson (1908-1973) và Richard M. Nixon (1913-1994).  

 

Quyết định can thiệp của Tổng thống Truman về sau được gọi là Chủ thuyết Truman, theo Thượng nghị sĩ Arthur Vanderberg, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ, có nghĩa là Mỹ "sẽ ủng hộ tất cả các dân tộc tự do chống lại các ư đồ xâm lược của các nước khác" hoặc như lời nhận xét của Thượng nghị sĩ Edwin Johnson: "đó là sự tuyên chiến với Liên Xô". (6) 

 

Qua các vấn đề nghiêm trọng trên đây, sự hợp tác Nga Mỹ đi dần đến sụp đổ thay thế bằng chính sách đối đầu tuy không đưa đến chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng quan hệ hai nước luôn đặt trong t́nh trạng chiến tranh lạnh. Hai bên thi đua tái vũ trang, tăng cường quân sự và lôi cuốn nhiều nước khác vào cuộc đối đầu. 

 

Tháng 9/1949, Liên Xô cho thử quả bom nguyên tử đầu tiên, chấm dứt sự độc quyền của Hoa Kỳ về vũ khí hạt nhân. Hoa thạnh Đốn quyết định chế tạo bom khinh khí, 6 tháng sau họ đă thử nghiệm thành công loại vũ khí mới này. Đến tháng 8/1953, Liên Xô đă có bom khinh khí. 

 

Ngân sách quốc pḥng và lực lượng quân sự của Hoa Kỳ cho đến đầu năm 1950 chỉ giới hạn ở con số 15 tỉ đô la và khoảng 1 triệu binh sĩ... Nhưng từ khi chiến tranh Triều Tiên bộc phát, ngân sách quân sự đă gia tăng gấp 4 lần và lực lượng vũ trang lên đến 3,5 triệu người. Tháng 3/1948, sau khi cộng sản chiếm chính quyền ở Tiệp Khắc, phong tỏa Tây Bá Linh và h́nh thành khối COMINFORM, Hoa Kỳ tái lập chế độ quân dịch mà họ đă hủy bỏ năm trước. 

 

Tại Âu châu, 5 nước Pháp, Anh, Ḥa Lan, Bỉ và Lục Xâm Bảo vội vă kư Hiệp ước An ninh tập thể Bruxelles để đối phó với bất cứ hành động xâm lược vũ trang nào ở Châu Âu". "Bóng ma cộng sản" đă thực sự ám ảnh Tây Âu, giờ đây họ có hai mối lo: sợ Liên Xô tấn công và sợ quân Mỹ rút đi. 

 

Tháng 4/1949, Hoa Kỳ và Gia Nă Đại cùng 10 nước Âu châu thành lập Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đề pḥng sự đe dọa chủ yếu cho ḥa b́nh phát khởi từ Liên Xô trong mưu đồ mở rộng hệ thống xă hội chủ nghĩa ra khỏi biên giới Đông Âu. Điều khoản quan trọng nhất của Minh ước xác định rơ: "Một cuộc tấn công vũ trang vào một hoặc nhiều nước trong những quốc gia hội viên tại Âu châu hoặc Bắc Mỹ sẽ bị coi như một cuộc tấn công vào toàn thể các quốc gia hội viên". Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, họ đă kư kết một hiệp định để nhận lănh trách vụ quân sự tại Âu châu ngay trong thời b́nh. (7) 

 

Trong thời gian này, do cán cân lực lượng Nga Mỹ quá chênh lệch nên Stalin cố tránh đương đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Ông lợi dụng thời gian ḥa hoăn càng lâu càng tốt để củng cố hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới vừa được h́nh thành và ra sức tái thiết phần đất phía tây tiếp giáp Âu châu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nơi đây nhân dân Liên Xô phải tận lực thắt lưng buộc bụng xây dựng hơn 7 năm mới khôi phục lại được mức sản xuất như thời tiền chiến, cả đến khu vực Bắc Á, phần đất duy nhất khác mà Liên Xô có mặt với những lời cam kết cũng phải xếp vào mức quan trọng thứ yếu. 

 

Sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền tại Hoa lục, Stalin tin tưởng ở guồng máy lănh đạo và tinh thần đoàn kết quốc tế của khối Cộng sản nên tạm chấp nhận một sự phân công: Liên Xô phụ trách Châu Âu, giao Trung Cộng phụ trách khu vực Châu Á.  

 

Để chống lại các nước liên kết với Hoa Kỳ hoặc các nước không cộng sản khác, Stalin cổ vũ chiến tranh giải phóng, thúc đẩy các hoạt động lũng đoạn và kêu gọi các "đồng chí Quốc tế Cộng sản" đă được huấn luyện ở Mạc tư Khoa hoặc Hoa Lục dấy lên các phong trào chiến tranh du kích bằng tất cả phương thức nào sẵn có kể cả chiến tranh qui ước để chận đứng kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Mỹ. 

 

Ba mươi năm sau ngày Quốc tế Cộng sản được thành lập, trong một chiến dịch đại qui mô kết hợp tinh thần yêu nước của các dân tộc thuộc địa với tinh thần quốc tế vô sản, giới lănh đạo ở Điện Cẩm Linh phát động các cuộc chiến tranh giải phóng nhằm chống lại Tây phương và đặc biệt là Hoa Kỳ. Cộng sản Triều Tiên và Trung Quốc đă phải trả một giá khá đắt khi đáp ứng lời kêu gọi của Stalin trong khi chính Liên Xô lại lẩn tránh đụng độ với Hoa Kỳ trong cuộc đọ sức đầu tiên giữa hai thế giới đối lập, để củng cố lực lượng, bành trướng ảnh hưởng của ḿnh sau này. 

 

Chiến tranh Triều Tiên khiến Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng Nhật Bản trước kỳ hạn. Ngoài ba hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ kư kết với Nhật, Phi Luật Tân và Đài Loan, nền an ninh hỗ tương trong khu vực Á châu/Thái b́nh Dương c̣n được tăng cường thêm bằng Hiệp ước pḥng thủ chung được Hoa Kỳ, Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi kư kết tại Honolulu tháng 8/1951 đưa đến việc thành lập khối ANZUS. 

Lê Quế Lâm

 

CHÚ THÍCH 

1. H. Montgomery Hyde, “Stalin -The History of a Dictator”, Rupert Hart-Davis, London, 1971, P. 551. 

2. Henry Steele Commager, “Documents of American History, Vol II: Since 1898”, Prentice Hall, Inc, New Jersey, 1973, P. 542/543. 

3. H Montgomery Hyde, “Stalin - The History of a Dictator”, Rupert Hart-Davis, London, 1971, P. 558. 

4. Paul Hasting, “The Cold War”, Ernest Benn Limited, London, 1969, P.31. 

5. Harry Truman, “Memoirs”, Doubleday & Co, Garden City, 1955, Vol II, P. 106. 

6. André Fontaine, “History the Cold War: From the October Revolution to the Korean War 1917-1950”, Pantheon Books, 1968, P.293. 

7. Henry Steele Commager, Sđd. Tr. 549.   

Trở lại