Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 9_1)

 Lê Quế Lâm

 Phần Hai 

Thảm họa chiến tranh  

Chiến tranh Đông Dương lần I (1946-1954): Đất nước chia đôi 

Chương 9 

 Trung Cộng: Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Đông Dương I­  

Song song với việc h́nh thành hai thế giới đối lập Tự Do (Hoa Kỳ) và Cộng Sản (Liên Xô) trong Chiến tranh lạnh là sự ra đời của một cường lực mới ngoi lên là Trung Hoa Cộng sản gọi tắt là Trung Cộng hoặc Trung Quốc. 

Sau chiến thắng Hoa Lục năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn trở thành lănh tụ của Phong trào Cách mạng vô sản ở Phương Đông. Do vị trí đặc biệt của một khu vực có nhiều thuộc địa và cuộc đấu tranh giành độc lập đang bộc phát mạnh mẽ, Mao Trạch Đông hy vọng thời cơ đă đến để cùng các “đồng chí” lănh đạo các đảng cộng sản ở đây thực hiện con đường mà Lenin và Quốc tế III đă vạch ra từ năm 1919 tại Đại hội đại biểu các tổ chức Cộng sản Đông phương: “Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của Cách mạng vô sản sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa đế quốc thế giới”. 

Cách mạng Trung Quốc thắng lợi một cách nhanh chóng không giống thắng lợi ở Đông Âu do Liên Xô sắp đặt đă chứng minh cho luận thuyết của Lenin “trong thời đại chủ nghĩa đế quốc có thể tiến hành cách mạng xă hội chủ nghĩa trong từng nước riêng biệt”, trái với lập luận của nhóm cơ hội trong Quốc tế Cộng sản thường cho rằng: “Cách mạng vô sản chỉ có thể thắng lợi khi tiến hành đồng loạt trong một số nước phương Tây”. Lư luận này đă ảnh hưởng lớn đến đường lối chiến lược của Mao Trạch Đông. 

Sáu tháng trước ngàycách mạng Trung Quốc thắng lợi, Edgar Snow -nhà báo phương Tây, bạn thân của Mao Trạch Đông- cho đăng trên tạp chí Tin Trung Quốc hàng tuần ở Thượng Hải bài xă luận "Liệu Trung Quốc có trở thành tay sai của Nga hay không?". Snow tiên liệu "Bắc Kinh rốt cuộc có thể trở thành một kiểu Moscow châu Á, một kiểu thành phố La Mă phương Đông có trách nhiệm truyền bá chủ nghĩa Mác Châu Á ngoài tầm kiểm soát của Moscow".  (1) 

 

Edgar Snow đă tiên liệu đúng. Đường lối chiến lược của Mao là lấy sức mạnh của chiến tranh nhân dân làm đ̣n xeo, lấy sức mạnh của đông đảo nông dân làm quân chủ lực, lấy khu vực rộng lớn của vùng rừng núi nông thôn làm căn cứ địa để bao vây thành thị và tiến tới giành toàn bộ chính quyền. Mao quyết tâm ủng hộ các đảng Cộng sản anh em ở các nước nông nghiệp Đông Á h́nh thành sức mạnh của Phong trào vô sản ở phương Đông, lấn phe Xă hội chủ nghĩa ở phía Tây. Tham vọng của Mao là tranh quyền lănh đạo Cách mạng thế giới với Liên Xô để đương đầu với chủ nghĩa đế quốc do Mỹ lănh đạo trong ước mơ “gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây” (2) 

 

Để thực hiện ư đồ này, giới lănh đạo Bắc Kinh ra sức ủng hộ "đồng chí" Kim Nhật Thành "viện Triều đánh Mỹ" bất kể tinh thần hiệp định Potsdam. Và ở phía Nam, họ công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa của Hồ Chí Minh, cho tới lúc bấy giờ chính phủ này vẫn chưa được một quốc gia nào công nhận kể cả Liên Xô, chỉ trừ Pháp v́ liên hệ lịch sử đă kư Hiệp ước Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946. Mao ra sức chi viện dồi dào về nhân vật lực cho "đồng chí" Hồ Chí Minh chống thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam. 

 

Mưu đồ bành trướng ảnh hưởng để tranh quyền lănh đạo Thế giới cách mạng của Mao Trạch Đông không qua mặt được Stalin. Giữa tháng 2/1950 khi Mao đến Mạc tư Khoa kư Hiệp ước hữu nghị Xô Trung (14/2/1950), Stalin đă phân tích cho Mao thấy rằng mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ hiện nay là dồn nỗ lực giúp Nhật tái thiết và phát triển sau chiến tranh. Đối với bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ không có quyền lợi ǵ đáng kể trên vùng đất bị chia cắt này nên đă rút hết quân chiếm đóng từ tháng 7/1949. Thâm ư của Stalin là muốn đẩy Mao nhảy vào Triều Tiên để đọ sức với Mỹ. Ngoài ra v́ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản: Stalin giao cho Mao Trạch Đông phụ trách châu Á, do đó Trung Cộng sẽ dốc sức ủng hộ Hồ Chí Minh. Cuộc chiến bùng nổ ở châu Á sẽ làm cho Trung Cộng phải lệ thuộc vào Liên Xô, đồng thời làm cho Mỹ suy yếu v́ vướng chân vào cuộc chiến mới. Lợi dụng thời cơ này, Liên Xô vừa củng cố lực lượng vừa áp lực Hoa Kỳ ở châu Âu -địa bàn chiến lược có tính chất quyết định đối với hệ thống chủ nghĩa xă hội thế giới do Liên Xô lănh đạo.  

 

Khi về nước, Mao điều động gần nửa triệu quân từ các tỉnh Hoa Nam và Hoa Trung kéo về Măn Châu, áp sát biên giới Triều Tiên. Năm năm sau ngày Thế chiến II chấm dứt, nguy cơ chiến tranh mới lại bày ra trước mắt các dân tộc, xuất phát từ sự mâu thuẫn về quyền lợi của các nước cộng sản, trái với lập luận của Lenin cho rằng chính những mâu thuẫn về quyền lợi của bọn đế quốc là mầm móng gây ra chiến tranh. 

 

                               Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) 

Sau khi Nhật đầu hàng, theo tinh thần Hội nghị Yalta và Potsdam, Hồng quân Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ chia nhau chiếm đóng Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm phân ranh. Ngày 26/8/l945, Hồng quân Liên Xô đă tiến sát đến vĩ tuyến 38 trong khi quân Mỹ măi đến ngày 8/9/1945 mới đổ bộ vào phần đất phía Nam Cao Ly. Cuối năm 1945, đai diện Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh Quốc gặp nhau tại Mạc tư Khoa, họ chấp nhận thành lập chính phủ lâm thời Triều Tiên đặt dưới sự ủy trị của 4 cường quốc Anh, Mỹ, Nga và Trung Hoa trong thời gian 5 năm. Ủy ban hỗn hợp Nga Mỹ đă có nhiều cố gắng để thống nhất Triều Tiên nhưng v́ quan điểm hai bên có nhiều điểm cách biệt, nhất là việc thực thi dân chủ và tự do tại bán đảo này. V́ vậy Triều Tiên vẫn tiếp tục bị phân chia với vùng nông nghiệp ở phía Nam và vùng kỹ nghệ ở phía Bắc. 

 

Tháng 7/1947 sau những cố gắng bất thành, Hoa Kỳ không c̣n hy vọng giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường đàm phán tay đôi với Liên Xô nên quyết định giao vấn đề này cho Liên Hiệp Quốc giải quyết. Trong khi đó Liên Xô đề nghị quân đội hai nước chiếm đóng đồng rút ra khỏi bán đảo này. Tháng 11/1947 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua quyết định thành lập một ủy ban lâm thời để giải quyết vấn đề Cao Ly. Ủy ban sẽ tổ chức một cuộc tuyển cử tự do để thành lập chính phủ thống nhất Triều Tiên. Quân chiếm đóng sẽ rút khỏi Cao Ly sau khi chính phủ dân sự thành h́nh. Đầu năm 1948, một ủy ban của Liên Hiệp Quốc được cử đến Hán Thành (Seoul) giám sát cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến. Liên Xô từ chối không cho ủy ban này vào khu vực do họ chiếm đóng. 

 

Tháng 5/1948, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội Lập hiến Nam Triều Tiên đưa ra đề nghị mời chính quyền Cộng sản miền Bắc cử đại biểu tham dự. Lời mời không được trả lời. Tháng 8/1948 Quốc hội Nam Triều Tiên tuyên bố thành lập nước Cộng ḥa Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân Quốc) cử Bác sĩ Lư Thừa Văn (Syngman Rhee) làm tổng thống. Tháng sau tại Pyongyang (B́nh Nhưỡng) Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên ra đời, nước Cộng ḥa Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) được thành lập dưới sự lănh đạo của một chiến sĩ Cộng sản là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). 

 

Cuối năm 1948, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết thu nhận Cộng ḥa Triều Tiên vào Liên Hiệp Quốc. Đại biểu Liên Xô cũng đưa đề nghị thu nhận Bắc Hàn vào tổ chức quốc tế này. Đề nghị của Liên Xô không được đa số ủng hộ, Liên Xô liền dùng quyền phủ quyết không cho Đại Hàn gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến giữa năm 1949, sau khi quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt việc chiếm đóng Triều Tiên, những cuộc giao tranh bắt đầu xảy ra dọc theo vĩ tuyến 38. T́nh h́nh càng trở nên căng thẳng khi Trung Cộng chuyển quân ào ạt áp sát biên giới Măn Châu-Triều Tiên. Tháng 5/1950, Ủy ban Liên Hiệp Quốc báo động một cuộc nội chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

 

Cuối tháng 5/1950, phe ôn ḥa thắng lớn trong cuộc tuyển cử ở Đại Hàn, cánh cực hữu của Lư Thừa Văn mất đa số ghế ở Quốc hội. Nhân dịp này chính quyền Cộng sản ở miền Bắc đưa ra đề nghị Quốc hội hai miền Nam Bắc họp chung để thương lượng việc thống nhất đất nước, nhưng họ không chịu đàm phán với chính phủ Lư Thừa Văn. Lợi dụng sự yếu thế của Lư Thừa Văn, Cộng quân bắt đầu mở cuộc xâm lăng.  

 

Sáng sớm 25/6/l950, 8 sư đoàn Cộng sản Bắc Hàn bất thần mở ba mặt trận vượt vĩ tuyến 38 tấn công 11 vị trí ở phía Nam. Ngay sau đó tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman không kịp tham khảo ư kiến Quốc hội, ra lịnh tướng MacArthur tiếp vận chiến cụ khẩn cấp cho Nam Hàn, và điều động Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan để bảo vệ quần đảo này. Đồng thời do đề nghị của Ngoại trưởng Dean Acheson, Truman chỉ thị Bộ Ngoại giao đưa vấn đề Bắc Hàn xâm lăng ra Hội đồng Bảo An. Ông tuyên bố: "Cuộc tấn công vào Cao Ly cho thấy không c̣n ai nghi ngờ ǵ nữa là sau khi đă dùng sự dấy loạn, bây giờ Cộng sản trắng trợn dùng đến cả xâm lăng vơ trang và chiến tranh nữa". (3) 

 

Buổi chiều cùng ngày, do yêu cầu của Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Trygve Lie, Hội đồng Bảo An nhóm phiên đặc biệt. Hội Đồng thông qua bản quyết nghị "ḥa b́nh đă bị phá vỡ tại Hàn quốc" và kêu gọi hai bên ngừng bắn, triệt thoái quân Bắc Hàn ra khỏi vĩ tuyến 38. Hai hôm sau, Hội Đồng Bảo An thông qua một quyết nghị nữa kêu gọi các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đến cứu nguy Nam Hàn. Sau lời kêu gọi của Hội đồng Bảo An, có 42 quốc gia tự nguyện gởi quân hoặc tiền bạc đóng góp cho nỗ lực quốc tế tại Nam Cao Ly để ngăn chặn sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Hàn. (4) 

 

Trong khi t́nh h́nh Triều Tiên sôi động, Mạc tư Khoa không ngớt kêu gọi "các nước anh em ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên"... Nhưng tại Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Liên Xô lại im lặng, v́ trước đó họ quyết định tẩy chay Hội đồng Bảo An để phản đối các thành viên khác về vấn đề Bá Linh. Dựa vào đó, Liên Xô vắng mặt có lư do để tránh lâm vào một t́nh huống khó xử. Nếu bỏ phiếu thuận cho quân Liên Hiệp Quốc -90% là quân Hoa Kỳ- can thiệp vào Triều Tiên, Liên Xô không những đă phản bội Trung Cộng mà c̣n đi ngược chủ đích của ḿnh muốn có một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Nếu dùng quyền phủ quyết, th́ phản bội tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và nhất là phá hoại sự thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc phân chia ảnh hưởng ở Triều Tiên. 

 

Ngày 30/6/1950, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng Bảo An, những đơn vị đầu tiên của Hoa Kỳ do tướng MacArthur chỉ huy gồm 4 Sư đoàn thuộc Quân đoàn 8 trú đóng ở Nhật đă mở đầu cầu đổ bộ lên Pusan giúp chính phủ Lư Thừa Văn chống xâm lăng. Tiếp theo Hoa Kỳ là 2 ngàn quân thuộc Lữ đoàn 27 bộ binh Hoàng gia Anh cùng lực lượng 14 nước thành viên Liên Hiệp Quốc. 

 

Trong thư gởi ngoại trưởng Dean Acheson, Truman cảm ơn hành động của ông này đă kêu gọi Hội đồng Bảo An triệu tập cuộc họp khẩn cấp, "nếu ông không hành động nhanh chóng trong hướng đó th́ chúng ta đă phải đi một ḿnh vào Nam Triều Tiên". Ngay sau khi loan báo đưa quân tới Triều Tiên, Truman chỉ thị đại sứ Mỹ tại các nước tự do giải thích rơ lập trường của Hoa Kỳ: "Chúng ta coi t́nh thế tại Triều Tiên là biểu tượng sinh tử cho sức mạnh và sự cương quyết của Tây phương. Chỉ có sự cương quyết mới chận được các biến cố mới tại những phần khác trên thế giới... Nếu chúng ta thành công tại Cao Ly để diệt nguy cơ tại đó th́ nó chính là chiến thắng thứ tư của chúng ta để chận sự xâm lăng của Cộng sản. Tại Ba Tư năm 1946, Xô Viết phải rút quân khởi xứ này. Tại Bá Linh năm 1948, Xô Viết lại thất bại khi chúng ta lập cầu không vận cứu sống dân Đức tại đó. Sau đó tại Hy Lạp nhờ viện trợ của chủ thuyết Truman, mưu đồ của Cộng sản để cướp chính quyền tại đó đă đại bại". (5) 

 

Theo quyết định của Hội đồng Bảo An, lực lượng Liên Hiệp Quốc tham chiến ở Triều Tiên có một Bộ chỉ huy đặt dưới sự điều động của Hoa Kỳ. Tướng MacArthur được Truman bổ nhiệm làm Tổng tư lịnh Quân đội Liên Hiệp Quốc ở Triều Tiên. 

 

Sau hai tháng tấn công, quân Cộng sản Bắc Hàn đă chiếm toàn bộ bán đảo Cao Ly, chỉ trừ khu vực Pusan, nơi quân Liên Hiệp Quốc mở đầu cầu đổ quân. Giữa tháng 9/1950, Lực lượng Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên bắt đầu phản công, phối hợp với lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên Inchon, tái chiếm thủ đô Hán Thành vào ngày 25/9/1950.  Đến cuối tháng, quân Liên Hiệp Quốc đă tiến sát vĩ tuyến 38, MacArthur kêu gọi Cộng quân hạ vũ khí, nhưng không kết quả. Trong khi đó Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một quyết nghị trù liệu kế hoạch thống nhất Triều Tiên trong độc lập dân chủ, và thành lập một ủy ban quốc tế xúc tiến việc thống nhất và phục hưng nước này. Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc cũng bất thành.  

 

Ngày 9/10/l950, MacArthur hạ lịnh vượt vĩ tuyến 38. Sau ba tuần lễ, quân Liên Hiệp Quốc đă tiến đến biên giới Măn Châu, tiếp cận một vài mục tiêu trên sông Áp Lục (Yalu). Trong lúc tướng MacArthur chuẩn bị một đợt tổng tấn công để chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên, th́ Chí nguyện quân Trung Cộng can thiệp, đẩy lui quân Liên Hiệp Quốc về vĩ tuyến 38. Đến đầu năm 1951, Hán Thành lại lọt vào tay Cộng quân. 

 

Ủy ban hưu chiến Liên Hiệp Quốc đề nghị một kế hoạch ḥa b́nh 5 điểm cho vùng Viễn Đông nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ. Hoa Kỳ liền đưa ra bản dự thảo nghị quyết lên án Trung Cộng là thủ phạm xâm lăng Nam Hàn. Nghị quyết được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 1/2/51. Sau đó một nghị quyết khác cũng được thông qua, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước thành viên phong tỏa và cấm vận Trung Cộng. 

 

Giữa tháng 3/1951, sau khi quân Liên Hiệp Quốc tái chiếm Hán thành, tướng MacArthur đề nghị một cuộc đàm phán tại mặt trận để chấm dứt cuộc đổ máu nhưng bị Bắc kinh khước từ. Tướng MacArthur trong quyền hạn Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Quốc được quốc tế giao phó nhiệm vụ văn hồi ḥa b́nh và duy tŕ an ninh ở Cao Ly, ông muốn xử dụng sức mạnh để quét sạch Cộng quân ra khỏi Bắc Hàn, thực hiện sự thống nhất Hàn quốc theo nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. (6) 

 

Ngoài ra trong cương vị Tư lịnh Quân đội Hoa Kỳ ở Viễn Đông, MacArthur đề nghị Truman trừng phạt nặng nề kẻ gây chiến bằng cách dùng bom nguyên tử chiến thuật tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của Trung Cộng ở Măn Châu, đồng thời tiêu diệt luôn Trung Cộng, tạo cơ hội giúp quân Tướng Giới Thạch đổ bộ tái chiếm lục địa. Theo MacArthur "đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho Thế giới tự do để trừ mối hoàng họa cho toàn thể nhân loại". (7) 

 

Quan điểm thuần túy quân sự của MacArthur hoàn toàn trái ngược với chính sách của chính phủ Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Truman gọi đề nghị của MacArthur là "toa thuốc đưa đến thế chiến III". (8) Hoa Kỳ chỉ muốn tái lập nguyên trạng những ǵ đă được quốc tế thỏa thuận thời tiền chiến. Sự can thiệp của họ chỉ nhằm ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản bành trướng thêm nữa. Họ không muốn mở rộng chiến tranh với Trung Cộng, cố tránh khiêu khích Bắc Kinh nhưng áp dụng những biện pháp cần thiết để Trung Cộng phải e dè. Điều quan trọng hơn là Hoa Kỳ không muốn xâm phạm vùng ảnh hưởng của Liên Xô, họ không muốn trực tiêp thách đô uy tín của Xô Viết v́ Stalin đă đứng ngoài cuộc xung đột, không bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo An. 

 

Nhằm chận đứng hành động liều lĩnh vượt vĩ tuyến 38 phản công lực lượng Cộng sản một lần nữa, Truman cất chức MacArthur và khẩn cấp triệu hồi ông ta về nước. Trở về Mỹ, MacArthur được dân chúng nồng nhiệt đón tiếp như một vị anh hùng. 

 

Tướng Mathew Ridgway được chỉ định thay thế. Truman xác định mục tiêu của Hoa Kỳ ở Triều Tiên là đẩy lực lượng Cộng quân Bắc Cao Ly về phía trên vĩ tuyến 38, nghĩa là trở lại lănh thổ của Bắc Tiều Tiên. Ông cho biết Hoa Kỳ "có thể hành quân ở bắc vĩ tuyến 38 nhưng chỉ để hủy diệt các tiếp liệu phẩm, v́ tôi muốn nói rơ để mọi người hiểu rằng các cuộc hành quân của chúng ta ở Cao Ly là để tái lập ḥa b́nh tại đó và cũng để tái lập biên giới". (9) 

 

Cuối tháng 6/1951, trong chương tŕnh phát thanh của Liên Hiệp Quốc, đại diện Liên Xô đề nghị ngưng bắn và hưu chiến để đàm phán, giải quyết vấn đề Triều Tiên. Hai ngày sau, Truman lên tiếng xác nhận Hoa Kỳ cũng có thiện chí muốn dàn xếp như vậy. Tại mặt trận, tướng Ridgway đề nghị đ́nh chiến với viên Tư lịnh Lực lượng Cộng quân. Đề nghị được phía Cộng sản chấp nhận. Sau hai năm bàn thảo gay go, vừa đánh vừa đàm, cuối cùng Hoa Kỳ đe dọa sẽ dùng vũ khí nguyên tử mới chấm dứt được cuộc chiến. Thỏa hiệp đ́nh chiến Triều Tiên được kư kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ngày 27/7/1953. Hiệp định chỉ giải quyết việc chấm dứt chiến sự và chia cắt Triều Tiên theo vĩ tuyến 38 đă được Đồng minh qui định năm 1945, mà không có một điều khoản nào đề cập đến việc thống nhất Triều Tiên. 

 

 

                  Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1949-1954) 

 

Sau thắng lợi năm 1949, giới lănh đạo Cộng sản ở Hoa Lục hyvọng sẽ mở rộng ảnh hưởng khắp khu vực Á châu. Nơi đây đă có hai đảng Cộng sản giành được chính quyền ngay sau khi Thế chiến II chấm dứt, đó là Cộng sản Triều Tiên và Cộng sản Việt Nam. Mao Trạch Đông tin tưởng với chiến thuật biển người của đội quân chủ lực khổng lồ của ḿnh, ông sẽ giúp lănh tụ Cộng sản Bắc Hàn Kim Nhật Thành kiểm soát toàn bộ bán đảo Cao Ly và làm hậu thuẫn yểm trợ Hồ Chí Minh đánh bại thực dân Pháp ở Đông Dương. Tất cả không ngoài mục tiêu đạt cho bằng được lợi ích chiến lược của Mao là h́nh thành khối Cộng sản Đông Á để cân bằng với Cộng sản Đông Âu. Tham vọng của Mao là tranh quyền lănh đạo Cách mạng thế giới với Stalin 

 

Để thực hiện mưu đồ này, ngày 18/1/1950, chỉ hơn 3 tháng sau ngày thành lập, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, Mao Trạch Đông công khai ủng hộ Cộng sản Việt Nam, đặt hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây làm hậu phương, cung cấp lương thực, vũ khí, đạn dược cho bộ đội Việt Minh. Bắc Kinh c̣n cử một đoàn cố vấn hùng hậu do tướng Vi Quốc Thanh phụ trách về quân sự và tướng Lă Quí Ba phụ trách về chính trị sang giúp Việt Minh tổ chức lại quân đội, kiện toàn hệ thống thông tin, hậu cần và chỉnh đốn tư tưởng cán binh theo đúng khuôn mẫu Trung Cộng. Các đại đơn vị Việt Minh như các Đại đoàn 304, 308, 316 và 320 được lịnh vượt biên giới sang lănh thổ Trung Quốc để tái huấn luyện và nhận trang bị những loại vũ khí mới. (10) 

 

Việc Trung Cộng thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa bắt buộc Liên Xô trong tư thế lănh đạo khối Cộng sản phải miễn cưỡng ủng hộ quyết định của Bắc Kinh, nhất là v́ họ vừa kư Hiệp ước hữu nghị với Trung Cộng (14/2/1950). Lúc bấy giờ Liên Xô c̣n trong thời kỳ củng cố thế lực nên Stalin chưa muốn can dự vào những vấn đề lớn của thế giới, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến những thỏa thuận mà ông đă long trọng kư kết với các lănh tụ Anh Mỹ hồi năm l945. Theo đuôi Bắc Kinh, ngày 30/l và các ngày đầu tháng 2/1950 Liên Xô và các nước Cộng sản Đông Âu thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Nhận dịp này, Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương lớn tiếng cho rằng: "Hệ thống Xă hội chủ nghĩa thế giới kéo dài từ Đông Âu đến Đông Bắc Á sẽ hỗ trợ đắc lực cho Cộng sản Đông Dương -tiền đồn chống Đế quốc ở Đông Nam Á". (11) 

 

Trước các hoạt động ráo riết của khối Cộng sản, Hoa Kỳ thúc hối chính phủ Pháp phê chuẩn hiệp ước trao trả độc lập cho Việt Nam mà Tổng thống Vincent Auriol đă kư với Bảo Đại ngày 8/3/1949. Một ngày sau khi Hiệp ước Élysée được Quốc hội Pháp phê chuẩn, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ḥa Lan, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và một số nước Tây phương chính thức thừa nhận Quốc gia Việt Nam vào ngày 7/2/l950. Sau đó là Thái Lan (2/3) và Vatican ngày 12/3/1950. 

 

Chính quyền Truman công nhận chính phủ Bảo Đại là chính phủ hợp pháp của Việt Nam. Ngoại trưởng Dean Acheson đề cao chính phủ này đă thể hiện rơ nét “tinh thần quốc gia đích thực” và cho rằng “ông Hồ Chí Minh là kẻ thù không đội trời chung của nền độc lập các nước bản xứ Đông Dương”. (12) Song song với nỗ lực ngoại giao, Hoa Kỳ c̣n bắn tiếng với Bảo Đại là họ sẵn sàng viện trợ giúp Quốc gia Việt Nam chống Cộng sản nếu được yêu cầu. 

 

Giữa tháng 2/1950, đúng nửa tháng sau khi chính phủ Hồ Chí Minh được Liên Xô và Trung Cộng cung cấp vũ khí cho Việt Minh, Pháp chính thức yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ quân sự để bảo vệ Đông Dương. Trong phiếu đệ tŕnh tổng thống Truman, Ngoại trưởng Dean Acheson nêu ư kiến: "Trước mắt Mỹ phải lựa chọn hai điều, hoặc là ủng hộ các chính phủ hợp pháp ở Đông Dương hoặc là đương đầu với sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản ở phần đất c̣n lại của lục địa Đông Nam Á và có thể sang cả hướng Tây". (13) 

 

Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cũng khuyến cáo chính quyền Truman mở rộng viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương. Theo quan điểm của Hội đồng An ninh Quốc gia, sự viện trợ này "rất quan trọng đối với lợi ích an ninh của Mỹ, nên cần phải thực hiện tất cả mọi biện pháp thực tế để ngăn chận Cộng sản bành trướng thêm nữa ở Đông Nam Á. Đông Dương là 

khu vực then chốt và đang bị trực tiếp đe dọa. Các nước láng giềng như Thái Lan và Miến Điện có thể rơi vào ách thống trị của Cộng sản, nếu Đông Dương bị một chính quyền Cộng sản kiểm soát, cán cân ở Đông Nam Á lúc đó sẽ gặp nguy cơ trầm trọng". (14) 

 

Chính giới Mỹ bắt đầu quan tâm đến sự bành trướng thêm nữa của Cộng sản ở châu Á sau khi nội chiến Trung Hoa chấm dứt với thắng lợi của Mao Trạch Đông. Ngày 30/l2/1949, Truman chấp nhận kế hoạch ngăn chận chủ nghĩa Cộng sản ở châu Á do Hội đồng An ninh Quốc gia soạn thảo với số hiệu NSC 48/2. Theo đó, Hoa Kỳ "phải xem xét sự phát triển của các mối đe dọa xâm lược của Cộng sản trực tiếp hoặc gián tiếp. Và phải sẵn sàng giúp đỡ trong phạm vi của ḿnh bằng cách cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế, chính trị và góp ư cho những nơi nào rơ ràng là cần thiết để bổ sung cho sự kháng chiến của các chánh phủ trực tiếp có liên quan ở trong và ngoài khu vực". Phần kết luận của bản khuyến nghị trên cho thấy Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến t́nh h́nh Đông Dương lúc bây giờ. (15) (C̣n tiếp phần 2)

Lê Quế Lâm

Trở lại