Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 9_2)

 Lê Quế Lâm

Phần Hai 

Thảm họa chiến tranh  

Chiến tranh Đông Dương lần I (1946-1954): Đất nước chia đôi 

Chương 9 (tiếp) 

 Trung Cộng: Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Đông Dương I­ 

 

Hoa Kỳ thực sự can thiệp vào Đông Dương sau khi bản khuyến nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia số NSC 64 với tựa đề "Quan điểm của Hoa Kỳ đối với chiến tranh Đông Dương" được TT Truman chấp thuận và kư ban hành ngày 24/4/1950. Bản khuyến nghị đề ra các biện pháp thực tiễn được áp dụng để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á theo thuyết Domino.  

 

Thuyết này phát khởi từ học thuyết Truman khi Hoa Kỳ chính thức can thiệp để cứu Hi Lạp khỏi lọt vào tay Cộng sản hồi năm l947. Ngoại trưởng George C. Marshall lập luận rằng Hi Lạp sụp đổ sẽ kéo nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ theo và cuối cùng Liên Xô sẽ áp đặt ách thống trị lên toàn thể các nước ở Trung Đông và Châu Á. Tiếp theo đó là khuyến nghị NSC 68, Hội đồng An ninh Quốc gia khuyến cáo chính quyền Truman: "Phải cần xử dụng sức mạnh quân sự để tiêu diệt -nếu có thể được- sự bành trướng của Xô Viết và -nếu cần- đánh bại Xô Viết xâm lược hoặc các nước do Xô Viết giật dây”. 

 

Ngày 8/5/1950, Hoa thạnh Đốn báo tin sẽ cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp ở Đông Dương bắt đầu bằng một ngân khoản l0 triệu đô la. Tuy nhiên đến ngày 25/6/ 1950 khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Truman vẫn chưa ban hành đạo luật về viện trợ quân sự cho Đông Dương. Ba ngày sau, do sự thúc giục của ngoại trưởng Acheson, TT Truman mới chấp nhận gia tăng quân viện cho Pháp. Ngày 29/6/l950, đúng 4 tuần lễ trước khi bản dự thảo luật về viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương chính thức trở thành luật, 8 vận tải cơ C-47 của Hoa Kỳ vượt Thái b́nh Dương trực chỉ Đông Dương. Và trong 4 năm sau đó, Hoa Kỳ đă chi gần 3 tỉ đô la để giúp Pháp trong cuộc chiến Đông Dương. (16) 

Chiến tranh Việt Pháp tiếp tục bùng nổ lớn càng ngày càng đẩy t́nh thế ra khỏi tầm tay chính phủ Pháp cũng như lực lượng kháng chiến Việt Minh, trở thành cuộc chiến giữa hai thế giới đối lập. Đầu tháng 2/1950, Hồ Chí Minh đi Bắc Kinh và Mạc tư Khoa cầu viện Mao Trạch Đông và Stalin viện trợ vũ khí để chống Pháp, th́ năm 1951 tướng Tổng chỉ huy lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương -De Lattre De Tassigny đi Mỹ xin chiến cụ. Cố vấn Nga Tàu vào Việt Nam th́ cố vấn Hoa Kỳ cũng lên đường sang Đông Dương.  

Để thế giới Cộng sản tin tưởng và làm tṛn nghĩa vụ quốc tế giúp các đảng anh em, chính phủ Hồ Chí Minh phải chấm dứt t́nh trạng mập mờ nghĩa là phải công khai đứng hẳn vào trận tuyến cộng sản. Đảng Cộng sản Đông Dương mà Hồ Chí Minh giải tán hồi cuối năm 1945, đă hoạt động trở lại với danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam sau khi Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai ở Tuyên Quang hồi giữa tháng 2/1951.  

Trong báo cáo chính trị đọc trước đại hội, Hồ Chí Minh công khai thừa nhận: “Về lư luận, Đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin” và “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”. (17)  

Việc Hồ Chí Minh xác nhận công khai theo chủ nghĩa Mác Lê đưa đến một kết quả mà Việt Minh không ngờ đến là trước đây khi bắt đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp năm 1946, nhiều người yêu nước đă lên đường kháng chiến, nay mới thấy rơ bộ mặt cộng sản của Việt Minh, liền hồi cư, trở về thành phố ngày càng đông, để sống dưới chế độ quốc gia do cựu hoàng Bảo Đại vừa thành lập sau thỏa hiệp Élysée năm 1949. (18) 

Từ năm 1951 hàng ngũ kháng chiến được “giản chính" cho hợp với t́nh thế mới: loại bỏ những phân tử không cộng sản. Mặt khác tư tưởng Mao được ghi vào điều lệ của đảng và sau đó tất cả những cách làm ăn như chỉnh huấn, tổ chức, cải cách ruộng đất... của Việt Minh đều rập khuôn Trung Quốc, do cố vấn Trung Cộng hướng dẫn. Bản chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 thông qua hồi tháng 2/1951 xác nhận "Việt Nam là tiền đồn của phe Xă hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á". (19) 

 

Trong khi đó tại Hoa Kỳ năm 1952, Hội đồng An ninh Quốc gia ra tuyên bố "Bất cứ xứ nào ở Đông Nam Á mất v́ sự xâm lược của cộng sản cũng sẽ có những hậu quả tâm lư, chính trị, kinh tế nghiêm trọng. Nếu không phản công có hiệu lực và kịp thời th́ việc mất bất cứ xứ nào thôi chắc chắn cũng sẽ đưa tới sự khuất phục tương đối mau chóng hoặc một sự sắp hàng với cộng sản của tất cả các nước c̣n lại trong nhóm quốc gia này". (20) Khi đắc cử tổng thống ngày 5/11/1952 đại tướng Dwight Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Đông Dương không c̣n là chiến tranh thuộc địa, mà là “cuộc chiến giữa Cộng sản và Thế giới Tự do”. (21) 

Năm 1953, tướng Eisenhower đảm nhận trọng trách lănh đạo Hoa Kỳ, ông tiếp tục chủ trương ngăn chận cộng sản của vị tiền nhiệm. Ông tuyên bố không thể để cho Đông Dương rơi vào tay cộng sản v́ "chúng ta có ở đó một loạt quân bài Domino, nếu vắng đi một quân th́ chắc chắn các quân bài kia sẽ rụng theo ngay". Vị tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ (1953-1961) c̣n tái xác nhận: "Mỹ cầm đầu Thế giới tự do để chống cộng sản một cách toàn diện, Mỹ cũng phải cầm đầu Thế giới tự do tiến hành một cuộc chiến đấu bằng cân năo con người, cuộc chiến đấu ư thức hệ để chống chủ nghĩa cộng sản". 

Việt Nam đă chính thức trở thành nơi đọ sức của hai hệ thống chính trị xă hội thế giới đối lập h́nh thành sau Thế chiến II.  

Một bên là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa của Hồ Chí Minh được Trung Cộng trực tiếp chi viện, đàng sau là khối Cộng sản Quốc tế do Liên Xô lănh đạo làm hậu thuẫn nhằm phát động và ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thực chất của cuộc chiến này là thực hiện mưu đồ xích hóa Đông Dương, bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống vùng Đông Nam Á.  

Một bên là chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, một quốc gia độc lập c̣n non trẻ được khối Liên hiệp Pháp bảo vệ, sau lưng là Hoa Kỳ đứng đầu Thế giới Tự do làm hậu thuẫn. Mục đích can thiệp của Hoa Kỳ là nhằm ngăn chận sự thắng thế của cộng sản, v́ khi chiến thắng, cộng sản sẽ áp đặt chế độ độc tài lên các nước tự do. 

Ván cờ Việt Nam được sắp xếp như vậy, tang thương đổ nát tất nhiên là phần nhân dân Việt Nam cùng nhau gánh chịu. Đóng góp nhân vật lực là do chính phủ và quân đội viễn chinh Pháp cũng như chính phủ và chí nguyện quân Trung Cộng lo liệu. Thắng lợi th́ uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô và Hoa Kỳ càng mở rộng khắp thế giới. Đó là thực chất của cuộc xung đột này, một cuộc chiến chắc chắn lâu dài và đẫm máu. Hai đại cường quốc đối nghịch Nga và Mỹ đă đụng đầu nhau tại Việt Nam. V́ thể diện và tư thế lănh đạo, họ không thể chịu thua trong cuộc đọ sức này. 

            Các thế lực quốc tế trong cuộc chiến Đông Dương 1950-1954 

Sau khi Thế chiến II chấm dứt, Pháp hăm hở trở lại khôi phục nền thống trị ở Đông Dương nhằm lợi dụng nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào ở đây để kiến thiết nước Pháp thời hậu chiến. Đồng thời cũng để duy tŕ ảnh hưởng của Pháp ở các nước thuộc địa hầu giữ vững địa vị cường quốc thế giới -một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc... Nhưng Pháp không lường trước sự phản kháng mănh liệt của nhân dân Việt Nam cũng như áp lực của Hoa Kỳ buộc Pháp phải nhượng bộ, trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương. 

Đối với Pháp, cuộc chiến lần này sẽ không mang lại những quyền lợi to tát như hồi thế kỷ trước. Ngày nay chỉ v́ t́nh thế bắt buộc, v́ danh dự và sự sống c̣n của khối Liên hiệp Pháp nên Pháp phải đành chịu một cuộc chiến đầy tốn kém và tổn thất nhân lực đáng kể. Tính đến cuối năm 1952, con số quân viễn chinh bị thương vong và mất tích ở Đông Dương đă lên đến 90 ngàn, và đă chi cho cuộc chiến này gấp hai lần số tiền mà họ đă nhận của Hoa Kỳ qua kế hoạch Marshall. (22) 

Hồi kư của cựu Thủ Tướng Anh A. Eden nói về thực trạng nước Pháp trong những tháng đầu năm 1953 như sau: "Qua những tường tŕnh của Đại sứ Oliver Harvey từ Paris gởi về th́ tinh thần người Pháp đối với chiến tranh Đông Dương càng ngày càng tỏ ra bi quan. Ai cũng đều mong mỏi chấm dứt chiến tranh, các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ tham mưu Pháp đă nhỏ to công nhận sự rút lui không thể tránh được. Tất cả vấn đề chỉ c̣n là làm thế nào để bảo toàn danh dự nước Pháp mà thôi". 

Tại Pháp, khủng hoảng chính trị bắt đầu, chính phủ thay đổi liên tục, khuynh hướng điều đ́nh mỗi ngày thêm rơ rệt, phong trào phản chiến phát triển mạnh. Chính quyền vốn đă chia rẽ về nhiều vấn đề như Đức, Algérie, nay càng chia rẽ thêm trước những khó khăn nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xă hội do cuộc chiến Đông Dương đem lại.  

Ngày 13/7/1953, hai tuần trước khi hiệp định đ́nh chiến ở Triều Tiên được kư kết, trong cuộc hội đàm Anh Pháp Mỹ ở Hoa thạnh Đốn, Ngoại trưởng Georges Bidault cho biết lập trường của Pháp là muốn giải quyết vấn đề Đông Dương như vấn đề Triều Tiên. Khi giao trách nhiệm Tổng chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Pháp ở Đông Dương cho tướng Navarre, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp nói: "Phải chứng minh cho Việt Minh thấy rằng nếu như chúng ta không thắng trong cuộc chiến tranh này th́ họ cũng không có hy vọng ǵ thắng ta bằng quân sự, v́ vậy cần phải đàm phán"

Đối với Bắc Kinh, họ hy vọng lấy chiến thắng ở Triều Tiên và Việt Nam đánh bại chủ nghĩa đế quốc thực dân để làm chiêu bài cổ vũ cho chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Kết quả một triệu binh sĩ thương vong trong trận chiến Cao Ly và hiện đang sa lầy trong cuộc chiến Việt Nam mà Trung Cộng là nước viện trợ vũ khí và trang bị nhiều nhất cho Việt Minh.  

Đă thấy rơ quyết tâm "trả đũa ồ ạt" của Hoa Kỳ, Bắc Kinh thấy cần phải t́m cách sớm thoát khỏi cuộc chiến này với bất cứ giá nào. Ngày 24/8/1953 trong bài diễn văn về Triều Tiên, Thủ tướng Chu Ân Lai nói rằng: "Đ́nh chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực để giải quyết các cuộc xung đột khác". (23) 

V́ tính toán sai lầm tạo ra một cuộc chiến vô cùng tai hại cho quyền lợi quốc gia, nên Trung Cộng cũng như Pháp liền điều chỉnh chính sách. Họ sẵn sàng chấp nhận giải pháp chia cắt ảnh hưởng ở Việt Nam cho hai nước đàn anh Nga Mỹ, để họ sớm trút bỏ gánh nặng và chấm dứt những phung phí vô ích v́ cuộc chiến này. 

Tháng 4/1954, trong cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị Genève, đại biểu Trung Cộng đă nói thẳng với đoàn đại biểu Việt Minh và Liên Xô: “Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa không thể công khai giúp Việt Nam trong trường hợp cuộc xung đột ở đây mở rộng"(24) Họ muốn sớm giải quyết cuộc chiến Đông Dương bằng con đường đàm phán ḥa b́nh. 

Francois Joyaux, một học giả Pháp chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh lúc bấy giờ đă nhận định: "Việc sắp mở các cuộc thương lượng về Đông Dương đáp ứng hoàn toàn lợi ích dân tộc của Trung Cộng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm bớt những căng thẳng ở Viễn Đông, đó là điều cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế của Trung Cộng. Ngoài ra c̣n loại trừ được -nếu thương lượng đi đến kết quả- nguy cơ can thiệp ồ ạt của Mỹ vào cuộc xung đột, tạo khả năng cho chính phủ Bắc Kinh chấm dứt t́nh trạng bị phân biệt đối xử ở Liên Hiệp Quốc mà họ là nạn nhân, và c̣n làm nổi bật vai tṛ cường quốc của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa trên sân khấu quốc tế. Và cuối cùng tạo cơ hội để Trung Cộng mở các cuộc thương lượng về thương mại với phương Tây". (25) 

Về phần Liên Xô bất đắc dĩ phải can dự vào cuộc xung đột quốc tế này, trong khi họ cần tranh thủ thời gian ḥa hoăn để hàn gắn vết thương chiến tranh và củng cố sức mạnh. Đối với Liên Xô chẳng có con đường nào tốt hơn là "thỏa hiệp" với phương Tây để sớm thoát khỏi t́nh trạng tấn thoái lưỡng nan: bỏ mặc th́ thế giới Cộng sản tan nát, dấn thân th́ chấp nhận thi đua với Hoa Kỳ trong việc chi viện cho chiến cuộc Đông Dương và có thể đưa đến chiến tranh với Mỹ. Cả hai mặt -chi viện cho Đông Dương và chiến tranh với Mỹ- Liên Xô đều ở thế yếu so với Hoa Kỳ, v́ thế Liên Xô tích cực ủng hộ giải pháp thương thuyết. Một giải pháp không những giúp họ giành được một nửa ảnh hưởng ở Việt Nam mà c̣n tránh cho khối Cộng sản khỏi phải đương đầu với những khó khăn mới. 

Ngày 4/8/1953, một tuần sau khi hiệp định Bàn Môn Điếm được kư kết, những người kế vị Stalin đưa ra đề nghị giải quyết cuộc xung đột ở châu Á bằng con đường thương lượng. Stalin chết ngày 5/3/1953. Bốn tháng sau, trong hội nghị tứ cường Đồng minh về vấn đề Bá Linh, ngoại trưởng Liên Xô Molotov đề nghị với Anh Pháp Mỹ mời Trung Cộng tham dự một phiên họp chung với 4 cường quốc để giải quyết các vấn đề căng thẳng của thế giới. Hoa Kỳ chấp nhận sự có mặt của Trung Cộng trong các hội nghị quốc tế nhưng chỉ giới hạn vào khuôn khổ những vấn đề có liên quan đến Viễn Đông mà thôi. 

Cuối cùng bốn ngoại trưởng Anh, Pháp, Mỹ, Nga đồng ư ngồi chung với đại biểu Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Genève để cùng hai đại biểu Nam và Bắc Triều Tiên giải quyết dứt khoát vấn đề Cao Ly. Và sau đó cùng đại biểu ba nước liên kết Đông Dương và Việt Minh thảo luận việc ngừng bắn ở Đông Dương. 

Riêng đối với Hoa Kỳ, họ chỉ có lợi khi thấy kẻ thù dính líu vào cuộc chiến gần như không lối thoát này. Liên Xô và Trung Cộng sẽ phải nỗ lực viện trợ cho Việt Minh, do đó sẽ hạn chế nhiều đến việc kiến thiết và xây dựng để củng cố sức mạnh nhằm làm chỗ dựa ủng hộ các cuộc chiến tranh cách mạng, nên lúc đầu Hoa Kỳ không chấp nhận đàm phán. Một văn kiện của Hội đồng An ninh Quốc gia hồi tháng 8/1953 cho biết "Trong điều kiện hiện nay, mọi giải pháp thương lượng đều có nghĩa là cuối cùng không những để mất Đông Dương vào tay cộng sản mà c̣n để mất cả Đông Nam Á. Mất Đông Dương sẽ nguy kịch cho nền an ninh của Mỹ". (26) 

Trước thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ, ngoại trưởng Anh Quốc Eden đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Tam cường Tây phương ở Paris để thống nhất hành động ở Đông Dương, Trong hội nghị này, Hoa Kỳ cho biết lập trường của ḿnh là "không để cho vùng Đông Nam Á lọt vào tay cộng sản, nhưng cũng không v́ khu vực này mà làm bùng nổ thế chiến thứ ba". 

Đầu tháng 3/1954, trong khi các cường quốc đă thỏa thuận gặp nhau tại Genève để giải quyết cuộc chiến Đông Dương bằng đàm phán ḥa b́nh, th́ cộng quân gia tăng áp lực uy hiếp Điện biên Phủ bằng trọng pháo và sẵn sàng dùng chiến thuật biển người tràn ngập tập đoàn cứ điểm này. Việt Minh tung hết lực lượng bao vây Điện biên Phủ với số quân gấp 4 lần quân Pháp trú pḥng tại đây, bất chấp tổn thất sinh mạng của binh sĩ, nhằm tạo chiến thắng quân sự gây sức ép ở bàn hội nghị. 

Hoa Kỳ lo ngại Trung Cộng có thể đưa Chí nguyện quân tham chiến nên thông báo cho Pháp biết là họ sẵn sàng can thiệp bằng lực lượng quân sự. Một sự can thiệp mà Hoa Kỳ cho là cần thiết v́ "nếu không có Mỹ giúp đỡ, người Pháp có thể sẽ thương lượng một cuộc bán đứng tại Genève để thoát khỏi một cuộc chiến tranh thất nhân tâm". (27) 

Ngày 16/4/1954, Phó tổng thống Nixon tuyên bố với Hiệp hội chủ bút Hoa kỳ: "Mỹ có thể gởi quân đội sang Đông Dương nếu Pháp quyết định ngưng chiến". Đồng thời Hội đồng An ninh Quốc gia đệ tŕnh tổng thống Eisenhower một văn kiện phản đối việc đàm phán để giải quyết vấn đề Đông Dương với nhan đề "Lập trường của Mỹ đối với Đông Dương" sẽ đưa ra tại hội nghị Genève. Hội đồng An ninh Quốc gia c̣n đề nghị Eisenhower báo cho Paris biết rằng "việc Pháp chấp nhận cho cộng sản thôn tính Đông Dương sẽ tác hại đến vị trí của Pháp là một trong ba nước lớn của Tây phương và viện trợ của Mỹ cho Pháp mặc nhiên bị đ́nh chỉ". Hội đồng An ninh Quốc gia c̣n khuyến cáo: "Mỹ phải xét tới việc tiếp tục cuộc chiến cùng với các nước Đông Dương nếu Pháp thương lượng một giải pháp không thỏa đáng". (28) 

Để cứu Điện biên Phủ, tướng Paul Ely -Tham mưu Trưởng Quân đội Pháp đến Hoa thạnh Đốn vận động Hoa Kỳ can thiệp bằng không lực. Đô đốc Arthur W.Radford -Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Mỹ đề nghị xử dụng 60 oanh tạc cơ B-.29 đồn trú ở Phi Luật Tân và dự định ném ba quả bom nguyên tử nhỏ để giúp Pháp giải tỏa áp lực cộng quân. Đề nghị được ngoại trưởng Foster Dulles và Phó tổng thống Richard Nixon ủng hộ...Nhưng bị sự chống đối của một số thượng nghị sĩ và dân biểu có thế lực ở Quốc hội trong đó có thượng nghị sĩ Lyndon Johnson. Họ chỉ chấp nhận can thiệp nếu Đồng minh thân cận nhất là Anh quốc chịu hợp tác với Mỹ trong nỗ lực cứu Pháp ở Đông Dương. (29) 

Eisenhower đă phái Radford và Dulles đến Luân Đôn tham khảo và thuyết phục chính giới Anh, nhưng thủ tướng Churchill và ngoại trưởng Eden lại không muốn bị liên hệ với Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới. Churchill đă gay gắt nói với Radford: “Anh Quốc đă không chiến đấu để ở lại Ấn Độ th́ họ không có lư do ǵ để chiến đấu ở Đông Dương chỉ nhằm giúp Pháp ở lại đó". Anh Quốc chủ trương giải quyết cuộc chiến Đông Dương bằng thương lượng, giúp Pháp t́m một lối thoát danh dự. Churchill cam kết trước Thứ dân Nghị viện là "Anh Quốc sẽ không có một quyết định nào trước khi hội nghị Genève có kết quả". (30)  

C̣n ngoại trưởng Eden th́ cương quyết gạt bỏ ư kiến can thiệp quân sự của ông Dulles. Vấn đề này theo ông chỉ bàn đến trong trường hợp hội nghị Genève thất bại. Ngoại trưởng Anh c̣n gợi ư chia cắt là giải pháp hiệu lực nhất để giải quyết cuộc chiến tại đây. 

Sau đó, Dulles đến Paris để thảo luận với ngoại trưởng Pháp -Bidault trước khi lên đường tham dự hội nghị Genève. Dulles coi cuộc chiến tranh Đông Dương làm nguy hại cho nền ḥa b́nh và an ninh của toàn vùng Đông Nam Á và Tây bộ Thái b́nh Dương nên "cần phải chấm dứt mau lẹ nhưng với điều kiện là phải bảo đảm tự do và công lư cho tất cả các dân tộc ở khu vực này..." .Dulles nhấn mạnh thêm "nếu Bắc Kinh mưu định giúp Việt Minh can thiệp vào chiến tranh Đông Dương làm cho hội nghị thất bại th́ Trung Cộng sẽ nhận một lời cảnh cáo rất cương quyết của Hoa Kỳ".  

Lúc bấy giờ Thủ tướng Ấn -Nehru một lănh tụ uy tín của các nước trung lập cũng lên tiếng yêu cầu các phe liên hệ ngưng bắn... Nhưng chính giới Anh cho biết "không thể có ngưng bắn nếu kế hoạch phân ranh chưa được chấp thuận". Sau chuyến viếng thăm Việt Nam trở về, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Bedell Smith cũng thừa nhận rằng "chỉ có sự chia cắt mới có thể giải quyết được cuộc chiến dai dẳng này, nhưng đó chỉ là lối giải quyết tạm, khó lâu dài". 

Trước việc chia cắt Việt Nam không thể nào tránh khỏi, một giải pháp mà Hoa Kỳ cho là tạm bợ chỉ nhằm xoa dịu các cường quốc và sẽ tạo mầm móng xung đột sau này nên ngoại trưởng Dulles không muốn dính líu đến những quyết định do các cường quốc sắp đặt. Ông chỉ đến Genève tham dự hội nghị trong mấy ngày đầu và sau đó để thứ trưởng Ngoại giao Bedell Smith cầm đầu phái đoàn Mỹ. Ông yêu cầu Eden -đồng Chủ tịch hội nghị Genève (với Ngoại trưởng Molotov) thỏa thuận với Liên Xô những biện pháp thỏa đáng để giải quyết vấn đề Đông Dương. Điều quan trọng của giải pháp đó là phải bảo đảm tự do và công lư cho các nước trong vùng. 

Từ giữa tháng 4/1954, song song với những lời đe dọa dùng sức mạnh can thiệp để thúc đẩy cuộc đàm phán sớm kết thúc, Dulles chỉ chú tâm vào việc thành lập Hiệp ước pḥng thủ Đông Nam Á, lúc bấy giờ được gọi là Hiến chương Thái b́nh Dương. Ông nhấn mạnh: "Đông Nam Á là vùng then chốt trong chiến lược của các cường quốc Tây phương, đ̣i hỏi một sự họp tác và hành động chung, chớ không thể giao trong tay một cường quốc nào. Trong trường hợp Pháp và Trung Cộng đi đến một thỏa thuận chia cắt Đông Dương th́ Minh ước pḥng thủ Đông Nam Á sẽ được thành lập". Dulles hy vọng tổ chức quân sự này sẽ ngăn chận được mưu đồ bành trướng của Trung Cộng, bảo vệ ḥa b́nh và an ninh ở Đông Nam Á, v́ mục tiêu của Mỹ là để tránh tham chiến ở đây. 

Ngày 7/5/1954, -hai ngày trước khi hội nghị Genève chính thức thảo luận về vấn đề Đông Dương, cứ điểm Điện biên Phủ thất thủ, làm chấn động dư luận thế giới. Tại Hoa thạnh Đốn, tổng thống Eisenhower dự định ra trước Quốc hội yêu cầu được can thiệp bằng lực lượng quân sự với điều kiện tiên quyết Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho các nước Đông Dương. Ông coi đây là hành động cuối cùng để cứu Đông Dương.  

 

Ngày 10/5, thủ tướng Pháp Joseph Laniel kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp để cứu Đông Dương. Eisenhower họp khẩn cấp với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân -Đô đốc Radford, ngoại trưởng Dulles và bộ trưởng Quốc pḥng Charles Wilson. Ông chỉ thị Bộ Ngoại giao chuẩn bị sẵn một quyết nghị để ông ra trước lưỡng viện Quốc hội yêu cầu được đưa binh sĩ Mỹ sang Đông Dương để bảo vệ Đông Nam Á, đồng thời ra lịnh Bộ Quốc pḥng thiết lập một kế hoạch khẩn cấp cho việc can thiệp.  

 

Đô đốc Radford đề nghị xử dụng bom nguyên tử chiến thuật ở Điện biên Phủ, kế hoạch đă được Eisenhower chấp nhận nhưng bị thủ tướng Anh Churchill cực lực phản đối nên phải hủy bỏ. Ngoại trưởng Dulles c̣n kêu gọi Anh hợp tác với Mỹ trong việc can thiệp bằng lực lượng không quân để giúp Pháp bảo vệ Việt Nam chống các lực lượng Việt Minh được khối Cộng sản đỡ đầu. Nội các Anh đă họp hai phiên khẩn cấp vào một ngày chủ nhật để cứu xét đề nghị của Mỹ. Ngoại trưởng Eden đă thuyết phục nội các Anh bác bỏ kế hoạch can thiệp của Mỹ, ông lập luận rằng nếu không xử dụng bộ binh th́ sự can thiệp bằng không quân không thể nào thành công được. 

 

Ngày 20/5/1954, trong kiến nghị gởi bộ trưởng Quốc pḥng Wilson, Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân Hoa Kỳ đề nghị nên giới hạn việc can thiệp và chỉ can thiệp bằng không quân và hải quân từ bên ngoài mà thôi.  

 

Tại Quốc hội, vấn đề can dự được thảo luận sôi nổi, Thượng nghị sĩ George McClellan phản đối việc gởi quân Mỹ sang Đông Dương v́ mục đích duy nhất là để bảo vệ thuộc địa này của Pháp. Thượng nghị sĩ George Smathers th́ yêu cầu "trước khi trù tính gởi binh sĩ Mỹ sang Đông Dương, Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho các quốc gia liên kết". Đó cũng là quan niệm của Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, ông yêu cầu một sự thống nhất hành động của các nước trên thế giới để bảo vệ dân chủ tự do. Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson th́ nói rằng: "Chúng ta bị kẻ địch lừa gạt, c̣n Đồng minh thân hữu th́ sợ hăi chỉ mong chúng ta đứng ra đương đầu với sự việc. Chúng ta đang ở vào vị trí nguy hiểm, bị cô lập trong một thế giới chống đối". Sau đó, các lănh tụ Quốc hội đă lấy một quyết định tối hậu là "Việt Nam độc lập tự do là điều rất cần cho nền an ninh thế giới và chỉ có một cách để bảo đảm cho nền an ninh ấy là sử dụng biện pháp quân sự”. 

Song mọi nỗ lực của thủ tướng Pháp Laniel trong việc kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp để cứu Đông Dương đều vô ích v́ Quốc hội Pháp đă quá mỏi mệt v́ cuộc chiến này, nên họ bác bỏ bất cứ hành động can thiệp quân sự nào. Giờ đây vấn đề chính của Pháp là t́m một lối thoát danh dự: chấm dứt chiến tranh bằng một giải pháp chính trị để cứu quân viễn chinh Pháp. Vả lại, tại Genève một phụ tá của Chu Ân Lai trong đoàn đại biểu Trung Cộng cam đoan là "Bắc kinh đến Genève không phải để ủng hộ Việt Minh mà để tái lập ḥa b́nh ở Đông Dương". (31) 

Ngày 12/6/1954, Quốc hội Pháp bất tín nhiệm Laniel. Thủ lănh đảng Cấp tiến Mendès-France được tổng thống René Coty mời đứng ra thành lập nội các mới để chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Để được Quốc hội tấn phong. Mendès-France tuyên bố sẽ từ chức nếu ông không đạt được thỏa hiệp ngưng bắn tại Đông Dương trước ngày 20/7/1954. (C̣n tiếp phần chót) 

Lê Quế Lâm

Trở lại