Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020 (Chương 9_3)

 Lê Quế Lâm

 Chương 9_3 

Trung Cộng: Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Đông Dương I­ (đoạn chót) 

Hội nghị Genève về Đông Dương  

Sau khi vấn đề Triều Tiên được giải quyết xong, những cuộc thảo luận chính thức về Đông Dương bắt đầu từ 8/5/1954 giữa 5 cường quốc thế giới và bốn phe trong cuộc chiến là Việt Minh và ba nước liên kết ở Đông Dương. Tây phương và khối Cộng sản bất đồng ở nhiều vấn đề quan trọng, hóc búa nhất là thành phần tham dự hội nghị và giải pháp chính trị cho hai nước Lào và Cam Bốt. Trưởng đoàn Việt Minh Phạm Văn Đồng đ̣i có đại biểu của chính phủ kháng chiến Lào (Pathet Lào) và Cam Bốt (Khmer Issarak) tham gia hội nghị và yêu cầu giải quyết vấn đề hai nước này vào chung với vấn đề Việt Nam. (32) Anh, Pháp, Mỹ quyết liệt phản đối yêu sách của Phạm Văn Đồng, họ khẳng định "không có lư do nào đủ vững chắc để coi cuộc nội chiến ở Việt Nam giống như cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Minh vào Lào và Cam Bốt". (33) 

Vấn đề rắc rối kế tiếp là thành phần Ủy hội Quốc tế kiểm soát đ́nh chiến và giới tuyến quân sự chia hai Việt Nam, Việt Minh đề nghị Ủy hội Quốc tế chỉ gồm hai nước tham chiến là Việt Minh và Pháp. Ngoại trưởng Molotov đề nghị các nước trung lập, c̣n Hoa Kỳ đ̣i hỏi phải là thành phần quốc tế. Hai bên đều cố giữ lập trường trong khi t́nh h́nh chiến sự ngày càng căng thẳng. TT Eisenhower chỉ thị Trưởng phái đoàn Mỹ Bedell Smith giải quyết ngay các điểm bất đồng, đừng để hội nghị kéo dài khiến cộng sản lợi dụng về mặt quân sự có thể mở cuộc tấn công vào đồng bằng Bắc bộ. Trong khi đó báo chí không ngừng loan tin Pháp Mỹ đang trù tính kế hoạch can thiệp bằng quân sự vào Đông Dương. 

Trước thái độ quyết liệt của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Eden cố thuyết phục Pháp Mỹ đừng làm điều ǵ để hội nghị thất bại, vừa duy tŕ liên lạc thường xuyên với phái đoàn Liên Xô và Trung Cộng để gỡ lần các bế tắc. Do trung gian của Eden, hai trưởng phái đoàn Trung Cộng và Pháp là Thủ tướng Chu Ân Lai và Ngoại trưởng Bidault đă trực tiếp gặp nhau 3 lần trong các phiên họp thu hẹp. Eden cũng vận động để Thủ tướng Trung Cộng gặp tân Thủ tướng Pháp Mendès-France vào ngày 23/6/1954 tại thủ đô Thụy Sĩ. Nhờ đó Pháp và Trung Cộng đă thỏa thuận được những nét cơ bản của một giải pháp chung về vấn đề Đông Dương: 

- Giải quyết vấn đề ngưng bắn trước đă, giải pháp chính trị sẽ thảo luận sau. 

- Chia cắt Việt Nam, chấp nhận hai miền có hai chính quyền cùng tồn tại ḥa b́nh. 

- Từng nước Đông Dương sẽ được giải quyết riêng. 

- Quân đội nước ngoài kể cả quân t́nh nguyện Việt Minh phải rút khỏi Lào và Cam Bốt. 

- Trung Cộng công nhận Vương quôc Lào và Cam Bốt, mong muốn hai quốc gia này có một bộ mặt mới ở Đông Nam Á (trung lập) như Ấn Độ và Nam Dương, ngược lại họ chỉ đ̣i Hoa Kỳ không đặt căn cứ quân sự ở hai nước này. 

- Không chấp nhận chính phủ kháng chiến Lào và Cam Bốt tham dự hội nghị. (34) 

Trước kết quả khả quan trên, trong hồi kư ngoại trưởng Eden đă nhận xét rằng: "Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên chịu ảnh hưởng của bom A và bom H. Nếu không có sự đe dọa ghê gớm của trận giặc nguyên tử ắt hẳn hội nghị Genève đă tan vỡ và chiến tranh thế giới phải bùng nổ”. Để giúp TT Mendès-France thực hiện lời hứa với Quốc hội Pháp "Sẽ thanh toán vấn đề Đông Dương trong ṿng một tháng", hạ tuần tháng 6/1954, thủ tướng Churchill cùng ngoại trưởng Eden đến Hoa thạnh Đốn yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ Pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Anh quốc bày tỏ lập trường dứt khoát của họ đối với vấn đề Đông Dương là "chỉ cùng Mỹ hành động tại đây khi nào biết chắc chắn những kết quả của hội nghị Genève". Ngoại trưởng Dulles tuyên bố là Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Pháp, chấp nhận nhận sự chia cắt Việt Nam với điều kiện là Pháp không chi phối Việt Nam nữa "v́ nếu Pháp c̣n chi phối th́ chế độ không cộng sản ở đây sẽ bị cộng sản lật đổ". 

Ngày 29/6/1954, TT Eisenhower và Thủ tướng Churchill đưa ra bản tuyên cáo chung 7 điểm, minh định thái độ của Anh Mỹ đối với việc đ́nh chiến ở Đông Dương như sau: 

- Bảo đảm sự toàn vẹn lănh thổ và độc lập của Lào và Cam Bốt. Bộ đội Việt Minh phải triệt thoái khỏi hai nước này. 

- Bảo vệ phần đất phía Nam Việt Nam và nếu có thể một khu đất đồng bằng phía Bắc, trong trường hợp này th́ vĩ tuyến chia cắt từ Đồng Hới có thể lùi xuống phía Nam xa hơn nữa. 

- Không bắt buộc Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam chịu một sự hạn chế nào làm hại đến quyền xây dựng lực lượng vũ trang cần thiết cho an ninh nội bộ. Lào và Cam Bốt có toàn quyền nhập cảng vũ khí và xử dụng cố vấn ngoại quốc. 

- Không chấp nhận một sự bố trí chính trị nào có thể khiến cho những lănh thổ được bảo vệ lọt vào tay cộng sản. 

- Không phản đối việc Việt Nam sẽ thống nhất bằng những phương thức ḥa b́nh. 

- Bảo đảm quyền tự do ở hay đi của mọi người Việt Nam ở cả hai miền. 

- Có những phương pháp hữu hiệu để kiểm soát hiệp ước trước quốc tế. (35) 

Thủ tướng Mendès France cam đoan sẽ giữ đúng tất cả 7 điểm trong thông cáo chung Anh Mỹ, từ bỏ mọi hành động khống chế và chi phối về kinh tế chính trị, trao trả độc lập thực sự cho phần đất Nam vĩ tuyến 17. Ông chỉ yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Genève để hỗ trợ Pháp triệt để. Dulles khăng khăng không chịu, ông không muốn dính líu đến một kế hoạch mà hậu quả là ném vào tay cộng sản hàng triệu con người Việt Nam". (36) 

Trong khi đó, phái đoàn Việt Minh vẫn khăng khăng đ̣i phải có đại biểu chính phủ kháng chiến Lào và Cam Bốt tham gia đàm phán, và đ̣i phải dành cho lực lượng kháng chiến hai nước này có hai vùng tập kết. Riêng vấn đề chia cắt Việt Nam, Phạm Văn Đồng đ̣i lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến quân sự tạm thời và đ̣i tổ chức tổng tuyển cử trong thời hạn 6 tháng để thống nhất đất nước. Những yêu sách của Đồng đă bị Mỹ và cả Trung Cộng bác bỏ. 

Ngày 7/7/1954, Ngoại trưởng Dulles gởi điện thông báo cho chính phủ Anh, Pháp và Trưởng đoàn Mỹ Bedell Smith biết rơ quan điểm của Hoa Kỳ về cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam. Theo Dulles: "Điều quan trọng hơn hết là tŕ hoăn tuyển cử càng lâu càng tốt sau khi kư kết hiệp định đ́nh chiến và chỉ tổng tuyển cử trong những điều kiện không có sự đe dọa để tạo cho các phần tử dân chủ có cơ hội tốt nhất". (37) 

Từ 10/7/1954, Trung Cộng bắt đầu gây sức ép buộc Việt Minh nhân nhượng trong các yêu sách để hội nghị sớm kết thúc. Trong bức điện gởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Thủ tướng Chu Ân Lai yêu cầu Việt Minh nên "có những điều kiện công bằng và hợp lư để chính phủ Pháp có thể chấp nhận được để đi đến hiệp định trong ṿng 10 ngày. Điều kiện đưa ra nên giản đơn rơ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp, lôi thôi để tránh thảo luận mất th́ giờ rườm rà kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại". (38) 

Trong tuần lễ cuối cùng của hội nghị, các điểm quan trọng đều được thông qua mau lẹ: - Pháp được giữ lại hai căn cứ quân sự ở Lào. - Bắc Kinh khuyến dụ được Việt Minh bằng ḷng rút khỏi Lào. - Mendès France đ̣i lấy vĩ tuyến 18 làm phân ranh chia cắt Việt Nam. Việt Minh nhất định đ̣i vĩ tuyến 13, rồi 16. Molotov t́m cách ḥa giải ấn định ranh giới đ́nh chiến tại vĩ tuyến 17. - Chu Ân Lai đề nghị thành phần Ủy hội Quốc tế kiểm soát gồm 3 nước Ấn, Gia Nă Đại và Ba Lan. Đề nghị được Tây phương chấp nhận. 

Ngày 17/7/1954, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn Đỗ, gởi kháng thư đến chính phủ Pháp phản đối việc Pháp và Việt Minh thương lượng việc ngưng bắn mà không cho Việt Nam biết. Hôm sau trong phiên họp toàn thể, ông tuyên bố "Chính phủ Quốc gia Việt Nam không chấp nhận sự chia cắt lănh thổ" và khước từ kư kết vào bất cứ thỏa ước ngưng bắn nào được Pháp và Việt Minh kư kết. 

Sau gần ba tháng đàm phán gồm 8 phiên họp khoáng đại và 23 phiên thu hẹp, hội nghị Genève bế mạc trong đêm 20 rạng 21 tháng 7 năm 1954 với ba văn kiện chính thức là Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ba nước Đông Dương. Hiệp định về Việt Nam có chữ kư của tướng Henri Delteil thay mặt Tổng Tư lịnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Đây là hiệp định đ́nh chỉ chiến sự chớ không phải hiệp ước ḥa b́nh. Vĩ tuyến 17 dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia hai Việt Nam thành hai vùng để tập trung quân hai bên, thực hiện ngừng bắn chấm dứt chiến tranh, hoàn toàn không đề cập đến một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.  

Hiệp định này tương tự như hiệp định đ́nh chiến ở Triều Tiên đă được kư tại Bàn môn Điếm (Panmomjom) ngày 27/7/1953 giữa một bên là tướng Nam Il -đại diện Quân đội Nhân dân Triều Tiên và Tư lịnh Chí nguyện quân Trung Cộng. Và một bên là tướng William K. Harrison Jr -đại diện quân đội Mỹ và Tư lịnh quân Liên Hiệp Quốc. Thỏa thuận Bàn Môn Điếm chia cắt Triều Tiên tại Vĩ tuyến 38, nay được 5 cường quốc LHQ tham dự hội nghị Genève 1954 tái xác nhận nguyên trạng chia cắt.   

Hôm sau các phái đoàn thông qua bản “Tuyên bố cuối cùng ngày 21/7/1954 của hội nghị Genève về vấn đề lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương” (Déclaration finale du 21 Juillet 1954 de la conference de Genève sur le problem du rétablissement de la paix en Indochine). Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị có 13 điều khoản. Nội dung các điểm chính yếu là:  

- Điều 6: Mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đ́nh chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lănh thổ. 

 

- Điều 7: Đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ư muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đă nói trong Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó. 

  

- Điều 8: Mọi người Việt Nam được tự do lựa chọn vùng ḿnh muốn sinh sống theo tinh thần hiệp định đ́nh chỉ chiến sự. 

 

- Điều 10: Chính phủ Pháp sẵn sàng rút quân đội ra khỏi ba nước Đông Dương theo lời yêu cầu của các chính phủ có liên quan.  

 

- Điều 12: Trong quan hệ với Cao Miên, Lào và Việt Nam, mọi nước tham dự hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của những nước đó.  

Trưởng đoàn Hoa Kỳ báo cho ngoại trưởng Eden -đồng Chủ tịch hội nghị hay rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không kư tên vào bản Tuyên bố bế mạc hội nghị. V́ ḥa b́nh trên hết, Mỹ chấp nhận giải pháp ngừng bắn tức khắc, chấm dứt chiến sự và giải quyết chiến tranh Đông Dương dựa trên sự chia cắt Việt Nam... Nhưng Hoa Kỳ không chấp nhận giải pháp chia cắt chỉ có tính cách tạm thời chỉ nhằm xoa dịu các cường quốc nên khước từ mọi sự cam kết tiếp theo, qui định việc các thành viên của hội nghị sau này sẽ trao đổi ư kiến để bảo đảm việc thi hành hiệp định.  

Hoa Kỳ phổ biến một Tuyên bố riêng xác định: - Cam kết tôn trọng những điều khoản của hiệp định, hứa sẽ không dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực để làm thay đổi thỏa ước…Nhưng “sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là đ́ều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ḥa b́nh và an ninh quốc tế”.   

- Về vấn đề tuyển cử tự do, Hoa Kỳ cho rằng nếu sự chia cắt lănh thổ phản lại ư nguyện của người dân bản xứ th́ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục t́m kiếm sự thống nhất thông qua một cuộc tổng tuyển cử tự do do Liên hiệp Quốc giám sát, nhằm bảo đảm cho người dân hành xử quyền chọn lựa của ḿnh một cách trung thực.  

- Về lời tuyên bố của Đoàn đại biểu Quốc gia Việt Nam cho rằng họ không kư hiệp định nên không bị hiệp định ràng buộc, Hoa Kỳ nhắc lại quan điểm cố hữu của ḿnh là "dân chúng được quyền quyết định tương lai của ḿnh" và Hoa Kỳ sẽ không tham gia bất cứ một sự sắp đặt nào để ngăn trở điều đó. (39) 

V́ Hoa Kỳ từ chối không kư tên vào Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị, nên các phái đoàn đồng ư xóa bỏ vấn đề chữ kư, chỉ kể ra trên những ḍng đầu của Bản tuyên bố cuối cùng danh sách các nước tham dự hội nghị. 

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam Trần Văn Đỗ tuyên bố: "Tổng tuyển cử toàn cơi Việt Nam chỉ được tiến hành khi nào Liên Hiệp Quốc xác nhận là trật tự và an ninh đă được tái lập". Ông phản đối Pháp lạm quyền khi quyết định ngày tổng tuyển cử mà không tham khảo ư kiến chính quyền Việt Nam cũng như không tôn trọng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam về các điều khoản của hiệp định, v́ thế "Chính phủ Việt Nam sẽ trọn quyền hành động để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của nhân dân Việt Nam về việc thống nhất, độc lập và tự do." 

Lê Quế Lâm

Chú thích  

1. Lê Minh Hùng, Mao: Tấn thảm kịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Thông tin lư luận, Hànội, 1984, Tập II, Tr. 178.  

2. Năm 1957 khi đến Mạc tư Khoa dự lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng 10 và tham dự hội nghị lănh tụ 12 Đảng Cộng sản đang cầm quyền, Mao Trạch Đông đọc bài diễn văn "Gió Đông thổi bạt gió Tây" khi ông khẳng định thời đại ngày nay là thời đại chủ nghĩa xă hội thắng thế đối với chủ nghĩa tư bản. Tám năm sau, tại hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8/1965, Mao tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh ở Đông Nam Á để "đương đầu với khối Liên Xô Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây".(Sự thật quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, Văn kiện Ngoại giao của nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 4/10/1979, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1979, Tr.14) 

3. Harry Truman, Memoirs, Vol II: Years of Trial and Hope, Doubleday & Co, New York, 1956, P.339. 

4. Phạm Kim Vinh, Nước mắt Việt Nam, Cơ sở PKV xuất bản, HK, 1982, Tr. 17. 

5. Harry Truman, Sđd, PP. 339/340. 

6. W. Manchester, American Ceasar, Dell Publishing Co, New York, 1979, P. 696. 

7. Phạm Kim Vinh, Giải phóng Việt Nam: Huyền thoại, Thực tại và Hi vọng, Nxb Văn Lang, HK, 1986, Tr. 70. 

8. Phạm Kim Vinh, Nước mắt Việt Nam Sđd, Tr 19. 

9. Harry Truman, Sđd. P. 314. 

10. Kiêm Đạt, Chiến tranh Việt Nam, Nxb Đại Nam, Hoa Kỳ, l982, Tr 163. 

11. Trường Chinh, Cách Mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân Việt Nam, Quyển II, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975. 

12. Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie, Picador, London, 1990, P.170 

13-15. The Pentagon Papers, Published by The New York Times, Bantam Books, New York, 197l, P.9 + 6 + 9 

16. Stanley Karnow, Vietnam: A History, Penguin Books, Victoria, 1985, P.177. 

17. Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc Hội, Nxb Văn Nghệ, California, 1995, Tr. 150.  

18. Trần Gia Phụng, Án tích Cộng Sản Việt Nam, Nxb Non Nước, Toronto, 2001, Tr. 230. 

19. Trường Chinh, Cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, Tr. 239 (Trích Báo Sự thật của Việt Minh số 128 ngày 18/2/1951). 

20. The Pentagon Papers, Sđd, P. 27 

21. Nguyễn Đ́nh Tuyến, Những biến cố lớn trong 30 năm chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975, Houston, Texas, 1995, Tr. 19 

22. Stanley Karnow, Vietnam: A History, Penguin Books, Victoria, 1985, P.188 

23. Tội ác của nhà cầm quyền Trung quốc đối với Campuchia, văn kiện Ngoại giao của nước Cộng ḥa Nhân dân Campuchia công bố ngày l0-7-1984, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1984, Tr. 14 (Dẫn chứng sách Vietnam: De la Guèrre Franaise à la Guèrre Americaine của Phillippe Devilers và Jean Lacouture) 

24. Sự thật quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua, Văn kiện của Bộ Ngoại giao nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 4/10/1979, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1979, Tr. 27. 

25. Tội ác của nhà cầm quyền Trung quốc đối với Campuchia, Sđd, Tr.l8/19 (dẫn chứng sách La Chine et le Réglement du Premier conflict d'Indochine của Franois Joyaux) 

26-28. The Pentagon Papers, Published by The New York Times, Bantam Books, NY, 1971, P. 10/11 

29. Fawn M. Brodie, Richard Nixon The Shaping Of His Character, W.W.Norton & Company, New York, 198l, P.322/3 

30-31. Stanley Karnow Sđd, PP. 198 + 201 

32. Tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Cam-pu-chia, Văn kiện Ngoại giao của nước Cộng ḥa Nhân dân Cam-pu-chia công bố ngày10-7-1984, Nxb Sự Thật, Hànội, 1984, Tr. 20/21. 

33. Nam Đ́nh (Kỳ Nam Nguyễn Thế Phư ơng), Hồi kư lịch sử 1923-1964, Báo Thần Chung, Sàig̣n, l965. 

34. Sự thật quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua, Văn kiện Ngoại giao của nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 4/10/1979, Nxb Sự Thật, Hànội, 1979, Tr. 28/29. 

35. Anthony Eden, The Memoirs of Sir A. Eden, Cassell, London, 1960, PP. 132/133. 

36-37. The Pentagon Papers, Published by The New York Times, Bantam Books, New York, 197l, P. 48 + 46 

38. Sự thật quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 30 năm qua, Sđd, Tr. 30/31. 

39. US Departrưent Of State, American Foreign Policy, 1950-1955, Basic Documents, Government Printing Office, Washington, DC, 1957, I, PP. 785/789 

Trở lại