Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Phần 5

Lê Quế Lâm  

 

Giới thiệu tóm lược nội dung tác phẩm (V) 

Biến cố 30/4/1975 kết thúc một chương sử đau thương của dân tộc với sự cáo chung của chế độ tự do ở Miền Nam. Cuộc chiến thảm khốc kéo dài 30 năm đă được cựng quốc lănh đạo Thế giới Tự do dàn xếp để kết thúc với hiệp định ḥa b́nh được một hội nghị quốc tế về Việt Nam có sự tham dự đầy đủ của 5 Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An tán đồng. Họ kư một bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam trước sự chứng kiến của Tổng Thư kư LHQ, tuyên bố tán thành một hiệp định đáp ứng các nguyện vọng và các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN, quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN và đáp ứng nguyện vọng tha thiết về ḥa b́nh của tất cả các nước trên thế giới. Các bên kư bản Định ước long trọng ghi nhận những cam kết của các bên đă kư kết hiệp định, tôn trọng triệt để và thi hành nghiêm chỉnh hiệp định. 

Ngoài ra, Điều 12 của hiệp định c̣n đề cập đến việc thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù và bảo đảm đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.  

Điểm quan trọng là HK cùng các cường quốc tham dự hội nghị Genève năm 1974 cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam 

Điều bất hạnh cho dân tộc là sự bất đồng giữa hai lănh tụ đồng minh về hiệp định khiến kế hoạch ḥa b́nh thất bại tạo cơ hội giúp CSVN thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam. Lợi dụng thời cơ trong giai đoạn chuyển tiếp này, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Trong quyển Hope and Vanquished Reality (Hy vọng và Thực tế tan hoang) cựu trưởng phái đoàn ḥa đàm của VNCH đă nhận xét: “TT Nixon có nhiều đường để lựa chọn c̣n TT Thiệu chỉ có một con đường phải tự xử bằng cách ‘hara kiri’ nếu như ông và những người cùng phe chống cộng như ông muốn cho xứng danh với lư tưởng và lương tâm”. Nhưng họ không tự sát danh dự theo kiểu Nhật, chỉ có miền Nam tự do tự sát. Nixon từ nhiệm, những người kế nhiệm ông thực hiện chiến lược quốc gia trong giai đoạn sau Việt Nam: các nước cộng sản đánh nhau. 

Ḥa b́nh ở miền Nam chỉ kéo dài một tuần, ngày 7/5/1975 Khmer Đỏ tấn công đánh chiếm đảo Thổ Châu, mở đầu chiến tranh Đông Dương lần thứ ba giữa CSVN và CS Campuchia ở biên giới Tây Nam. Trước đó Pol Pot đă lên án CSVN phản bội Cách mạng Đông Dương, đàm phán với Mỹ chấm dứt chiến tranh ở VN để Mỹ đưa chiến tranh sang Campuchia. Từ khi HĐ Paris ra đời Mỹ xử dụng B-52 phá hủy nặng nề các cơ quan đơn vị của Khmer Đỏ trong 6 tháng liền cho đến ngày 15/8/1973 là thời hạn cuối cùng mà chính quyền Nixon phải chấm dứt mọi hành động quân sự ở Đông Dương theo lịnh của Quốc hội. Trước đây Bắc Kinh cũng đă lên án CSVN đàm phán với Mỹ là hành động phản bội sự viện trợ to lớn của họ. Bắc Kinh muốn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. 

V́ hận thù VN, Khmer Đỏ không những thanh lọc nội bộ, tiêu diệt tất cả cán bộ đảng viên có khuynh hướng thân VN mà c̣n sát hại người dân nào có ḍng máu VN. C̣n Trung Cộng đă gởi sang Campuchia hơn 2 vạn cố vấn giúp Pol Pot xây dựng một đội quân lên đến 23 sư đoàn vào giữa năm 1978 có đầy đủ hải, lục và không quân, được trang bị vũ khí hiện đại. 

Để đối phó với Khmer Đỏ, đầu tháng 11/1978 TBT Lê Duẩn đến Mạc tư Khoa cùng Brezhnev kư Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác Xô Việt. Lê Duẩn cho rằng “sự hợp tác toàn diện với Liên Xô theo hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô là ḥn đá tảng của đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam”. 

Dựa vào LX, cuối năm 1978 Hà Nội công khai đưa 18 vạn quân sang Cam Bốt. Họ lấy cớ giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, xóa bỏ Nhà nước Campuchia Dân chủ và dựng lên nước Cộng ḥa Nhân dân Campuchia do số cán bộ Khmer Đỏ thân VN lănh đạo. 

Từ Bắc Kinh và các nước Thế giới thứ ba, hệ thống truyền thông không ngớt lên án “tiểu bá" VN liên kết với “đại bá” LX thực hiện mưu đồ bá quyền ở Đông Nam Á. V́ nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập các nước thế giới thứ ba, lănh tụ TC Đặng Tiểu B́nh khi đến Hoa thạnh Đốn hồi tháng 1/1979 hô hào “Trung Quốc. Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ cần phải thống nhất trong một liên minh chống bá quyền. Ông tuyên bố sẽ dạy cho VN một bài học. 

Dù điều 6 của hiệp ước thân hữu hợp tác Xô Việt qui định rơ “Trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công th́ hai bên đă kư hiệp ước sẽ lập ức trao đổi ư kiến và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm ḥa b́nh và an ninh của hai nước”…Song TC bất kể phản ứng của LX. Ngày 17/2/1979 họ huy động 60 vạn quân mở cuộc tấn công quy mô vào VN trên tuyến biên giới dài hơn 1000 cây số.  

                                                                        * 

Về phần Hoa Kỳ, để b́nh thường hóa mối quan hệ Đông Tây, chấm dứt sự đối đầu với khối cộng sản, mở ra một kỷ nguyên mới hợp tác và phát triển hai bên đều có lợi. HK đă chấm dứt chiến tranh VN nhưng theo LX c̣n có mầm móng nguy cơ đối với ḥa b́nh ở Châu Âu. Đó là một nước Đức thống nhất trước đây nay trở thành hai nước Đức. LX tố cáo Tây Đức (Cộng ḥa Liên bang Đức) cấu kết chặt chẽ với HK, dựa vào NATO để mưu t́m sự thống nhất nước Đức bằng sức mạnh. LX đề nghị giải quyết vấn đề nước Đức một cách ḥa b́nh là “thừa nhận thực tế châu Âu có hai nước Đức riêng rẽ với những đường biên giới và thể chế chính trị được h́nh thành sau thế chiến thứ hai”. 

HK đă đáp ứng sự lo ngại này của LX. Họ dùng những cơ sở của HĐ Paris 1973 về VN để mang lại ḥa b́nh ở châu Âu. Ba tháng sau ngày chiến tranh VN chấm dứt (30/4/1975), đầu tháng 8/1975, tại thủ đô Phần Lan, toàn thể các quốc gia Âu châu đă cùng LX, HK và Gia Nă Đại tham dự Hội nghị An ninh và Hợp tác toàn Âu và long trọng kư kết bản Định ước cuối cùng Helsinki. Các nước đồng cam kết: 

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau. 

- Hạn chế việc đe dọa hoặc xử dụng vũ lực. 

- Không xâm phạm biên giới của nhau. 

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 

- Tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản bao gồm tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng. 

- Tôn trọng quyền b́nh đẳng và tự quyết của các dân tộc. 

- Hợp tác giữa các quốc gia.  

 

Với định ước Helsinki, Brezhnev vững tin Tây Đức không c̣n là mối đe dọa đối với thành tŕ của LX ở Đông Âu. Nhưng ba năm sau một biến cố lớn xảy ra ở Ba Lan. Hồng y Karol Wojtyla. tổng giám mục giáo phận Cracow được bầu làm Giáo hoàng -John Paul II. Ngài là một công nhân từng chiến đấu chống Đức Quốc xă hồi Thế chiến II. Ngài đă sống trọn cuộc đời linh mục tại Ba Lan cho đến khi được chọn vào ngôi vị Giáo hoàng ngày 16/10/1978. Trong thời gian lănh đạo hàng giáo phẩm Ba Lan, Ngài đă tranh đấu với chính quyền Cộng sản để bảo vệ nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, tự do trong tinh thần kỷ luật, công bằng và bác ái. 

 

Tháng 6/1979 Ngài trở về thăm quê hương. Người dân Ba Lan cảm nhận một niềm khích lệ và hănh diện tột cùng về người đồng hương đầu tiên trở thành vị lănh đạo tối cao của giáo đồ Thiên Chúa giáo toàn thế giới, từ đó gieo vào ḷng họ một ḷng yêu nước thiết tha. Trong các buổi thánh lễ, Ngài nhắc lời Chúa Giê Su nói với các môn đệ: “Anh em đừng sợ hăi người ta”. Lời của Ngài “Đừng sợ hăi” (Be not afraid) đă khích lệ người dân Ba Lan dấn thân vào cuộc tranh đấu chính nghĩa của công nhân, đưa đến việc thành lập Công đoàn Đoàn kết (Solidarity) qui tụ đến 9,5 triệu đoàn viên chỉ trong một thời gian ngắn. 

 

Phong trào đấu tranh của công nhân đạt kết quả, Đàng và Nhà nước Ba Lan ban hành quyết định thừa nhận tư cách pháp lư và độc lập của Công đoàn Đoàn kết. Công đoàn đấu tranh đ̣i cải thiện nền kinh tế quốc gia, đ̣i nhà nước chấp nhận những quyền chính đáng của công nhân như quyền làm việc 40 giờ trong 5 ngày một tuần, tăng lương 3% để bảo đảm tối thiểu đời sống công nhân. Đồng thời công nhân c̣n đ̣i hỏi nhà cầm quyền tái xác định các quyền tự do ngôn luận, báo chí. Là một công đoàn được nhà nước thừa nhận, họ yêu cầu được xử dụng các phương tiện truyền thông của chính phủ kể cả việc xuất bản một tờ báo riêng. 

 

Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh do Công đoàn Đoàn kết lănh đạo đă làm rung động tận gốc rễ khối cộng sản và nhà nước Ba Lan. Đảng Cộng sản Liên Xô gởi nhiều thư trách cứ các lănh tụ cộng sản Ba Lan đă nhượng bộ quá nhiều và tỏ ra nhu nhược trước "các hành động chống Cộng sản và chống Sô Viết đang phát triển mạnh". Đồng thời Kremlin c̣n điều động lực lượng chiến xa dọc biên giới để sẵn sàng can thiệp như họ đă từng làm ở Hung năm 1956 và Tiệp Khắc năm l968.  

 

Để hỗ trợ nhân dân Ba Lan, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Cộng đồng Âu châu (EC) họp ở Luxembourg tháng 12/1980 ra bản tuyên cáo chung, kêu gọi các thành viên kư kết Định ước cuối cùng ở Helsinki năm 1975 về an ninh và hợp tác toàn Âu, phải tôn trọng nguyên tắc “bất can thiệp” đối với vấn đề Ba Lan, đồng thời đề nghị viện trợ càng nhiều càng tốt cho Ba Lan. Trong khi đó, HK gởi phi cơ tuần thám thuộc lực lượng Awacs đến Tây Đức theo dơi các hoạt động quân sự của khối Warsaw nhằm ngăn chận mưu đồ can thiệp của LX vào Ba Lan. 

 

Ngoại trưởng E. Muskie cho biết, đối với vấn đề Ba Lan, HK tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp, nếu LX can thiệp bắt buộc HK phải hành động. Đáp lại thách thức của LX yêu cầu HK hăy cam kết như LX "sẽ không phải là nước đầu tiên cho nổ bom nguyên tử", Hoa thạnh Đốn trả lời: "Hoa Kỳ là nước đầu tiên sẵn sàng cho nổ bom nguyên tử để bảo vệ ḥa b́nh".  

Trong những tháng đấu tranh sôi nổi của Công đoàn Đoàn kết, lực lượng nguyên tử của Hoa Kỳ ở Tây Âu đă đặt trong t́nh trạng báo động hàng trăm lần để sẵn sàng can thiệp. Đức Giáo hoàng cũng thông báo cho LX biết rằng nếu họ xua quân vào Ba Lan, Ngài sẽ trở về quê hương để chịu đau khổ với đồng bào của Ngài. Đối với người công nhân Ba Lan, ngoài việc ư thức sự sống c̣n của đất nước và đời sống kham khổ của nhân dân, một động lực chính khác khiến họ đứng lên hành động quyết liệt xuất phát từ cảm kích của họ đối với tấm ḷng yêu nước vô hạn của Đức Giáo hoàng. 

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ba Lan đă thổi vào Đông Âu một không khí tự do chưa từng có kể từ khi cộng sản nắm chính quyền. Hành động kiên quyết của HK khiến LX phải khựng lại, không dám mạo hiểm can thiệp vào Ba Lan. Từ đó lợi dụng sự suy yếu của LX và dựa vào nguyên tắc bất can thiệp và quyền tự quyết của các dân tộc, các nước Đông Âu lần lượt t́m cách thoát khỏi sự ḱm chế của LX.  

 

Đối với Trung Quốc, từ khi CSVN đưa quân vào Campuchia, Bắc Kinh tố cáo Hà Nội là tên “tiểu bá quyền” khu vực (châu Á) c̣n LX là tên ‘đại bá quyền” thế giới. Đặng Tiểu B́nh đề xướng thành lập Mặt trận thống nhất chống bá quyền Liên Xô trong đó Trung Quốc lănh đạo Thế giới Thứ ba là thành phần chủ lực. Dựa vào chiêu bài này Đặng kêu gọi Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ giúp Trung Quốc thực hiện “bốn hiện đại hóa”. Trong khi đó lănh tụ Xô Viết Gorbachev đề ra kế hoạch Perestroika (tái thiết) và Glosnot (cải tổ) để cứu Liên Xô khỏi sụp đổ. Ḥa giải với TC có tầm quan trọng sinh tử đối với chính sách glasnost và perestroika nên Gorbachev chấp nhận cả ba đ̣i hỏi tiên quyết của Đặng Tiểu B́nh để nối lại mối dây thân hữu với Bắc Kinh: rút quân khỏi Afghanistan, giảm quân số trú đóng ở biên giới Nga Hoa và áp lực Hà Nội rút quân khỏi Campuchia.  

 

Sau khi áp lực được Hà Nội rút quân khỏi Campuchia, Gorbachev muốn vấn đề Campuchia được giải quyết giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Gorbachev khuyến cáo CSVN tiếp xúc với TC để nối lại mối dây thân hữu Việt Trung. Hai bên đă gặp nhau tại hội nghị Thành Đô. VN đưa ra “giải pháp đỏ”: kết họp hai lực lượng Khmer Đỏ của Hun Sen và Pol Pot để lănh đạo Campuchia xây dựng xă hội chủ nghĩa, Trung Quốc thay Liên Xô chống đế quốc Mỹ để bảo vệ hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới sau khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ.  

 

Hai điểm trên đều bị Giang Trạch Dân và Lư Bằng bác bỏ. Họ cho rằng thế giới đă kinh hoàng trước tội ác diệt chủng của Pol Pot, c̣n Hun Sen là tay sai của CSVN để Hà Nội thống trị Campuchia. Chủ trương của Bắc Kinh là Campuchia trở lại t́nh trạng trung lập cố hữu dưới sự lănh đạo của cựu hoàng Sihanouk. Hiện nay Trung Quốc cũng không c̣n chống đế quốc Mỹ để bảo vệ hệ thống xă hội chủ nghĩa. Trái lại chiến lược của TQ là thực hiện “bốn hiện đại hóa” để Trung Quốc trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. V́ lợi ích đó, Trung Quốc kiên tŕ tranh thủ Mỹ, Nhật và Tây Âu ủng hộ họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

 

Trong hồi kư, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ nhắc lời Phạm Văn Đồng: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là v́ chính ta đă lừa ta. Ta đă tự ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ xă hội chủ nghĩa, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng VN và chủ nghĩa xă hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn tiến ḥa b́nh” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đă dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp đỏ”. 

 

Hậu quả là “một thời kỳ Bắc thuộc mới nguy hiểm đă bắt đầu”. Đó là nhận định của Nguyễn Cơ Thạch -ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Cộng ḥa XHCN. Sở dĩ nguy hiểm v́ CSVN và CSTQ cùng lư tưởng, cùng mục tiêu.  

 

Khi phát hành quyển Sử Lược Việt Nam Thời Cận Đại 1920-2020, tác giả vui mừng là hai nhân chứng cũng là tác nhân quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó vẫn c̣n tại thế. Giáo sư Vũ Quốc Thúc sinh năm 1920. Tiến sĩ Henry Kissinger sinh năm 1923. 

Tác giả xin ghi lại nhận định của Kissinger hồi năm 1972 về Nga và Trung Cộng để các thế hệ đương thời có thể tiên liệu những ǵ sẽ xảy ra trong tương lai? 

-Ngày 14/2/1972, TT Nixon thảo luận với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger về chuyến đi sắp tới đến Bắc Kinh. TS Kissinger tŕnh bày với TT Nixon: “So với Nga, người Trung Quốc nguy hiểm không kém. Trên thực tế, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, họ c̣n nguy hiểm hơn”. Nhưng v́ Mỹ đang t́m cách lợi dụng sự thù địch giữa Moscow và Bejing, nên Mỹ “cần phải nhảy vào tṛ chơi cân bằng quyền lực này mà không được có một tí xúc động nào”. Chúng ta cần Trung Quốc để uốn nắn người Nga và đưa Nga vào kỷ luật. Nhưng trong tương lai, t́nh h́nh có thể xoay sang hướng ngược lại. Sau này những người kế nhiệm ông nếu đó là người sáng suốt như ông th́ ông ta sẽ ngả về phía Nga để chống lại Trung Quốc”

Đó là chiến lược của Mỹ trong Chiến tranh lạnh đối với Liên Xô. Hậu quả là Liên bang Xô Viết sụp đổ. Ngày nay, Mỹ đang tạo ra chiến tranh lạnh với Trung Cộng. Không biết số phận của TC sẽ ra sao? Có chia 5, xẻ 7 như thời Xuân Thu Chiến Quốc hay không? C̣n VN ra sao? 

-Ngày 17/12/1972 trước khi ra lịnh B-52 oanh tạc Hà Nội, Hải Pḥng để áp lực Lê Đức Thọ trở lại Paris kư hiệp định chấm dứt chiến tranh, Kissinger đă vạch ra mối quan hệ giữa HK và CSVN trong tương lai sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ t́nh trạng thù địch chuyển sang t́nh trạng b́nh thường hóa và từ b́nh thường hóa chuyển sang t́nh trạng hợp tác. 

Lịch tŕnh mối quan hệ Việt Mỹ do Kissinger phác họa từ nửa thế kỷ trước, đă tuần tự được thực hiện. Hai mươi năm sau ngày 30/4/1975 là giai đoạn chấm dứt thù địch. Tháng 7/1995 Việt Mỹ thiết lập bang giao. Tháng 7/2015 TT Obama và TBT Nguyễn Phú Trọng gặp nhau tại Pḥng Bầu dục Ṭa Bạch Ốc, Việt Mỹ thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Tháng 7 năm sau (2016) TT Obama đến Hà Nội. Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu Mỹ băi bỏ cấm vận bán vũ khí cho VN. 

Ngày nay, bang giao Việt Mỹ ngày càng phát triển th́ mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên căng thẳng v́ áp lực của Trung Cộng ở Biển Đông và thềm lục địa VN. 

Cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải e dè trong giao tiếp với Mỹ. Không thể hợp tác với Mỹ để chống TC trong thời điểm chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TQ đang diễn ra. VN đă có lập trường ba không: “không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác”. Nay Hà Nội thêm cái không thứ tư: không gây sự để giữ ḥa khí với TQ. Nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây sự, phải hành xử thế nào?  

Đó là cơ hội giúp VN hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Hiệp định Paris 1973 mà hai bên đă kư kết. Hiệp định này đă được một hội nghị quốc tế về VN có sự tham dự của 5 cường quốc Hội đồng Bảo An và sự chứng kiến của Tổng Thư Kư LHQ tuyên bố tán thành và ủng hộ. 

Điều 1 của hiệp định đă ghi: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Genève 1954 đă công nhận”.  

Quyền của nhân dân MNVN tự quyết định vận mệnh MNVN thông qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do đă được ghi trong Chương IV của HĐ Paris 1973. Nay nước VN đă thống nhất th́ quyền tự quyết đó của toàn dân VN. Nhân dân VN tự quyết định vận mệnh đất nước Việt Nam thông qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do. 

Điều 7a trong Định ước của Hội nghị quốc tế về VN năm 1973 có đề cập đến “trong trường hợp xảy ra một sự vi phạm hiệp định và các nghị định thư, đe dọa ḥa b́nh, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam hoặc quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam, các bên kư kết hiệp định và các nghị định thư mỗi bên sẽ tự ḿnh hoặc bằng hành động thống nhất, trao đổi ư kiến với các bên khác kư kết định ước này để xác định những biện pháp cần thiết để giải quyết”.  

 

Ngày nay, sự toàn vẹn lănh thổ của VN đang bị đe dọa, quyền tự quyết của nhân dân VN chưa được thực hiện th́ Hoa Kỳ và Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần điều khoản trên sẽ tự ḿnh hoặc trao đổi ư kiến với nhau để giải quyết.  

 

Nay TBT Nguyễn Phú Trọng 77 tuổi, vượt qua mọi qui định của Đảng để tồn tại qua ba Đại hội Đảng, chứng tỏ uy tín của ông rất lớn. Ông có thừa khả năng chuyển đổi chế độ để đất nước có một tương lai tươi sáng, dân giàu nước mạnh, dân chủ tự do, bằng cách xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp dành quyền độc tôn lănh đạo của Đảng CS. Nhân dân VN sẽ tự quyết định vận mệnh đất nước Việt Nam thông qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do. 

 

Mục tiêu của Mỹ trong chiến tranh VN là tranh đấu cho người dân VN được quyền tự quyết vận mệnh đất nước VN, không có sự can thiệp từ bên ngoài. V́ mục tiêu này, gần 6 vạn chiến binh Mỹ đă chết tại VN. Một khi mục tiêu này được VN đáp ứng, tổ chức các cuộc bầu cử tự do, chính phủ Mỹ sẽ thực hiện phần vụ của họ cùng các cường quốc khác tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. Đó là lời bảo đảm của Hoa Kỳ, ngày nào họ c̣n hiện diện trên quả đất này, họ sẽ cùng các cường quốc khác “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ Việt Nam”. Mấy triệu con dân VN đă chết để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của đất nước. Đó cũng là sự đóng góp xương máu của mấy chục vạn binh sĩ Mỹ đă thương vong ở Việt Nam. 

 

Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1989, TT George W.H. Bush đă phát biểu: “Những quốc gia vĩ đại cũng như những vĩ nhân phải giữ lời hứa. Khi Hoa Kỳ nói điều ǵ, Hoa Kỳ nói lên định tâm của ḿnh, hoặc đó là một hiệp định quốc tế, một lời giao ước hay một lời nguyện trên thềm cẩm thạch”.(Great nations like great men must keep their word. When America says something, America means it, whether a treaty or an agreement or a vow made on marble steps) 

 

Năm 2015 trong buổi tiệc khoản đăi TBT Nguyễn Phú Trọng sau khi mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ đă được xây dựng, Phó TT Joe Biden đă đọc 2 câu trong Truyện Kiều: “Trời c̣n để có hôm nay. Tan sương đầu ngơ, vén mây giữa trời”. Năm đó (2015) t́nh thế băng giá trong quan hệ Việt Mỹ đă tan, trời mây quang đảng đă hiện ra. Ngày nay Joe Biden tái xuất giang hồ, trở lại lănh đạo nước Mỹ trong khi người bạn 6 năm về trước vẫn c̣n tại vị tại VN. Kỳ vọng sự trùng hợp hy hữu này sẽ đưa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ lên đến đỉnh cao, đất nước sẽ thay da đổi thịt ứng nghiệm với hai câu tiếp theo trong truyện Kiều mà Joe Biden đă đọc: “Hoa tàn mà lại thêm tươi. Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.   

Trong kết luận quyển Thời Đại Của Tôi, Cuốn 1: Nh́n lại 100 năm lịch sử, Giáo sư Vũ Quốc Thúc đă viết: “Tương lai đất nước tùy thuộc rất nhiều ở cách suy tư cũng như xử sự của mọi người Việt, đặc biệt những kẻ đang cầm quyền”.                               

Lê Quế Lâm (12/8/2021) 

Trở lại Phần 1

Trở lại