Nguyễn
văn Canh |
Bài
viết này đuợc giới hạn vào một số
câu chuyện về “Con Người” của
GS Vũ quốc Thúc, dựa trên mối tiếp xúc
cá nhân của tôi với GS Thúc. Kể
các chuyện dưới đây để tưởng
nhớ một Giáo sư mà tôi luôn kính mến. A.
“Một Nhân Cách Lớn”. Giáo
sư Kinh Tế Mai văn Lễ, một cựu đồng
nghiệp, đến thăm tôi sau khi ông được
Việt cộng cho đi định cư ở Mỹ và
thời gian đó ông c̣n tạm trú tại vùng D.C.
ở Hoa Thịnh Đốn. V́ mới sang Hoa Kỳ và
nhất là bị giam cầm trong trại tù Việt
cộng lâu và bị cô
lập một thời gian khá dài, Ông muốn biết
tin tức về sự sinh sống vào lúc đó của
một số đồng nghiệp cũ ở trường
Luật. Sau
khi, tôi nói về Giáo sư Thúc, GS Lễ nhận xét:
“Anh Thúc có ‘một nhân cách
lớn’; một con người thông thái, hiểu
biết sâu rộng về môn dạy, cởi mở, hoà
nhă, nên mọi người kính mến.” Để
có một nhân cách lớn như ở “Con Người”
của GS Thúc, tôi thấy ông c̣n có nhiều đức
tính khác, ngoài những ǵ mà GS Lễ nói ở trên. Nhưng
ở đây, tôi liệt kê vài điều ở GS Thúc,
có liên hệ trực tiếp với tôi trong sinh
hoạt ở trường Luật. Đó là Liêm Chính và
Đức Khiêm Cung. Nhân
Cách là yếu tố tạo ra hấp
lực để lôi
cuốn người khác, hay nói khác đi là làm người
ta “đến với
ông” với ḷng quư mến, kính trọng….. Các
thí dụ sau đây chứng minh điều này: 1.
Nhóm cựu sinh viên Luật ở Nam CA đến
với GS Thúc với ḷng biết ơn
đối với một ông Thày cũ. Cách
đây có lẽ trên dưới
15 năm, Đại tá Nguyễn trọng Liệu, nguyên
Chánh Sở, Sở Pháp Chế ( th́ phải), Nha Quân Pháp,
Bộ Quốc Pḥng, gọi cho tôi nói rằng “chúng
tôi gồm một số cựu sinh viên Luật ở dưới
này (Nam California) có bàn với nhau rằng chúng tôi
muốn mời GS Thúc và phu nhân sang thăm Hoa Kỳ.
Mọi chi phí di chuyển khứ hồi Pháp-Hoa Kỳ,
trong nội bộ Hoa Kỳ, đi bất cứ nơi nào,
gồm cà ăn ở, chúng tôi lo hết. GS Thúc nếu
ở Hoa Kỳ cả tháng th́ tốt. Tôi
nói rằng đấy là một sáng kiến hay.
Đại tá Liệu tiếp: “Chúng
tôi muốn nhờ Anh mời GS Thúc giúp”. Tôi
hỏi: sao lại thế? Anh ở cùng quê ở Nam
Định với GS Thúc, và anh là chủ biên Đặc
San Nguyễn Khoa Nam. Mỗi khi ra báo, Anh đều
gửi cho tôi. Tôi thấy Anh có liên lạc với GS Thúc
xin bài. Ông ấy có viết bài cho Báo và có nhắc tên
Anh mà. Vậy tại sao, Anh không liên lạc với Ông
ấy mà lại nhờ đến tôi? Đại tá
Liệu trả lời “ Tôi có
thể viết thư mời được. Nhưng chúng
tôi nghĩ rằng dù Anh cũng là môn sinh của GS Thúc
như chúng tôi, nhưng Anh ở vị trí thích hợp
hơn. Để tỏ ḷng kinh mến Ông và nhờ Anh
mời giúp, hơn là chùng tôi chỉ là cựu sinh viên”
V́
biết cách “cư xử” của GS Thúc, tôi phải
viết thư thay v́ gọi điện thoại. Trong thư
tôi nhắc lại những ǵ ĐT Liệu nói với
tôi. Thay v́ cc cho ĐT Liệu, tôi chụp một
Bản gủi cho ĐT Liệu biết. Ít lâu sau, Ông
viết thư cho tôi trả lời : “rất xúc động
được các anh em học trường
luật trước đây (ông rất kỹ, không
dùng các chữ khác, thí dụ
như cựu môn sinh chẳng hạn)
có ḷng quí mến
như vậy khi đă về hưu.” Ông từ
chối v́ lư do Bà Thúc bị Alzhiemer, phải thường
trực ở nhà
trông nom, ngay cả khi Đài RFI phỏng vấn,
phải dùng điện thoại…. Tôi
thấy Nhân Cách của GS Thúc là
yếu tố chính yếu làm nguyên động lực
thúc đẩy nhóm cựu sinh viên này “đến
với GS Thúc”. Họ mời
ông sang chơi để tỏ ḷng biết
ơn vị Giáo sư
khả kính của họ. 2.
Một người được gọi là
“Bạn” đến với
GS Thúc để dang tay giúp đỡ vào lúc nguy
khốn: Ông Raymond Barr. Trong
một thư viết tay gửi cho tôi, dài gần 20
trang, sau khi tới Pháp được chừng một tháng,
GS Thúc cho biết ông
được GS Lưu văn B́nh, ở Montréal cho
địa chỉ của tôi. Trong
thư, GS Thúc kể rất nhiều điều mà ông
trải qua sau khi VC chiếm Miền nam. V́ ở trong
t́nh thế khó khăn quá, ông t́m mọi cách, như
đến cầu nguyện trước Tượng
Đức Mẹ ở B́nh Triệu, t́m cách gửi thư
cho người con gái
ở Paris, xin gặp Ông Barr đang làm Thủ Tướng
giúp. Trong thư ấy, GS Thúc kể rằng ông biết
ông Barr lúc thi Thạc sỹ. Khi Phạm văn Đồng
sang Pháp xin Viện trợ 200 triệu MK, Ông
Barr nói với Phạm văn Đồng rằng
“tôi cho Anh $200 triệu MK, nhưng với điều
kiện là Anh cho “Bạn” của
tôi là Giáo sư Vũ quốc Thúc sang Pháp. Tôi mời
ông ta dạy ở Đại Học Paris”. Thư nói
tiếp: “Phạm văn Đồng được
tiền, nhưng vần đề để tôi đi Pháp,
th́ chắng thấy ǵ cả. Rồi Nội các Raymond
Barr sụp đổ. Ông Barr phải ứng cử Dân
Biểu trở lại và đắc cử, rồi
sau đó được tái bổ nhiệm làm
Thủ Tướng. Lúc đó, VC mới xét đến
việc cho tôi rời Việt nam. Nếu ông Barr không
được làm Thủ tướng nữa, th́
việc đi Pháp của tôi sẽ không xảy ra.” Tóm
lại, lư do mà Thủ tướng Barr đến
với GS Thúc để cứu ông
vào lúc khó khăn nhất, v́ ông có một Nhân Cách
đáng phục. Như những ǵ Giáo sư Thúc nói,
ông chỉ là người
quen hay biết ông Barr, chứ không hẳn là
người Bạn.* *Tôi không bàn tới việc ông Barr, Thủ tướng
của một đại cường quốc như Pháp
đă dùng cả
một chính sách quốc gia để “ đánh đổi
lầy một người bạn”- một việc mà
tôi không bao giờ thấy trên đời này. Tôi
chỉ xét xem GS Thúc có phải là “ Bạn” với ông
Barr theo nghĩa mà mọi người hiểu không. Trong thư kể trên, GS Thúc nói rằng Giáo sư
biết ông Barr, khi Thạc sỹ Kinh Tế. Tôi không bao giờ hỏi một cách chi tiết
về việc GS Thúc là Bạn như thế nào. Tôi
chỉ dựa vào vài thư của GS Thúc gửi cho tôi
có ít chi tiết liên hệ, cũng như khi nói
chuyện th́ t́nh cờ Ông đề cập đến. Tôi nhớ rằng
GS Thúc được chính phủ Nguyễn văn Xuân
cho đi Pháp học để thi Tiến sỹ. Ông
đậu Tiến sỹ năm 1950. Như vậy trong
thời gian này, GS Thúc chưa gặp ông Barr. Có một lần khi tôi Paris, ông kể chuyện
về thi Thạc sỹ: Ngay
sau khi đậu tiến sỷ (1950) , v́ ṭ ṃ, Ông
thử đi hỏi xem vấn đề thi Thạc
sỹ như thế nào. Sau khi biết thể thức,
ông quyết định xin thi. Có một trở ngại
là Bằng Tiến sỹ của ông lại là Tư Pháp,
nhưng v́ nội dung đề cập đến kinh
tế nông thôn, trong khi đó ông nhắm vào kinh tế
để thi Thạc sỹ. Ông phải làm đơn
xin đổi sang là Tiến sỹ Kinh Tế, và
được chấp thuận. Và như vậy ông
dự thi Thạc sỹ 4 tháng sau khi được
cấp bằng Tiến sỹ. Tại kỳ thi này ông
đươc “admissible”. Rồi trở về
Việt nam dạy tại trường Luật Hà
nội. Đến năm 1952, ông sang Pháp trở lại
để dự thi, và đậu Thạc sỹ. Vậy câu hỏi là liệu có cơ hội và th́
giờ để trở thành “Bạn”? Ông cũng như
GS Nguyễn cao Hách có cho tôi biết rằng thủ
tục thi Thạc sỹ gồm có 2 phần: Phần thi
viết 1 ngày. Xong rồi chờ kết quả. Biết
đă đậu, th́
đến lấy đề tài vấn đáp. Phần
II, chỉ một ngày
ở nhà để sửa soạn cho ngày hôm sau vào
vấn đáp. Vấn
đáp có 2 phần. Phần I thí sinh tŕnh bày đề
tài 1 giờ, đến giớ thứ 60, Chủ
khảo gơ búa, vào lúc dó th́ Thí sính phải chấm
dứt nói. Sau đó đến phần câu hỏi
của giám khảo và trả lời. Ai bị rớt ở giai đoạn này, được
phong cho chức “Hàm Thạc sỹ” (aggregatif). Ở trường
Luật Sài g̣n, có 2 Giáo sư ở trong t́nh trạng này.
Đó là GS Vũ quốc Thông (Công Pháp) và GS Trần
thiện Vọng (Kinh Tế). Vậy GS Thúc ở Pháp rất ngắn, và chỉ
gặp ông Barr vào lúc thi cử, và vào lúc thi cử như
vậy, thí sinh bị “áp lực” rất nhiều. Tôi
nghĩ rắng 2 người chỉ gặp nhau để
“Bonjour”, “Bonsoir” mà thôi, và biết nhau như
vậy. Tôi kết luận rằng Ông Barr và Giào sư
Thúc không hẳn là Bạn như mọi người
quan niệm. Và họ chỉ là người quen biết
nhau. B.
Một số đức tính khác: 1.Một người Liêm
khiết: GS
Trần như Tráng thường trực trợ giúp tôi
trong các kỳ thi. Ông nói với tôi rằng vào Kỳ
thi này (Khoá I, niên học 1973-1974), có các Bà Thúc và Bà Hách
thi tốt nghiệp. Tôi trả lời”Thế hả.
Ông in lặng về vấn đề này. Các bà ấy
cũng được đối xử như các sinh viên
khác. Các bà ấy học giỏi th́ đậu. Nếu
không, phải học lại.” Giáo
sư Thúc và Giáo sư Hách hoàn toàn không ai can thiệp.
2. Có Đức
Khiêm Cung: Tôi
nói tới thái độ và cách cư xử của GS
Thúc. Khi c̣n ở trường Luật ở Sài g̣n, GS
Thúc là người
tỏ ra rất ḥa nhă, thân thiện với đồng
nghiệp; với sinh viên, ông không có ǵ biểu lộ
“hống hách” hay “quan liêu”, hay “ xa cách” dù đă
gia nhập ”giới quan trường” như đă làm
Tri Huyện dưới thời Pháp lúc c̣n trẻ,
(từ khoảng cuối 1944
th́ phải), rồi Bộ trưởng sau khi vào Nam năm
1954…
Câu
chuyện sau đây là một thí dụ: Năm
2015, khi tôi sang
Paris, GS Thúc mời tôi và 2 người
em ăn cơm ở một Nhà Hàng Tàu, Quận 13. Tôi đến trước và ngay sau đó Ông
tới. Tôi thấy nước da mặt của ông có
vẻ hồng hào, tôi nói đùa: trông Giáo sư
trẻ, mặt hồng hào, lại đẹp trai. Ông nói
với tôi rằng : “Anh sang đây, tôi phải đến gặp. Từ nhà tôi đến đây, tôi nghỉ
tất cả 3 lần. Tôi đi một lúc, thấy
mệt, tôi ngồi nghỉ 10 hay 15 phút, rồi đi
tiếp”.
Tôi hỏi tại sao như vậy. Ông trả lời:
“có 2 mạch máu đưa
máu từ tim lên óc, th́ một cái bị block 95%, cái bên
kia: 65%.” Tôi có gợi ư về surgery, Ông trả
lời rằng “tôi già rồi.” Tôi biết khi đi gặp tôi, ông phải
nhờ một người nào đó đến trông nom
Bà Giáo sư, dù tôi xin được miễn gặp. 3. Một người có lập trường kiên
định (và thêm
bằng cớ về đức khiêm cung hiếm có,thí
dụ như viêt Bản sao để kính tường):
Bản sao kính gủi gs Nguyễn văn Canh “để kính tường” (viết
tay ở góc trái, phía dưới). Hai
thí dụ này là biểu hiệu cái cung cách
mà ông đối xử với tôi. Tôi cũng
thấy ông đối xử với người khác
rất khiêm tốn. Cước chú: Có vài điểm tôi
cần thêm vào vấn đề này: a) Về Dự án
này, trước khi nhận được thư
của GS Thúc, tôi đă được GS Mai văn
Lễ cho biết và ông đă có thái độ rơ
rệt; b) Về cách GS Thúc cư xử với tôi như
trên, thực ra tôi không tả nổi. Như tôi đă
nói ngay ở đầu rằng
Tôi là môt cựu sinh viên của ông và là đồng
nghiệp như là một em út trong hệ thống hành
chánh trước đây, đúng ra ông không cần
thiết sử dụng
cách thông báo như thế. Tôi không biết dùng chữ
ǵ đển diễn tả, nên dùng chữ “đức
khiêm cung”. 4. Một nhà ái quốc nhiệt thành, không ngưng
nghỉ: a).
Một lần có lẽ là 1984. Khi tới Paris, GS Thúc
bảo tôi sắp xếp th́ giờ dành một buổi
gặp. Ông đưa tôi tới
một tiệm ăn khá sang để ăn trưa.
Ông rút trong cặp ra
một hồ sơ dày, viết bằng tiếng Pháp và
tôi nh́n trang cuối là 147. Ông tŕnh bày vấn đề,
trong khi tôi liếc mắt qua các đề mục
của các Chương, các Đoạn. Tôi để ư
các trang cuối, có vấn đề pháp lư ở đây……
Đến đó ông đưa cho tôi coi 2 thư gủi
cho Ông: 1 của Giám Đốc một Nha thuộc
Bộ Ngoại Giao Pháp, c̣n thư kia là của một
nữ thư kư thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Kế
đó, ông yêu cầu tôi đặt vấn đề
với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, giúp giải
quyết hồ sơ này. Tôi
nhận xét rằng đây
là hồ sơ pháp lư. Tôi có nêu ra một số điểm
không ổn khi đi thuyết phục người ta. Tuy
nhiên, đó không phải là chính. Và tôi nhấn
mạnh là ḿnh không thể đạt đươc muc
tiếu với hồ sơ này. Điều tôi có
thể làm được là Giáo sư viết cho tôi
một thư riêng, nhưng professional về h́nh
thức, tiếng Pháp hay Anh cũng được. Trong
thư Giáo sư nói rơ rằng giao
trách nhiệm cho tôi
đi yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có hành
động. Giáo sư chính thức gửi đến
cho tôi ở Viện Nghiên
Cứu Hoover Về Chiến Tranh Cách Mạng và Hoà B́nh,
Đại Học Stanford. Như vậy nó là
cái cớ để tôi
nhờ một đồng nghiệp mang tay sang DC cho ông
Schultz, Bộ trưởng Ngoại Giao. C̣n
cái thư mà Giáo sư hiện có là do một thư kư
gửi, v́ họ lịch sự trả lời rằng
Bộ này đă nhận được tài liệu mà
thôi. Với
tài liệu của Giáo sư, tôi
không lạc quan vi lư do mà Bộ Ngoại giao sẽ không
có hành động tích cực, v́ vấn đề này
có dính dáng với Quốc Hội mà Quốc Hội
hiện bị đám tả chi phối nặng. Thêm vào
đó, vụ Nixon trước đây c̣n tiếng vang.
….. Chừng
2 tuần sau, tôi nhận được gói tài liệu.
Tôi cũng bóc thư và
mở gói tài liệu, rồi mang cả lên lầu 13
của Tháp Hoover vào văn
pḥng Phó Giám Đốc Hoover, Richard Buress (trước
đây là Phụ Tá TT Nixon). Tôi nói rằng hồ sơ
này là của GS Vũ quốc Thúc, một ông Thày cũ
dạy tôi tại trường Luật, Sài gon, nay ông là
Giáo sư ở Paris. GS Thúc ưu tư vấn đề
này, và đ̣i hỏi tôi phải nêu vấn đề
ấy với Bộ trưởng Ngoại Giao George
Schultz (Học gỉa danh dự của Hoover). Ông bàn
với George xem có thể làm ǵ được không và
tôi yêu cầu George hay Phụ tá viết thư trả
lời GS Thúc dù thư này gửi cho tôi… Sau đó, Ông
Buress mang thư và hồ sơ đi DC, gặp BT
Ngoại Giao Schultz bàn về vấn đề này…..
Gaston Sigur, Phụ Tá Bộ trưởng Ngoại Giao
đặc trách Á Châu được
mời đến và giao trách nhiệm nghiên cứu
vấn đề. Cuối
cùng , ông Sigur viết thư trả lời GS Thúc và có
cc cho Ông Buress và tôi. GS
Thúc có kể lại vấn đề này trong Hồi Kư. b)
Một dịp khác khi tôi đến Paris, tôi báo cho ông
biết. Ông dặn tôi rằng dù
Anh có phải đi
đâu, nên sắp xếp dành nột buổi để
gặp cụ Đỗ ( BS Trần văn Đỗ).
Cụ Đỗ mời anh ăn cơm và có chuyện
muốn nói. Đến
ngày hẹn, ông bảo tôi đi tởi trạm Métro
(nếu tôi nhớ không lầm là Étoile). Tôi đi ra
khỏi Metro, th́ ông đă chờ sẵn, rồi
dẫn tôi vào nhà Cụ Đỗ, ở Q. 16… Cụ
cho rằng vấn đề Việt nam nay tuỳ
thuộc vào Hoa Kỳ, chứ Âu Châu th́ nên bỏ đi…..
Cụ nói rằng Giáo sư ( nghĩa là tôi) là người
trẻ, có đủ yếu tố để đảm
đương một số công việc…
và ở bên này chúng
tôi có chừng 4 hay 5 chục anh em sẽ “tiếp tay”
với Giáo sư… Tôi cảm
ơn Cụ đă chỉ dạy, nhưng không gánh vác
nổi… Đến đó GS Thúc đứng
lên, nói rằng Cụ thấy anh có khả năng,
lại ở vào vị trí thuận lợi và nhờ tôi
mời anh đến đây, và anh nên nhận lời. Thấy
GS Thúc đứng lên tôi cũng đứng lên cho
phải phép và thưa lại rằng : Thưa Cụ, GS
Thúc trước đây là Thày dạy tôi tại trường
Luật và thưa Giáo sư {Thúc], tôi hằng theo đuổi
một nguyên tắc là Ông Thày
bảo ǵ, th́ học tṛ phải lắng nghe và cố
gắng làm. Về vấn đề này, tôi xin thưa,
tôi không làm nổi. Cụ giao cho tôi công tác cùng
một số nhân lực đông đảo là một
vinh dự lớn. Nhưng nếu để phô trương,
th́ tôi không dám….., v́ không phải đạo. Trước
đây, GS Thúc đă yêu cầu tôi làm một công tác
khá quan trọng mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ bề
ngoài có thẩm quyền. Truóc khi làm, tôi có nói cho GS Thúc
biết chỉ đạt được muc tiêu
giới hạn mà thôi. Và
điều đó đă xảy ra như vậy. 5. Một người có giầu thiện chí Tôi
thực sự điều khiển và kiểm sóat hai
kỳ thi của niên học 1973-1974 (1). Sự
cổ vơ sự tôn trọng “Kỷ Luật” của
GS Thúc giúp tôi giải
quyết khó khăn của trường
. Một trong lư do là Giáo sư dạy năm I Ban Cử
Nhân là các giáo sư hàng đầu của trường
không chấm bài kịp v́ số thí sinh đông quá.
Các vị ấy đă từng làm “Quan” như
Tri Huyện, Tri Phủ thời Pháp”, rồi về sau làm
Hàng
đầu. Từ phải sang trái: GS Vũ quốc Thúc,
GS Nguyễn cao Hách…. Các
Giáo sư tham dự Lễ Phát
Văn Bằng trong
hàng ngũ Giáo sư “hàng đầu” của Trường,
tôi có thể giải quyết được khó khăn
này. Như dự trù trong kế hoạch, vào tháng 10,
kỳ thi II đă hoàn tất đúng
hạn kỳ và sang tháng
11,1974 trường tổ chức lễ
phát văn bằng. Tân
khoa lần lượt được xướng danh, tiến
vào lễ đài, GS Vũ quốc Thông, Khoa trưởng
đích thân phát Bằng tốt nghiệp cho
từng sinh viên, hơn 1400 tân khoa ( khoá I: 840; khoá II: hơn
600) sau 4 năm theo học, trước sự hiện
diện của đa số Giáo sư. Tôi
nhắc lại rằng Sĩ số ghi danh năm 1970 là
10,000**.
Đây là buổi lễ Phát Bằng long trọng
đầu tiên từ khi trường được
độc lập, khỏi tay người Pháp từ năm
1956. Và cũng là
lần cuối cùng. ** Nhân dịp đề cập tới khó khăn này,
tôi nói thêm rằng Trường
Luật Sài g̣n lúc đó
rất “giầu” vè sĩ số , nhưng vô cùng
“nghèo nàn” về phương tiện: a.. Niên học 1973-1974 , số thí sinh ghi danh là
25,000 khoá I. Số hiện diện là: 15,000 cho
cả 4 năm) . Đa số lả sinh viên năm I.
Việc chấm bài cho sinh viên năm I là khó khăn
lớn. và các “ Anh Già” (như GS Hồ thới Sang
gọi) là những người dậy, và chấm bài
của các thí sinh này. Có thể là mỗi Giáo sư
phải chấm tới 5,000 bài trong một ṿng một
thời gian ngắn. b). Niên học 1974-1975, số ghi danh
là 58,000. b. Chỉ có 36 giáo sư cơ hữu, dưới
20 nhân viên hành chính kể cả (1) lao công, (1) tuỳ
phái, (1) tài xế; pḥng ốc, lớp học ít ỏi
và chật hẹp, ngân sách giới hạn.
VÀI TẤM H̀NH: a).
GS Thúc thăm Bắc California năm 1990.
Tôi
dẫn Giáo sư thăm anh chị em Luật gia, họp
ở nhà LS Thống 1990
tại cửa nhà LS Nguyễn hữu Thống. ở San
Jose, CA Từ
trái sang phải: Hàng đầu: Đại sứ
Nguyễn quí Anh, LS Hoàng cơ Long, GS Nguyễn văn
Canh, LS Đỗ doăn Quết, LS Nguyễn hữu
Thớng, LS Nam thị Hồng Vân, LS Trương thị
Hồng Trinh, ,?. Hàng
sau: LS Trần thr65n
Hải, GS Vũ quốc Thúc…?….
H́nh Nguyễn 8inh Vương,2017 GS Vũ quốc
Thúc, cầm cuốn sách. Năm
2018, tôi gửi biếu
bản tiếng Anh qua Bưu điện, không được
trả lời. Email của tôi gửi đi, bị
trả về. Trước đó, Anh Vương vẫn
đến theo dơi sức khoẻ của Giáo sư và báo
cho tôi biết. Về sau anh này, từ cuối 2017 cũng
bị bệnh khá nặng, tôi gọi không được
và email cũng không trả lời. ____________________________________________ (1) Trong một phiên họp Hội Đồng Khoa vào
đầu năm 1972 tôi
bị gọi tên để giao phó trách nhiệm
“chấn chỉnh” lại (theo tinh thần của GS
Hồ thời Sang nói với tôi sau vụ GS Hách nêu ra
với tôi) sinh hoạt
của trường luật v́ vào lúc này trường
luật đă có nhiều vấn đề lắm.
Và t́nh thế đă nghiêm trọng ( nhận xét
của GS Nguyễn cao Hách trước đó và muốn
tôi phải nhận trách nhiệm cải tổ trường
Luật). Tôi từ chối viện dẫn một trong
nhiều khó khăn là trước đó có một niên
học và kỳ thi khoá
I được tổ chức vào tháng 6, và chỉ
kết thúc vào tháng 1 năm sau, Nếu các giáo sư
chấm và không trả
bài, th́ làm sao văn pḥng có điểm để
cộng, rồi công bố kết quả đúng
hẹn được. Niên học vừa qua (1970-1971), văn
pḥng học vụ cho tôi biết có 10,000 sinh viên ghi danh
năm thứ I. Như thế, tôi không làm nổi. (Tôi
ám chỉ rằng giáo sư
dạy năm I là giáo sư hàng đầu của trường,
phải chấm 4 hay 5000 bài trong khoảng thời gian
rất ngắn) Khi
tôi nói tới đây, Giáo sư Thúc dơ tay ngay và tuyên
bố: “Anh GS Canh nói thế là đúng. Đây là
vấn đề KỶ
LUẬT phải được đặt ra. Vậy tôi
đề nghị rằng anh Giáo Sư
(Canh ) phác hoạ
một kế hoạch chi tiết trong một bản
thời khoá biểu rơ cho mọi người, Ngày
giờ nào phải nộp bài v.v , mọi người
phải tuân theo”. Rồi mọi người nói ồn
ào, rồi biểu quyết, giao cho tôi trách nhiệm thi
hành,.. Tôi biết rằng hai Giáo sư Thúc và Hách
rất tích cực việc áp dụng kỷ luật
trong hàng ngũ Ban Giảng Huấn về vân đề
này.
X x
x Tôi
thấy tính khiêm cung không những có
ở Con Người Giáo sư Thúc theo các kinh nghiệm
của tôi kể trên và
cả ở Giáo sư Vũ quốc Thông.
Ở đây, tôi c̣n thêm ḷng
nhân ái, bao dung của Giáo sư Thông để tạo
một h́nh ảnh đạo đức truyền
thống trong gia đ́nh của 2 Giáo sư. Hai
thí dụ sau đây là bằng chứng: 1.
Một buổi sáng, GS Thông mở cửa văn pḥng ông
sang pḥng của tôi ( hai văn pḥng sát nhau). Ông cầm
một tờ giấy, có một người đàn ông
đi theo. Tôi đứng dậy. Ông giới thiệu [tên
người khách] và nói ông này thời trước làm
việc với tôi ở Phủ Lư (th́ phải), có
lẽ lúc đó ông là Tri Phủ. Ông này có đứa
cháu thi ở đây, đến xin giúp v́ cháu đă
rớt và có thư giới thiệu. Ông Khoa trưởng
nói rằng : “GS Canh là Phụ tá Khoa trưởng,
lo vụ thi cử ở đây. Mọi quyết định
là do GS Canh “và đưa thư khiếu nại cho tôi.
Tôi nói với GS Thông
rằng: “Vâng thưa ông Khoa trưởng, để tôi
nhờ một Phụ Kháo lấy bài vở của thí
sinh ra coi xem như thế nào. Ông Khoa trưởng yên tâm”.
Ông Khoa trưởng
về pḥng. Như thường lệ, tôi đă
chặn trước với ông khách rằng các giáo sư
chấm bài là người quyết định. Tôi
coi thư và thấy có in tên Bộ, và bên dưới có
đóng dấu màu đỏ với chức vụ khá
lớn. Nội dung thư nói là có đứa cháu (con gái),…….
gọi người gửi thư
bằng cậu, và mẹ
cháu hiện đang làm công chức tại…., xin cho cháu
được đậu. Chiếu theo đơn,
tôi nhờ một phụ khảo mang cho tôi Biên Bản
và các bài mà các giám khảo đă cho điểm. Tôi
kiểm soát lại từng bài, từng điểm,
rồi loan báo rằng không có ǵ sai. Sinh viên nảy
rớt….Không ai có thể làm ǵ được trong t́nh
trạng này…….. Có
2 điều tôi muốn nêu ra về cung cách hành xử
của GS Thông a).
Với ông khách, là một cựu
thuộc cấp- một thừa phái và
ông đích thân dẫn sang pḥng tôi giới
thiệu một
cách trang trọng. b).
Với tôi, một cựu môn sinh, và là một thuộc
cấp, dù Hội Đồng Khoa mà ông đứng
đầu trao quyền quyết đinh rộng răi cho tôi,
ông nói rơ với ông khách rằng “GS Canh là quyết
định”, chứ không phải ông. Về
cách hành động, Ông có thể ra lệnh cho tôi báo
cáo t́nh trạng của sinh viên này, rồi ông quyết
định. Ông đă không làm như vậy.
Nhưng
trong trường hợp này, tôi muốn thêm một chi
tiết, dù đi ra ngoài chủ đề: Tôi nói
với ông khách rằng tôi có một ưu tư về
bức thư. Đó là người gủi thư này,
nay giữ chức vụ lớn và tôi biết anh ta
tốt nghiệp khoá 4 QGHC, thời
GS Vũ quốc Thông làm Viện trưởng.
Ưu tư của tôi gồm 2 điểm: 1) Cựu
sinh viên viết thư cho Thày yêu cầu cho đứa
cháu được đỗ sau khi thi đă bị
rớt. Hành vi như vậy được coi như
thế nào? 2) Sẽ hỏi Thủ Tướng Khiêm
về hành vi của viên chức cao cấp này. Khi nghe
đến đây, ông khách xin bỏ qua và xin ra
về…. 2.
Trường hợp một sinh viên có hành vi vô lễ
trong Văn Pḥng tôi. Kỳ thi Khoá I, đă xong. Bảng
điểm ( từng môn của mỗi thí sinh)
được công bố dán
trong các “hộp” có khoá với kính hay lưới
mắt cáo che, để sinh viên có thể đọc,
bất cứ lúc nào. Có
4 sinh viên năm I, xin cô thư kư cho vào gặp tôi để
khiếu nại. Một trong 4 sinh viên này nói rằng tên
và điếm của anh ta bị một người nào
đó, dùng bút nguyên tử xoá hết, không c̣n đọc
được.Tôi bảo cô thư kư mời một
phụ khảo gặp tôi
để mang biên bản của nhóm trong đó có tên
anh này. Xem xong, tôi bảo cháu đậu rồi. Ngay sau
đó, Cậu này có hành
vi “rất vô lễ”. Tôi áp dụng biện pháp
mạnh, rồi tuyên bố “Con nhà mất dạy. Tôi
sẽ đuổi khỏi trường Luật và báo
cho Bộ Quốc Pḥng biết để quân đội
dạy dỗ trở thành người lương
thiện, lễ phép”. Rồi tôi đuổi cả nhóm
đi ra ngoài ngay… Chừng
một tuần lễ sau, ông Khoa trưởng sang pḥng tôi,
cho biết “có phải anh quyết định đuổi
sinh viên đó hả. Bố mẹ nó đến gặp
tôi, xin tha cho nó, tôi nghiệp nó”. Lúc này tôi mới
kể sơ qua những ǵ xảy ra. Ông Khoa trưởng
tiếp: thôi anh tha cho nó, nếu nó phải đi quân
đội, tôi nghiệp cho nó. Tôi thưa rằng Ông
Khoa trưởng có ư định như vậy, tôi
phải theo và xin rằng ông cho Tổng Thư Kư
gọi Bố Mẹ và cả nó đến bảo
phải dạy nó. Nếu không, sau này nó làm luật sư,
thẩm phán, th́ hoạ cho đất nước. Cái
cung cách xử thế như trên
của GS Thông, tôi thấy cũng giống như cách
hành xử của GS Thúc: rộng lượng nhân ái,
khiêm cung… Thật là một gia đ́nh đáng kính. 3.
Nhân tiện tôi đi ra ngoài chủ đề để
nói thêm về trường luật:Giải quyết
vấn đề tham nhũng. Các
giáo sư trường luật rất nghiêm chỉnh qua
2 kỳ thi năm 1974 mà tôi kiểm soát. Cách thức
tổ chức, cộng điểm, công bố mau
lẹ, giữ bài đă
chấm rất cẩn thận, không ai làm ǵ được.
Tuyệt đối các giáo sư lớn không lui tới
trường trong thời gian này, trừ vài vị như
GS Nguyễn huy Chiểu, Trần văn Liêm đến
cộng điểm giúp. Trước đó, có tai
tiếng, nhưng việc đó xảy ra từ phía nhân
viên hành chánh. Việc này nay đă bị ngăn
chặn. Vấn đề xem điểm cũng
được giải quyết bằng cách công bố
toàn thể các điểm của mỗi thí sinh. Nhân viên
hành chánh không phải bỏ th́ giờ chép điểm
cho sinh viên nhất là họ chen nhau xin xem điểm
từng môn và mất tiền chè nước. Để
giúp cho toàn thể nhân viên được phụ
cấp thêm mỗi tháng v́ lương bổng theo qui
chế công chức th́ rất hạn hẹp. Số nhân
viên ít, họ phải làm việc nhiều hơn. GS Tráng
và Tôi thường ở trường tới 10 giớ
tối mới về. Khi xuống hành lang tầng
trệt , thấy có khi họ c̣n thắp đèn làm
việc. Tôi đề nghi GS Thông cho thu lệ phí thi
cử. ngoài lệ phí ít ỏi để ghi danh, có
từ thời Pháp thuộc. GS Thông
chấp thuận và tôi đưa ra vấn đề
ra Hội Đồng Khoa. Có vài vị chống và tôi kêu
gọi các vị bất cứ lúc nào đến trường
trước 10 giờ đêm để coi. Tôi nhấn
mạnh rằng trong khi có nhiều Giáo sư lảm
Luật sư hay cố vấn công ty hay ngân hàng. It
nhất có 2 người làm Tổng Thư Kư hay
chức vụ tương đương trong cơ quan
chính quyền. Các Giáo sư chỉ phải dạy
nhất 2 cours toàn niên, tổng số giờ từ 120
tới 160 giờ và ngoài
ra không lui tới trường… Cuối
cùng, mọi người thuận. Đây là tiền
thuộc loại ngoại ngân sách. Ông Khoa trưởng
có quyền xử dụng, nhất là trợ cấp hàng
tháng cho toàn thể nhân viên hành chánh./. Ngày
16 tháng 12, 21 |