Gẫm Ngày Quân Lực, thao thức tự vấn lương tâm

Nguyễn Lộc Yên

     Mỗi năm đến “Ngày Quốc hận 30 tháng Tư” hoặc “Ngày Quân Lực”, người Việt dù ở trong nước hay ở hải ngoại, có lẽ đều ngẫm nghĩ đến dấu mốc lịch sử trọng đại này. Hôm nay, c̣n mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực”. Vậy “Ngày Quân Lực” h́nh thành thế nào?.

     Khái quát về h́nh thành “Ngày Quân Lực”: Ngày 14-6-1965, Hội Đồng Quân Lực họp tại Sài G̣n, đồng thuận đứng ra lănh trọng trách điều khiển quốc gia. Liền sau đó, thành lập Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, sau khi thảo luận đều đồng ư đưa đến quyết định thành lập thành phần của Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, gồm có: Một Chủ Tịch, một Tổng Thư Kư, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Pḥng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Các vị được tín nhiệm gồm có:
 

 1- Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia: Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.

 2- Tổng Thư Kư: Trung tướng Phạm Xuân Chiểu.

 3- Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ.

 - Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. 

 - Tư Lệnh Quân Đoàn I: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi. 

 - Tư Lệnh Quân Đoàn II: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh. 

 - Tư Lệnh Quân Đoàn III: Thiếu tướng Cao Văn Viên. 

 - Tư Lệnh Quân Đoàn IV: Thiếu tướng Đặng Văn Quang 

      
Ngày 19-6-1965, Hội Đồng Quân Lực ra quyết định số 4/QLVNCH, giải tán Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và thiết lập: Đại Hội Đồng Quân Lực, Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xă hội. Sau đấy, Chủ tịch Ủy Ban Lănh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu kư sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương và quyết định số 5/QLVNCH thành lập Thượng Hội đồng Thẩm phán. Từ đấy, “Ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa”, c̣n gọi là “Ngày Quân Lực” và Ngày Quân Lực 19-6 đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 19-6-1966.                           

     Ai từng phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) có lẽ mong làm tṛn sứ mệnh với: “TỔ QUỐC-DANH DƯ-TRÁCH NHIỆM”, riêng Sinh viên sĩ quan Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức càng khó quên. V́ lẽ, Sinh viên sĩ quan khi mặc bộ quân phục đại lễ th́ đội mũ cát két trên đầu của ḿnh, luôn luôn có 6 chữ tiêu biểu cho sứ mệnh thiêng liêng: “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM” để nhắc nhở, để ghi khắc bổn phận của mỗi Sinh viên sĩ quan.                                

                  ARVN Cap Badge for Captains & Colonels.svg

     C̣n mấy hôm nữa là “Ngày Quân Lực” năm 2017, tôi lại thao thức lẫn thẹn thùng, v́ tôi cũng được may mắn thụ huấn tại “Trường Bộ Binh Thủ Đức”, biết bao lần đă đội lên đầu ḿnh 6 chữ sứ mệnh thiêng liêng ấy. Thế mà, gẫm lại cá nhân tôi lại nhu nhược, yếu hèn chưa làm tṛn sứ mệnh thiêng liêng mà chính ḿnh với anh em Sinh viên sĩ quan đă trân trọng tuyên thệ khi ra trường?!. 

     Tôi chưa tṛn với “TỔ QUỐC”: Vào ngày 1-4-1975, tôi bị thất trận nhục nhă, bị Cộng quân bắt, tôi lại “Tham sống sợ chết” không dám tuẫn tiết hy sinh như những người khác đă giữ tṛn khí tiết?! 

     Tôi chưa ǵn giữ tṛn “DANH DỰ” của một Quân nhân VNCH: Sau khi thất trận, tôi bị bắt vào tù. Trong tù, tôi lại răm rắp nghe theo mọi sự điều khiển của Việt cộng (VC), trong khi ấy anh Huỳnh Văn Ba, nguyên cấp bậc thiếu úy, đơn vị Biệt động quân, tính t́nh khẳng khái, anh đă hiên ngang: “Chúng tôi bảo bọc đồng bào, giữ ǵn đất nước chống ngoại xâm; quân đội Quốc gia đă can trường chống quân xâm lăng Trung cộng tại đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974, là một minh chứng hùng hồn. C̣n Việt cộng các anh hăm hại đồng bào khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc, v́ vậy vào năm 1954 cả triệu đồng bào miền Bắc đă di cư vào Nam. Thế nên, thể chế Quốc gia ở miền Nam, người dân được hưởng tự do và no ấm thực sự. Các anh đă gây nên cảnh nồi da xáo thịt, đă giết vô số đồng bào ở Huế vào Tết Mậu Thân, các anh là thứ buôn dân bán nước”. Những người cán bộ quản giáo và vệ binh của Cộng sản Việt Nam (CSVN) ở trại tù 53 không đủ tŕnh độ để tranh luận hay phản bác lời lẽ hùng hồn và lư luận vững chăi của anh Ba, nên tức tối và giận dữ, bắt anh Ba đem cùm chân ở pḥng biệt giam thời gian rồi cũng cho ra khỏi pḥng biệt giam. 

    Một buổi trưa hè trời gay gắt nắng! Bất ngờ, chúng tôi nghe tiếng súng nổ nơi bờ suối, rồi tiếng kiểng dồn dập để tập hợp tù binh, khi tập hợp xong. Một cán bộ VC, giọng điệu hằn học vu khống trắng trợn: “Huỳnh Văn Ba trốn trại, vệ binh gọi đứng lại nhưng vẫn ngoan cố bỏ chạy nên vệ binh đă bắn chết ở bờ suối” (Ai ở tù trại 53, Ngân Điền đều biết sự thật này). Rơ ràng, họ đấu lư không lại anh Ba, nên đem anh ra bờ suối bắn rồi lại hô hoán là trốn trại. 

    Mặc dù, tôi biết lời nói của cán bộ VC là gian dối nhưng tôi hèn, cố đè nén “Danh dự làm người” của chính ḿnh v́ sợ nói lên sự thật sẽ bị vệ binh trại bắt cùm chân ở pḥng biệt giam?!. Thật là:

“Cải tạo” rơ ràng chốn đọa đày!

Lọc lừa “học tập” chỉ mười ngày?! 

Tù binh bị hại, nhiều chua chát!

Việt cộng, âm mưu quá đắng cay!

Tôi chưa tṛn “TRÁCH NHIỆM” của một công dân Việt Nam: Sau 3 năm tù đày, những tù binh ở trại tù Ngân Điền lại chuẩn bị sáp nhập vào trại tù A-30 ở Phú Yên, v́ sức chứa của trại tù A-30 có hạn nên nhiều tù binh được cho về, tôi cũng được về trong thời gian này. Khi về, những công tác nào nặng nhọc và có thể nguy hiểm như đào mương thủy lợi (đôi khi bị bom đạn chôn lấp ở dưới đất phát nổ) tôi lại xung phong nhận các công tác này. V́ lẽ, tôi không muốn nghe mỗi khi họp phường khóm, VC lại nhắc đi nhắc lại: “Đảng ta vinh quang, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” mà bản chất hèn của tôi tuy biết u uất nhưng không dám phản đối. Cảnh sống này, tôi không thể sống dưới chế độ CSVN nhưng bản chất hèn của tôi lại không dám thẳng thắn đấu tranh như những người Việt trong nước đă và đang khí khái đấu tranh với bạo quyền CSVN để đ̣i “Tự do, Nhân quyền” thực sự cho dân tộc hay đấu tranh để bảo vệ bờ cơi nước nhà đang bị hao hụt. 

    Tôi lại lạnh lùng, thiếu “TRÁCH NHIỆM” với quê hương, t́m đường vượt biên, mong mỏi t́m đời sống ấm êm cho chính ḿnh và cho gia đ́nh, đấy là tôi hẹp ḥi, ích kỷ?!. Dù vậy, lại đắn đo:

  Liều ḿnh thử thách đại dương

Liều ḿnh cơi chết, t́m đường tự do

Vượt biên hồi hộp, gay go 

Tự do hay chết, rủi ro khó lường?! 

 

    Thế mà, sau khi đến Hoa Kỳ lần đầu tiên tôi được tham dự lễ chào cờ VNCH, đă 42 năm vắng bóng và ṃn mỏi, th́: 

                 Nếu ta không thấy lá cờ vàng!

Trăn trở sớm khuya, luôn xốn xang!

Thấy lại cờ vàng, sao thổn thức?!

Mải mê ngắm nghía, lại mơ màng?!

      Hiện nay, đất nước Việt Nam đă/đang nguy ngập, do CSVN cai trị là những kẻ bất tài và bất nhân, CSVN đàn áp đồng bào dă man lại thi hành mọi chỉ thị của quan thầy Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam?!. Từ đấy, người Việt càng lưu luyến thể chế VNCH, dù đă qua 42 năm dài dằng đẵng! Từ đấy, tâm hồn người Việt hoài niệm thiết tha VNCH, đă/đang rền rĩ, thôi thúc từng con tim, từng mạch máu của đồng bào gắn bó sắt son với thể chế VNCH, đặc biệt là QLVNCH. 

    Trong số này, nổi bật: Nguyễn Viết Dũng có biệt danh là “Dũng Phi Hổ” vào ngày 02-4-2015, đă thành lập “Đảng Cộng Ḥa” và hội họp những người yêu Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa để lập “Hội yêu nước, thương dân”, trên túi áo của “Dũng Phi Hổ” có h́nh Cờ Vàng của VNCH và trên cánh tay xăm hai chữ: “SÁT CỘNG” (1).                      

     Huỳnh Thục Vy may áo dài, áo khoác, cà vạt với h́nh ảnh “Cờ vàng ba sọc đỏ” (2) dám thách đố với nhà cầm quyền CSVN đang đàn áp thô bạo những ai son sắt đấu tranh v́ ḷng yêu nước?! 

    Đặc biệt hơn, “Linh mục Nguyễn Văn Lư đă khóc quê hương sẽ là Tây Tạng thứ hai” (3). Các nhân vật vừa nêu chưa từng phục vụ trong thể chế VNCH, riêng Nguyễn Viết Dũng và Huỳnh Thục Vy vào thời VNCH chưa sinh ra, tâm lại lo lắng cho sự sinh tồn của ṇi giống, mong ǵn giữ quê hương khỏi bị Trung cộng xâm lược mà dấn thân và mong mỏi thể chế nhân bản VNCH lập lại. Thế mà, tôi là người đă từng phục vụ dưới thể chế VNCH, từng hưởng ít nhiều ân huệ Quốc gia lại hèn nhát là sao?!!

    Trước hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo của quê hương hiện nay, dù tôi hèn cũng mong muốn đóng góp tâm sức của ḿnh cho quê hương nếu được và nếu chưa hoàn thành tâm nguyện mà ra đi, th́: 

Khi tôi chết, xốn xang chuyện cũ 

Thân chưa tṛn ǵn giữ tự do 

Oái oăm, buông súng sững sờ! 

      Xin đừng, đừng có phủ cờ tủi thân?! 

     Và sau khi chết, tôi tha thiết xin người thân: 

Sau khi chết, ngóng tin tha thiết 

Lúc thắp hương cho biết nỗi sầu 

Đồng bào tranh đấu bấy lâu  

Việt Nam thoát Cộng, thoát Tàu được chưa?! 

 

Ngày 14-6-2017 

Nguyễn Lộc Yên   

 

Trở lại