Trạng Quỳnh và "món nợ" với nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

Trong giai thoại văn chương Việt Nam, Trạng Quỳnh nổi tiếng là người thông minh, hay chữ, sâu sắc, thâm thúy nhưng tính tinh nghịch đáo để. Tuy nhiên Trạng Quỳnh vẫn phải chịu thua một người, đó là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, con của quan bảng Đoàn, thầy dạy Quỳnh. Cô Điểm không phải là tay vừa. Có dịp cô lại t́m cách trêu chọc Quỳnh, tuy trong bụng rất thương.

Một buổi chiều nọ, thầy sai Quỳnh đi có việc, tối về muộn phải gọi cổng. Chó trong nhà ngỡ người lạ, xộc ra cắn. Quỳnh vội tót lên cây cậy ở góc vườn. Điểm cầm đèn ra soi, trách Quỳnh về muộn, rồi bảo phải đối được một câu mới mở cổng cho vào. Câu đối rằng:

Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hồng

Khó đối ở chỗ hồng là quả hồng, màu hồng, mà hồng lại cùng với họ cậy

Quỳnh không đối được, ngồi chịu trận trên cây cho đến nửa đêm, Điểm mới nhốt chó mở cổng cho vào.

Một hôm, biết Quỳnh đi phố Mía (Sơn Tây) về, Điểm lại ra câu đối trêu chọc:

Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường

Lại là một câu khó, Quỳnh loay hoay mướt cả mồ hôi mà không đáp được. Trong câu có các chữ mía, mật, kẹo, đường  là bốn âm khác nhau nhưng lại có có chung đặc điểm.

Một ngày tiết trời giáp Nguyên Đán, mưa rả rích. Lúc ấy, cô Điểm ngồi trong nhà gói nem. Trông thấy Quỳnh đội mưa đi mua rượu về, bèn bảo nếu muốn nhắm nem th́ ngồi xuống gói với cô. Quỳnh trả lời:

- Chả thích nem, chỉ thích gị!
 
Điểm cười bảo hễ đối được một câu th́ cho ăn gị! Nói rồi Điểm đọc:

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, gị (lần) đến hàng nem, chả muốn ăn.

Câu đối tai ác quá ! Quỳnh lại một phen ngồi cắn răng im lặng, sau cùng đành chịu thua.

Sau những lần đối đáp như vậy, trong ḷng Quỳnh đă phục tài Điểm nhưng vẫn không ưa cái tính chơi chữ sâu cay của cô gái..

Một hôm lúc Điểm sắp đi chợ, Quỳnh gói mấy đồng tiền vào một tờ giấy rồi gíúi vào tay Điểm. Điểm giở ra thấy trong giấy có viết hai chữ "cà cuống"  th́ hiểu ngay rằng Quỳnh có ư xỏ ḿnh. Đến chợ mua bán xong, Điểm đem về một rổ toàn cuống cà. Quỳnh bắt đền, Điểm điềm nhiêm nói:

-Tại anh không dặn mồm mà trao giấy. Tôi nh́n chữ, mua cuống cà là đúng c̣n bắt đền nỗi ǵ ?

(Chữ nho xem từ phải sang trái nên cà cuống đọc thành cuống cà)

Quỳnh căi không được, đành cười trừ.

Bị thua liên tiếp mấy phen, Quỳnh đâm liều. Một tối, Quỳnh lợi dụng cơ hội thuận lợi đột nhập vào pḥng Điểm và leo lên giường nằm trước. Lúc quay vào, v́ trời tối om om nên Điểm không thấy và quờ tay trúng  phải ...của Quỳnh. Điểm thắp sáng đèn lên và đọc một câu đối rồi dọa rằng nếu đối không được sẽ mách thầy về tội sàm sỡ. Điểm đọc:

Trướng nội vô phong  phàm tự lập
(Trong màn không có gió mà tự nhiên buồm dựng nên)

 
May cho Quỳnh lần ấy xuất khẩu ngay tức khắc:

Hưng trung bất vũ thủy trường lưu
(Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy)

Câu đối khá chỉnh, nhờ vậy mà Điểm thôi không mách chuyện với quan Bảng.

Nhưng Quỳnh vẫn không chừa. Chiều  hôm sau, lúc Điểm đang tắm, Quỳnh đứng ngoài cứ nằng nặc đ̣i vào xem. Điểm nói nếu đối được câu này th́ cho vào:

Da trắng vỗ b́ bạch
(B́ bạch tiếng Hán nghĩa là da trắng)

Quỳnh lại đứng chết trân không đối được.

Càng về sau, giữa Quỳnh và gia đ́nh họ Đoàn như có hố ngăn cách. Ông Bảng và cả cô Điểm cũng không muốn chọn Quỳnh làm rể v́ Quỳnh không thích tiến thân bằng công danh sự nghiệp. Đă thế tính t́nh Quỳnh lại ương bướng, không chịu ràng buộc trong lễ giáo phong kiến.

Một ngày đầu Xuân trong lúc cùng đi hái lộc, Điểm hái một cành xương rồng trao cho Quỳnh và đọc:
 
Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long.

Quỳnh nghe và giận v́ cho rằng Điểm thằng thừng ví ḿnh như loài xương rồng gai góc mọc ở bờ, ở bụi chẳng khác nào kẻ hư thân mất nết, cứng đầu cứng cổ. Cho dù có đem cây ấy trồng vào nhà quan cũng không thể bén rễ, bén gốc. 

Quả dưa chuột tuột thẳng gang, thử chơi th́ thử!

Càng nghĩ càng bực, thế là Quỳnh đối thẳng tuột:

Đôi câu đối chọi nhau chan chát. Hai người đối mặt nhau đều cùng cảm thấy cạn cả chữ lẫn t́nh.

(Theo Giai thoại về Trạng Quỳnh)

 

trở lại