Tết trong tù  

Tôi ngồi cạnh bác Dung thật lâu trên băng đá ngoài hiên nhà, cái pḥng làm việc ngày xưa của Ban Quân-xa thuộc Liên-đoàn 5 Công-Binh kiến- tạo bây giờ làm nhà ở và sinh-hoạt cho hơn ba chục tù cải-tạo. Khuôn mặt bác buồn vời vợi, mỗi lần thở dài miệng bác méo xẹo như sắp khóc, bác là người lớn tuổi nhất đội, trước 30 tháng 4 bác là đại-uư già, bác kể trong bản tổng-kiểm-thảo lúc đó bác là chánh-lục- sự toà án ở Nha-trang, nhiệm vụ chỉ trích-lục khai-sanh và lập thủ-tục sinh tử. Ngày bác đi tŕnh-diện lại cùng ngày giờ với tôi nên tôi và bác ở cùng đội cùng tổ, bác rất tin lời Việt-cộng nên khi vào tù được mười ngày bác thay quần áo sạch sẽ như ngày đi tŕnh-diện đễ chờ được kêu tên thả về. Đến ngày thứ mười một chúng tôi được thông-báo chuẩn-bị hành-trang gọn ghẻ chờ tập họp, mặt bác sáng rở nói với tôi .

 " Thấy không Quang họ cho ḿnh về đấy, kỳ này tôi về sẽ cùng vợ con về quê ở Bến-tre làm ruộng ".

  Chờ cho đến chiều họ tập trung chúng tôi lại và dẫn đi đổi qua dăy nhà mới.

 Mặt trời bắt dầu lặn sau bộ lư thật to của Liên đoàn 5 công-binh kiến-tạo, ngày trước làm sân cờ đối diện hội-trường, ngày nay xuất hiện ngang dọc các luống khoai lang, khoai ḿ và các luống rau muống khô cằn trong mùa nắng cháy Hốc-môn không được chăm sóc. Nơi đây là nơi tập trung quan-hệ giữa các khối, các đội kể cả các bạn T4,T5 ở măi tận phía sau trại. Sáng nạ cũng vậy 4,5 anh thuộc T4 đẩy chiếc jeep lùn di lảnh thức ăn, thật là bôi bác thời buổi c̣n nô-lệ 2 anh trước kḥm lưng keó xe, phía sau 2,3 anh đẩy, đựơc một khoảng lại dừng cố ư liên-hệ với các bạn đang cày xới luống rau trước bộ lư. Mỗi lần xe chở củi về cho bếp đổ xuống sân trung-đoàn là cơ-hội để các tù cải-tạo liên-lạc hỏi thăm nhau. Chẳng bao lâu trên bộ chỉ-huy trại ra lệnh cấm chúng tôi không được ra hàng rào liên-hệ với các T bạn. Họ sợ quan-hệ nhằm mục-đích trốn trại hay nổi loạn.

 " Gần Tết rồi Quang ơi mà chưa thấy họ thả ai về !"

 Tiếng than thở của bác Dung làm tôi bị buồn lây. Tôi ngồi bên ông cũng không nói lời nào cứ ừ hử cho xong. Trước đây nữa giờ ông chộp được tôi sau bửa cơm chiều đễ ông có người chịu nghe ông than-văn , các anh lớn tuổi đă chán ông lắm rồi không ai có đũ kiên-nhẩn ngồi nghe hết bài bi ca của ông. Từ cái đêm họ chở chúng tôi "dấu" vào cái trại cải-tạo này đến nay cũng chưa có một bài học nào, chỉ có bài nội-quy học-tập cải tạo họ bắt chúng tôi lên lớp và về học ở tổ cả tháng, lẻ tẻ sau đó là những buổi lên lớp làm bảng Lư-lịch trích dọc trích ngang vậy mà ông già Dung lấy tin vịt ở đâu là sau mỗi lần lên lớp sẽ được thả về. Tội nghiệp cho ông tuổi gần năm mươi cứ nuôi  hy-vọng tràn trề rồi lại thất vọng nảo nề. Chiều xuống dần, ngoài bộ lư giữa sân cờ mấy bạn tù tụ-họp tâm-sự lần-lượt kéo vào nhà, con đường bên hàng vông rụng lá kéo dài đến T4 lưa thưa ít người, sắp đến giờ họp đội. Trong buổi họp Anh Đội-trưởng Nam truyền-đạt lại cặn kẻ nội-dung buởi giao bang mới rồi với anh quản-giáo Hai Mẫn; đặc biệt tối mai đêm giao-thừa sau bảy giờ họp đội, sau đó họp tổ không ai được ra ngoài, không được náo loạn, tập-họp cầu-nguyện ai vi-phạm sẽ bị phạt nặng. Sau đó anh Nam cười toe-toét thông-baó tiếp:

 " Ngày mồng một chúng ta sẽ được hưởng khẩu-phần gấp đôi, mỗi người được một lạng thịt heo, ngoài ra c̣n được phát nếp và đường bồi-dưởng. Chiều mai hậu-cần đội và tổ trực bếp đi lảnh thức ăn v́ mồng một tiểu-đoàn nghỉ tết. "

  Anh đội-trưởng cười hồ-hởi cũng trúng v́ lúc này ai cũng bị ăn đói, phần lương-khô mang theo mười ngày như muối đậu, mắm ruốt xă ớt đường sửa đă hết sạch từ mấy tháng nay, thay vào đó gạo phát không đũ ăn gần cuối năm lại cho ăn gạo mốc của Trung-quốc trả về. Bao nhiêu nguồn dự trử trong cơ-thể chúng tôi từ đó lần lần kiệt-quệ. Ai mà không thèm một buổi ăn ngon !? Ngày chúng tôi vào đây c̣n khỏe mạnh, đẩy-đà mà ngày hôm nay ai cũng lọm khọm, ốm tong ốm teo trông như ma đói. Với tuổi 26 tôi vào tù nằm với bậc đàn anh hơn tôi năm sáu tuổi, chưa kể bác Dung, Du, Cương tuổi đáng cha chú, nổi buồn đêm ba mươi tết dù sao cũng không nhiều bằng các anh, các bác. Tôi nhớ năm nào cũng vậy, chiều 30 vừa cúng rước ông bà về xong là ba tôi bắt tôi ra bấm ống khóa cửa ngoài bắt đầu từ đó là nội bất xuất ngoại bất nhập cho đến ngày mồng một khi có người xông nhà. Trong những năm làm việc ở gần nhà sau giờ điểm-danh lặn về nhà cũng phải đi ṿng ra cửa sau. Ngày mồng một họp mặt cả nhà mặc quần áo mới cúng lạy bàn thờ, mừng tuổi cha me, sau đó gia đ́nh tôi vui vẻ quây quần cho bửa ăn đoàn tụ: Nào là thịt đùi kho nước dừa ăn với dưa giá, rau sống cuốn bánh tráng, nào là gị heo hầm với bắp cải nồi chấm với nước mấm tươi dầm ớt hiểm.

 Sau buổi cơm đạm bạc rau muống nấu với muối hột chiều 30 tết, bác Du rũ tôi và bác Cương đi dạo một ṿng sân bộ lư, Bác Du nhỏ hơn bác Dung một vài tuổi người nhanh nhẹn chịu đựng không hề than, bác là biện-lư toà-án quân-sự vùng 2 Nha-trang, bác nằm kế bên tôi bác dạy tôi nhiều điều hay về kinh-nghiệm sống, bác hay kể tôi nghe chuyện đấu-tố năm 54 và cuộc di-cư vào Nam lúc ấy bác c̣n trẻ. Mỗi lần nhắc đến chuyện ấy là bác mắng  tôi:

 " Quang ơi cậu ngu quá Hải-quân làm việc cách cầu tàu có dăm bước mà không đi cho rồi, đút đầu vào đây biết chừng nào chúng thả ra ! "

  Bác Du ơi, bác có biết không mỗi lần nhắc đến ngày di-tản ấy tôi đau thấu tim can, tôi lớn lên trong t́nh yêu của cha mẹ và nhiều chị em, chúng tôi không bao giờ vắng mặt trong những ngày tết xum họp, em tôi bị ông cậu CHT cạo đầu gởi nhốt cải hối thất 8 ngày v́ tội trốn về nhà ăn tết cùng gia-đ́nh, quân-pháp bất vị thân ! Cũng v́ sợi dây ràng buộc đó mà cả nhà cùng nhau chết chùm. Nếu tôi gặp bác Du trước ngày ấy có thể giờ này tôi đang ở một nơi nào đó trên nước Mỹ, nhưng giờ đây tất cả đều lở làng rồi bác ạ!.

 Gần đến 7 giờ chúng tôi trở vào nhà chờ họp đội. May làm sao đêm nay bị cúp điện nên không có họp hành ǵ cả, ai nấy trở về chỗ trải chiếu ra nằm suy-tư, trong bóng đêm có nhiều tiếng thở dài.

 Đến nữa đêm ai nấy đều choàng dậy v́ tiếng súng nổ dồn-dập ở ngoài hàng rào, trên tiểu-đoàn, vài phút sau có tiếng nhiêù người chạy ngang các dăy nhà chúng tôi vừa chưởi vừa bắn loạn xa. Trong pḥng cũng như ngoài đường trời tối như mực không nh́n thấy ǵ, giọng bác Dung hốt hoảng :

 " Nằm xuống tụi nó bắn vô ḿnh đó."

 Không ai bảo ai chúng tôi nằm xuống sàn nhà sợ bị trả thù như hồi tết Mậu-thân .

 Nhưng rồi một năm trời cực khổ tột cùng cho thân trâu ngựa cũng trôi qua, cái tết thứ hai trong tù lại đến .Mỗi lần chụp được tôi Bác Dung nói :

" Quang à, em biết không, năm nay hy vọng tết họ thả một mớ, tụi nói có cơ-sở mà. Thứ nhất là họ cho ḿnh đi học hết 5 bài, thứ hai là bầu-cử quốc-hội kỳ rồi họ có đề cập tới chính-sách khoan-hồng đối với ḿnh đó, thứ ba là họ cho gia-đ́nh thăm nuôi đễ ḿnh được thả ra có da có thịt "

 Tôi cũng không buồn đối-thoại với bác làm chi, bác nay đă trên 50 đầu bạc trắng vậy mà bác c̣n ngây thơ như đứa con nít. Cả T2 từcác khốI 1, 2, 3 ai cũng biết bác Dung già đầu bạc, bác quan hệ hết các khối các đội thâu nhận tin tức về phổ-biến lại, nhưng bác đưa tin cũng có tin đúng. Khoảng qua tết bệnh phù thủng hoành hành hậu-quả mấy tháng ăn gạo mục và mốc của Trung-quốc gởi về, cả T2 bệnh hơn phân nữa, mỗi sáng thức dậy nh́n ra đường cây vông có thêm người chống gậy lên bệnh-xá xin thuốc. Một hôm Bác Dung đi quan-hệ khắp nơi về bác rĩ tai với tôi :

 " Tụi nó sắp cho gia-đ́nh gởi quà và thuốc vô cho ḿnh đó!"

Thật vậy ,mấy ngày sau tù cải-tạo được lên lớp học-tập cả ngày về cách thức viết thư về nhà xin quà và thuốc men đễ trị bệnh phù thủng. Xin chỉ được ba ki-lô quà mà chúng tôi phải ngồi họp tổ triển-khai 2 ngày và nặn óc đễ viết mánh cho gia-đ́nh thêm một ngày trời. Sau hơn một tháng kể từ ngày thư đi, các thùng quà lần-lược đến, phần tôi nếu không có Vitamin B1, B6 , B12 đến kịp lúc chắc là tôi cả đời đi với hai chân không người lái .

Thấy bọn sĩ-quan ngụy có thuốc men và đường sửa bồi dưởng đầy-đũ, bọn chỉ-huy trại bắt đầu ra chỉ-tiêu trồng rau muống nộp cho trên khâu nhiều hơn, c̣n dư th́ được hưởng, v́ vậy trong năm 76 rau muống đem cân cho bếp rất nhiều c̣n dư thừa đễ nuôi heo nữa .

Sau một đợt biên chế theo bác Dung là thành-phần ác ôn bị chuyển trại, niềm hy-vọng được thả về sắp tới đây theo Bác là chắc-chắn. Tháng 10 cả trại lại được lên lớp học chánh-sách và nội -quy thăm nuôi vàcách viết thư động-viên gia-đ́nh, lại cả ngày ngồi c̣ng lưng họp tổ triển-khai nội-dung buổi học. Những ngày đó bầu không khí trong trại có vẻ như pḥng thi, các bạn tù mỗi người chọn nơi vắng vẻ, suy-nghỉ đắn đo, ngậm đầu viết ghi làm sao đễ xin thật nhiều mà không phải bị kiểm-điểm.

 Tuyệt-diệu làm sao, chuẩn bị cho đợt thăm nuôi đầu tiên đă mang đến cho anh en tù cải- tạo niềm sinh-khí mới: Nạn-nhân đầu-tiên là chiếc xuồng nhôm của Công-binh dùng bắt cầu qua sông nằm sau nhà ngủ đội 3 đă bị cưa ra hàng trăm mảnh đễ tù nhân làm lược và trâm trong ngày ra thăm có quà tặng gia-đ́nh, người già ca? như bác Dung cũng ngồi dủa răng lược, sau đó bác nhờ tôi khắc lên cán lược h́nh rồng phụng . Ngày thăm nuôi đến ai cũng tắm rửa sạch sẽ mài râu nhẳn nhụi, thay vào bộ quần áo sạch sẻ nhất chờ được đọc tên ra gặp lại gia-đ́nh sau hơn 500 ngày xa cách .

 Các đ̣n tâm-lư của bọn Cộng-sản thật hay: Tù- nhân sau chuyến thăm nuôi này sẽ hoàn-toàn hồ-hởi, phấn-khởi an-tâm học-tập cải-tạo, gặp mặt được người thân yêu vẫn b́nh-an, 2 bên động viên nhau thực-hiện tốt chánh-sách của Đảng và nhà nước. Nhưng ngược lại sau chuyến thăm nuôi này phong-trào vượt trại cũng làm cho bọn chỉ-huy trung-đoàn đau đầu, v́ gia-đ́nh tù cải-tạo đă biết được chỗ ở của chồng con, ho sẽ tổ-chức thật an-toàn .

 Những ngày cận tết thật vui, nhà bếp chật nít người, già trẻ lớn bé trên tay ai cũng có một lon Guigoz có cán dài chờ nhà bếp kéo than ra là họ dành nhau hâm hay nấu nướng. Được bồi-dưởng đầy đũ ai nấy trông có da có thịt ngay, bọn chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh từng khối làm chương-tŕnh tổ-chức vui tết tranh -đua với các khối khác. Thế là biết bao nhân tài xuất-hiện: Ban văn-nghệ th́ có những cha tuyên-úy thành-lập ban họp-ca biến nhạc cách-mạng rầm-rập thành nhạc nhà thờ, bên thể-thao lập hội bóng-chuyền, bóng đá. Báo xuân trang-hoàng rất đẹp bằng bàn tay của các họa-sĩ Sá-g̣n, nội dung ca-ngợi đăng và đại-thắng mùa xuân 75). Đêm 29 tranh tài văn nghệ cây nhà lá vườn giữa các khối làm kinh-ngạc các cán-bộ quản-giáo và ban chỉ-huy tiểu-đoàn, anh Hương-Sắc và các ca-sĩ cải-lương bất-đắc-dỉ qua vở " Lê-Lai cưú chúa " quá đặc-sắc làm cho anh Mười Hoàng-Hà thủ - trưởng ngẩn mặt ra . Anh là người Nam gốc Cà-Mau.

 Đêm 30 buồn bả không ai thức đón giao-thừa, vậy mà đến 11 giờ đêm, họ giật đầu chúng tôi dậy, tập họp cả khối ra ngoài sân bộ-lư đễ chờ nghe lời chúc tết của hai ông già Hồ và Tôn: Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Chúng tôi gục đầu nức nở cho nổi đau của người bại trận.

 Ngày mồng một có thể nói là ngày ăn uống tưng bừng sau thăm nuôi ai cũng dự trử thức ăn cho 3 ngày tết, năm nay bọn hậu- cần tiểu - đoàn lại cho đăng kư mua hàng nhân dịp tết, ai cũng có ít tiền do người nhà thăm nuôi dí vào nên gởi mua đường đậu nấu chè ăn cho đă thèm, riêng tôi được bà xă tặng cho một chai rượu chanh đổ vào chai nước mắm ngụy trang nên chia cùng các bạn tù mỗi người được nhâm nhi một chút hơi cay. Ba ngày tết qua nhanh, chúng tôi lại bị gọi lên hội trường, Mười Hoàng-Hà trước khen ngợi biểu-hiện an-tâm học-tập cải-tạo qua mấy ngày tết không có trốn trại hay tự-tử, sau đó biểu-dương thành -tích thể-dục thể-thao, cuối cùng hắn rầy-rà ban văn-nghệ tập sai tuồng tích Lê-lai cứu chúa khơi-động thời phong-kiến, ban hợp ca cố-t́nh sửa sai khí-thế rầm-rập các bản nhạc cách-mạng thành nhạc nhà thờ. Sau cùng hắn nhận-xét đến khâu sản- xuất trong thời-gian qua, là cải-tạo viên ăn hết ngọn rau muống mang rau lên khâu cân toàn là gốc rễ, tự-hậu phải khắc-phục và tăng chỉ-tiêu đầu người lên gấp 10 lần. Thế là sau 3 ngày tết chúng tôi lại phải ngồi lại họp đội, họp tổ kiểm-điểm ban văn-nghệ và định phương-hướng tới để đạt chỉ tiêu rau xanh. Trước mắt đào xới thêm đất-đai c̣n bỏ trống trước sân bộ lư, tận-dụng cạn lán nguồn phân người và nước tiểu đễ đạt chỉ tiêu do cấp trên đề ra.

 Một cái tết đầy-đũ quên bớt ưu-phiền qua nhanh, giờ sức khoẻ đầy đũ, tù cải-tạo đối-diện thực-tế năm mới phải gánh phân nhiều hơn, xản-xuất nhiều rau muống hơn, c̣n ngoài về c̣n quá xa-xôi .

Thắm thoát đă trải qua gần ba năm tù cải-tạo ở thành Ông Năm, biết bao chuyện xảy ra trong những năm qua, nhiều biên-chế mới v́ sự thanh-lọc thành-phần xuất-xứ, kẻ ở người đi, người về từ các trại bị nổ kho đạn Long-khánh, Long-giao. Năm 77 là năm tiêu-điều nhất cho chúng tôi, từ ăn bột ḿ, đến bobo không xay c̣n nguyên vỏ tù nhân ăn xong không tiêu, đi cầu ra nguyên hột, phân dùng đễ tưới rau muống c̣n không lên nói chi con người. Bên ngoài cũng bị khó khăn, nhiều gia-đ́nh nghe lời địa-phương đi vùng kinh-tế mới đễ chồng con được thả về sớm nay rơi vào nếp sống cùng cực không đi thăm nuôi nổi, hay các lần thăm nuôi tiếp-tế cũng bị giảm sút. Đội tôi nhận thêm nhiều bạn mới bù lại Bác Du đă bị chuyển trại khác từ năm 77, bác Cương vẫn trầm lặng ít nói, Bác Dung cũng c̣n ở chung đội tôi, mái tóc bạc phơ hai g̣ má xệ xuống, nhưng tinh-thần bác vững vàng hơn trước, giờ bác nấu nướng nhiều hơn trước, ngày nào cũng vậy khi nhà bếp kéo than ra là thấy bác với cái quần cụt trắng xệ rốn tay cầm cán lon Guigoz chạy nhanh xuống bếp đặt lên lớp than hồng, không biết bác nấu ǵ trong đó, hỏi bác chỉ nói:

 " Nó nhốt ḿnh không biết ngày nào thả ra, rán mà sống có ǵ ăn nấy, nhất định không bỏ xác trong này ".

 Bây giờ mỗi khi nói đến ngày về bác cười với nụ cười châm-biếm:

 " Em thấy không mấy thằng nhảy dù binh nh́ bị bắt hồi mùa hè đỏ lửa đem ra ngoài Bắc tới bây giờ nó mới thả về nhập trại với ḿnh chờ ngày làm thủ-tục tha, tính đến nay đă gần 6 năm trời, th́ ḿnh là cái thá ǵ ?."

 Có lần bác đi quan- hệ với T4 về bác kể :

 " Hôm qua nó bắn cả tràng đạn AK vô conex nhốt một em ḿnh, em đó bị tội không làm kiểm-thảo chưởi Hồ-chí-Minh, c̣n vạch cu ra đái trước mấy thằng quản-giáo, vậy mà sáng ra khi tụi nó mở cửa, hắn chưa chết c̣n tiếp-tục chưởi nữa, thiệt là anh-hùng ".

 Ít lâu sau bác khiều tôi ra sau nhà rù ŕ:

 " Đồ mấy thằng chó đẻ vệ-binh tối qua nó bắn gảy gị một em v́ tội lén hái trái bầu do chính tay em đó trồng ." .

 Thời-gian trôi qua, Mười Hoàng-Hà trước khi về hưu có người được dự-định thay-thế, anh mang lon thượng-úy có lên hội-trường nói chuyện với chúng tôi được vài lần, anh người miền Nam tự giới-thiệu tên là Thanh-Liêm dân Mỹ-tho học trường trung-học Mỹ-tho hết Trung-học đệ nhất cấp, anh có vẻ hiểu biết, nói năng đàng hoàng và thành-thật hơn các tay khác, có lần anh nói về đề tài các nước XHCN tân-tiến trên thế-giới anh nói đến nước Cộng-hoà dân-chủ Đức là nước điển-h́nh tiên-tiến nhất nhưng chưa theo kịp Tây Đức  hay nước Ba-lan c̣n phải cho nước tư-bản vào đầu-tư ngành nuôi ngựa giống. Sau lần anh lên lớp bật mí bắt đầu chiến-tranh giữa Campuchia và Việt-nam không thấy anh đâu nữa. Ngày Mười Hoàng-Hà về hưu hắn giới-thiệu thủ-trưởng mới là anh Tư Bốn, người Bắc không nói nhiều ít màu mè, nhưng có vẻ sắt máu .

 Những tháng cuối năm 78 số-lượng tù vượt trại tăng nhiều, tổ- chức truyền đạo Hà-tiên-Cô cũng bị ăng-ten tố đổ bể, bên ngoài các tổ-chức đi bán chánh-thức cho người Hoa được loan-truyền vào trong trại, chúng tôi bị lên lớp liên-tục bị hăm-dọa đủ-điều, toán thợ mộc được giao nhiệm-vụ thực hiện cùm gông trong conex dựng trước sân tiểu-đoàn đễ dằn mặt những ai có mưu-đồ trốn trại, hay tổ-chức truyền đạo. Một đêm không trăng sao cuối năm 78 một nhóm thuộc khối 1, 2 móc nối nhau vượt trại, sau hơn một giờ sau chúng tôi bị giựt dậy điểm-danh bất-thường, trên tiểu-đoàn khám-phá có người vượt rào. Kết quả anh Hương một đại-uư Không-quân thuộc đội tôi tổ 1 cùng với hai anh K1 vượt trại thành-công. Sáng hôm sau Tư Bốn tập họp hết Tiểu-đoàn lên hội-trường, tức giận hắn chưởi rủa hăm-dọa những người c̣n lại, hắn bắt anh Thu đại-uư Hải-quân là tô?-trưởng anh Hương nhốt conex tức th́, tội-danh che dấu cho tổ-viên trốn trại . Câu nói cuối cùng của hắn là bảo-đảm cách-mạng sẽ bắt được những phần-tử phản-động này nay mai .

 Tuần lễ sau chúng tôi lại phải lên hội-trường nghe Tư Bốn vênh-vang là đă bắt được trọn gói nhóm phản-động này ở Đức-hoà trong khi dự-tính vượt sông qua Campuchia. Chúng tôi cười thầm trong bụng là anh ta hù dọa, nhưng cũng cầu-nguyện cho họ được thoát. Hai tuần sau được nghe anh đội-trưởng phải đích thân mang cơm cho anh Hương chúng tôi mới tin. Một buổi chiêù cuối năm, anh Đội trưởng Nam được lệnh mang anh Hương về tắm. Anh vừa xuất hiện khỏi cổng tiểu-đoàn, anh đi nhít từng bước một, sợi dây ḷi tói dài khỏang 10 thước quấn từ cổ anh nhiều lớp kéo dài xuống mặt đường, mặt anh teo hóp mệt mỏi, râu dài trông anh như một nô-lệ thời trung-cổ, không ai dám ra d́u anh đi sợ bị liên-lụy, anh đội Nam đi theo sau từng bước cũng không dám cầm sợi dây xích lên, đễ cho nó kéo lê trên mặt đường âm-thanh ghê rợn.

 Về đến đội anh được anh em giúp tắm gội, cạo râu sạch-sẽ, có người lén nhét vào miệng anh một mảnh đường tán. Ngày hôm sau một xe Molotova có lính vơ-trang áp giải anh từ conex lên xe chuyển đi trại khác .

 H́nh-phạt không làm tù nhân khiếp sợ, người vượt trại trước tết càng nhiều, có lần vệ-binh ngoài hàng rào bắn chết 2 tù vượt trại họ kèo về đễ trước khu ăn ở của tù- nhân đễ dằn mặt.

 Không hiểu tại sao, những ngày tết năm 78 sang 79 họ quá dể dải cho chúng tôi, chúng tôi được đăng kư  mua quà cuối năm không giới hạn, có ngựi mua chuộc được cán-bộ hậu-cần mua cả rượu đế nhậu nhẹt say sưa . Chúng tôi quan-hệ qua các T khác tổ-chức ca hát nhạc trẻ cho đến hết ngày mồng ba.

 Sau Tết chúng tôi được lên lớp, lần này không phải Tư Bốn lên lớp mà là một đại-uư trên trung-đoàn xuống phổ-biến chánh-sách mới của bộ Nội-vụ, chánh-sách kết-án rơ-ràng tùy cấp-bậc và tội trạng, sau này tôi mới được biết là cấp trung-úy trở xuống ngành nghề không có nợ máu với nhân dân được hưởng bản án 3 năm, c̣n tôi và những người c̣n lại bị giao qua công-an bộ Nội-vụ hưởng tiếp bản-án 6 năm.

 Vài tuần sau đó nhiều đợt thả ra thật đông, bác Dung cũng được thả sớm trong những đợt đó. Trước ngày chia tay bác nói với tôi là bác được xếp vào gia-đ́nh cách-mạng bảo-lảnh, bác không chịu nổi cực-h́nh 3 năm nữa .

 Tháng Tư năm 1979, từng đoàn xe Molotova dọn hết chúng tôi đi đến trại tù mới, nhà tù ban ngày lao-động khổ sai ban đêm nhốt 270 người vào một căn nhà tù có khoá và lính gác bên ngoài: trại tù Z 30 C Hàm-tân, Thuận- hải.

* Trần Minh Quang
Viết tặng các bạn đă ở tù thành Ông Năm, 
Chi-tiết không nhớ rơ, nếu có sai sót xin các bạn lên diễn-đàn sửa chữa.

 

trở lại