Tuổi Mộng
                                               Tôn Thất Phú Sĩ


QUÊ NỘI

Quê Nội tôi nằm bên gịng sông Hương, nước nguồn từ núi Ngự B́nh xuôi chảy về gịng sông chính trước khi ra biển, gịng nước chảy ngang qua Nam Ḥa đem phù sa bồi đắp thành một làng nhỏ về phía tả ngạn tên gọi là làng Chuồng, tôi không hiểu tại sao gọi là làng Chuồng, một lần nào đó, tôi hỏi Nội tôi, thưa Nội, tại sao gọi là làng Chuồng, Nội nói, cháu để ư thấy bữa cơm nào nhà ḿnh cũng ăn cá chuồng chiên, bởi v́ làng ta là một làng đánh cá, chuyên về đánh cá chuồng. Buổi sáng tinh sương người dân chài đưa ghe ra biển, buổi chiều ghé về đầy ắp cá chuồng, do đó từ thuở xa xưa đă có tên là làng Chuồng, (cá chuồng là loại cá ḿnh nhỏ và dài, có hai cánh, sống ngoài biển và di chuyển từng đàn, bơi xuôi theo con nước, chốc chốc lại bay là là trên mặt nước, cá chuồng được mổ bụng lấy hết bộ ḷng, nhồi hành, tỏi, ớt rồi gập con cá lại, sau đó cột chặt bằng lá hẹ và đem chiên, ăn với nước mắm nhĩ rất là b́nh dân và ngon). Gia đ́nh bên Nội tôi sinh sống ở đây trong thời kỳ Việt Minh, sau đó trở về Huế, Huế mới chính là quê Nội, nơi đây có nhà thờ lớn của tổ tiên, nằm gần cuối đường Bạch Đằng, trước mặt là Đông Ba với ḍng sông nhỏ uốn quanh, khu vườn nhà tôi rộng lớn được bao bọc bởi hàng rào giâm bụt, đầy cây ăn trái, vú sữa, măng cầu, măng cụt, mít, ổitrái cây bốn mùa, mùa nào cũng có trái chín để cúng tổ tiên, nơi đây tôi được sinh ra và lớn lên trong thời thơ ấu, và mái trường đầu đời của tôi, ê a học đánh vần chữ Quốc ngữ, ngôi trường nhỏ nằm cạnh bờ sông, tôi đă học từ lớp Năm đến lớp Nhất bậc tiểu học, truờng tên là trường THẾ LẠI THƯỢNG.
 
TÔI ĐI HỌC

Khu nhà tôi ở nằm cuối nhánh sông từ chợ ĐÔNG BA chảy về, muốn qua sông chỉ có một chiếc cầu độc nhất là cầu ĐÔNG BA, phần đông là nhà lá, xen lẫn vài mái nhà ngói đầy rong rêu, ngôi nhà thờ Tộc tôi vươn lên từ luỹ tre xanh, mái ngói cong cong chạm những con rồng uốn khúc, ông Nội tôi đă mất lâu rồi, ngày xưa ông làm Thượng Thư bộ Lễ triều Nguyễn, do đó ai cũng gọi bà Nội tôi là Mệ Thượng Lễ. Gia đ́nh tôi gồm ba má và đứa em trai thua tôi 3 tuổi, được Mệ Nội cho ở phía sau nhà thờ. Ba tôi được về làm Chef gare xe lửa HUẾ, mẹ ở nhà đi chợ nấu cơm, chiều chiều chờ Ba về trên chiếc xe đạp cũ kỹ lúc nào cũng có một chút quà nhỏ treo ṭn ten truớc ghi đông xe, thường thường Ba ghé tiệm Lạc Sơn bên khu chợ từ cầu Tràøng Tiền quẹo trái mua nửa con vịt quay. Tôi thích nhất là vườn cây măng cụt, mỗi trưa hè, gió hiu hiu mát, tôi trèo lên cây măng cụt hái trái ăn, lựa những trái có nhiều tai vây quanh một chùm như một cánh hoa mai, bao nhiêu tai th́ trong có bao nhiêu múi. Gịng sông êm đềm chảy, uốn quanh xóm nghèo, tôi cùng lũ trẻ trong xóm chơi đùa bơi lội, tuổi thơ êm ả trôi theo gịng sông, và mùa hè năm nay tôi đă lên lớp 5 (1949), cả nhà chuẩn bị cho tôi nhập học trong mùa tựu trường sắp đến.

Rồi một buổi mai hôm ấy, nắng d́u dịu chảy dài trên sông vắng, vài đám lục b́nh hững hờ trôi, gió đầu thu quyện lấy bước chân non, thằng bé con lên 6 những tưởng như ḿnh đă lớn lắm rồi, quần sọt, áo che-mi trắng, mang giày tây, vai mang cạc tắp. Ngỡ ngàng theo mẹ, chân run run trên con đường quen thuộc, tim hồi hộp như sắp làm một việc ǵ quan trọng. Mẹ tôi miệng cười tươi, mắt âu yếm nh́n con, như thầm bảo, can đảm lên, can đảm lên con: Hôm nay tôi đi học.
 
TRƯỜNG LÀNG TÔI, KHÔNG GIÂY PHÚT TÔI QUÊN

Ngôi trường tôi là một mái đ́nh làng, nơi đây được thơ O^ng Thần La`ng và để hội họp đ́nh đám trong những ngày lễ, sau nầy trong làng sửa chữa lại thành một gian nhà dài, chia ra làm 5 lớp học và một văn pḥng, tấm bảng màu vàng được treo lên: TRƯỜNG Tiểu Học THẾ LẠI THƯỢNG. Tôi được vào học lớp Năm (5) là lớp nhỏ nhất, dành cho những học tṛ vừa mới biết đánh vần chữ Quốc ngữ, sau năm năm học từ lớp Năm đến lớp Nhất th́ thi bằng TIỂU HỌC. Ngôi trường xa bờ sông và ẩn trong một khu vườn đầy hoa dại, học sinh toàn trường lúc đó vỏn vẹn chừng 50 đứa, lớp của tôi h́nh như đă chiếm 20 đứa rồi, cả trai lẫn gái học chung. Cô giáo trạc tuổi Mẹ tôi, nhưng không hiền và dễ thương bằng Mẹ, cô bắt học tṛ phải ngồi ngay ngắn, không được cúi sát vào tập vở và nhất là không được nói chuyện hay khóc nhè.Thời thơ ấu giờ đây xa quá, tôi c̣n nhớ mang máng có lần tôi đang ngồi học, tập đánh vần và học thuộc ḷng câu: Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn, thằng nhóc ngồi bên cạnh không biết v́ sao thúc cùi chỏ vào bụng tôi, giận quá, tôi thoi vào mặt nó một thoi, bị chảy máu răng, nó la làng, thế là tôi bị bắt qú, có một điều thật ốt dột, trong lúc qú tôi tè trong quần lúc nào không hay, nước tiểu chảy dài trên nền gạch, cô giáo phải thay quần áo cho tôi (mẹ rất cẩn thận lúc nào cũng bỏ một bộ đồ pḥng hờ trong cặp), lau sạch sẽ và cho tôi trở lại chỗ ngồi).
 
Cứ như thế, tôi lớn lên theo ngày tháng, từ lớp nầy lên lớp khác, thời thơ ấu vô tư, hái hoa bắt bướm, chuyền từ cành cây nầy qua cành cây khác như con khỉ con, hái ổi non, me chua, khế ngọt, chà là, dái mít, những trưa hè thả diều, bắt dế, cởi truồng lội qua sông hái trộm nhăn lồng trong khu vườn cổ kính Tôi thích nhất là bài học thuộc ḷng: Ai Bảo Chăn Trâu Là Khổ, Không, Chăn Trâu Sướng Lắm chứvà bài Buổi Tối Gia Đ́nh: Cơm nước xong trời vừa tối, cả nhà ăn uống ngon miệng no nê, cha me, ï con cái trên thuận dưới ḥa, một nhà đoàn tụ sum họp với nhau, th́ dẫu cơm rau cũng thú vị lắm trong sách QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ lớp DỰ BỊ của TRẦN TRỌNG KIM do NHA HỌC CHÁNH TRUNG PHẦN ấn hành. Và quyển TOÁN ĐỐ của TRẦN TIẾU. Thú vị nhất là hàng năm, năm nào cũng như năm nào tôi cũng được lănh phần thưởng, Ba Mẹ được mời tham dự, phần thưởng làm tôi ngạc nhiên là lần nào tôi cũng nhận được các món quà mà ḿnh ưa thích và ao ước được có nhưng Ba Mẹ không bao giờ mua cho. Sau nầy lớn lên tôi mới biết những phần thưởng đó do Mẹ mua và gởi nhà trường để phát cho tôi. Mẹơi! Sao Mẹ dễ thương vậy!, Mẹ đă hiểu ḷng con từ thuở ẤU THƠ và sau nầy khôn lớn, khi con bước chân vào đời, Mẹ là kim chỉ nam, là niềm khích lệ, là nguồn an ủi cho con trong suốt cuộc đời nổi trôi, giờ đây nơi cơi Vĩnh Hằng nào đó, Mẹ vẫn chờ con để con về bên Mẹ t́m lại ḍng sữa Mẹ ngày xưa.

Năm tôi học lớp Nhất, năm cuối cùng của bậc tiểu học, một biến cố đau thương đă xảy ra trong thành phố Huế, ai đă từng sống với Huế, chia từng nỗi niềm thương đau với Huế, làm sao quên được trận lụt năm 1953, trí óc non nớt của tôi không làm sao phai nhạt được cảnh thương tâm xảy ra lần đầu tiên trong đời. Cái đêm hôm đó, dân Huế ngủ một giấc dài, bừng con mắt dậy cả thành phố ngập trong mênh mông nước, nước lũ đục ngầu đầy phù sa, từ trên nguồn NGỰ B́nh đổ xuống, cuốn bao nhiêu xác chết của người, thú vật và cây rừng, nhà cửa theo gịng nước trôi ra cửa biển THUẬN AN. Nước lên dầnlên dầnnước ngập mái nhà, xung quanh là biển nước, chỉ thấy trơ trọi vài ngọn cây cổ thụ. Ba ôm tôi, Mẹ bồng em tôi, gia đ́nh nhỏ bé của tôi chơi vơi ngồi trên nóc nhà thờ, sợ quá tôi ngủ thiếp đi, thằng bé con mới 9 tuổi đầu không đủ can đảm để nh́n cảnh tượng nầy, và cũng không hiểu được, nhờ phép lạ nào đó đă cứu gia đ́nh tôi trong t́nh trạng thập tử nhất sinh nầy.
 
Từ đó, Ba có ư định bỏ HUẾ ra đi, nơi chôn nhau cắt rún nầy không an toàn, Ba tôi nói như vậy, Ba lặn lội vào ĐÀ Nẵng, một hôm tôi nghe Ba th́ thầm nói với Mẹ, Ba đă từ nhiệm ở Gare xe lửa và đă xin được việc ở KHO BẠC ĐÀ NẴNG. Mẹ tôi suốt một đời ch́u theo ư Ba, chưa bao giờ thấy Mẹ phản đối điều ǵ khi Ba đề nghị. Mẹ thu dọn hành trang, chờ cho đến cuối năm học, tôi thi đậu được văn bằng Tiểu Học, niềm vui đầu tiên của tuổi học tṛ vừa đến th́ tôi phải xa quê, gởi lại cho quê Nội bao kỷ niệm êm đềm, mái nhà thờ thân yêu, gịng sông tuổi dại mà nơi đây tôi đă lặn ngụp bơi lội, điểm khởi hành cho một đời làm thuỷ thủ, đam mê Biển rộng Sông dài để bây giờ xa rồi vẫn c̣n luyến tiếc ngẩn ngơ.

Chuyến xe lửa HUẾ- ĐÀ NẴNG, qua Trùi, qua Lăng Cô, xuyên đèo Hải Vân, băng qua hầm Sen dài hun hút, tiếng c̣i chói tai, khói than khét ngẹt. Xa rồi! Xa thật rồi! Quê tôi, khi lớn khôn đôi lúc chạnh ḷng nhớ lại, tôi đă viết cho Quê Cha tôi vần thơ vụng dại nhưng đấy là bao niềm nhung nhớ về chốn xưa.

Êm ái làng tôi nắng mới reo

Mái ngói thay cho mái tranh nghèo

Vài chiếc thuyền con t́m bến đậu

Bên bờ sông vắng nước trong veo

Tiếng ai tṛ chuyện như hơi thở

Làn gió mơn môi mắt đợi chờ

Hàng dừa xanh như t́nh ai đó

Gọi tôi về t́m lại những ngày THƠ.

QUÊ NGOẠI ĐÀ NẴNG DẤU YÊU

Cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Nam , thành phố Hội An nhỏ bé nằm ven theo gịng sông THU BỒN, nước trong veo lững lờ chảy xuôi về biển cửa ĐẠI. Quê Ngoại của tôi, nơi đó, Mẹ tôi, cô gái nhà quê dịu dàng thuỳ mị được sinh ra và lớn lên trong tiếng xào xạc của hàng dừa xanh, luôn luôn thầm th́ với gió biển hiền ḥa, muôn đời thuỷ chung với đất Quảng. Mẹ tôi, cô con gái độc nhất trong gia đ́nh nên được ông bà Ngoại tôi cưng ch́u. Thời đó, ít có người con gái được cắp sách đến trường, sự học hành dường như để dành cho con trai, nhưng ông bà Ngoại cũng làm một chức quan cho nhà nước bảo hộ Pháp, nên mẹ tôi vẫn được theo bọn con trai học hành thi cử, mẹ tôi đă đậu được văn bằng Tiểu học Pháp rồi Mẹ không đi học nữa, v́ muốn học lên phải đi xa, Mẹ sợ xa gia đ́nh nên phải ở nhà giúp bà Ngoại tôi làm vườn, trông nom vựa lúa nương dâu. Cuộc sống êm ả thanh b́nh một thời gian dài trong khoảng đời con gái của Mẹ. Tôi nhớ có những đêm na(`m   úp đầu vào ngực mẹ để nghe mẹ kể chuyện: ngày xưa ngày xưa  Mẹ chưa gặp Ba, Mẹ thích những đêm trăng sáng theo bà Ngoại đi xem hát tuồng ở một rạp hát đầu làng, Mẹ mơ Mẹ là công chúa ngủ trong rừng, chờ hoàng tử đẹp trai đi săn bắn ngang qua thức Mẹ dậy. Tôi ngây thơ hỏi Mẹ, hoàng tử có phải là Ba không?. Mẹ cười vuốt tóc tôi và im lặng không nói ǵ, tôi cũng không hỏi thêm Mẹ nữa, nằm im trong ḷng Mẹ, ngủ lúc nào không hay. Tôi ngủ theo giấc mộng lành của Mẹ.

Cuộc sống thanh b́nh kéo dài không được bao lâu. Chiến tranh lan tràn đến quê Ngoại, Việt Minh tràn về, ban đêm đi ruồng bắt những người Quốc Gia để thủ tiêu. Ông Ngoại tôi đành bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ ruộng vườn nương dâu, đưa gia đ́nh về Đà Nẵng. Mẹ rời quê ra đi khi tuổi đời vừa mới lớn. Mẹ nói, hôm lên xe đ̣ đi Đà Nẵng, Mẹ đă khóc sưng mắt và nhịn ăn một ngày, nhưng cuối cùng mẹ rất là vui, v́ chuyện xa quê đưa Mẹ vào một cuộc t́nh thơ mộng. Ba từ Huế, Mẹ từ Hội An, hai người thân yêu nhất đời tôi đă gặp nhau trên bờ sông HÀN. Bờ sông HÀN thân thương đă kết tu Ba và Mẹ để sinh ra tôi. Sau nầy tôi lặn ngụp vui đùa suốt thời trẻ thơ bên bờ sông kỷ niệm nầy. ĐÀ NẴNG dấu yêu! Con đường Độc Lập dài nhung nhớ, Cổ Viện Chàm huyền bí âm u, biển Thanh B́nh vi vu tiếng thông già, cầu Vồng lên cao xuống thấp trong những ngày cùng lũ bạn đua xe đạp, con đường Hùng Vương hun hút theo mối t́nh đầu vu vơ , tất cả... tất cả là những cánh hoa hạnh phúc cho tôi về một vùng trời bao la gấm vóc của một thời đầy tương tư: THỜI TUỔI DẠI dưới mái trường Trung Ho.c  PHAN CHÂU TRINH.
 
Ba ra Hà Nội thi Tú tài, trên đường về Huế ghé Đà Nẵng, Ba đă gặp Mẹ. Mối t́nh của Ba Mẹ, tôi không biết được nhiều. Ba chỉ cười khi Mẹ nhắc đến, c̣n Mẹ th́ kể rất ít. Khi c̣n sinh thời, hai người cứ nhỏ to với nhau chứ không nói lớn nên tôi không biết ǵ thêm, nhưng tôi nghĩ thời nào cũng vậy, t́nh yêu nó nhiệm màu và xét cho cùng, muôn thuở nó vẫn giống nhau, dù h́nh thức nầy, h́nh thức nọ, tuỳ theo phong tục tập quán, nhưng tận đáy ḷng hai kẻ thương nhau, yêu nhau thật sự vẫn là thương nhớ, đợi chờ, giận hờn, hy sinh, tha thiết, cũng là nhịp đập của hai con tim. Tuy Mẹ kể sơ qua nhưng tôi nghĩ mối t́nh Me Ba thơ mộng lắm, tiếc là trong GIA PHẢ nhà tôi chỉ có một đoạn ngắn viết về mối t́nh nầy. Tôi đọc Gia phả, tôi tức lắm bởi v́ đoạn nầy là đoạn quan trọng đối với tôi, thế mà Ba viết ngắn quá, Ba viết: Tôi quen vợ tôi t́nh cờ trên bờ sông Hàn ĐN trong một chiều có nhiều gió của mùa Thu năm 1942, tôi và nàng không nói nhiều chỉ biết đi song song bên nhau dọc bờ sông. Cuối đông 42 chúng tôi làm đám cưới, sau đó, tôi đưa vợ tôi về làng Chuồng, và chúng tôi có đưá con trai đầu ḷng sinh 01 Oct 1943., tôi vừa đậu Tú tài và đang xin việc làm.

Trời ơi! Ba đậu Tú tài mà sao Ba ít chữ quá! Mối t́nh của Ba Mẹ chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu chữ hay sao? Sau nầy lăn lộn nhiều, bầm dập nhiều trong t́nh trường, tôi thủ thỉ hỏi mẹ: Tại sao?Tại sao?Ba viết ít vậy. Mẹ cuời, lúc nào Mẹ cũng nở nụ cười dễ thương để trả lời, Ba nói ít nhưng làm nhiều, Ba không quen nói nhiều v́ tính Ba nhát lắm chứ không giống như con, cái miệng bô bô nói thật nhiều nhưng là chúa làm biếng. Tôi cười trừ v́ tôi biết không ai hiểu tôi bằng Mẹ.
 
PHAN CHÂU TRINH - THƯƠNG NHỚ ( 54 - 60)

Hè năm 1953, gia đ́nh tôi từ Huế dọn về Đà Nẵng, nhà Ngoại là một đại gia đ́nh ở chung, gia đ́nh d́, cậu và con cháu Ba Mẹ tôi được một căn nhà trong dăy nhà 5 căn của ông bà Ngoại, xung quanh bao bọc bởi hàng rào tre, có ao nuôi cá và ruộng rau muống, vài loại cây ăn trái, nhiều nhất là nhăn và đu đủ, sung sướng cho tôi là nhà tuy là ở thành phố nhưng chỗ tôi ở như là nhà quê, trước mặt là đồng lúa xanh ŕ mạ non đầy cá rô, cá lia thia, cá tràu, cá bống Đang hè, chưa vào trường nên mặc sức tôi chơi đùa nghịch phá, bắt cá, bắn chim, chạy rong thả diều ngoài đồng trong tiếng vi vu của gió, của nắng, của bầu trời trong vắt không gợn một chút mây. Bước ra khỏi nhà theo con đường đất ra ngoài lộ lớn, về phía trái là con đường dài hun hút chạy thẳng ra chợ Hàn, trung tâm của thành phố Đà Nẵng; về phía phải băng qua cầu De Lattre De Tassegny, sau nầy gọi là cầu Tŕnh Minh Thế băng qua Mỹ Thị, Mỹ Khê, Sơn Trà, Non Nước ; sau nhà là một ngôi chùa cổ gọi là VU LAN TỰ, mỗi ngày tôi vào chùa xin cơm chay nên thường không ăn cơm nhà, có lẽ tôi có căn tu từ lúc lên 10 nhưng sau đó lại ăn trộm trái cây, chuối, camcủa nhà chùa để trên bàn thờ cúng Phật. Có một lần, tôi bị ông thầy chùa bắt gặp mét với Ba, bị trận đ̣n nên thân, từ đó không thèm vào chùa và tôi cũng ghét ông sư . Sau trận đ̣n, Mẹ giận Ba, bảo Ba bênh ông thầy chùa, tội nầy chỉ là tội nghịch ngợm thôi, tại sao ba phải đánh đ̣n nặng, Mẹ lấy dầu xức các chỗ lằn roi và sau đó Mẹ tôi mua rất nhiều trái cây đem qua cúng chùa như để xin lỗi và bồi hoàn lại số trái cây đă mất.

Từ ngày về quê ngoại, tôi thấy Mẹ tôi có vẽ vui v́ dù sao cũng gần gụi được ông bà Ngoại tôi, mỗi buổi chiều tối khi Mẹ làm cơm, tôi và em trai lẽo đẽo theo Mẹ để xin nếm thức ăn, món nào mẹ nấu cũng tuyệt, vài lần Mẹ cho nếm th́ khỏi ăn cũng đă no rồi, Mẹ làm bếp thường hay hát nho nhỏ đủ cho anh em tôi nghe:

Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm, chạy dài trên khóm cây, đàn chim ríu rít ca, bao người ra ngồi hay đứng bên thềm, chuyện tṛ vui với nhau đời sống thần tiên, sáo diều êm nào khác lời thơ, lúa vàng reo dường như sóng nhấp nhô. Chân trời xa mờ mơ bóng ai về. Đợi chồng conMắt trông về phía trời xa.

Bài hát êm đềm như ḷng Mẹ hiền với con dại. Mỗi khi nhớ về Mẹ, tôi vẫn hát nho nhỏ như th́ thầm với mẹ, từ nơi xa xa nào đó tôi vẫn có cảm giác Mẹ tôi đang cười, nụ cười theo tôi suốt một đời bôn ba từ quê nhà đến năm tháng lưu lạc nơi đất khách.

Tuổi lên 10 của tôi trăi dài theo ruộng lúa, cánh diều, nắng hè mát rượi chẳng được bao lâu, tôi phải ôn bài để thi vào kỳ thi tuyển Đệ thất trường trung ho.c công lập PHAN CHÂU TRINH niên khóa 1953-1954.

Ngày thi tuyển vào Đệ thất, một buổi sáng cuối hè, một buổi ban mai đầu thu, ḷng tôi rộn ră như tiếng chim chích cḥe hót trong vườn, như những gợn sóng lăn tăn trên bờ ao, như giọt sương mai trên ngọn cỏ, như những ṿng tṛn nhỏ lớn dần lớn dần trên mặt nước bởi con cá đớp mồi quậy cái đuôi Ba chở tôi trên chiếc xe Solex cũ kỹ, tôi ngồi ôm chặt lưng Ba, vai mang cạc tắp mà Mẹ đă chuẩn bị kỹ càng cho đứa con trai rượu đi thi. Mẹ vẫn thường gọi anh em tôi là con trai rượu, tôi không hiểu nghĩa làm sao, nhưng tôi nghĩ đây là cái tên thương yêu nhất mà Mẹ gọi chúng tôi, bởi v́ Mẹ làm rượu nếp rất ngon, cách nấu xôi, ủ xôi và cho lên men, phơi nắng Mẹ làm rất kỹ và có phương pháp gia truyền, Ba nói ai ăn rượu nếp của Mẹ làm th́ phải mê- rồi Ba nói tiếp, mê rượu chứ không phải mê Mẹ đâu mà ham. Mẹ cười, bao giờ Mẹ cũng cười, nụ cười muôn đời mát dịu như ngọn suối từ nơi non ngàn núi thẳm chảy về biển cả mênh mông, mà chúng tôi, những đứa con của mẹ lặn ngụp trong gịng hạnh phúc đó.

Địa điểm thi là trường Tiểu Học Đà Nẵng, nằm cạnh nhà Đèn của thành phố, tôi qua được kỳ thi dễ dàng và kể từ đó tôi được chính thức là học tṛ của trường Trung học Công lập PHAN CHÂU TRINH ĐÀ NẴNG. Cậu học tṛ mới toanh và ngôi trường cũng mới toanh, tôi vào trường, trường tôi c̣n thơm mùi gạch mới của cái thuở ban đầu khai giảng năm học đầu tiên. Ba Mẹ tôi vui vô cùng, nhưng Ba tôi chỉ gật gật cái đầu, c̣n Mẹ th́ hết khoe người nầy, người nọ mỗi khi có ai đến nhà chơi.

-          Cháu nó vừa thi đậu vào Đệ thất Phan ChâunTrinh đó.

-          Phan Châu Trinh là trường nào? Tôi không biết.

-          Chị không biết hả? Phan Châu Trinh là trường Trung học công mới mở trong năm nay đó.

-          Cứ như vậy, Mẹ tôi vui mừng trong cái Đệ thất Phan Châu Trinh của tôi, là học sinh Phan Châu Trinh, tôi cảm thấy sung sướng và đem lại niềm vui bất tận trong ḷng người Mẹ RƯỢU của tôi.

Mùa hè vui nhộn sắp sửa đi qua, nắng bớt gắt, trời mát dịu với những trận mưa rào làm ướt thân tôi trong những ngày chạy rong chơi ngoài đồng, mỗi lần tắm mưa như vậy rất là thú vị, quần áo ướt sũng, chúng tôi một lũ bạn vài ba đứa, vừa chạy vừa la dưới cơn mưa trút nước, một thoáng là mưa tạnh, không bao giờ mưa lâu, và nắng lại bắt đầu reo vui theo tiếng cười đùa tinh nghịch của lũ trẻ, chúng tôi cởi hết áo quần, vắt khô và phơi trên các cành tre, đâu có biết thẹn thùng ǵ, cứ như thế, chúng tôi lại chơi đùa đến khi áo quần khô ráo, về nhà Mẹ có biết ǵ đâu, Mẹ vẫn tưởng là đứa con trai ngoan của mẹ hiền như ông Phật đất trong ngôi chùa cổ.
 
Lá bắt đầu vàng trên các cành me chua, mùa thu bắt đầu ló dạng đâu đó, tôi lại phải cắp sách đến trường. Mùa tựu trường đă đến, lại hồi hộp lo âu, cái ǵ cũng mới, cũng thơm mùi học tṛ. Mẹ lại bận rộn cho cậu con trai rượu của Mẹ, cái cạc tắp mới nguyên có quai đeo trên vai, hồi c̣n học ở bậc tiểu học, chỉ có hai tập vở, tập bài học và tập bài làm, bây giờ sao tập vở nhiều thế, môn học cũng nhiều theo tập vở Mẹ mua, mỗi môn học là một quyển, mua tập vở hiệu Xích Lô cho tốt, nào viết máy, nào thước kẻ, com-pa cái ǵ cũng mới lạ đối với tôi. Một sáng sớm tinh khôi của một ngày quan trọng, hai mẹ con ngồi trên chiếc xe xích lô, bác phu xe đạp từ nhà đến trường mà ḷng tôi rộn ràng theo bánh xe lăn trên con đường đầy ổ gà thẳng tắp. Mẹ ơi! Tôi vẫn gọi Mẹ mỗi khi trong ḷng không được b́nh yên, Mẹ nở nụ cười tươi như ông mặt trớ vừa mới ló đầu bên chân trời biển Mỹ Khê: Hôm nay con đi học.

Ngôi trường mới toanh vừa mới khánh thành hôm qua, mái ngói đỏ chói màu đất sét nung, vách tường trắng tinh màu vôi, các cánh cửa xanh màu ngọn lúa, trên một khu đất trống c̣n ngổn ngang gạch, đá, cát, ciment, một dăy lớp nằm ngang khu đất rộng, chưa có một bóng cây, cổng trường bề thế với tấm bảng có ḍng chữ màu xanh đậm: TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐỆ NHẤT CẤP PHAN CHÂU TRINH. Một hàng rào sơ sài bọc quanh trường, chỉ ngần ấy thôi, khung cảnh trường tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của một năm học mới. Tất cả học sinh được sắp hàng ngay ngắn trước sân cờ, đối diện là văn pḥng thầy Hiệu trưởng GI và những vị giáo sư đứng trên bực thềm, lần lượt đọc danh sách từng học tṛ và từng lớp, tất cả có 4 lớp Đệ thất, 2 lớp Đệ lục và 1 lớp Đệ ngũ, (2 lớp Đệ lục và 1 lớp Đệ ngũ học tạm từ trường Nam Tiểu học được chuyển qua).Tôn Thất Phú Sĩ, tên tôi được thầy Hiệu trưởng gọi và sắp vào lớp Đệ thất 2, tôi thấy Mẹ tôi đứng trong nhóm phụ huynh học sinh nh́n tôi mĩm cười, không c̣n lo sợ nữa, tôi bắt đầu bạo dạn nhờ nụ cười của Mẹ, mắt nh́n tứ tung như muốn thu tất cả h́nh ảnh vào trong trí non nớt của ḿnh, mỗi lớp khoảng 50 học sinh, ba hàng trên là con gái, tiếp là những đứa con trai, trai gái học chung báo hiệu một năm học sôi nổi, khi tất cả sắp xếp đă xong, buổi lễ chào QUỐC KỲ bắt đầu:

Này Công Dân ơi! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng ḷng cùng đi đi đi mở đường khai lối, v́ non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên, nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn Dù cho phơi thây trên gươm giáo, thù nước lấy máu đào đem báo, ṇi giống lúc biến phải cùng giải nguy này công dân ta vững bền tâm chí.

Này công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ.

Bài Quốc ca do các lớp Đệ lục và Đệ ngũ hát theo nhịp của một vị giáo sư, chúng tôi cũng ê a hát theo điệu nhạc, chỉ ê a thôi chứ chưa thuộc lời, lá Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ từ từ được kéo lên. Buổi chào cờ đầu tiên trong đời của tôi nghiêm trang quá, và cũng là lần đầu tiên tôi cảm thấy có một cái ǵ khó nói, khó tả trong trái tim non của ḿnh, một ư niệm mơ hồ về Quốc Gia phải chăng đă bắt đầu từ đấy.

Sân trường im lặng để nghe thầy Hiệu trưởng nói chuyện, sau đó từng lớp theo sự hưiớng dẫn của một vị giáo sư phụ trách, thứ tự từng lớp đi vào pḥng học, tôi nh́n theo bóng dáng Mẹ ra về, Mẹ vẫn để lại cho tôi nụ cười can đảm và tự tin. Aùnh nắng nhạt nḥa của một buổi mai mùa Thu, xung quanh tôi, lũ bạn mới bắt đầu th́ thầm to nhỏ, đời tôi lại bắt đầu một khung trời mới lạ- KHUNG TRỜI ĐẦY HOA BƯỚM. PHƯỢNG ĐỎ VE SẦU và những tập LƯU BÚT NGÀY XANH. Khung trời Phan Châu Trinh đầy THƯƠNG NHỚ của riêng tôi, của em và của tất cả bạn bè thầy cô cùng chung một kỷ niệm.

Đọc tập san 50 năm thành lập trường Phan Châu Trinh, Thầy Cô và bạn bè đă viết hết nỗi ḷng cho mái trường thân yêu, riêng tôi biết viết ǵ đây, biết kể nhau nghe ǵ đây. Kỷ niệm 6 năm học tṛ Phan Châu Trinh về với tôi tràn lan như sóng vỗ từ Đại dương mênh mông, trong kư ức mà thời gian đă làm phôi phai nhạt nḥa, cô đọng lại Tôi nghe thoang thoảng đâu đây tiếng nhạc quân hành, thầy Hoàng Bích Sơn đă dạy cho học tṛ của Thầy hát trong giờ Aâm nhạc đầu đời:

Phan Châu Trinh người Chiến Sĩ Quốc Gia bất diệt, đă từng hy sinh tranh đấu cho Nhân Quyền. Ngàn đời c̣n ghi công Người Chiến Sĩ, buồn thấy đế quốc chiếm giang sơn, công lao bao đấng anh hùng, điêu linh dưới ách gông cùm, ra tay hết ḷng v́ nước quên ḿnh. Hồ Tây phương Nam c̣n in bóng ....

Tôi nhắm mắt lại để hồn ch́m vào TUỔI MỘNG của thời xa xưa.

PARIS , những ngày đầu Xuân QUƯ MÙI

Tôn Thất Phú Sĩ

trở lại