Số phận của chiến hạm HQ406

http://www.hqvnch.net/media/vnships/chuyenvan/11.jpg

Lời tâm sự của nhóm biên tập: Do một thân hữu gởi đến mạng hqvnch.net một lá thư của Tr/s1 Bí thư Nguyễn Văn Trung. Nhận thấy nội dung lá thư có liên quan sinh hoạt của Hải quân và số phận các chiến hạm và chiến đĩnh của HQ/VNCH trong những giờ phút đáng ghi nhớ nhứt. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn lá thư này như là một tài liệu lịch sử của HQ/VNCH đồng thời cũng như một thông tin gởi đến: 
- Hải-quân  Trung-tá Nguyễn-Quốc-Trị, nguyên Hạm-Trưởng Hải-Vận-Hạm HẬU-GIANG HQ.406.
- Hải-quân Thiếu-tá ANTB  Dương-Văn-Phú, Cựu Chỉ-Huy Trưởng Duyên-Đoàn 37.
- Hải-quân Đại-tá Lê Hữu Dơng

Sydney, 20 tháng 04 năm 2008
Trung-sỉ 1 Bí-Thư NGUYỄN-VĂN-TRUNG

Kính gởi anh TTV.
Thưa anh,
Được anh giới thiệu Web HQ/VNCH, tôi mở ra xem. Cảm-giác đầu tiên của tôi là giật ḿnh nể phục về công tŕnh bao nhiêu năm trường…của nhóm chủ trương và điều hành. Xin nhận lời cám ơn của cá nhân tôi về công tŕnh qúy báu của các anh dành cho Hải Quân mà tôi đang được hưởng. Lướt sơ qua danh mục, tôi thấy bài của Hạm-trưởng HQ406, tôi đọc ngay mà bồi hồi…, bởi tôi có mối “kỳ duyên” với chiến hạm nầy.

Thưa anh, đơn vị chót của tôi là Khối Tổng Thanh Tra, Bộ Tư Lệnh Hải Quân. V́ vợ tôi c̣n ở dưới quê, nên tôi không theo tàu di tản. Sau đó, phải mất 2 ngày, quá giang bằng nhiều phương tiện, tôi về đến quê tôi ở Tiệm Tôm (Duyên Đoàn 34) chiều ngày 2/5/75. Hôm sau tôi tŕnh diện kẻ thắng trận. Việt Cộng biết khả năng làm việc dưới nước của tôi, bởi tôi đă từng được người Nhái huấn luyện để thích ứng với công tác đặc biệt và tôi cũng đă tốt nghiệp khóa Cứu Thủy nạn của Sở Cứu-hỏa Đô-thành. 
    Trước khi thuyên chuyển về BTL/HQ/K.TTT, tôi ở Duyên Đoàn 34. Tại đơn vị nầy, hầu như ngày nào tôi cũng lặn lội dưới nước. Tôi thích làm việc dưới nước hơn trên bờ.

Thưa anh, những ngày cuối cùng đó, các đơn vị được lệnh đánh ch́m hết tất cả chiến hạm, chiến đỉnh trước khi bỏ lại. Việt cộng lợi dụng khả năng nầy của tôi nên bắt tôi đi vớt những chiếc tàu mà đồng đội tôi đă đánh ch́m!... Trong đó có một số chưa ch́m hẵn. 
    Việt Cộng chỉ định 1 Trung đội phụ giúp tôi dưới quyền 1 Thượng úy Đặc-công thủy, tên nầy không biết ǵ. Ngày đầu tôi vớt được 1 LCM.8, tấp vô Cồn Nhàn. Hôm sau, do ngư dân báo, VC bắt tôi đi một ḿnh với thuyền viên (không có VC đi kèm) trên 1 chiếc ghe đánh cá tốc độ nhanh ra cửa Hàm Luông đón 1 tàu của HQ/VNCH đang hải-hành cận duyên. Những chuyến đi như thế nầy tôi phải mang theo 1 máy PRC25 để nhận chỉ thị của chúng. Chiến hạm đó là Giang Vận Hạm HQ535. Chiến hạm nầy khi gặp ghe đánh cá cũng muốn cặp lại để hỏi thăm. Trên tàu, tôi gặp lại Trung-Úy CB Trần Trọng Sự, cùng phục vụ ở Duyên Doàn 34 với tôi, cũng là người bạn cùng Khóa 6/69 SQTB Thủ đức với em tôi. Tôi được biết HQ535 đă tách khỏi Hạm-đội Di-tản ngày hôm trước và đang trên đường trở lại Việt Nam. 
    Theo lời người chỉ-huy VC khu vực, Trung-tá VC tên Sơn, cho HQ535 biết là muốn vào đất liền th́ chiến hạm không nên vào bằng cửa sông Ḷng Tào, v́ bất cứ tàu nào không rơ lai lịch giang hành trên sông nầy đều bị bắn ch́m! Người sĩ quan VC nầy, qua máy PRC25 mà tôi mang theo, khuyên HQ535 nên vào cửa Hàm Luông, để tàu lại Tiệm Tôm (Duyên Đoàn 34 cũ) và thủy thủ đoàn sẽ đi về quê bằng đường bộ. Thủy thủ đoàn HQ535 bị giữ lại tại Tiệm Tôm 3 ngày trước khi cho về quê.

http://www.hqvnch.net/media/vnships/chuyenvan/18.jpg

    Ngày 5/5/75, cũng do ngư dân báo, tôi lại được lệnh ra cửa Hàm Luông, bởi có một chiến hạm lớn đang trôi, sắp ch́m. Trưa hôm đó tôi gặp Hải Vận Hạm HQ406, nghiêng bên tả hạm, cửa đổ bộ mở. Hải Vận Hạm nói chung với tôi đă sẵn có nhiều kỷ niệm. Năm 1964, tân binh Khóa 36, chúng tôi từ băi M Hải-quân Công Xưởng ra Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang bắng HQ402, măn khoá trở về bằng HQ405. Giờ đây, tôi đối diện HQ406 trong hoàn cảnh hết sức éo le!
    Tôi nóng nảy cặp vào chiến hạm và lên tàu. Tàu vô nước nhưng chưa ngập tới sàn. Giày dép, quân phục, quần áo phụ nữ và trẻ con vương vải cùng khắp. Một ḿnh trong ḷng tàu, tôi khóc sụt sùi…! Tôi cảm thấy trọn vẹn cảm giác ngă gục, cô đơn, tan tác… Sau khi xem xét, tôi kết luận tàu không thể ch́m. Tôi được lệnh (VC) ở lại với HQ406 và chờ. Chiều hôm đó, HQ535 (do VC lái) ra đến và sau đó kéo HQ406 về Tiệm Tôm. Có thể v́ tàu nghiêng, các máy bất khiển dụng, hệ thống neo không vận hành được, nên VC cho cột HQ406 vào các cây bần dọc theo bờ sông. Như anh biết, trước đây tại Tiệm Tôm có hai Duyên Đoàn. Đó là Liên Duyên Đoàn 34-37. Hai Duyên Đoàn nầy có hậu cứ nằm sát nhau, hai bên Rạch Bà Hiền, ngay cửa trổ ra sông Hàm Luông. Duyên Đoàn 34 bên tả ngạn, hướng Đông, tức hướng ra cửa biển; c̣n Duyên Đoàn 37 nằm về phía thượng nguồn. 
    Mấy hôm sau, tôi vớt thêm được một PCF, sau đó không c̣n vớt được chiếc nào nữa. Chiếc PCF nầy VC lại làm ch́m, tôi phải vớt lần thứ hai. 
    Các tàu cứu được có : HQ.406, một LCM.8, một PCF và HQ.535. Mỗi ngày tôi cùng Thượng sĩ CK Đặng Văn Xinh ra sửa chửa các tàu nầy, nh́n HQ406 đang ở cách khoảng 100 mét mà ḷng trĩu nặng… HQ406 khi cột như vậy th́ rất sát bờ, nước ṛng lườn tàu chạm đáy bờ sông, lại nghiêng thêm. Hai tuần sau, tàu ch́m!

Thưa anh, như tôi đă thưa với anh, ngay sau khi đọc bài của Hạm trưởng 406, tôi điện thoại ngay cho em tôi, đang sống ở Việt Nam, nhờ em tôi mướn 1 thợ ảnh và 1 ghe nhỏ, ra cửa rạch Bà Hiền chụp vài ảnh HQ406 để làm tài liệu và tiện thể gởi tặng Hạm trưởng HQ406. Nhưng HQ406 không c̣n đó nữa! Tôi bảo em tôi liên lạc Thượng sĩ CK Xinh, vẫn c̣n đang sống tại Tiệm Tôm. May mắn, anh Xinh cho biết nhiều chi tiết về việc trục vớt HQ406 sau đó. Nhóm trục vớt toàn là anh em người Nhái như các anh Na, Thủy, Nhị, Lương… và anh em Hải quân cũ như Hạ-sĩ CK Đặng Văn Long. Đơn vị sau cùng của anh Long là Tiền Doanh Yễm Trợ Bến Lức. Anh Long vượt biên năm 1988 và hiện đang ở Philladelphia, Mỹ. Qua số điện thoại anh Xinh cho, tôi gọi được anh Long. Anh cho biết, việc trục vớt kéo dài nhiều năm. Sau khi trục lên, HQ406 được kè về Hải Quân Công Xưởng. Như vậy chúng ta được biết thêm vài chi tiết về HQ.406, sau khi trên đường di tản, thay v́ được thủy táng như nguyên Hạm-trưởng của chiến hạm nầy mong ước, lại được kéo về, bị ch́m, được vớt lên đưa về HQCX và hiện đang ở đâu đó trên mảnh đất mà nó đă từng xuôi ngược. Với ư nghĩa nào đó, con tằm đến chết vẫn c̣n vương tơ! Hả anh? Cầu xin nó không phải nằm trong tay những tên phản quốc, bán nước mà nó sẽ được “nhả tơ” như đồng bạn của nó trong trận hải chiến Hoàng Sa đă khắc ghi vào sử sách.
    C̣n điều nầy nữa, thưa anh. Trong lúc cố gắng theo vết HQ406, có một việc làm cho tôi hết sức xúc động. Đó là một trong những vị Chỉ-Huy Trưởng của Duyên Đoàn 37, Thiếu Tá ANTB D.V.Phú đă trở lại Tiệm Tôm đầu năm 2007, làm lễ truy điệu cho mấy mươi anh em thuộc Liên Duyên Đoàn 34-37 đă hy sinh trong trận Băi Ngao năm xưa và đưa linh vị của tất cả anh em nầy vào chùa ở xă Tân Thành. Việc làm này tuy âm thầm đơn điệu nhưng đă thể hiện một nghĩa cử vô cùng cao quí của một cấp chỉ huy đă từng sống chết một thời với anh em các cấp. Tôi xin anh Xinh số điện thoại và gọi cho Thiếu Tá Phú, hiện định cư tại San José - Cal. Tôi vừa thưa chuyện với Thiếu Tá Phú, vừa khóc, vừa ngừng lại nghẹn ngào không biết bao nhiêu lần.

Thưa anh, lan man lại muốn thưa anh thêm chuyện nầy. Tôi vừa đọc bài của HQ T/tá Phan Lạc Tiếp tường thuật về hoạt động của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 do HQ Đại Tá Lê Hữu Dơng làm Tư lệnh Lực Lượng. Bài tường thật rất hay làm tôi nhớ về quá khứ khi phục vụ đơn vị Hải Đoàn 22 Xung Phong dưới quyền chỉ huy của HQ Đại úy Lê Hữu Dơng! Đại Tá Dơng thật sự sống chết với anh em. Năm 1964 tôi thuyên chuyển về Hải Đoàn 22 Xung Phong. Đơn vị Hải Quân độc nhất không có căn cứ! Hành quân th́ tất cả nhân viên từ Chỉ-huy Trưởng trở xuống đều ở trên giang-đỉnh. Măn công tác về bến, th́ “bến” là Mũi Nhà Bè, mọi người đều ở trên sông. Riêng Chỉ huy Trưởng, HQ Đại úy Lê Hữu Dơng th́ ngồi “chong ngóc” trong một căn nhà nhỏ bỏ trống của Trung Tâm Chiêu Hồi. Thương ông quá! Có lẻ v́ vậy mà khi bung ra hành quân, ông vẫy vùng ngoạn mục chăng?
    Hải Quân chúng ta nhờ những cấp chỉ huy tài giỏi, can trường sống chết với nhiệm vụ khiến thuộc cấp cảm nhận được hy sinh của ḿnh xứng đáng. Trên chiến trận, thắng bại là sự thường, nhưng chính ngay thời điểm sau cùng th́ thái độ của người chiến thắng, cung cách tiếp nhận t́nh thế của kẻ chiến bại thể hiện nhân cách của từng người.
    Với riêng tôi, một thủy thủ nhỏ bé, th́ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa là một chân trời đầy hứng thú để tôi có trên 10 năm phục vụ tổ quốc. Do bởi cá tánh yêu sông nước, thích lặn lội nên tôi sung sướng được làm Lính Thủy. Trăi qua bao thăng trầm, kể cả sau khi không c̣n được đứng trên “đầu sóng ngọn gió”, tôi vẫn yêu nồng nàn quân chủng nầy, không hề suy giảm. Tôi yêu những thành công hào hùng và cả những thất bại chua cay. Tôi yêu thắm thiết những huynh đệ chi binh, những gian khổ, những hào hoa… Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa của tôi đó! Tôi tha thiết yêu nó với hết cái Hay, cái Đẹp và cả…cái Không!

Kính,
Nguyễn Văn Trung

Xem bài viết: Nhng ngày hải hành cuối cùng của HQ406 của Hoàng Sa Nguyễn Quốc Trị, nguyên Hạm trưởng HQ406

 

Trở lại