Lịch Sử Hoa Kỳ - Phần 3: Từ Các Cuộc Chiến Tranh Đến Kỷ Nguyên Phát Triển Và Hiện Tại

Phạm Văn Tuấn

 

23/ Cuộc Chiến Tranh Tây Ban Nha – Hoa Kỳ.

Trong các thập niên 1870 và 1880, Hoa Kỳ không quan tâm tới các vấn đề ngoại giao. So với các quốc gia tại châu  u như Anh, Pháp và Đức, Hoa Kỳ rất yếu về quân lực và có ảnh hưởng rất nhỏ tới nền chính trị thế giới nhưng về sau, Hoa Kỳ đă phát triển thành một lực lượng hùng mạnh và giữ vai tṛ dẫn đầu trong các vấn đề quốc tế.

Năm 1898 là năm khúc quanh lịch sử trong nền ngoại giao của Hoa Kỳ. Vào thời gian đó, Tây Ban Nha cai trị các xứ Cuba, Puerto Rico và Phi Luật Tân cùng với vài xứ sở hải ngoại khác. Vào giữa thập niên 1890, các người Cuba đă nổi dậy chống người Tây Ban Nha. Nhiều người Mỹ đă đ̣i hỏi rằng Hoa Kỳ phải giúp đỡ các người nổi dậy. Vào ngày 15/2/1898, con tầu chiến Maine của Hoa Kỳ bị phá nổ tại bờ biển Havana. Không ai biết chắc chắn nguyên do của vụ nổ nhưng nhiều người Mỹ đổ lỗi cho người Tây Ban Nha. Đ̣i hỏi phải có hành động chống Tây Ban Nha đă trở thành lời kêu gọi chiến tranh trên toàn quốc.   

Vào ngày 25/4/1898, theo yêu cầu của Tổng Thống William McKinley, Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha. Hoa Kỳ nhanh chóng đánh bại Tây Ban Nha và Hiệp Ứơc Paris kư vào ngày 10/12/1898 đă chính thức chấm dứt chiến tranh. Theo Hiệp Ước này, Hoa Kỳ nhận của Tây Ban Nha các đảo Guam, Puerto Rico và nước Phi Luật Tân. Cũng vào năm 1898, Hoa Kỳ sát nhập các ḥn đảo Hawaii.   

24/ Thế Chiến Thứ Nhất Và Nền Ḥa B́nh.

Sau khi Thế Chiến Thứ Nhất bắt đầu vào năm 1914, Hoa Kỳ đă nhắc lại nhiều lần về vị trí trung lập, nhưng các hành động xâm lấn của nước Đức đă khiến cho Hoa Kỳ phải tới gần hơn các nước Đồng Minh. Vào ngày 7/5/1915, một tầu ngầm Đức đă đánh ch́m con tầu chở hành khách Lusitania của nước Anh, làm chết 1,198 người trong đó có 128 người Mỹ. Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson và nhiều người Mỹ đă phản đối việc giết hại các thường dân không được bảo vệ và nước Đức đă đồng ư ngưng loại tấn công như thế.  

https://1.bp.blogspot.com/-9modsW6PCiU/YQtMnDQAIpI/AAAAAAABL1g/1hvtHg7YOIYOlelhIgr-lvPLXkvC55QfACLcBGAsYHQ/w640-h434/WWI.jpg

Vào tháng 11 năm 1916, Tổng Thống Wilson được tái cử do xử dụng khẩu hiệu “Ông ta giữ cho chúng ta ở bên ngoài chiến tranh” (He Kepts us Out of war). Nhưng 3 tháng sau, tầu ngầm Đức lại đánh ch́m các tầu thương mại của Hoa Kỳ. Sự việc này và các hành động xâm lấn khác đă khiến cho Hoa Kỳ tuyên chiến với nước Đức vào ngày 6/4/1917.  

Sau quyết định của chính quyền Hoa Kỳ về chiến tranh, gần 2 triệu người Mỹ đă t́nh nguyện phục vụ quân lực và gần 3 triệu người khác bị động viên. Các binh lính Mỹ đă chiến đấu dũng cảm trong các hầm hố, các khu rừng và các cánh đồng của nước Pháp và đă giúp cho các đạo quân Đồng Minh bị đánh tả tơi, đẩy lui các trận tấn công chính của quân Đức. Tại quốc nội, tinh thần ái quốc lên rất cao. Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt với chiến thắng về phe Đồng Minh và lễ kư kết đ́nh chiến là vào ngày 11/11/1918.  

Năm 1919, các nước Đồng Minh tổ chức Hội Nghị Ḥa B́nh Paris (the Paris Peace Conference) để thảo ra các điều kiện với nước Đức. Tổng Thống Wilson đă nhân cơ hội này đề nghị 14 Điểm (the Fourteen Points) như là một hướng dẫn dành cho kế hoạch ḥa b́nh, nhưng các nước Đồng Minh quan tâm nhiều hơn về các phần đất chiếm được và tiền bồi thường của nước Đức, họ chấp nhận Hiệp Ước Versailles (the Treaties of Versailles) mà quên đi hầu như tất cả các đề nghị của Tổng Thống Wilson. Hiệp Ước Versailles tước bỏ quân lực của nước Đức, chiếm đóng phần lớn lănh thổ Đức và bắt nước Đức phải bồi thường thật nặng v́ tổn thất chiến tranh.   

25/  Hoa Kỳ Trong Thập Niên 1920.

Trong thập niên 1920, Hoa Kỳ đă phát triển rất mạnh về kinh tế và quân sự. Thượng Viện Hoa Kỳ không phê chuẩn Hiệp Ước Versailles mà các nước Đồng Minh (the Allies) đă áp đặt lên nước Đức mà chọn chính sách đơn phương giải trừ quân bị (unilateralism).  

Sau cuộc Cách Mạng Tháng 10 (the October Revolution) tại nước Nga, người dân Hoa Kỳ đă e sợ chế độ Cộng Sản nên chính quyền Hoa Kỳ đă trục xuất các người bị coi là nổi loạn. Vào năm 1918, trận Cúm Tây Ban Nha (the Spanish Flu pandemic) đă làm cho 675,000 người thiệt mạng v́ vậy các bệnh viện và các trường y khoa đă được canh tân và phát triển.  

Trong năm 1920, Tu Chính Án Thứ 18 (the Eighteenth Amendment, Prohibition) đă cấm đoán công việc sản xuất, mua bán, nhập cảng và xuất cảng rượu, kết quả là tại các thành phố, việc mua bán rượu lậu trở thành một dịch vụ lớn cho các kẻ kiếm tiền bất chính. Trong các năm từ 1922 tới năm 1925, phong trào kỳ thị Ku Klux Klan đă phát triển rất nhanh chóng rồi bị dẹp đi. Các luật lệ di dân đă giới hạn các người nước ngoài nhập cư vào Hoa Kỳ.   

Thập niên 1920 c̣n được gọi là các năm 20 thành công vĩ đại (the Roaring Twenties) bởi v́ sự thịnh vượng về kinh tế và chính vào thời gian này, loại nhạc Jazz trở nên rất phổ thông trong giới trẻ, v́ vậy thập niên này c̣n được gọi là Thời Đại Jazz (the Jazz Age).  

26/ Thời Kỳ Đại Suy Thoái Và Phục Hồi.

Vào năm 1929, thị trường chứng khoán sụp đổ, người dân Mỹ phải chịu đựng gian nan trong hơn 10 năm. Trong thời gian này, hàng triệu công nhân mất việc, một số rất lớn nhà nông phải bỏ nông trại và cảnh nghèo khó thổi qua khắp đất nước Hoa Kỳ với mức độ lớn lao mà người dân chưa từng trải qua.  

https://i.ytimg.com/vi/IzjWk1DD6gE/hqdefault.jpg  

Nạn Đại Suy Thoái (the Great Depression) không chỉ giới hạn tại Hoa Kỳ, nó tàn phá mọi quốc gia trên thế giới. Tại vài nước, t́nh trạng khó khăn đă giúp cơ hội cho các nhà độc tài là những người hứa hẹn sẽ phục hồi nền kinh tế. Các nhà độc tài này gồm có Adolf Hitler tại nước Đức và một nhóm lănh tụ quân sự tại nước Nhật. Khi đă nắm được quyền hành rồi, các nhà độc tài này liền t́m cách chinh phục các nước láng giềng, kết quả là Thế Chiến Thứ Hai, đây là trận chiến tàn phá nhiều nhất trong lịch sử của nhân loại.  

Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào ngày 29/10/1929, các ngân hàng không cho các thương gia vay tiền nữa, thương gia giảm bớt sản xuất, hàng triệu người mất việc v́ công việc cắt giảm này. Rồi chi tiêu giảm đi, các cơ sở thương mại chịu tổn thất, nhà máy và cửa tiệm đóng cửa lại gây nên thất nghiệp cao hơn. Vào thập niên 1930, nền kinh tế của quốc gia Hoa Kỳ bị tê liệt.  

Vào năm 1933, nạn suy thoái lên cao nhất với 13 triệu người Mỹ không có việc làm, rất nhiều người khác chỉ có việc bán thời gian, 750,000 nhà nông mất đất canh tác, hàng trăm ngàn người mất đi tiền tiết kiệm v́ các ngân hàng sụp đổ (bank failures). Trong thời gian này, rất nhiều người Mỹ đi “xin ăn”, xin thực phẩm từ các cơ quan từ thiện. Thông thường, 2 hay 3 gia đ́nh sinh sống với nhau trong một căn hộ nhỏ (small apartment), nhiều kẻ “vô gia cư” trú ngụ trong các cḥi bằng gỗ vụn hay sắt vụn, họ gọi mỉa mai nơi nghèo hèn này là “Hoovervilles” (các thành phố của Tổng Thống Hoover) bởi v́ vào thời gian này, Tổng Thống đương nhiệm là ông Herbert Hoover. 

Vào năm 1932, vào khoảng 15,000 cựu chiến binh Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Nhất đă đi biểu t́nh tại Thủ Đô Washington D.C., đ̣i hỏi chính quyền phải trả họ sớm số tiền hưu liễm mà chính quyền c̣n nợ họ, và ông Tổng Thống Hoover đă ra lệnh cho quân đội đẩy lui họ ra khỏi thành phố.  

Vào đầu thời kỳ Đại Khủng Hoảng, Tổng Thống Herbert Hoover hứa hẹn rằng sự phồn thịnh th́ “ở vào góc đường” (just around the corner) nhưng sự suy thoái c̣n trầm trọng thêm khi năm 1932 sắp tới. Đảng Cộng Ḥa tiếp tục đề cử ông Hoover ra tranh cử trong khi đảng Dân Chủ chọn ông Franklin Delano Roosevelt. Trong cuộc vận động, ông Roosevelt hứa hẹn rằng hành động của chính quyền sẽ chấm dứt sự suy thoái và sẽ cải tổ để tránh các khủng hoảng trong tương lai. Người dân đă đáp ứng và ông Roosevelt thắng cử gần như trọn vẹn.  

Chương tŕnh phục hồi kinh tế và cải tổ chính quyền của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt được gọi tên là “Thách Đố Mới” (the New Deal). Các dự trù gồm có các dự án công lộ để cung cấp các công ăn việc làm, sự trợ giúp các nhà nông, giúp đỡ các cơ xưởng sản xuất và điều hành các ngân hàng. Quốc Hội Dân Chủ thời đó đă chấp thuận hầu như mọi biện pháp mà Tổng Thống Roosevelt đề nghị. Nhiều cơ quan chính quyền được thành lập đế đối phó với nạn suy thoái kinh tế. Các cơ quan này gồm Sở Bảo Tồn Dân Sự (the Civilian Conservation Corps = CCC), Cơ Quan Quản Trị Công Sức Tiến Bộ (the Works Progress Administration = WPA, sau này được gọi là Work Projects Administration), cả hai cơ quan này lo việc t́m công ăn việc làm cho người dân, Cơ Quan Quản Trị Tín Dụng Nông Thôn (the Farm Credit Administration = FCA) giúp việc nới thêm tín dụng cho các nông dân và Ủy Ban Trợ Cấp Xă Hội (the Social Security Board) làm phát triển hệ thống an toàn xă hội (the social security system).  

Chương tŕnh Thách Đố Mới đă giúp vào việc làm giảm đi nỗi cực khổ của nhiều người dân Mỹ, tuy nhiên thời kỳ khó khăn c̣n kéo dài tới khi các chi tiêu quân sự dùng cho Thế Chiến Thứ Hai làm thúc đẩy nền kinh tế.  

Các cố gắng chấm dứt sự suy thoái của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đă khiến cho ông Roosevelt trở thành một trong các Tổng Thống Hoa Kỳ nổi danh nhất. Các cử tri đă bầu cho ông 4 nhiệm kỳ. Không Tổng Thống Hoa Kỳ nào được bầu quá 2 nhiệm kỳ. Chương tŕnh Thách Đố Mới của Tổng Thống Roosevelt là một khúc quanh trong Lịch Sử của Hoa Kỳ, nó đánh dấu sự bắt đầu của vai tṛ chính quyền mạnh trong các công việc kinh tế của quốc gia.  

27/ Hoa Kỳ Trong Thế Chiến Thứ Hai.

Thế Chiến Thứ Hai bắt đầu vào ngày 01 tháng 9 năm 1939 khi quân đội Đức Quốc Xă tràn vào xứ Ba Lan. Các nước Anh, Pháp và vài nước khác, gọi là phe Đồng Minh, đă chiến đấu chống lại nước Đức. Đầu tiên, Hoa Kỳ ở ngoài ṿng chiến nhưng vào ngày 07/12/1941, các máy bay Nhật Bản đă oanh tạc căn cứ Hải Quân Mỹ tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên đảo Hawaii. Hoa Kỳ liền tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 08/12/1941 rồi 3 ngày sau, tuyên chiến với các đồng minh của Nhật Bản là Đức và Ư.  

https://www.history.com/.image/c_fit%2Ccs_srgb%2Cfl_progressive%2Ch_406%2Cq_auto:good%2Cw_620/MTU3ODc5MDgyMTM2MTE5MDA3/hitler-at-dortmund-rally-3.jpg

Dân chúng Hoa Kỳ đă tận tụy ủng hộ cuộc chiến tranh. Vào khoảng 15 triệu thanh niên đă gia nhập quân lực, họ có tầm tuổi từ thanh niên tới người trung niên 40. Vào khoảng 338,000 phụ nữ cũng phục vụ trong quân đội. Tại hậu phương, các xưởng xe hơi và các loại cơ xưởng khác được chuyển thành các nhà máy sản xuất máy bay, tầu chiến, vũ khí và các tiếp liệu cho chiến tranh. Ngay cả các trẻ em cũng tham gia vào công tác thu lượm các lon thiếc, vỏ xe hơi cũ và các món đồ liệng bỏ (junk) để tái sinh và dùng cho tiếp liệu chiến tranh.  

Sau các cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ, quân đội Mỹ và Đồng Minh đă bắt buộc quân đội Đức phải đầu hàng vào ngày 7 tháng 5 năm 1945. Khi Tổng Thống Roosevelt qua đời một tháng trước đó, Phó Tổng Thống Harry S. Truman đă lên thay thế. Tổng Thống Truman đă thi hành một quyết định lớn lao trong lịch sử, đó là đă ra lệnh dùng vơ khí nguyên tử, mạnh gấp nhiều lần thứ bom cũ. Máy bay Hoa Kỳ đă thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945 c̣n trái thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9/8/1045. V́ vậy, Nhật Bản chính thức đầu hàng vào ngày 2/9/1945.  

28/ Mối Đe Dọa Của Cộng Sản.

Trong Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ và Liên Xô cùng đứng trong phe Đồng Minh để chống lại Đức Quốc Xă và Quân Phiệt Nhật Bản, nhưng sau chiến tranh hai quốc gia này lại trở thành hai kẻ thù đối chọi nhau. Liên Xô là một nước cộng sản, chống đối chế độ dân chủ, đă trợ giúp các người cộng sản kiểm soát được phần lớn các nước tại Đông  u và giúp cho các người cộng sản kiểm soát được nước Trung Hoa. Sau đó Liên Xô và Trung Hoa t́m cách bành trướng chế độ cộng sản qua các miền đất khác. Hoa Kỳ là nước dân chủ hùng mạnh nhất trên thế giới, đă đóng vai tṛ trợ giúp các nước không cộng sản đang bị các người cộng sản mưu toan cướp chính quyền. Công việc ngăn chặn chế độ cộng sản là mục đích chính của Hoa Kỳ sau Thế Chiến.  

https://media.istockphoto.com/photos/flags-of-nations-picture-id537851711?k=6&m=537851711&s=612x612&w=0&h=FI-N-pYNOdAu07otzBjvGpw9MXnDi9hXof7E48hN1lM=

Cuộc đấu tranh sau Thế Chiến giữa các nước do Hoa Kỳ lănh đạo và Liên Xô cùng với các đồng minh được gọi là “cuộc Chiến Tranh Lạnh” (the Cold War), bởi v́ sự xung khắc này đă không dẫn tới chiến tranh nóng. Cả hai nước Hoa Kỳ và Liên Xô cùng xây dựng kho vũ khí nguyên tử, các bom khinh khí (hydrogen bombs) với sức tàn phá lớn hơn, cùng với nhiều loại vũ khí hạt nhân khác. Các vũ khí hạt nhân này có thể giúp cho nước này tàn phá nước kia và sự đe dọa đó đă khiến cho cả hai phe phải cẩn trọng. Kết quả là cuộc Chiến Tranh Lạnh nhấn mạnh vào sự đe dọa của vũ khí tối tân, sự tuyên truyền và sự trợ giúp các nước yếu kém. Liên Hiệp Quốc (the United Nations = UN) thành lập vào năm 1945, đă là diễn đàn để các quốc gia dàn xếp với nhau trong các tranh luận.  

Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ đă cung cấp hàng tỉ Mỹ kim viện trợ cho các nước không cộng sản và hai vị Tổng Thống đầu tiên trong cuộc chiến tranh này là các ông Harry S. Truman và Dwight D. Eisenhower đă tuyên bố sẵn sàng yểm trơ quân lực cho bất cứ quốc gia nào bị chế độ cộng sản đe dọa.  

Một va chạm mạnh trong cuộc Chiến Tranh Lạnh là cuộc Chiến Tranh Triều Tiên (the Korean War). Vào ngày 25/6/1950, quân đội Bắc Triều Tiên được Liên Xô trang bị vũ khí, đă xâm lăng miền Nam Triều Tiên. Liên Hiêp Quốc đă kêu gọi các quốc gia hội viên giúp sức vào công việc văn hồi ḥa b́nh. Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đă gửi quân lính giúp Nam Triều Tiên và Liên Hiêp Quốc cũng có các đội quân gồm nhiều quốc gia. Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên kéo dài trong 3 năm và chấm dứt vào ngày 27/7/1953.  

Tại Hoa Kỳ, ảnh hưởng cộng sản cũng gây ra các chia rẽ. Các người bảo thủ đă chê trách các chính quyền của hai Tổng Thống Roosevelt và Truman là đă để cho các người cộng sản được lợi thế sau chiến tranh. Họ cũng cho rằng một số người cộng sản đă xâm nhập vào chính quyền Hoa Kỳ. Các lời kết tội đă dẫn tới các tranh luận và các điều tra về ảnh hưởng của cộng sản trong chính quyền và xă hội. Các người bảo thủ tin rằng các vụ điều tra sẽ giúp cho đất nước Hoa Kỳ không bị cộng sản kiểm soát trong khi các người cấp tiến (liberals) kết án các người bảo thủ (conservatives) là đang thi hành cuộc “săn lùng phù thủy” (witch hunts) hay đang gán các tội lỗi cho người khác mà không có bằng chứng.  

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ ở vào trong giai đoạn phát triển kinh tế cao nhất trong lịch sử. Theo tổng quát, các cơ sở thương mại và dân chúng đều phồn thịnh. Sự phồn thịnh lan tỏa tới nhiều người Mỹ hơn các thời kỳ trước, làm thay đổi đời sống nhưng vẫn c̣n một số lớn các người da đen tiếp tục sinh sống trong cảnh nghèo khó. Sự nghèo khó giữa cảnh giàu sang đă sinh ra các vụ phản kháng xă hội.  

Công việc chi tiêu quân sự trong Thế Chiến Thứ Hai đă đưa Hoa Kỳ ra khỏi vụ Đại Suy Thoái. Các kỹ nghệ chính như chế tạo xe hơi và xây dựng nhà cửa đă ngừng lại trong thời chiến th́ tới nay lại tiếp tục sản xuất nhưng với một tầm vóc rộng lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra c̣n các kỹ nghệ mới cũng nở rộ như điện tử, plastics, đồ ăn đông lạnh và máy bay phản lực.  

Từ năm 1950 tới năm 1960, dân số Hoa Kỳ tăng thêm 28 triệu người, dân số tăng làm tăng thêm số người tiêu thụ. Các luật lệ về lao động và các luật lệ của chính quyền đă giúp cho người công nhân lương bổng cao hơn cùng với các lợi nhuận khác. Các nghiệp đoàn lao động cũng trở nên vững mạnh hơn.   

Sau chiến tranh, hàng triệu người cần tới nhà mới. Các công ty xây cất đă nhanh chóng xây dựng nhiều quần thể nhà ở tại các vùng ngoại ô và nhiều người Mỹ đă dọn nhà ra ngoại ô bởi v́ họ có nhà mới hơn, có không gian mở rộng thoải mái hơn và cũng có các trường học tốt đẹp hơn. Vùng ngoại ô phát triển cũng kéo theo việc mua sắm xe hơi. Từ năm 1940 tới năm 1960, số xe hơi đăng kư tại Hoa Kỳ tăng từ 27.5 triệu chiếc lên 61.5 triệu chiếc. Vào năm 1960, hơn 3 phần 4 các gia đ́nh Mỹ sở hữu một xe hơi và 1 phần 5 gia đ́nh có từ 2 chiếc xe hơi trở lên. Sự gia tăng xe hơi đă khiến cho chính quyền phải xây dựng các hệ thống xa lộ. Xe hơi và sự phồn thịnh đă cho phép nhiều người đi du lịch và các khách sạn mới, các nhà hàng mới cùng các trạm săng mới đă mọc lên để phục vụ du khách.  

Sự phong phú và các tiến bộ kỹ thuật đă làm thay đổi đời sống của người dân Mỹ. Trong thập niên 1950, phần lớn các gia đ́nh Mỹ đều có máy vô tuyến truyền h́nh (televisions), ngoài ra, họ c̣n có các máy móc gia dụng khác như máy giặt, máy sấy, máy rửa chén…  

Mặc dù có sự phồn thịnh tổng quát nhưng c̣n một số người sinh sống trong cảnh nghèo đói, đặc biệt là các người da đen, những người này c̣n bị kỳ thị trong công việc làm, nhà cửa, giáo dục và vài phạm vi khác. Thiếu công việc làm và thiếu giáo dục làm cho cảnh nghèo khó lan rộng. Nhiều nhà lănh đạo về nhân quyền đă tranh đấu để Ṭa Tối Cao (the Supreme Court) ban ra các đạo luật ngăn cấm kỳ thị chủng tộc, đặc biết nhất là vụ án Brown v. Sở Giáo Dục Topeka (Brown v. Board of Education of Topeka, 1954), Ṭa coi là bất hợp pháp khi có kỳ thị tại các trường học công lập.  

https://aucenter.edu/wp-content/uploads/2018/01/2mlk2.jpg_1991931196.jpg

Năm 1955, Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr., một mục sư Baptist, đă tổ chức các cuộc diễn hành phản đối sự kỳ thị chủng tộc, nhờ đó từ nay các người da màu được quyền tham gia các cuộc bầu cử và ứng cử một cách công bằng, giống như các người da trắng.   

29/ Hoa Kỳ Trong Thập Niên 1960.

Ông John F. Kennedy trở nên Tổng Thống Hoa Kỳ vào năm 1961, đă thúc giục Quốc Hội thông qua các đạo luật đặt ra ngoài ṿng pháp luật sự kỳ thị căn cứ vào chủng tộc. Tổng Thống Kennedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963 và Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson lên thay. Tổng Thống Johnson, trước kia là một vị Thượng Nghị Sĩ rất khôn khéo khi tiếp xúc với các nhà lập pháp, đă khuyên Quốc Hội thông qua nhiều đạo luật chính về dân sự (major civil rights laws).  

http://redgreenandblue.org/wp-content/uploads/2018/11/cropped_JFK-kennedy-assassination-dallas.jpg

Đạo Luật Dân Sự năm 1964 (the Civil Rights Act of 1964) đă nghiêm cấm kỳ thị về xin việc, ghi danh bỏ phiếu và dàn xếp dân sự. Đạo Luật Dân Sự năm 1968 chấm dứt sự kỳ thị khi bán và thuê nhà. Quốc Hội Hoa Kỳ cũng trợ cấp tài chánh cho các người dân nghèo túng, đây là một phần của chương tŕnh mà Tổng Thống Johnson gọi tên là cuộc Chiến Tranh chống Nghèo Khó (the War on Poverty).  

Mặc dù các trợ giúp của chính quyền Hoa Kỳ và dù cho nền kinh tế có phồn thịnh, sự nghèo khó vẫn c̣n là một vấn đề chính tại các thành phố trung tâm của Hoa Kỳ. Sự bất măn gia tăng do các người Mỹ da đen tại các khu vực xuống cấp. Vào giữa các năm 1960, các vụ nổi loạn của các người da đen tại các khu nhà ổ chuột ở Chicago, Cleveland, Detroit, Los Angelos, T.P. New York, Newark và các thành phố lớn khác. Sau đó là vụ ám sát Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr.   

Trong thập niên 1960, con số vụ tội phạm cũng gia tăng, đó là các vụ giết người, cướp của, hăm hiếp…Tỉ lệ tội phạm đặc biệt cao tại các thanh phố chính. Các nhà xă hội học cho rằng tỉ lệ tội phạm cao bởi v́ yếu tố gia đ́nh suy kém, sự nghèo đói, bệnh tâm thần, sự nghiện ma túy và cảm giác thấy rằng không có tương lai hay bị xă hội từ bỏ.  

https://www.vietnamsunshinetravel.com/wp-content/uploads/2019/03/My-Lai-History-and-My-Son-Sanctuary-full-day.jpg  

Trong thấp niên 1960 c̣n có cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Cuộc chiến tranh này bắt đầu vào năm 1967 tại miền Nam Việt Nam giữa chính quyền không cộng sản và các người cộng sản. Vào cuối năm 1950 và đầu thập niên 1960, các Tổng Thống Eisenhower và Kennedy đă gửi viện trợ quân sự và các cố vấn tới yểm trợ chính quyền miền Nam Việt Nam. Sau khi ông Johnson trở nên Tổng Thống, quân cộng sản đă đe dọa lật đổ chính quyền v́ vậy Tổng Thống Johnson đă gửi hàng trăm ngàn binh lính Mỹ tới giúp miền Nam Việt Nam chống cộng sản.  

Phản ứng của dân chúng Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam th́ khác với thái độ nhất trí ủng hộ trong Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai. Đầu tiên người Mỹ ủng hộ cuộc chiến tranh này nhưng về sau họ chống lại, với sự chống đối gia tăng vào cuối thập niên 1960. Các người chỉ trích cuộc chiến tranh này căi rằng Hoa Kỳ không có quyền ǵ can thiệp vào các công việc tại Việt Nam. Trong khắp nước, các sinh viên và một số người đă biểu t́nh chống chiến tranh. Tổng Thống Johnson v́ nản ḷng trước các lời chỉ trích chính sách Việt Nam của ông, nên ông Johnson đă từ chối ra tái tranh cử vào năm 1968. Dân chúng Hoa Kỳ đă bầu ông Richard M. Nixon bởi v́ ông Nixon đă thề chấm dứt sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh đó, nhưng thập niên 1960 đă hết mà quân đội Hoa Kỳ vẫn c̣n ở tại Việt Nam.  

Một biến cố quan trọng khác là sự thám hiểm không gian của Hoa Kỳ. Vào ngày 5/5/1961, phi hành gia Alan B. Shepard được phóng lên không gian từ Mũi Canaveral, Florida. Đây là người Mỹ đầu tiên trên không gian. Trong thập niên 1960, Hoa Kỳ và Liên Xô cùng chạy đua trong việc đưa người lên Mặt Trăng. Ngày 20/7/1969, hàng triệu người đă chứng kiến trên truyền h́nh phi hành gia Hoa Kỳ tên là Neil A. Armstrong từ phi thuyền trèo xuống mặt trăng và trở nên là người đầu tiên đặt chân lên hành tinh này.  

30/ Hoa Kỳ Trong Thập Niên 1970.

Trong thập niên 1970, các nhà điều tra đă khám phá ra nhiều vụ hối lộ và tham nhũng trong các chính quyền tiểu bang và liên bang nhưng người dân chú ư nhiều đến những vụ xét xử tham nhũng cấp liên bang.  

Vào năm 1973, ông Spiro T. Agnew, Phó Tổng Thống của Tổng Thống Nixon, bị điều tra v́ tội phạm và hối lộ tại tiểu bang Maryland. Ông Agnew từ chức Phó Tổng Thống vào ngày 10/10/1973.  

https://woodstockwhisperer.info/wp-content/uploads/2017/11/Nixon-resigns-headline.jpg

Trong cuộc tái tranh cử năm 1972, các người vận động cho ông Nixon đă phạm phải tội trộm tại bộ chỉ huy chính trị của đảng Dân Chủ bên trong ṭa nhà cao tầng Watergate, trong Thủ Đô Washington D.C. Ông Nixon về sau bị kết tội đă che dấu vụ ăn trộm và vài hành vi bất hợp pháp. Vào tháng 7 năm 1974, Ủy Ban Pháp Lư của Hạ Viện (the Judiciary Committee of the House Representatives) đă bỏ phiếu truất phế Tổng Thống Nixon và Thượng Viện sẽ loại ông Nixon ra khỏi chức vụ. Vào ngày 9/8/1974, ông Nixon từ chức Tổng Thống. Ông Nixon là Tổng Thống Hoa Kỳ duy nhất đă phải từ chức.  

Ông Gerald R. Ford đă được chỉ định thay thế Phó Tổng Thống Agnew khi trước, nay lên làm Tổng Thống thay thế ông Richard M. Nixon. Khi nắm chức vụ Tổng Thống, Tổng Thống Ford đă tha tất cả các tội lỗi mà ông Nixon đă phạm phải khi c̣n tại chức.  

Cũng vào trong thập niên 1970, kỹ nghệ và dân số gia tăng đă làm tăng thêm độ ô nhiễm môi trường. Khói từ các nhà máy và các xe hơi đă lan tràn vào trong không khí. Chất thải từ các nhà máy và các nguồn khác đă làm ô nhiễm các gịng sông và các hồ nước. Để đối phó, chính quyền Hoa Kỳ đă kư nhiều đạo luật chống ô nhiễm (antipolution laws).  

Trong thập niên 1970, các chính sách ngoại giao chính của Hoa Kỳ là t́m cách chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1973, Tổng Thống Nixon đă rút lực lượng quân sự Mỹ khỏi Việt Nam rồi 2 năm về sau, miền Nam Việt Nam đă bị sụp đổ.   

Năm 1976, ông Jimmy Carter được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Tổng Thống Carter đă cố gắng kết thúc cuộc tranh căi về quyền kiểm soát Kênh Đào Panama. Vào năm 1978, Thượng Viện Hoa Kỳ đă chấp thuận chính quyền Panama kiểm soát Kênh Đào trong khi Hoa Kỳ bảo đảm tính trung lập của Kênh Đào này.  

Tổng Thống Carter cũng cố gắng cải thiện quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Hoa và Liên Xô. Đầu năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao, sau đó vào cuối năm, Thổng Thống Carter và Tổng Bí Thư Liên Xô là ông Leonid I. Brezhnev, đă kư một thỏa ước giới hạn việc xử dụng vũ khí hạch tâm, nhưng rồi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô xấu đi khi quân đội Liên Xô xâm lăng Afghanistan vào cuối năm 1979 và đầu năm 1980.   

Vào tháng 2 năm 1979, tại Iran một cuộc cách mạng đă lật đổ chính quyền của nhà vua. Vào tháng 11 năm đó, quân đội cách mạng Iran đă chiếm đóng Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Teheran, Thủ Đô của Iran và bắt giam một nhóm các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, họ đ̣i hỏi rằng Hoa Kỳ phải giao nạp cho họ nhà vua cũ để họ xét xử. Hoa Kỳ đă từ chối. Vua Iran qua đời tại Ai Cập vào tháng 7 năm 1980 nhưng quân đội cách mạng Iran vẫn c̣n giam giữ các con tin Hoa Kỳ cho tới tháng 1 năm 1981.  

31/ Hoa Kỳ Trong Thập Niên 1980.

Tổng Thống Ronald Regan thay thế Tổng Thống Jimmy Carter vào năm 1981. Việc quan tâm chính của Tổng Thống Reagan là kinh tế. Ông Regan muốn giảm lạm phát và cân bằng ngân sách liên bang. Để kích thích kinh tế, Tổng Thống Regan đă đề nghị cắt giảm thuế lợi tức liên bang (the federal income tax) ở mức nhiều nhất. Vào năm 1983, kinh tế đă phục hồi nhưng ngân quỹ liên bang vẫn c̣n thiếu hụt. Vào năm 1989, một thỏa ước mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Canada bắt đầu làm giảm các hàng rào mậu dịch giữa hai nước. Trong thập niên 1980, các kỹ nghệ dịch vụ (service industries) và các kỹ nghệ khác như điện toán (computers), truyền thông và kỹ thuật sinh học (biotechnology)… đă bành trướng.  

Vào đầu thập niên 1980, Hoa Kỳ đă gia tăng sức mạnh quân sự. Hoa Kỳ và Liên Xô đă thảo luận để cắt giảm các vơ khí hạt nhân nhưng thất bại. Hoa Kỳ liền cung cấp các vơ khí loại này cho các nước đồng minh tại Tây  u, việc này đă làm xấu đi các mối liên lạc giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Tổng Thống Ronald Reagan đă họp với ông Mikhail Gorbachev 4 lần, các hội nghị thượng đỉnh đă đưa tới việc kư kết Hiệp Ước Vũ Khí Nguyên Tử Tầm Trung (the Intermediate Range Nuclear Forces Treaty). Vào thời gian này, Hoa Kỳ được coi như siêu cường duy nhất trên thế giới và Hoa Kỳ đă tham dự vào các biến cố quốc tế như cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh (the Gulf War) năm 1991, để chống lại Iraq.

32/ Hoa Kỳ Trong Thập Niên 1990.

Sau cuộc bầu cử năm 1992, Tổng Thống Bill Clinton đă thắng cử. Vào thời gian này, nền kinh tế của Hoa Kỳ đă phát triển trong một thời gian dài nhờ vào cuộc Cách Mạng Số Tự (the digital revolution) rồi nhờ hệ thống Internet, nhiều cơ sở thương mại mới đă được thành lập.  

https://1.bp.blogspot.com/-liLYG1-CSME/YQtTBzsi1QI/AAAAAAABL1o/ZmdaoyQB5oMd3kVAYWM0hku8wUt1LoifQCLcBGAsYHQ/w640-h426/Clinton-Impeached.jpg

Vào năm 1998, Tổng Thống Bill Clinton bị Hạ Viện Hoa Kỳ đàn hặc (impeached) v́ nói dối về liên lạc t́nh dục với cô thực tập Monica Lewinsky, nhưng sau đó Thượng Viện Hoa Kỳ đă tha bổng vụ kiện. Sự thất bại trong vụ đàn hặc và nhờ đa số các đại biểu Dân Chủ được bầu lên vào năm 1998, đă khiến cho ông Newt Gingrich, một người Cộng Ḥa và là Phát Ngôn Viên của Hạ Viện, phải từ chức khỏi Quốc Hội.  

Cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2000 giữa hai ông George W. Bush và ông Al Gore đă diễn ra với số phiếu gần bằng nhau và Ṭa Tối Cao (the U.S. Supreme Court) đă quyết định ông George W. Bush thắng phiếu.  

33/ Hoa Kỳ Qua Thế Kỷ 21.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 tên khủng bố al-Qaeda đă cướp 4 chiếc máy bay để dùng vào các cuộc tấn công tự sát. Hai chiếc máy bay đă đâm vào 2 ṭa nhà cao tầng của Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới (the World Trade Center) c̣n chiếc thứ ba đâm xuống Ngũ Giác Đài (the Pentagon), làm thiệt mạng 2,937 người, 206 người trên 3 máy bay và 2,606 nạn nhân tại Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới cùng với 123 người tại Ngũ Giác Đài. Chiếc máy bay thứ tư được các hành khách và nhân viên phi hành chống lại bọn khủng bố nhưng sau đó bị rơi trên một cánh đồng trống trong tiểu bang Pennsylvania, làm thiệt mạng 44 người kể cả 4 tên khủng bố. Như vậy tổng số nạn nhân trong các vụ tấn công này là 2,977 người.  

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQVmuofUli25YzbOX1C90iMDpBQC2-5NPhMWdM-pmlGnw_8mFLqQ3ChyB7IP4rTW2qkjrA&usqp=CAU

Vào ngày 20 tháng 9 năm 2001, Tổng Thống George W. Bush đă công bố cuộc Chiến Tranh Chống Khủng Bố (War on Terror). Tới ngày 7/10/2001, Hoa Kỳ và khối Nato đă xâm lăng xứ Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban là nơi đă nuôi dưỡng các tên khủng bố al Qaeda với lănh tụ là Osama bin Laden.  

Từ ngày 19/3 tới ngày 1/5/2003, Hoa Kỳ đă xâm lăng Iraq. Nhà độc tài Saddam Hussein của Iraq bị bắt và bị xét xử. Cuộc chiến tranh Iraq kéo dài, gây nên các phản đối quốc tế và sự ủng hộ trong nước cũng giảm đi.  

Qua năm 2008, Tổng Thống George W. Bush không được nhiều người dân ủng hộ cùng với cuộc chiến tranh Iraq và cuộc khủng hoảng tài chính (financial crisis), tất cả đă khiến cho ông Barack Obama, một người Mỹ gốc châu Phi (an African American) đầu tiên, được  bầu lên làm Tổng Thống Hoa Kỳ.  

Vào tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia tại châu  u đă lâm vào cuộc Đại Suy Thoái (the Great Recession) với cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở (the housing market crisis), cuộc khủng hoảng thế chấp tài sản (a subprime mortgage crisis), vụ các giá dầu tăng vọt (soaring oil prices), cuộc khủng hoảng kỹ nghệ xe hơi (an automotive industry crisis), tỉ lệ thất nghiệp cao và khủng hoảng tài chánh (the worst financial crisis)…  

Tổng Thống Obama đă kư đạo luật Phục Hồi và Tái Đầu Tư năm 2009 (the American Recovery and Reinvestment Act of 2009) theo đó $787 tỉ Mỹ kim được dùng để kích thích kinh tế.   

https://www.atlanticcouncil.org/wp-content/uploads/2011/05/osama-bin-laden-killed-newspapers.jpg

Sau gần một thập niên trốn tránh, Osama bin Laden bị giết tại Pakistan do nhóm lực lượng đặc biệt của Hải Quân Hoa Kỳ dưới lệnh trực tiếp của Tổng Thống Obama. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, Tổng Thống Obama chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh tại Afghanistan và hứa sẽ rút hết quân đội Hoa Kỳ tại nước ngoài vào cuối năm 2016.  

Phạm Văn Tuấn 

Tài liệu tham khảo: 

Wikipedia.org., Britannica Encyclopedia. World History by William J. Druiker 7 Jackson J. Spielvogel, Wadsworth, Belmont, USA, 2001.

Trở lại