Y sĩ thành Stalingrad – Bi kịch thời hậu chiến

Trọng Đạt

  http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2018/03/Le-medecin-de-Stalingrad-DVD.jpg
Cảnh trong phim Le Medecin de Stalingrad

Tặng các bạn tù cải tạo.

Nhân dịp lễ trao giải Oscar năm nay 4-3-2018 của Hàn Lâm Viện Mỹ Academy Awards, xin giới thiệu quí độc giả cuốn phim cổ điển giá trị của nền điện ảnh Tây Đức cuối thập niên 50: Y sĩ Thành Stalingrad, Le Medecin de Stalingrad. Phim đă được quay đồng thời với Cầu Sông Kwai của Anh-Mỹ, cùng đề tài về trại tù binh Thế chiến Thứ hai.

Cầu Sông Kwai quay năm 1957, một sự hợp tác của hai nền điện ảnh Anh-Mỹ, đạo diễn nổi tiếng David Lean, dựa theo cuốn tiểu thuyết Pháp Le Pont De La Riviere Kwai của Pierre Boulle in năm 1952. Phim đoạt bẩy giải Oscar của Hàn Lâm viện Mỹ, bẩy giải thưởng của Hàn lâm viện Anh.

Y Sĩ Thành Stalingrad, Le Medecin de Stalingrad, được quay đầu năm 1958, chiếu ở Sài G̣n từ 1959, 1960… hồi ấy báo đăng người Pháp tuyên bố họ lấy làm hănh diện đă sản xuất được cuốn phim này, được nhiều người khen hay, báo Điện Ảnh Sài G̣n cũng đă  bầu đây là cuốn phim hay nhất trong năm 1960. Nhưng theo tài liệu một người bạn tôi ở Đức gửi về th́ phim do một hăng Đức sản xuất, có lẽ người Pháp phát hành hoặc hùn vốn thôi. Hồi chiếu tại rạp Lê Lợi Sài G̣n năm 1960, trên giấy áp phích quảng cáo người ta nói phim được giải ưu hạng tại Đại Hội Điện Ảnh Vichy, Grand prix à Festival De Vichy, một giải thưởng của Pháp.

Nói chung phim Y Sĩ Thành Stalingrad không đoạt nhiều giải thưởng và nổi tiếng như Cầu Sông Kwai nhưng có phần sâu sắc cảm động, thâm trầm hơn.

Tôi đă xem phim này hai lần tại các rạp ở Sài G̣n nên c̣n nhớ rơ truyện phim, tên đạo diễn, các tài tử chính. Cách đây khoảng bẩy năm, tôi được xem lại từ hăng video bên Đức có thực hiện ấn bản mới phát hành trên thị trường thế giới từ  năm 1999.

Phim do hăng Đức Divina Film Production sản xuất, đạo diễn Geza Radvanyl người gốc Hung Gia Lợi, tài tử đa số người Đức, có vài người là gốc Hung gia lợi, Thụy Điển, Áo… dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đức Heinz Gunther Konsalik. Tác giả sinh trưởng tại tỉnh Cologne Đức năm 1921, mới đầu ông học y khoa sau sang kịch nghệ, văn khoa, hồi Thế chiến thứ hai ông là kư giả chiến trường. Chiến tranh chấm dứt ông làm nhân viên nhà hát lớn, sau làm chủ bút, viết báo năm 1951 rồi trở thành nhà văn, cuốn truyện Der Arzt Von Stalingrad, Bác sĩ Thành Phố Stalingrad của ông ra đời năm 1956, khoảng gần 300 trang, lấy bối cảnh trận đẫm máu Stalingrad rét buốt thấu xương. Khung cảnh trại tù khổng lồ đă là khởi đầu cho sự thành công trong văn nghiệp của ông. Truyện đă được dịch ra 17 thứ tiếng trên thế giới, xuất bản được 2 triệu 500 ngàn cuốn, ngày 1.1.1958 đă được quay thành cuốn phim cùng tên.

Truyện Bác Sĩ Thành Stalingrad được dịch ra tiếng Pháp với cái tên vô cùng thi vị La Neige Sur Le Fleuve, Tuyết Phủ Trên Sông.  Một truyện khác nổi tiếng của ông là Tiểu Đoàn 999 (Bataillon 999) hay Tiểu Đoàn Trừng Giới (Bataillon Disciplinaire) khoảng hai, ba trăm trang,  đă được quay thành phim, đầu thập niên 60 có chiếu ở Sài G̣n. Ông đă sáng tác được 130 cuốn tiểu thuyết, dịch ra 36 thứ tiếng đă phát hành tổng cộng 72 triệu cuốn, là nhà văn nổi tiếng nhưng ông vẫn bị phê b́nh là truyện ướt át, Konsalik mất năm 1999, thọ 78 tuổi.

Truyện Bác Sĩ Thành Stalingrad dựa theo một truyện có thật của một bác sĩ giải phẫu tên Ottmar Kohler sinh 1908, nguyên quán gần Cologne , người ta thường gọi ông là Bác sĩ của thành phố Stalingrad . Ông là bác sĩ giải phẫu làm việc cho tới ngày 2.2.1943 khi lộ quân thứ 6 của Đức đầu hàng, hơn 90 ngàn người bị bắt làm tù binh. Bác sĩ bị bắt và di chuyển đi 12 trại hết thẩy, cuối năm 1953 được thả về sau khi chiến tranh đă chấm dứt 8 năm, ông bị người Nga cầm tù 10 năm. Năm 1954 ông được Tổng Thống Liên Bang Đức trao tặng Đại huân chương cho người có công lao của Liên bang.

Là một bác sĩ thật tài t́nh, với những dụng cụ thô sơ mà vẫn mổ xẻ cứu được mạng nhiều người bạn tù và cả những người Nga. Ông  bị đưa vào ṿng lao tù sau khi lộ quân số 6 Đức Quốc Xă đầu hàng với gió buốt lạnh thấu xương của những cánh đồng hoang Nga, đó là hành tŕnh đi vào cơi chết. Đối với bác sĩ đây là khởi dầu cho một thời gian đậm dấu t́nh thương yêu đồng loại và ḷng nhân đạo đă khiến ông cứu được bao nhiêu mạng sống của các bạn tù trong sự thiếu thốn mọi phương tiện kỹ thuật khi bệnh tật truyền nhiễm, thổ tả, thương hàn đang lan tràn. Đồ lau chùi tẩu thuốc, kim khâu, dao bỏ túi, muỗng … đă được làm dụng cụ mổ xẻ, thế mà đă giải phẫu được kể cả những trường hợp nguy hiểm nhất và đă được nhiều thành công đáng kinh ngạc. Bác sĩ Kohler đă trở thành một huyền thoại và được người ta coi như môt thiên thần. Được trở về Đức 1-1-1954, ông nói những người đă chiến đấu ở Stalingrad cần bầy tỏ cho thế giới biết sự tàn bạo kinh hoàng của chiến tranh để không bao giờ chiến tranh c̣n có thể sẩy. (1)

Mặc dù nước Đức là một trong ba quốc gia có tổ chức Đại hội điện ảnh quốc tế lâu đời và uy tín nhất: Đại hội điện ảnh quốc tế tại Cannes, Pháp (Festival de Cannes), Đại hội Bá Linh (Festival de Berlin) và Đại hội Venise, Ư (Festival de Venise) nhưng nền Điện ảnh Đức không nổi như điện ảnh Ư, Mỹ, Nhật… Phim ảnh Đức thường có khuynh hướng tư tưởng. Điểm đặc biệt là phim chiến tranh của người Đức nghệ thuật cao hơn các phim Mỹ, Anh, Pháp, họ có khuynh hướng chống chiến tranh không ca ngợi chiến thắng như Âu Mỹ, Nga…Những phim chiến tranh của Tây Đức đă chiếu ở Sài G̣n như L’Enfer de Stalingrad (Địa ngục Stalingrad), Bataillon 999, (Tiểu Đoàn Trừng Giới), Division Brandebourg … đều rất tuyệt vời đă được báo chí, dư luận khán giả Sài G̣n tán thưởng.

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2018/03/stalingrad_bitwa_afp_8-300x198.jpeg
Trận Stalingrad. Ảnh wp.pl

Trận Stalingrad khởi đầu từ giữa tháng 9-1942 cho tới ngày đầu hàng 2-2-1943, gần 300 ngàn người thuộc lộ quân số 6 của Đức Quốc Xă đă tham dự, trong thời gian bị vây hăm có khoảng 50 ngàn người thương binh được di tản khỏi trận địa bằng máy bay, khoảng trên 140 ngàn chết tại trận, hơn 90 ngàn bị bắt làm tù binh. Sau 6 tháng bị giam trong các trại, một nửa số tù binh, tức 45 ngàn người bị chết v́ đói lạnh, bệnh tật và sự đối xử tàn ác của người Nga. Số c̣n lại bị giam liên tiếp hàng chục năm, măi cho tới đầu thập niên 50, tổng cộng chỉ có khoảng 5 hoặc 6 ngàn người sống sót được trả tự do về Đức quốc. (2)

Chế độ giam giữ tù binh quá lâu dài của người Nga được coi là dă man, trên thế giới chỉ có những nước Cộng Sản mới giam tù binh lâu dài như thế.

 

Sơ lược truyện phim.

“Đạo diễn Geza Radvanyl, O.E .Hasse trong vai y sĩ đại tá Đức Boehler, Eva Bartok  trong vai nữ y sĩ đại uư Nga Alexendra Kasalinskaya, Hannes Messemer vai trung úy trực trại Nga Markov, Walter Reyer vai y sĩ đại úy Đức Sellow, Leonard vai y sĩ thiếu tá Nga Kresin, Vera vai Tamara nữ  y tá quân y Nga, Valery Inkijinoff vai thiếu tá trưởng trại Nga…

Mở đầu phim, tiếng chuông nhà thờ rung vang động chào đón đoàn tù binh được thả về từ nước Nga xa xôi. Y sĩ đại tá Bohler được thả từ Stalingrad về Đức, ông vào khách sạn Anker thuê pḥng, nh́n lên bức h́nh khách sạn Anker bị ném bom tan nát năm 1943 bác sĩ nhớ lại khoảng đầu năm 1943, tại mặt trận Stalingrad, bị bắt làm tù binh đưa về trại…

Một hôm tù được đưa vào rừng lao động, cưa những cây cao lớn. Anh tù binh Peter bị đau bụng lăn ra, được bạn tù khiêng về, bác sĩ Bohler cho biết anh bị đau ruột dư, ông bảo bác sĩ phụ tá đi t́m nữ bác sĩ Nga Alexandra để xin mổ v́ t́nh trạng nguy kịch, nữ Đại uư bác sĩ xinh đẹp nhưng tàn ác vốn rất thù ghét người Đức thờ ơ nói chờ bác sĩ khu Kresin nay mai tới mổ. Bohler bèn bảo y tá Pelz đi kiếm cho được cái khăn lông để lấy chỉ khâu, Pels đi lấy cắp khăn của nữ bác sĩ Nga, rất may cô ư tá Nga dễ thương Tamara lén đem cho thuốc tê, thế rồi với những dụng cụ thô sơ chế biến bằng muỗng, đinh, dao bỏ túi… ông đă hoàn thành ca mổ cứu mạng người bạn tù.

Mấy hôm sau bác sĩ Bohler và Sellnow bị đưa ra Hội đồng kỷ luật gồm thiếu tá trưởng trại, trung uư trực trại Markow, thiếu tá bác sĩ Kresin mới đến trại, nữ y sĩ Đại uư Alexandra. Bác sĩ Bohler bị khiển trách v́ vi phạm kỷ luật, trên nguyên tắc bác sĩ tù binh không được mổ. trung uư Markov, người tàn ác, thù ghét người Đức phạt cắt khẩu phần mỗi người 100 gram bánh ḿ cho tới khi điều tra ra kẻ ăn cắp chiếc khăn.

Mọi người ra về, bác sĩ Nga Kresin tiếp xúc riêng với bác sĩ Bohler, ông nói  đă biết bác sĩ Bohler trước là Giáo sư đại học Wurberg, chuyên khoa về năo, nhà bác học nghiên cứu về thủy năo, nay con trai thiếu tá trưởng trại lên 10 tuổi bị bệnh, ngón tay em đôi khi lỏng lẻo không nắm chắc được do bị bệnh năo, cậu ấm có tài kéo violon rất tuyệt. Bác sĩ Nga Kresin đề nghị Bác sĩ Đức giải phẩu chữa cho cậu quí tử th́ Thiếu tá trưởng trại sẽ đề nghị thả ông về Đức, Bác sĩ Bohler từ chối ngay.

Khẩu phần bị cắt, tù binh bàn kế hoạch đ́nh công phản đối, có kẻ phản bội báo cáo trung uư Markov, ông cho bắt 4 tên chủ mưu giam lại. Nữ bác sĩ Alexandra là bạn gái của trung uư Markov, cô nàng xinh đẹp nhưng tàn ác thù ghét người Đức, trên hai chiến tuyến khác nhau, Alexandra thù ghét bác sĩ Đức Sellnow nhưng sự giao thiệp với nhau qua công việc tại trại tù đă khiến một mối t́nh chớm nở, nàng để mắt xanh tới chàng Sellnow. Phái đoàn Thụy Điển đến thăm trại, tù làm reo, trung uư Markov phải trả tự do cho 4 người bị bắt. Tối hôm ấy Ban chỉ huy trại đăi tiệc phái đoàn, Bohler được bác sĩ Kresin mời lên chẩn bệnh cho cậu bé, họ cho rằng cậu bị bướu trong đầu.

Sellnow ngày một dan díu sâu đậm hơn với Alexandra, họ  đưa nhau vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm, nếu bại lộ cô nàng sẽ bị ra khỏi Đảng và đưa đi cải tạo, c̣n Sellnow sẽ bị trừng trị thẳng tay.  Chàng y sĩ đại úy  tù binh liều mạng mất hết cả sự khôn ngoan, cả gan cướp người yêu của trung úy Markov trong khi sinh mạng của ḿnh nằm trong tay hắn.  Markov biết vậy, hắn gọi Sellnow lên pḥng làm việc cho biết Mạc Tư Khoa đă thuận cho thả 150 người bệnh tật về Đức, Markov yêu cầu Sellnow lập danh sách 150 người bệnh tật, hắn nói cũng  sẽ ghi tên Sellnow lên danh sách để cho về Đức. Đợt thả một phần do phái đoàn Thụy Điển đến thăm trại, Markov cho biết rất thù hận Sellnow v́ chàng liên hệ t́nh cảm mờ ám với Alexandra. Hắn có thể đưa chàng đi những nới rừng thiêng nước độc, nhưng muốn chàng được ra đi với nụ cười, sự thật Markov không dám hăm hại Sellnow v́ sợ Alexandra sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn.

Một chuyện bất ngờ xẩy ra, một buổi tối nọ tù binh trừng trị tên phản bội Grosse, hắn báo cáo nhiều người, lần này bị anh em đập chết vứt xác ra sân. Tối ấy Markov tập họp tù binh cho biết đợt thả về sẽ bị hoăn cho tới khi t́m ra thủ phạm vụ án mạng.

Bệnh trạng cậu ấm quí tử con thiếu tá trưởng trại ngày một nặng hơn, y sĩ thiếu tá Nga Kresin cho mời y sĩ đại tá Bohler lên pḥng thiếu tá nói chuyện. Kresin nói nếu bác sĩ Bohler bằng ḷng giải phẩu tại bệnh viện Stalingrad để cứu em bé th́ thiếu tá sẽ bỏ qua vụ án mạng không báo cáo lên cấp trên, thiếu tá sẽ cho về 150 người bệnh hoạn. Bác sĩ Bohler vẫn ương bướng từ chối, rồi một loạt đ̣n trả đũa của thiếu tá như không phát thư cho tù binh, bắt những bệnh nhân phải đi lao động khiến Bohler đành phải chấp nhận mổ.

Tại một bệnh viện Stalingrad, bác sĩ Bohler, có bác sĩ Kresin phụ tá giải phẫu cho cậu ấm, sau một ca mổ khó khăn đă thành công cứu chữa cho cậu con trai thiếu tá. Cuộc giải phẫu mang lại kết quả tốt đẹp, những người bệnh hoạn được lập danh sách cho về có tới bốm trăm người, bác sĩ Bohler cũng được về v́ đau tim nhưng ông nhường cho bác sĩ Sellnow v́ muốn được ở lại chăm sóc tù và cũng muốn cứu anh ta thoát khỏi mối t́nh nguy hiểm. Sellnow vẫn không chịu về, Bohler phải đề nghị rút thăm, Sellnow  thua cuộc  phải về, nhưng chàng không bao giờ c̣n được thấy Đức quốc, khi lại thăm Alexandra để đặt chiếc hôn vĩnh biệt th́ bị trung uư Markov bắt gặp, trong cơn ghen uất hận hắn đă nổ súng kết liễu đời chàng.

Bác sĩ Bohler sau cũng được thả về Đức quốc, thảm kịch tù đầy vẫn c̣n in sâu trong tâm khảm ông.”

 

*  *  *

 

Phim đă được các nhà phê b́nh tại Đức khen ngợi:

Từ điển điện ảnh Dirk Jasper: Cuộc đời đă tạo ra cuốn phim này, nó chứng tỏ rằng t́nh thương có thể thắng hận thù. Một cuốn phim gây thức tỉnh được con người dựa theo cuốn tiểu thuyết của Konsalik với những diễn viên nổi tiếng.

Tự điển phim ảnh quốc tế: Một cuốn phim của Konsalik với sự đạo diễn và diễn xuất độc đáo nhưng bị những phần soạn thảo phim hơi thô thiển, nghèo nàn làm giảm giá trị tŕnh bầy.

B́nh luận phim: Một trong những phim quan trọng nhất của nền điện ảnh Tây Đức sau chiến tranh dựa theo cuốn tiểu thuyết thuộc loại thành công nhất của Heinz G. Konsalik.

Tự điển phim ảnh quốc tế: Tường thuật về những việc đă trải qua trong trại tù tại Stalingrad của một bác sĩ người Đức. Nghệ thuật đạo diễn cũng như diễn xuất trong phim của Konsalik này rất thành công. (3)

.

Đối với các phim mầu lộng lẫy từ 1958, Y Sĩ Thành Stalingrad đơn giản về h́nh thức nhưng nội dung phong phú, chủ đề chính của phim đề cao ḷng nhân đạo, t́nh thương, phương tiện tốt nhất để thắng bạo tàn. Nhờ diễn xuất tuyệt vời của các vai chính cũng như vai phụ, tài dựng cảnh vô cùng khéo léo của nhà đạo diễn khiến khán giả tưởng như sự thật đang diễn ra trước mắt ḿnh. Từ cảnh chiến tranh đến trại tù, nhà thương, cảnh chia ly, người đi kẻ ở đă được bàn tay thần diệu của Radvanyl làm sống lại, đó là  mảnh đời tù đầy bi thảm thời hậu chiến. Ra khỏi rạp hát khán giả vẫn tưởng như đang sống trong phim.

Bác sĩ Bohler hơn cả một lương y đầy t́nh thương yêu đồng đội nhưng ông đă được diễn tả như một nhà tu hành từ bi hỉ xả đă hy sinh cả bản thân để cứu nhân độ tế.  Nhiều cảnh bi thiết, cảm động khiến người xem đôi khi không ngăn được ḍng lệ. Vừa khi giải phẩu thành công cho cậu bé tại bệnh viện tại Stalingrad , bác sĩ Nga Kresin tiến lại gặp ông ân cần hỏi:

“Thiếu tá có lời cám ơn bác sĩ, thiếu tá hỏi bác sĩ có muốn ǵ không?”

Bohler buồn rầu trả lời ông chỉ muốn được về trại. Được cho về v́ mắc bệnh tim, ông lại nhường chỗ cho bác sĩ  Sellnow v́ muốn ở lại trông nom săn sóc các bạn tù. Oái oăm thay, Sellnow không chịu về nại lư do không thể bỏ trốn anh em về trước, mai mốt anh em được thả về th́ mặt mũi nào nh́n họ nhưng thực ra chàng đă mê mệt cô nữ y sĩ đại úy Alexandra, không muốn trở về.

Bohler phải cứu bạn thoát ra khỏi vũng lầy của mối t́nh nguy hiểm, ông đề nghị hai người bắt thăm, lấy hai que diêm đưa ra bảo ai bắt được que ngắn sẽ phải về. Bác sĩ đưa ra sau lưng để đánh tráo nhưng thực ra ông bẻ cả hai que cùng ngắn, Sellnow bắt được que ngắn, buồn thê thảm đành phải chấp nhận đắng cay.  Khi Sellnow đi khỏi, người y tá đệ tử Pels biết bác sĩ đă ăn gian bảo

“Ngài đă bẻ hai que cùng ngắn”

Bác sĩ đáp

“Đây là sự lừa gạt tốt đẹp nhất của đời ta”.

Nhưng bác sĩ cũng không cứu được Sellnow, quá mềm yếu chàng đă chết v́ mối t́nh mù quáng. Sellnow đă cả gan cướp đào của người nắm giữ sinh mạng ḿnh trong tay, chàng chinh phục Alexandra thành công nhưng đang tiến tới bờ vực thẳm không hay. Trung uư Markov đă cảnh cáo chàng, hứa sẽ cho chàng hồi hương nhưng Sellnow vẫn chứng nào tật ấy không chịu rời Alexandra để rồi cuối cùng thảm kịch đă diễn ra đúng khi đoàn xe chở tù bắt đầu nổ máy, Sellnow ngă gục trước mũi súng của Markov, trước mắt người yêu và để rồi Alexandra bị bắt đi cải tạo, nàng đă trở thành kẻ thù của Markov, hắn thẳng tay với nàng không thương tiếc.

Trước khi ra ngoài cổng trại chào các bạn tù được thả về, Bohler đến thăm cậu bé con thiếu ta trưởng trại âu yếm bảo:

 

“Ta đến đây để cám ơn em, v́ em mà bao nhiêu người đă được thả về, tiếc rằng em hăy c̣n quá nhỏ, em không biết sự sung sướng như thế nào của những người tù binh khi họ được trở về với gia đ́nh, ngày mai ta sẽ lại thăm em….”.

 

Cậu bé ngây thơ tươi cười nh́n ông bác sĩ, đây là một trong những cảnh hay nhất trong phim, nó chân thật và tràn trề t́nh yêu nhân loại

Kết quả của cuộc giải phẫu hết sức bất ngờ, những người ǵa yếu bệnh hoạn đă được trở về nhưng bác sĩ không ngờ bi kịch diễn ra vào giờ phút chót.

Mối t́nh giữa Sellnow và Alexandra một thảm kịch nhưng mối t́nh của cô nữ y tá xinh đẹp Nga Tamara và chàng tù binh đau ruột dư Peter đẹp như một bài thơ, khi chàng lên xe, cô nàng âu sầu tựa cửa nghĩ  lại chuyện đă qua.

Mới đầu Alexandra thù ghét Sellnow như nàng đă thù ghét tất cả mọi người Đức ở bên kia chiến tuyến, cuối cùng họ vẫn là những con người, t́nh cảm của họ cùng rung theo một nhịp điệu. Buổi tối trở về trại sau khi lên Stalingrad giải phẩu,  cùng ngồi trên xe với nhau,  Bác sĩ Bohler thấy bác sĩ Kresin có nhiều thiện cảm với ông để rồi phải nh́n nhận

“Ông cũng là những người bạn tốt nhưng bộ quân phục khác nhau nên chúng ta đă đối mặt nhau như thế”.

Mặc dù cuốn phim diễn tả lại sự đối sử tàn ác của người Nga với tù binh Đức nhưng nó vẫn thể hiện một t́nh thương yêu rộng răi bao la. Người Đức không dấu được niềm tự hào dân tộc, trên xe trở về trại ông bác sĩ Nga bày tỏ sự thán phục tài Bác sĩ Bohler.

“Được làm việc với ông tôi thấy hănh diện và cảm phục ông quá,  chắc ông không thích khen ngợi…”.

Phải nói ngoài O.E.Hasse không một tài tử thứ hai nào có thể đóng được vai bác sĩ Bohler. Vầng trán cao, bộ mặt thông thái của ông thật tương xứng vai một nhà bác học, giáo sư đại học y khoa. Nét mặt đầy ưu tư phiền muộn của ông đă diễn tả quá phong phú cái bể khổ mênh mông của thân phận con người thời hậu chiến, O.E.Hasse thật xứng đáng là linh hồn của siêu phẩm Y Sĩ Thành Stalingrad.

Những mối t́nh éo le ngang trái trong phim chỉ là phương tiện để lôi cuốn người xem, chủ đề chống chiến tranh mới đích thực là điều siêu phẩm nhằm diễn đạt. Nó cho ta thấy chiến tranh đă biến đổi bản chất những con người như bác sĩ Kresin, Alexandra… đă khiến cho con người trở nên tàn ác, thù hận lẫn nhau. 

Cảnh cuối phim, Bác sĩ Bohler sau khi hồi tưởng lại tấn bi kịch của trại tù binh, đang ở trong văn pḥng khách sạn Anker, điền tên vào giấy tờ xong trao cho người nhân viên Ông này ngẩn người ngạc nhiên khi biết Bác sĩ từ Stalingrad tới, tiếng chuông nhà thờ vẫn c̣n ngân vang chào đón những đưa con thân yêu đang trở về đất nước.

Bohler từ từ ra khỏi văn pḥng, ông mường tượng trong trí một đoàn quân trong ngày lễ duyệt binh, rồi mấy đoàn quân nữa hùng dũng tiến lên theo nhịp trống …. một chiếc hoả tiễn phóng lên, một chiếc máy bay phản lực  lao vút lên trời xanh… bản mặc niệm bi thiết nổi lên trên nét mặt u buồn của Bohler kết thúc cuốn phim siêu phẩm.

Thập niên 60, tôi tưởng kết luận cuốn phim muốn nói bác sĩ Bohler tiếc nhớ thời oanh liệt của nước Đức nhưng nay có lẽ không phải như vậy.

Các đoàn quân trong ngày lễ không phải chỉ riêng một nước Đức mà là đoàn quân quốc tế tượng trưng cho những người lính chiến của nhân loại, những người đă nằm xuống trong cuộc Đại chiến hủy diệt sự sống của loài người. Bản mặc niệm nổi lên là bản mặc niệm Mỹ để tưởng niệm cho tất cả vong linh tử sĩ của các nước đă tham chiến như một niềm hy vọng lịch sử sẽ không bao giờ tái diễn.

Y Sĩ Thành Stalingrad, một phim có khuynh hướng chống chiến tranh hơn là chống lại sự đối xử tàn ác của người Nga trong những trại tù giá lạnh. Một kết luận hay, khó hiểu cho ta thấy tinh thần cao thượng của siêu phẩm, đầy t́nh vị tha, nhân bản, tràn trề t́nh yêu nhân loại. 

Trọng Đạt

————————————- 

(1) Dựa theo tài liệu của Kho lưu trữ hồ sơ tài liệu chính của tiểu bang, tỉnh Koblenz do một người bạn ở Đức (du học từ thập niên 60) gửi qua. 

(2) Dựa theo cuốn The Great Military Battles xuất bản 1974 tôi đọc trước đây khá lâu, tính ra trong số 90 ngàn tù binh chỉ c̣n khoảng 6% sống sót. 

(3) Những phê b́nh trên đây trích trong các tự điển phim ảnh do  bạn tôi ở Đức gửi sang, mặc dù là một phim nổi tiếng quốc tế, có nghệ thuật cao quay theo một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng bán chạy, nhưng người bạn tôi ở Đức cho biết phim không được dư luận chú ư lắm. Cũng có thể h́nh ảnh đen trắng lạc hậu của phim quay từ 1958 so với kỹ thuật tối tân ngày nay đă khiến cho người ta mất cảm t́nh.  

Trở lại