ÂN T̀NH BẠN CŨ 

Trần Anh Kiệt

Hôm nay tôi trở lại Cali sau mười năm để thăm bạn cũ. Tôi ít đến nơi nầy dù là một snowbird, loài chim tuyết, khi mùa đông đến th́ đi t́m nắng ấm ở phía Nam. Tôi chọn Florida để tạm cư qua mùa tuyết dù biết rằng miền đất nầy phải chịu bao cơn băo lớn tàn phá hàng năm, buộc mọi người phải trông chừng cái mái nhà thân yêu dễ bị ”Cuốn theo chiều gió”. Thần hộ mệnh của tôi là hăng bảo hiểm Universal. Kinh nghiệm vừa qua cho thấy họ bồi thường thỏa đáng những hư hại dù hơi chậm chạp v́ số lượng quá đông.

Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi lên đường đi đến Buena Park, thành phố nhỏ của Orange County, dừng xe trước một căn bungalow cũ kỹ, băi cỏ trước nhà héo úa v́ thiếu nước và thiếu chăm sóc. Bạn tôi, cựu Trung tá không quân Ngô văn Quang ra mở cửa đón tôi. Anh lớn hơn tôi hơn mười tuổi nên đă sớm ngồi xe lăn. Nhớ ngày nào cùng nhau lả lướt trên sàn nhảy Câu lạc bộ không quân Huỳnh Hữu Bạc. Đôi chân nghệ thuật ấy nay c̣n đâu! Nó buông xuôi bất lực với thời gian. Nói đến khiêu vũ mọi người tưởng chúng tôi là hai kẻ ”ăn chơi”. Thật rất sai lầm. Anh Quang đi nhảy v́ chiều vợ và v́ có chân quản lư trong Câu lạc bộ. C̣n tôi đi nhảy v́ nghệ thuật và để thực hành các bài học với sư phụ vũ sư Ánh Tuyết, mẹ của Nguyễn Hưng.

Nh́n Nguyễn Hưng biểu diễn Tango trên Paris By Night, th́ ta có thể thẩm lượng được tài năng của mẹ anh. Nếu tôi biết kiên tŕ rèn luyện với sư phụ mấy mươi năm trước th́ bây giờ biết đâu ông Nguyễn Ngọc Ngạn chẳng mời tôi biểu diễn với Thúy Vân trong cuộc tranh tài Tango Argentin. Có một điều không may là tôi đă thành hôn với một bà vợ ”chân gỗ”. Đầu óc bà nhạy bén với các công thức hóa học hữu cơ khi dạy ở Chu Văn An nhưng thật cù lần với các bước nhảy đơn sơ, học hoài không thuộc. Chân gỗ vẫn hoàn gỗ. V́ thế mấy mươi năm nay tôi vẫn ”bơ vơ” cùng vợ ngắm nh́n thiên hạ quay cuồng trên sàn nhảy trong những buổi ca vũ nhạc. Mới đây, trong một tiệc cưới, tôi thèm thuồng theo dơi bước chân của một anh bác sĩ sói đầu, tác người gầy, thấp bé, tuổi đă về chiều, đi đến nhiều bàn mời mọc partenaire để biểu diễn những bước đi lả lướt.

Anh Quang đón tôi với nét mặt buồn buồn v́ chị Quang vừa mới mất. Bây giờ anh sống cô đơn với đứa con trai ly dị vợ. Gốc là nhà giáo trước khi vào không quân, anh Quang thật hiền lành, thấm nhuần Phật Giáo. Thuộc không đoàn vận tải VNCH, có lúc anh được biệt phái sang Hàng Không Việt Nam, lương cao, thường đem máy bay sang Hong Kong bảo tŕ, nên dành dụm được một số tiền để xây một căn nhà ở cư xá không quân Tân sơn Nhứt.

Tôi đă đến trú ngụ căn nhà ấy từ ngày 23 tháng 4, 1975. Anh Quang bảo tôi đến nhà anh ở để sẵn sàng di tản cùng gia đ́nh anh bất cứ lúc nào. Sau khi Tổng thống Thiệu đi Đài Loan, anh Quang là người giữ ch́a khóa máy bay của Tổng thống và đă có kế hoạch đem gia đ́nh đi Thái Lan hoặc Phi Luật Tân. Tôi là người được anh cho tháp tùng để chạy trốn cộng sản trên chiếc máy bay đó.

Nhưng số trời đă định bắt tôi phải nếm mùi cộng sản, phạt tội dốt nát trước kia, thờ ơ với chính trị.. Vào buổi trưa ngày 27 hay 28 tháng 4-1975, tôi tạm rời nhà anh Quang trở về nhà ḿnh để tắm rửa, hẹn buổi tối sẽ trở lại. Nhưng tôi vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt th́ Việt Cộng pháo kích vào phi trường. Tôi không c̣n có thể trở lại nhà anh Quang ở cư xá không quân.

Ngày hôm sau máy bay của anh Quang hạ cánh an toàn xuống phi trường Utapao. Không có tôi! Sau nầy khi nằm trong nhà tù cộng sản với niềm tuyệt vọng khó thoát khỏi bàn tay của bọn khát máu, tôi chỉ c̣n biết lặp lại câu ”Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Tuy không thành công đến bến tự do nhưng tôi vẫn không quên mối ân t́nh của anh Quang sẵn sàng giúp tôi trong những ngày tuyệt vọng ở miền Nam.

Khi qua đến Mỹ, anh Quang đă làm ǵ? Anh đă từng lái Boeing của Air VN th́ thế nào anh cũng có thể làm lại cuộc đời một cách tốt đẹp. Từ VN, với nỗi lo sợ bị VC kiểm soát thư từ, tôi vui mừng được tin ngắn gọn là anh vẫn làm nghề cũ. Thật là sai lạc. Lần đầu tiên tôi gặp lại anh trên đất Mỹ, tôi mới biết được đoạn đường gian khổ mà anh đă trải qua trên quê hương mới.

Thay v́ tung mây lướt gió trên khung trời mới, anh phải lao động chân tay để nuôi đàn con nhỏ, cho đến một ngày anh bị ”cụp” xương sống v́ làm nặng, phải ngồi xe lăn. Cả gia đ́nh anh phải bỏ tiểu bang miền Bắc về định cư ở miền Nam Cali. Trong lúc nghe anh kể lại quá khứ, tôi nh́n quanh nhà anh. Bàn thờ Đức Mẹ và Chúa Jésus được bày trang nghiêm ở nơi trang trọng nhất. Tôi biết gia đ́nh anh trước kia là tín đồ Phật Giáo thuần thành nay bỗng nhiên theo đạo Công giáo.

Tôi chưa kịp hỏi nguyên nhân th́ anh Quang tiếp nối câu chuyện:
“Khi dọn về Nam Cali, tôi được biết có một ngôi nhà thờ nhỏ rất linh thiêng, có rất đông người tới cầu nguyện. Tôi đến nơi, ngồi trên chiếc xe lăn tiến vào nhà thờ. Trên đoạn đường ngắn nầy, bỗng nhiên tôi thấy một trận mưa ánh sáng bao trùm lấy tôi. Sau khi cầu nguyện về đến nhà th́ tôi bỏ xe lăn, đôi chân tôi phục hồi lành mạnh.”

Tôi nghĩ phép lạ đă đến với anh Quang v́ tâm tính của anh thật hiền lành, vị tha, quảng đại. Kể từ lúc nhận được phép lạ, gia đ́nh anh, cha mẹ hai bên đều theo đạo Công giáo. Nhờ luyện cái thiện tâm theo Phật, anh đă nhận được hồng ân của Thiên Chúa. Theo lời anh Quang, ơn trên lại c̣n giúp đỡ anh tích cực trong đời sống. Chỉ vài ngày sau khi cầu nguyện, anh được gọi đi làm một công việc mà anh hằng mong ước với lương cao kéo dài hai mươi năm.

Tôi từ giă anh Quang, trong ḷng khá vui v́ biết được đàn con cháu của anh thành công trên đất Mỹ nhưng phân tán khắp mọi nơi.

Ngày hôm sau tôi lại đến thăm một người họ Ngô khác, cựu trung tá Ngô văn Thi. Dù chỉ có cấp bậc binh nh́ thụ huấn quân sự 9 tuần lễ mà tôi lại quen nhiều cấp tá, kể cũng lạ. Ít ai biết trung tá Thi nhưng khi nói đến cựu quận trưởng Bến Tranh th́ chắc kư ức nhiều người trở lại v́ báo Tin Sáng mạ lỵ anh liên tục bằng cái đề tài tham nhũng dưới ng̣i bút của dân biểu H.N.N.

Anh Thi là nhà quân sự giỏi nên được bổ nhiệm làm quận trưởng Bến Tranh, thuộc tỉnh Mỹ Tho, nơi có nhiều VC khủng bố nông dân. Trên đường ghé thăm em tôi dạy học ở Mỹ Tho tôi thường ghé thăm anh Thi. Anh uất ức nói với tôi: Trong cái quận nhỏ nầy, nông dân nghèo bị VC sách nhiễu, bắt đóng thuế dă man, có ǵ đâu để mà ”ăn”, thế mà thằng H.N.N tạo ra bao câu chuyện giả tạo, biến tôi thành kẻ tham nhũng, ác ôn nhất nước…” – Tại sao nó làm vậy? -V́ ba nó là VC, làm giao liên và tiếp tế cho VC trong những làng xa quận lỵ. Tôi chưa bắt giam nó v́ cái thế của nó ở Saigon. Tôi để ư mỗi lần hành quân thành công bắt được nhiều VC th́ thằng H.N.N tố tôi dữ dội trên báo”.

Lúc ấy tôi chưa thấm thía các câu nói của anh Thi nhưng sau 1975 suy gẫm lại th́ tôi thấy anh Thi nói thật, H.N.N lộ diện là tay sai của VC nằm vùng trong Quốc Hội. Nhưng hắn chỉ là ” tép riu”. Tay VC cấp cao trong Quốc Hội là tên sĩ quan cấp tá của VNCH, dân biểu Quảng Ngăi, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ Viện. Sau 1975, hắn chính thức lộ diện mang quân hàm VC. Thôi th́ c̣n ǵ bí mật quốc gia! Chẳng khác VC Huỳnh văn Trọng nằm trong dinh Tổng Thống hay đại tá t́nh báo VC Phạm Xuân Ẩn lại là bạn thân của Bs Trần kim Tuyến, trùm t́nh báo của VNCH. Anh bạn tôi là cựu dân biểu Lê văn Tiết cũng xác nhận như thế.

Anh thuộc nhóm Cấp Tiến của Nguyễn văn Bông, làm chủ quán ăn ”Việt Nam” đường Spadina ở Toronto. Quán ăn thật ngon, khung cảnh thanh lịch. Anh Tiết là người thật hào phóng, quá tốt với bạn bè. Tôi c̣n nợ anh mấy bữa cơm không tốn tiền mỗi khi đến Toronto. Trong cái nước tư bản nầy lấy lợi nhuận làm đầu, không lấy tiền hay bớt tiền cho thực khách bạn bè th́ quán làm sao sống lâu nên nó đă đổi chủ và anh Tiết đă về hưu, t́m vui ở sân tennis.

Lần đầu tôi gặp anh Thi ở Cali, anh kể lại cho tôi nghe cái ĺ lợm của anh tôi bị giam chung với anh Thi ở Trại Tù ngoài Bắc. Anh tôi chỉ làm Trưởng Ty Điền địa ở tỉnh nhưng bị VC giam đến 8 năm. Chị dâu tôi trở thành điên loạn mấy mươi năm rồi chết. Khi được thả ra th́ hàm răng anh tôi đă rụng hết, gan, phổi đă tiêu tan nên sống không được bao lâu. Giấy bảo lănh của tôi đi Canada thành vô hiệu. Anh Thi cho tôi biết VC rất căm thù chính sách Người Cày Có Ruộng của VNCH rất được ḷng dân nên phạt nặng những anh Trưởng ty Điền địa. C̣n một yếu tố khác làm anh tôi bị giam lâu. Ở ngoài đời là người hiền lành ít nói, nhưng vô tù anh lại ương ngạnh, lép nhép cái miệng mà không chịu hát to ”Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, do đó có lúc bị VC biệt giam đến 6 tháng.

Khi tôi viết những ḍng chữ nầy th́ biết tin anh trung tá Thi vừa qua đời. Một người bạn ân t́nh khác của tôi ở Cali và cũng là người bạn hoạn nạn là anh Trần Khiết, cháu của linh mục Trần Du. Anh có hảo tâm giúp tôi giữa lúc tôi chỉ có hai bàn tay trắng không hy vọng vượt biên v́ phải có 5 đến 10 cây vàng. Trong sự nghiệp 10 năm của tôi trước 1975, dù ở vị thế quyền lực, tôi chỉ dành dụm được 2 lượng vàng nhờ dạy học thêm ở Trường Kỹ Sư Phú Thọ và trường Chính trị Kinh doanh ĐH Đà Lạt. Khi ra tù từ Trại Cải tạo Long Thành th́ anh Trần Khiết bạn cùng sở nói với tôi: ”Moa cho toa đi tàu do moa tổ chức với thằng Lâm Dân Trường. Đừng nói tiền bạc, đến nơi sẽ tính sau.” Nhưng nơi chúng tôi đến lại là nhà tù Bến Tre. VC đă bố trí bắt chúng tôi trên đường ra cửa biển.

Ngồi tù ở Bến tre được 3 năm th́ gặp lúc Vơ Văn Kiệt tỏ ra khoan hồng cho thả mấy người tù vượt biên có chuyên môn, bác sĩ, kỹ sư, để trở về làm việc tại Saigon. Bọn công an Bến Tre ấm ức với quyết định nầy v́ tôi là chứng nhân quan trọng trong vụ cướp đẫm máu nhà tù Bến Tre. Lúc ấy tôi được các bạn tù trẻ bầu làm Trại trưởng v́ họ bị thu hút bởi chuyện Cô gái đồ long do tôi kể lại hàng đêm. Họ là những người hăng say chống cộng gia nhập hai đảng Phục Quốc và Gươm thiêng ái quốc nên bị bắt rất nhiều.

Sau nầy mới biết được các đảng đó là do VC lập ra để bắt những người muốn chống đối chúng. Chính những người tuyển mộ họ dẫn công an đến bắt họ. Các bạn trẻ dưới sự lănh đạo của anh Nguyễn văn Nhân cựu trung úy và anh cựu xă trưởng Hai Phơi đă cướp dao nhà bếp uy hiếp bọn cai tù, lấy 50 khẩu súng mở rộng cửa nhà nhà tù cho tất cả ai muốn thoát đi. VC đă đem mấy tiểu đoàn bao vây họ trên ḥn đảo Bến Tre.. Một số bạn trẻ bị giết hoăc tự tử khi gần hết đạn. Khoảng 20 người bị bắt đem về đều bị VC tử h́nh.

”Sao anh làm trại trưởng mà âm mưu cướp nhà tù anh không biết. Anh cứ báo cáo tốt không có ǵ. Anh có đồng lơa với chúng không.” Đó là câu hỏi mà bọn cán bộ VC lập lại hàng đêm để chất vấn tôi suốt 10 đêm không ngủ. Bọn chúng bị thiệt hại nặng trong vụ cướp nhà tù nên rất căm hận. Công an Bến Tre rất dă man. Chúng thường đánh đập tù nhân cho đến chết.

Bác sĩ Nguyễn Tú cùng chung nhà tù với tôi từng khám bệnh cho một tù nhân bị đánh dập phổi chết mà cứ tưởng là kiết lỵ đi tiêu ra máu.

Thật là một phép lạ khi Việt cộng không đánh đập tôi trong 10 đêm tra hỏi. Phép lạ kia liên quan đến nhân quả. Số là khi ra tù, tôi gặp lại hai cô Chi, Lư, hai chị em cán sự bưu điện được tôi tuyển dụng làm việc tại Điện lực. Hai cô nói: ”Tụi em có người cậu ruột tập kết trở về cấp bậc đại úy làm Phó Trại Tù Bến tre gọi là ông Bảy. Tụi em có năn nỉ cậu em phải giúp đỡ anh”. Ngày cướp tù, ông Bảy vắng mặt nên thoát chết. Sau đó, chính ông là người che chở cho tôi khỏi bị đánh đập. Bây giờ th́ một trong hai cô ân nhân của tôi đă vùi thây nơi đáy biển…

Tôi đă gặp ở Cali các bạn cũ có ân t́nh với tôi nhưng ân nhân chính giúp tôi đến bến tự do không tốn tiền th́ tôi không biết lưu lạc phương nào, c̣n sống hay đă chết. Anh tên Tâm con ông nha sĩ Đặng Thành Nam ở Cần Thơ. Từ Saigon, anh đích thân chở tôi xuống bến tàu vượt biên ở Mỹ Tho bằng xe Honda tránh các trạm xét xe đ̣ của VC. Đồng hành miễn phí với tôi trên chiếc tàu 60 người của anh Tâm có thầy P.C, định cư ở Cali. Tôi nhớ khi làm Trại trưởng tỵ nạn ở Singapore, tôi có nhờ thầy P.C lập ra một ngôi chùa hàng đêm tụng niệm cầu siêu cho linh hồn những người bỏ ḿnh trên biển cả.

Tiếng chuông mơ và lời kinh vang lên trong đêm vắng trong trại tỵ nạn thật làm êm dịu cái tâm của con người, mà đa số đă trải qua những ngày đau khổ với cộng sản. Nhưng nó có c̣n giữ ư nghĩa đó ngày hôm nay không tại đất Cali trù phú? Tôi tự hỏi như thế khi dừng xe trước ngôi chùa khang trang của thượng tọa P.C sau mấy mươi năm. Tôi do dự, rồi bỏ đi không vào chùa. Dường như tiếng chuông mơ ngày nay của thầy P.C có đượm màu kim tiền và sắc dục. Đó là ư kiến của những người VN ở Cali.

Người cuối cùng tôi muốn gặp ở Cali là anh Phạm ngọc Chuân nhưng anh vừa mới qua đời. Anh làm việc cho Cao Ủy Tỵ nạn ở Singapore dưới quyền bà Drucke. Tôi vẫn không quên nét mặt vừa giận dữ vừa luyến tiếc của anh khi cùng tôi ”hỏi cung” một thiếu nữ thật đẹp, đầy nét thùy mị, trốn trại ra ngoài bán thân trong một khách sạn. Bây giờ nàng ở đâu? Nước Mỹ hay Châu Âu? Có bao giờ nàng c̣n nhớ lại cái đoạn dĩ văng kia khi tóc đă phai màu? Trong ḷng tôi lúc ấy cũng luyến tiếc nàng như anh Chuân.

Trần Anh Kiệt

Trở lại