Tạp ghi

“BOND” LÀ G̀

ĐIỆP MỸ LINH

Vừa bước vào xe để cô con Út đưa đi bác sĩ, ông Kiên vừa đùa:

-Dữ hôn! “May” mà Ba có hẹn với bác sĩ Ba mới được gặp con!

Út phải đáp nửa Tây nửa Ta, v́ Út đến Hoa Kỳ từ khi c̣n bé:

-Ba cứ như vậy cho nên mấy anh chị không ai muốn gặp Ba.

-Trời đất! Ba làm ǵ mà mấy anh chị không muốn gặp Ba?

Vừa sang số xe, Út vừa đáp:

-Mỗi lần gặp Ba, Ba cứ “nag” như vậy ai mà muốn gặp!

-Con à! Ba vẫn có thể lái xe đi bác sĩ được. Nhưng v́ dạo này Covid-19 “tung hoành” quá, con làm việc online chứ không phải vô sở – và cũng v́ Ba muốn gặp “cô gái Út của Ba” – cho nên Ba mới nhờ con. Con đừng “cự nự” Ba!

-Con không “cự nự” Ba. Con chỉ nói rằng Ba không nên “nag” tụi con.

Im lặng. Không hiểu v́ muốn “làm ḥa” với con hay là v́ lâu ngày không được nói tiếng Việt, ông Kiên lại gợi chuyện:

-Anh chị của con và mấy cháu khỏe không?

-Dạ khỏe.

-Lâu quá Ba không gặp được đứa nào cả.

Im lặng. Bất chợt, không hiểu tại sao ông Kiên lại liên tưởng đến cái chết cô đơn của bà Margaret Thatcher– một phụ nữ đầy uy quyền của nước Anh – ở khách sạn Ritz, tại Piccadilly, Anh quốc, năm 2013. Bà Thatcher chết tại khách sạn không phải v́ bà du lịch, ở lại khách sạn rồi chết đột ngột mà chỉ v́ bà không thể bước lên cầu thang trong dinh thự của bà, đành phải đến ở khách sạn của một người ái mộ bà để bà được chăm sóc hằng ngày. Ông Kiên hỏi:

-Út! Ba nhớ dường như lúc bà Thatcher chết, báo chí bàn tán về thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của hai người con của bà ấy đối với bà ấy. Đúng không, con?

-Con đâu có th́ giờ để lưu tâm mấy chuyện đó. Ba hỏi để làm ǵ?

-V́ Ba nhớ dường như báo chí bảo hai người con của bà Thatcher bảo rằng giữa bà Thatcher và hai người con không có cái “bond”. Hai người con không có được những ṿng tay ôm – “hug” – của Mẹ.

-Đúng rồi! Nếu bà Thatcher không có cái “bond” với con của bà ấy th́ con của bà ấy lạnh nhạt với bà ấy là đúng!

Ông Kiên nghẹn lời! Cuộc đời của ông – một sĩ quan tác chiến – gắn liền với chiến trận nhiều hơn là thời gian về phép thăm vợ con. Sau 1975, ông lại bị cộng sản Việt Nam (csVN) cầm tù suốt thời gian dài th́ làm thế nào ông có thể tạo được cái “bond” giữa các con và ông? Ông Kiên hỏi:

-“Bond” là cái ǵ mà khi không có “bond” th́ t́nh Cha con, Mẹ con bị rạn nứt, Út?

-Không có “bond” không có nghĩa là t́nh Cha con, Mẹ con bị rạn nứt. Tiếng Việt của con “nghèo”. Nhưng con nghĩ chữ “bond” có thể tạm dịch là “khắn khít”.

Chợt nhớ đến Mẹ của Út –  vợ cũ của ông Kiên – ông Kiên hỏi:

-Nếu con nói như vậy th́ trường hợp của Mẹ – người đă cực khổ, tảo tần nuôi các con ở kinh tế mới rồi đưa các con vượt biển sang đây – có được cái “bond” hay không? Nếu không có “bond” th́ tại sao? Nếu có “bond” th́ lư do nào Mẹ của con phải sống thui thủi một ḿnh trong senior living sau khi thằng Niên bỏ đi?

-Tại sao mỗi khi đề cập đến Mẹ th́ Ba lại “lôi” chú Niên ra và Ba có vẻ cay đắng? Chú Niên là người tốt. Chú Niên bỏ đi – ngay sau khi Ba sang Mỹ theo diện HO – không phải chú hết thương Mẹ mà chỉ v́ chú Niên muốn để Ba Mẹ sum họp. Nhưng Ba chỉ v́ sĩ diện, không chấp nhận Mẹ. Ba biết Mẹ phải cơ cực như thế nào ở kinh tế mới khi Ba ở tù cộng sản và trên xứ Mỹ này để cho tụi con được như ngày hôm nay hay không? Ba tưởng, trên xứ Mỹ, một người đàn bà với năm đứa con dại, trong tay không có tiền, dễ sống lắm hay sao?

-Ba không cay đắng với thằng Niên mà Ba chỉ tiếc cho Mẹ của con. Thời điểm đó Mẹ con c̣n trẻ, đẹp, có học. Thà Mẹ lấy Mỹ, hay một người nào khá hơn một tư, Ba không trách. Đằng này…

-Chuyện t́nh cảm Ba không thể đo lường, cân, đong. Ba nói đúng! Mẹ có nhiều ưu điểm. Nhưng những ưu điểm của Mẹ kèm với năm đứa con thơ và sự nghèo khó th́ không người đàn ông nào có tŕnh độ tương xứng với Mẹ muốn “nhào” vô!

-Chính phủ Mỹ có chương tŕnh trợ giúp gia đ́nh nghèo nuôi con mà.

-Lúc đó làm thế nào Mẹ biết được có chương tŕnh food stamps and housing assistance? Vă lại, như Ba nói lúc năy, Mẹ có học, tại sao Mẹ không tự đứng trên đôi chân của Mẹ mà Mẹ phải nhờ chính phủ Mỹ? Mẹ phải thể hiện tinh thần tự lập của Mẹ chứ!

-Có tinh thần tự lập th́ tại sao phải lấy thằng Niên? Con biết gốc gác thằng Niên mà.

-Ba! Tụi con biết chú Niên là thuộc cấp của Ba. Nhưng người thuộc cấp đó, ngày trước từng lo cho Ba rất chu đáo, từng vui đùa với tụi con. Sau này gặp lại Mẹ và tụi con bơ vơ nơi xứ lạ, cũng chính người thuộc cấp đó giúp Mẹ lo cho tụi con. Nếu không có người thuộc cấp cũ của Ba th́ chẳng có đứa con nào của Ba có thể theo học đại học được! C̣n Mẹ, dù là một người nặng tinh thần tự lập, Mẹ cũng không thể kiêm luôn công việc của một  handyman! Mẹ không thể cả tuần phải làm hai việc rồi về nhà nấu cơm, đi chợ, cắt cỏ, sửa ống nước, thay bóng đèn, thông nhà cầu, thay dầu xe, rửa xe, v.v…

-C̣n mấy thằng anh của con để làm ǵ?  

-Lúc đó tụi con c̣n nhỏ, Mẹ lại cứ ép tụi con phải học. Thấy chú Niên phụ giúp Mẹ tụi con mừng cho Mẹ. Sau khi xong trung học, mấy anh chị phải học nghề để phụ với Mẹ gửi tiền về Việt Nam giúp ông bà Nội – và nhờ các cô chú đi tăm nuôi Ba – giúp ông bà Ngoại; c̣n mấy đứa nhỏ như con th́ phải đi học xa.

-Nếu con biết Mẹ của con cực khổ như vậy, tại sao các con không dành cho Mẹ nhiều t́nh thương?

-Ba! Tụi con để Mẹ – cũng như Ba – vô senior living cho được an toàn chứ không phải tụi con không thương Ba Mẹ.

-Lúc năy con nói Mẹ có tinh thần tự lập tại sao không đứng trên đôi chân của Mẹ. Bây giờ Ba hỏi con: Mẹ tảo tần nuôi các con khôn lớn, tại sao bây giờ các con chối từ bổn phận của các con để đưa Mẹ vô senior living do chính phủ trợ giúp?

-Ba! Senior living là một nơi đầy đủ tiện nghi để cho người lớn tuổi sống một cách thoải mái, tự do chứ senior living không phải là nhà tù! Lư do chính phủ trả giúp phần nào là v́ tiền hưu của Ba Mẹ không đủ trả. Đó là luật. Số tiền chính phủ trả giúp phần nào cho Ba Mẹ ở senior living có thể đến từ tiền thuế của tụi con.

-Lúc năy con vừa tỏ ư tán đồng về việc hồi trước Mẹ không xin trợ cấp của chính phủ; bây giờ con lại bảo chính phủ trợ cấp một phần tài chính cho Ba Mẹ sống trong senior living là luật. Như thế con có tự mâu thuẫn hay không?

-Con không tự mâu thuẫn. Ngày Mẹ và tụi con mới đến Mỹ, chưa ai trong gia đ́nh đóng thuế income tax cho cơ quan IRS – Internal Revenue Service. Bây giờ Ba biết mỗi năm vợ chồng con phải đóng bao nhiêu tiền thuế cho IRS hay không?

-Nếu con lư luận senior living là một nơi cung cấp nhiều tiện nghi cần thiết chứ không phải là nhà tù th́ con hăy nhớ lại, ngày Ba đi tù, csVN tịch thu nhà, đuổi Mẹ và các con đi kinh tế mới. Lúc đó Mẹ khổ như thế nào mà Mẹ cũng không nỡ đem các con giao cho viện mồ côi – nơi cung cấp cho trẻ em cuộc sống khá hơn nhiều so với cuộc sống ở kinh tế mới – Con nghĩ đi?

-Con nghĩ, lúc ở kinh tế mới, giữa Mẹ và tụi con đă có cái bond ràng buộc.

-Thế th́ lư do nào cái bond đó ră ra?

- Cái bond giữa Mẹ và tụi con ră ra v́: Thời gian ở kinh tế mới, dù không quen cuộc sống cơ hàn, đói khát nhưng Mẹ vẫn phải mót lúa, mót khoai, buôn đầu nọ bán đầu kia, bỏ tụi con ở nhà suốt ngày. Sang Mỹ – trước khi gặp lại chú Niên – Mẹ làm hai việc. Năm giờ sáng Mẹ phải thức dậy nấu cơm, làm đồ ăn sẵn cho tụi con rồi Mẹ đi làm đến một giờ đêm Mẹ mới về! Tụi con không gặp được Mẹ, không nhận được cái “hug” nào của Mẹ.

-Người Á Đông ḿnh, khi con c̣n bé th́ Cha Mẹ hôn và bồng, bế; nhưng khi con lớn, Cha Mẹ không “hug” con như người Âu Mỹ.

-Con hiểu. Nhưng, cái mà tụi con không hiểu được là tại sao mỗi khi tụi con phạm lỗi ǵ th́ Mẹ đánh tụi con không nương tay, mắng nhiết tụi con không tiếc lời? Những lúc đó, tụi con có cảm tưởng như là Mẹ muốn trút tất cả phẫn hận, tất cả đau khổ và bất hạnh của đời Mẹ lên người của tụi con!

-Con nên biết rằng trên đời không ai thương con bằng Mẹ! Người Việt ḿnh có câu “Thương cho roi cho vọt; ghét cho ngọt cho ngào”. Nhưng, thời đi học, Ba thoáng đọc đâu đó câu này: "Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất vẫn là trái tim của người mẹ". Và Ba nghĩ rằng Mẹ nặng lời hoặc dùng roi vọt với các con là chỉ với mục đích dạy bảo các con nên người chứ không bao giờ Mẹ có ư định ghét bỏ các con.

Những lời của ông Kiên làm cho Út cảm thấy nặng nơi lồng ngực như các tĩnh mạch đang bị thắt lại. Nếu đúng như lời giải thích của Ba th́ Mẹ đáng thương biết dường nào! Mẹ chỉ là nạn nhân của sự giáo dục nệ cổ!

Nhận ra sự xúc động trên nét mặt của Út, ông Kiên hỏi:

-Khi “bond” đă rạn vỡ, ḿnh có thể hàn gắn lại được không, con?

-Dạ được.

-Nếu muốn hàn gắn cái “bond” đă rạn nứt với các con th́ những người già như Ba Mẹ phải hành động như thế nào?

-Muốn tạo dựng lại điều ǵ, bất cứ về t́nh cảm hay là vật thể, người ta thường tận dụng những điều như tay chơi tennis trứ danh của Mỹ – Arthur Robert Ashe, Jr – đă nói: “Start where you are. Use what you have. Do what you can.”

-Nếu nói như Arthur Robert Ashe Jr. th́ những người “rơi” vào trường hợp như Ba Mẹ, mỗi khi cần hoặc nhớ con, gọi điện thoại thăm con th́ phải để lại lời nhắn chứ ít khi được nói chuyện với các con. Ngoài ra không c̣n một phương tiện nào khác để Ba Mẹ được thường xuyên gặp và nói chuyện với các con. Như vậy th́ làm thế nào những người già như Ba Mẹ có thể tạo dựng lại cái bond đă tan ră?

-Ba Mẹ cứ muốn tụi con có sự nghiệp vững vàng th́ chính cái sự nghiệp đó nó chiếm toàn thời gian của tụi con. C̣n câu hỏi của Ba, không ai có thể giải đáp được!

 

-Đa số người già trên xứ Mỹ đều bị hành xử như các con đă đối xử với Ba Mẹ mà tại sao không ai có thể giải đáp được câu hỏi rất đơn giản của Ba?

 

-Dad! That’s just the way it is.

 

Im lặng! Ngày xưa, được tin vợ con của ông vượt biển, ông Kiên lo buồn, nhưng ḷng vẫn hy vọng sẽ có ngày được gặp lại. Bây giờ, sau khi nghe những lời bộc trực của đứa con cưng, ông Kiên mới thật sự nhận ra được khoảng cách giữa ông và các con mà – từ khi đến Mỹ – ông cứ cố t́nh chối bỏ!

 

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

 

Trở lại