Câu chuyện về gia đ́nh Đại tá Hồ Ngọc Cẩn 

Giao Chỉ 

 

 Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ

 

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức. Cha làm phép hôn phối. Họ Đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. 

 

Bên nhà trai cũng là gia đ́nh Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi c̣n ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện.

Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai. Đứng trước bàn thờ, cha xứ hỏi rằng anh quân nhân này có nhận cô gái làm vợ không. Chú rể đáp thưa có. Cha hỏi cô gái có nhận anh trung sĩ này làm chồng. No đói có nhau. Gian khổ có nhau. Cô gái Thủ Đức vui mừng thưa có. 

 

Anh trung sĩ Rạch Giá phục vụ trường bộ binh đi lễ nhà thờ gặp cô gái xóm đạo Thủ Đức nên kết nghĩa vợ chồng. Cô gái thề trước nhà Chúa, có cả họ Đạo chứng kiến. Cô đă giữ trọn đời làm vợ người lính. Từ vợ trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân đại tá trong dinh tỉnh trưởng. 

 

Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến để rồi 30 tháng 4 năm 75 trở thành vợ người tử tội. Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn. Dù thăng cấp, dù thắng hay bại, dù sống hay chết, chồng cô vẫn là người anh hùng. Cô măi măi vẫn là người vợ lính. Anh lính đầu đời chinh phu của cô lúc lấy nhau đeo lon trung sĩ và khi ra đi đeo lon đại tá.


Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính. Chồng của cô là đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Hiện nay cô vợ lính gốc Thủ Đức, sau khi t́m đường vượt biên, đem con trai duy nhất qua Bidong, Mă Lai rồi vào Mỹ sống ở Nam Cali. Cô may thuê. Bán quán nuôi con. Con trai lập gia đ́nh có 2 cháu. Người vợ lính năm xưa từ 75 đến nay, ở vậy thờ chồng đă trở thành bà nội ở chung một nhà với con cháu. Suốt đời vẫn nghèo, nghèo từ trung sĩ mà nghèo lên đại tá. Nghèo từ Thủ Đức mà nghèo qua Chương Thiện. Nghèo từ Việt Nam mà đem theo cả cái nghèo qua Mỹ. Bởi v́ suốt đời chỉ là người vợ lính.

 

Một đời chinh chiến. Chuyện người chồng.
Đ/tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938. Xuất thân thiếu sinh quân Gia Định rồi nhập ngũ và lên cấp trung sĩ huấn luyện viên vũ khí tại trường bộ binh. Sau khi lập gia đ́nh có 1 con th́ anh trung sĩ t́m cách tiến thân xin vào học lớp sĩ quan đặc biệt tại Đồng Đế. Từ anh sinh viên sĩ quan Đồng Đế 1960 cho đến 15 năm sau Hồ Ngọc Cẩn trở thành đại tá tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện, hầu hết cấp bậc đều lên tại mặt trận.


Ông đă từng mang mầu áo của Biệt động quân và các sư đoàn bộ binh. Huy chương và chiến công nhiều vô kể. Suốt một đời chinh chiến từ trung đội trưởng lên đến trung đoàn trưởng, Hồ ngọc Cẩn tung hoành khắp Hậu giang và Tiền giang. Năm 1972 ông Thiệu cho lệnh toàn thể sư đoàn 21 từ miền Tây lên tiếp tay cho quân đoàn 3 giải tỏa An Lộc. Lại cho lệnh tăng cường thêm 1 trung đoàn của sư đoàn 9.


Tư lệnh quân khu, ông Trưởng nói với ông Lạc sư đoàn 9 đưa 1 trung đoàn nào coi cho được. Trung tá Hồ ngọc Cẩn dẫn trung đoàn 15 lên đường. Trung đoàn ông Cẩn phối hợp cùng nhẩy dù đánh dọc đường 13 tiến vào An Lộc. Anh đại úy đại đội trưởng của trung đoàn suốt mấy tuần dằng co với địch trước pḥng tuyến của tướng Hưng tư lệnh An Lộc, nhưng chưa vào được. Lính hai bên chết đều chôn tại chỗ.


Thiết vận xa M113 của ta c̣n phải lui lại phía sau. Chỉ có bộ binh của trung đoàn 15 nằm chịu trận ở tiền tuyến. Anh sĩ quan kể lại, chợt thấy có một M113 của ta gầm gừ đi tới. A, tay này ngon. Chợt thấy một ông từ thiết vận xa bước ra, phóng tới pḥng tuyến của đại đội. Nh́n ra ông trung đoàn trưởng Hồ Ngọc Cẩn. Ông quan sát trận địa rồi hô quân tiến vào. 

 

Cùng với tiền đạo của nhẩy dù, trung đoàn 15 bắt tay với lính pḥng thủ An Lộc. Sau khi B́nh Long trở thành B́nh Long Anh Dũng, ông Thiệu hứa cho mổi người lên 1 cấp. Trung tá Hồ Ngọc Cẩn ngoài 30 tuổi đeo lon đại tá trở về trong vinh quang tại bản doanh Sa Đéc.


Rồi ông được đưa về làm tiểu khu trưởng Chương Thiện. Vùng đất này là sinh quán của ông ngày xưa. Cho đến 30 tháng 4-1975 Sài G̣n đă đầu hàng, nhưng Chương Thiện chưa nhận được lệnh Cần Thơ nên Chương Thiện chưa chịu hàng. Chiều 29 sang 30 tháng 4, tiểu khu trưởng vẫn c̣n bay trực thăng chỉ huy. Khi radio Sài G̣n tiếp vận về tin buông súng, các đơn vị bên ta ră ngũ. 

 

Lính tráng từ tiểu khu và dinh tỉnh trưởng tan hàng, đại tá tiểu khu trưởng Hồ Ngọc Cẩn bị lính cộng sản vây quanh khi c̣n ngồi trên xe Jeep với vũ khí, quân phục cấp bậc đầy đủ. Câu chuyện về giờ phút cuối cùng của người chồng, đă được người vợ kể lại cho chúng tôi. Thực là một kỷ niệm hết sức bi thảm.


Giây phút cuối của Chương Thiện,
Bà Cẩn với âm hưởng của miền quê Thủ Đức kể lại qua điện thoại. Cô Cảnh nói rằng suốt cuộc đời chưa ai hỏi thăm người thiếu phụ Thủ Đức về một thời để yêu và một thời để chết. Bà nói: “Kể lại cho bác rơ, những ngày cuối cùng nhà em vẫn hành quân. Đánh nhau ngay trong tiểu khu. Anh Cẩn vẫn c̣n bay hành quân. Nhà bị pháo kích. 

 

Tuy gọi là dinh tỉnh trưởng nhưng cũng chỉ là ngôi nhà thường. Chiều 30 tháng 4 mẹ con em theo các chú lính chạy ra ngoài. Đi lẫn vào dân. Ở Chương Thiện không ai biết em là vợ tỉnh trưởng. Ai cũng tưởng là vợ lính. Từ xa ngó lại mẹ con em thấy anh Cẩn bị chúng bắt giải đi.


Bà con kéo mẹ con em t́m đường chạy về Cần Thơ. Chú lính nói rằng bà không đem con chạy đi chúng nó bắt th́ khổ. Em dẫn thằng con nhỏ chạy bộ. Mẹ con vừa đi vừa khóc. H́nh ảnh cuối cùng thằng con hơn 10 tuổi nh́n thấy bố ngồi trên xe Jeep, Việt cộng cầm súng vây quanh. Bước xuống xe, anh không chống cự, không vùng vằng, không nói năng. Đưa mắt nh́n về phía dân ở xa, giơ tay phất nhẹ. Như một dấu hiệu mơ hồ cho vợ con. Chạy đi. Đó là h́nh ảnh cuối cùng đă gần 40 năm qua.


Từ đó đến nay mẹ con không bao giờ gặp lại. Thân nhân bên anh Cẩn, mẹ và các chị giữ không cho em và con trai ra mặt. Sợ bị bắt. Được tin anh ra ṭa nhận án tử h́nh. Rồi tin anh bị xử bắn. Thời gian anh bị giam gia đ́nh bên anh có đi tiếp tế nhưng không thấy mặt. Chỉ giao tiếp tế cho công an rồi về. Hôm anh bị bắn ở sân vận động Cần Thơ, gia đ́nh cũng không ai được báo tin riêng, nhưng tất cả dân Tây Đô đều biết. Mỗi nhà được loan báo gửi một người đi coi.


Bà chị họ đi xem thằng em bị bắn. Chị kể lại là không khí im lặng. Từ xa, nh́n qua nước mắt và nín thở. Chị thấy chú Cẩn mặc quần áo thường dân tỏ ư không cần bịt mắt. Nhưng bọn cộng sản vẫn bịt mắt. Bác hỏi em, bà chị có kể lại rơ ràng ngày xử bắn 14 tháng 8 năm 1975. Mỗi lần nói đến là chị em lại khóc nên cũng không có ǵ mà kể lại. Chúng bịt mồm, bịt mắt nên anh Cẩn đâu có nói năng ǵ được. 

 

Suốt cuộc đời đi đánh nhau anh vẫn lầm ĺ ít nói như vậy. Vẫn lầm ĺ chịu bị bắt, không giơ tay đầu hàng, không khai báo, không nói năng ǵ cho đến chết. Anh làm trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi đến tiểu khu trưởng. Báo chí, anh em nói ǵ th́ nói, anh Cẩn chả nói ǵ hết.


Bác hỏi em là mồ mả ra sao. Em và con về nhà mẹ ở Thủ Đức.
Gia đ́nh không cho em ra mặt. Bà chị và mẹ anh Cẩn đi xin xác không được. Chúng đem chôn ở phía sau Trung tâm nhập ngũ Cần Thơ. Mấy năm sau mới xin được đem về Rạch Giá. Rồi đến khi khu này bị giải tỏa nên lại hỏa thiêu đem tro cốt về nhà ông chú bên Long Xuyên. 

 

Ngày nay, em nói để bác mừng là sau khi vượt biên qua Mỹ em đă đưa di hài anh Cẩn qua bên này. Anh Cẩn bây giờ cũng đoàn tụ bên Mỹ với gia đ́nh. “
- “Cô đi năm nào”, tôi hỏi bà Cẩn.
- “Mẹ con em ở Thủ Đức ba năm sau 75. Đến 78 th́ vượt biên qua Pulo Bidong. Ở trại 8 tháng th́ bà con bảo trợ qua Mỹ. Qua bên này ḿnh chả biết ai, không ai biết ḿnh. Cũng như bao nhiêu thuyền nhân, mẹ con ở với nhau. Em đi làm nghề may, rồi đi bán quán cho tiệm Mỹ. Bây giờ cháu trai duy nhất của anh Cẩn đă có gia đ́nh sinh được 2 con.”


Chuyện đời người vợ lính thời chinh chiến với kết thúc bi thảm và anh hùng, tôi nghe kể lại thấy ḷng xót xa lắng đọng.Tôi bèn quay qua hỏi chị Cẩn sang đề tài khác:
- “Năy giờ nói toàn chuyện buồn, cô nhớ lại xem suốt đời từ đám cưới cho tới 75, cô có những kỷ niệm nào vui không.”
Bà Cẩn ngừng lại suy nghĩ:
- “Em thấy năm nào tháng nào cũng vậy thôi. Toàn lo việc nhà, nội trợ nuôi con. Anh Cẩn đi đâu th́ mẹ con cũng đi theo. Từ trại gia binh đến cư xá sĩ quan. Chúng em không có nhà riêng, không có xe hơi, không có xe gắn máy. Từ Sa Đéc trung đoàn 15 qua đến tiểu khu Chương Thiện, toàn là ở trại lính”.

Tôi hỏi tiếp:
- “Cô có đi dự tiệc tùng, mừng lên lon, thăng cấp, dạ hội ǵ không?”.
- “Không, em chả có đi đâu. Ở Chương Thiện em cũng không đi chợ. Dân chúng cũng không biết em là ai. Mua bán ǵ em về Cần Thơ, đông người, cũng chả ai biết em là ai. Em cũng không có nhà cửa nên cũng không mua sắm đồ đạc. Lương nhà binh cũng chẳng có là bao. Em cũng không ăn diện nên chẳng có nhiều quần áo. 

 

Năm 1972 ở An Lộc về, anh Cẩn mang lon đại tá không biết nghĩ sao anh nói với em, vợ chồng chụp được một tấm h́nh kỷ niệm. Đây là tấm h́nh gần như duy nhất. Xin bác dùng tấm h́nh này của nhà em mà để lên tấm bia lịch sử”.


Tôi nói rằng, tấm h́nh của cô và anh Cẩn rơ ràng và đẹp lắm. Hoàng Mộng Thu có đưa cho tôi xem. Chúng tôi sẽ dùng h́nh này. Nhưng tôi vẫn gặng hỏi:
- “Thế bao nhiêu lần anh thăng cấp cô có dự lễ gắn lon không?”.
- ” Em đâu có biết. Chỉ thấy anh Cẩn đi về đeo lon mới rồi cười cười. Cũng có thể gọi là những giây phút hạnh phúc của đời nhà binh”.
- “Thế cô chú ở Thủ Đức có khi nào đi chơi Vũng Tàu tắm biển không?”.
Bà Cẩn thật thà kể rằng:
- “Khi anh Cẩn học ở Đồng Đế th́ em và con có ra thăm Nha Trang nên thấy biển. C̣n chưa bao giờ được đi với anh Cẩn ra Vũng Tàu. Sau này đến khi vượt biên th́ mẹ con em mới thấy biển Vũng Tàu…”


Trong số một triệu chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa, dường như sĩ quan, anh nào cũng có 1 lần đi với vợ con hay người yêu trên băi biển Vũng Tàu. Chỉ có hàng binh sĩ, chỉ những người lính là chưa có dịp. Hồ Ngọc Cẩn ở Rạch Giá suốt đời chưa đem vợ Thủ Đức đi Vũng Tàu. V́ vậy chị Cẩn suốt đời vẫn chỉ là vợ lính.


Trong quân đội, dù là tướng tá hay sĩ quan, anh nào mà chả có thời làm lính. Sau đó mới làm quan. Chỉ riêng cô Nguyễn thị Cảnh, vợ đại tá Hồ Ngọc Cẩn là người đóng vai vợ lính suốt đời. Những ngày vui nhất của chị là thời gian được làm vợ anh trung sĩ hiền lành của trường bộ binh Thủ Đức. Ngày đó đă xa rồi hơn nửa thế kỷ, ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.  

H́nh ảnh có liên quan

Trở lại