GÓP NHẶT VÀI ĐIỀU

Hoàng Huy Hoàng Phước Quyến

http://art2all.net/tho/hoangphuocquyen/gopnhat_dainoi.jpg  

          Huế, mảnh đất gợi nhớ gợi thương cho biết bao người từng ở hoặc từng đặt chân đến. Huế là đề tài bất tận, các văn nhân thi họa nhạc sĩ trong nước cũng như hải ngoại đă ca ngợi dưới nhiều góc cạnh khác nhau của xứ thần kinh thơ mộng này!.

Đặt chân tới đây vừa qua trong tâm tưởng đọng lại nhiều suy tư, nhân dịp Xuân về, người viết xin góp nhặt vài điều cống hiến mua vui… 

Ai trong mỗi chúng ta ở bên ni bờ Thái B́nh Dương lại không đau đáu nhớ về bờ bên nớ, “thương nhớ ơ thờ thương nhớ ai!?”.
………………………………….
“Xa quá rồi em người mỗi ngă
Bên này đất nước nhớ thương nhau”

Đôi bờ của Quang Dũng

Lần giở trang sử cũ, Phú Xuân là Thủ Phủ xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn, là thủ đô của cả nước thời Tây Sơn, và cả thời nhà Nguyễn thủ đô vẫn đóng tại mảnh đất này nhưng Huế lại được rộng răi biết đến, cụm từ Triều Đ́nh Huế xuất hiện vào cuối thời vua Tự Đức đồng lúc với sự xuất hiện của tư bản Pháp xâm lăng nước ta. Kinh đô Huế tồn tại 143 năm gồm 13 đời vua triều Nguyễn từ năm 1802 tới 1945. Kể từ tháng 9 năm 1945 trở về sau Huế không c̣n là Thủ Đô của cả nước nữa mà chỉ là lị sở của chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên.

Lănh thổ thành phố Huế bây giờ không c̣n như trước 1975 mà được mở rộng rất nhiều, Bắc ra tận Triều Sơn Tây, xă Hương Sơ, tây gồm xă Hương Long huyện Hương Trà, nam gồm xă Thủy Biều, Thủy Xuân….có các thị trấn: Pḥ Trạch, Tứ Hạ, Sịa, Thuận An, Phú Bài v.v…..

Năm 1990 tỉnh Thừa thiên-Huế lại được tái thành lập gồm Thành phố Huế và tám huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, và Nam Đông. Năm 2010 Huyện Hương Thủy nâng lên thành Thị Xă Hương Thủy, năm 2011 huyện Hương Trà nâng lên thành Thị Xă Hương Trà.

Thừa Thiên có nhiều đầm phá, đầm Thủy Tú nối hai đầm phá lớn là Phá Tam Giang liên kết với đầm Cầu Hai tạo thành một vùng nội thuỷ rộng lớn có địa h́nh khá lư thú phân chia lănh thổ tỉnh Thừa Thiên thành hai phần rơ rệt: lục địa và bán đảo. Phần bán đảo giáp biển gồm các xă Điền Ḥa, Phong Hải thuộc Phong Điền; Quảng Ngạn, Quảng Công thuộc Quảng Điền; Hải Dương thuộc Hương Trà; bán đảo bị chia cắt bởi cửa biển Thuận An, và lại tiếp nối với Thị Trấn Thuận An, xă Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An thuộc Phú Vang; Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền thuộc Phú Lộc tận cùng là cửa Tư Hiền. Cư dân sống trên bán đảo đó rất khó khăn trong việc đi lại giao thương.

Ngày nay hệ thống đường sá cầu cống tỉnh Thừa Thiên phát triển, giúp tiện lợi cho việc đi lại trong tỉnh. Vượt phá Tam Giang-Cầu Hai có bốn cầu được xây dựng: cầu Thuận An, cầu Ca Cút, cầu Trường Hà và cầu Tư Hiền. Đường từ Huế đi Thuận An về băi biển không c̣n phải chờ phà ở Tân Mỹ nữa, năm 1977 đă xây cầu Thuận An, nhưng cầu này không c̣n xử dụng cho xe cộ (tiêu bộn bạc) mà chỉ dành để đi bộ, một cầu Thuận An mới lại được xây năm 2003 kỹ thuật cao hơn nằm trong phương án xây dựng QL49B vượt đầm Thủy Tú đến băi biển Thuận An; cầu Ca Cút nằm trên Quốc Lộ 49B vượt đầm tại bến đ̣ Ca Cút ngày trước mang cùng tên Ca Cút giúp dân hai xă Hương Phong, Hải Dương đi lại dễ dàng; cầu Trường Hà bắt qua đầm Cầu hai nối liền Phú Bài với đường 49B dọc theo bờ biển tại xă Vinh Thanh; cầu Tư Hiền vượt cửa Tư Hiền nối QL 49B với QL 1A phía Bắc đèo Phước Tượng. Cầu này dài nhất Thừa Thiên Huế tiện lợi giao thông cho cư dân các xă Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh An.

Từ Huế đi chùa Túy Vân có thể đi từ Thuận An trên QL 49B đến cửa Tư Hiền. Duyên Đoàn 13 ngày trước ở thôn Phú An nhằm kiểm soát cửa Tư Hiền ngày nay không c̣n dấu vết nào, vùng này cư dân đông đúc, chợ Phú An được mở rộng sầm uất. Cửa Tư Hiền này là trở ngại chính cho lực lượng quân sự VNCH gồm Bộ Binh, Địa Phương Quân Thừa Thiên-Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến… rút vào nam cuối tháng 3 năm 1975. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải đă lệnh đích thân Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 13 Hải Quân Thiếu Tá Trương văn Phương cho ghe Chủ Lực, Ferociment (ghe lớn của các Duyên Đoàn) chắn ngang cửa làm cầu, song sóng to gió lớn các ghe không chịu nổi, phải cố gắng đưa một hải vận đỉnh (LCM8)* vào cửa tự đánh ch́m để làm cầu vượt. Trời không ch́u ḷng người, tàu đă không vào được v́ sóng to biển cạn!. Kế hoạch bắt cầu tạm để hành quân không thành công, một lực lượng quân đội đáng kể phải kẹt lại ở đây!!!.
 

***

          Thăm Huế, nơi ôm ấp cả một thời thơ ấu, nơi nuôi dưỡng thời trai trẻ, đứa con xa nhà trở về tha hồ đi đây đi đó xem quê hương thay đổi ra sao sau hơn bốn thập niên tiếng súng nổ trở thành dĩ văng. Lần nào về cũng vào nội thành, đường Xuân 68 ( trước đây có tên Cống Lương Y nối tiếp đường Nhà Thương, sau năm 1954 đổi là Nguyễn Thành), thắp hương cho ông bà ngoại và thăm ông em Tôn Thất B́nh. B́nh là em con ông Cậu, thuộc Quốc Học 1959-1962, giáo sư Đại Học, từng là Giảng Viên Đại Học Văn Khoa Huế, viết nhiều sách được xuất bản. Năm 2003 trong chuyến đi thuyền rồng giảng về Ca Huế cho sinh viên B́nh bị tai biến mạch máu năo nên nói và đi lại khó khăn, chữ viết nguệt ngoạc nhưng vẫn cố gắng để diễn đạt ḷng ḿnh với người thân.. Sự nghiệp giảng dạy phải đành chấm dứt ngang đây trong khi tuổi đời c̣n có khả năng cống hiến nhiều hơn nữa. Ngày nay trở thành phế nhân, mọi sinh hoạt phải dựa vào người khác trợ giúp, sống âm thầm cam chiụ cho hết kiếp người…..

B́nh tặng vài sách của ḿnh viết trong đó có cuốn ĐỜI SỐNG TRONG TỬ CẤM THÀNH kể nhiều chuyện. Trong Lời Tựa tác giả viết:

Tử Cấm Thành, trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua tại vị, từ lâu là nơi chốn có sức hấp dẫn những người ham hiểu biết. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện để t́m hiểu nên không ít người đă có những cách nh́n, đánh giá sai lệch.

Thực tế sinh hoạt ở Tử Cấm Thành triều Nguyễn khá phong phú và đa dạng ở nhiều phương diện.

Qua tập sách này chúng tôi cố gắng giới thiệu một cách tổng quát về đời sống vật chất và tinh thần của những con người trong Tử Cấm Thành. Ngoài vua là nhân vật trung tâm, c̣n xung quanh là những người gần gũi: vương phi, cung nữ, thị t́, thái giám, nữ quan,v.v. Mỗi mẫu người có phong cách sống, tư tưởng riêng…….

http://art2all.net/tho/hoangphuocquyen/gopnhat_doisongtrongtucamthanh_bia.jpgSách gồm có các mục:

Tổng quan kiến trúc Tử Cấm Thành
Cuộc sống của các vua Nguyễn trong Tử Cấm Thành
Cuộc sống các vương phi triều Nguyễn
Tổ chức nữ quan triều Nguyễn
Công việc và tính cách của nữ quan
Cuộc sống các Thái Giám
Đời sống cung phi trong Tử Cấm Thành
Tiệc yến tiết Thánh Thọ đại khánh
Tiệc yến vua ngự chánh điện
Tiệc yến tiết Vạn Thọ đại Khánh vua Thiệu Trị
Lễ thường triều ở điện Cần Chánh
Lễ tấn phong Đông Cung Thái Tử
Lễ “ÔM GỐI” dưới triều Minh Mạng
Lễ khải hoàn thắng trận đời Thiệu Trị
Sách phong cung giai
Nghi thức đám tang Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
Lễ đại tang vua Minh Mạng

Lễ “Ôm Gối” mới được nghe lần đầu, xin được tóm lược để cống hiến bạn đọc.

Lễ “Ôm gối” là một lễ đặc biệt dưới thời Minh Mạng mà thôi.

Minh Mạng năm thứ 16 xuống dụ nay đă dẹp yên giặc phỉ, đầu đảng giặc là lũ Nồng văn Vân hoặc bị giết, hoặc bị bắt đều đă trừng trị, công lớn đă hoàn thành. Đă xuống dụ cho các thống binh về kinh vào chầu. Đề Đốc Phạm văn Điển, Tổng Đốc Tạ Quang Cự, Lê văn Đức hai lần đi đánh giặc ba năm mới trải qua mọi gian hiểm mới nên được công to. Tuy là bổn phận của đạo tôi con phải làm, nhưng v́ nước khó nhọc, làm ta bớt mối lo ở phương bắc, Trẫm lẽ nào quên đi mà không hậu đăi. Đă ban công khen thưởng, phong tước đền công, nay cho Lễ Bộ bày nghi lễ, chọn ngày tốt, Trẫm ngự cửa Đại Cung cho các quan đại thần lui quân về chầu, và cho Phạm văn Điển, Tạ Quang Cự, Lê văn Đức làm lễ “Ôm Gối” để tỏ ư Trẫm coi như Hoàng Tử vui đùa dưới gối. Đây là cái lễ Trẫm mới nghĩ ra mà về t́nh th́ rất thân rất yêu ở chỗ t́nh lễ vua tôi, không c̣n ǵ hơn nữa.

Hôm ấy làm lễ ”ôm gối” xong cùng cho Tham Tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Phụng, Nguyễn Tiến Lân, Hồ Bảo Định đến bên cạnh, Trẫm tự tay rót rượu ban cho để báo đáp sự khó nhọc. Kính cẩn đấy.

Sau khi dụ ban ra, chuẩn y lời nghị, Khâm Thiên Giám chọn ngày tốt. Trước đó một ngày, các phần việc chuẩn bị được tiến hành gồm giải chiếu ở giữa cửa Đại Cung, đặt ngai vua ngồi, màn trướng chỉnh tề, đặt một án đỏ ở trên thềm gian thứ hai bên tả, tất cả nghi lễ sắp xếp sẵn sàng cho ngày lễ. Sáng sớm ngày hôm ấy, các hoàng tử ( tước) công, các quan văn vơ có phẩm tước đều mặc áo thường triều`đợi ở trước sân hai bên tả hữu cung. Bọn thống soái tham tán đều mặc mũ áo đại triều đứng ban bên tả, sáu viên chức Bộ Binh đều mặc áo mũ thường triều, chia nhau mang các ḥm án; đề đốc, tổng thống, tổng đốc, tham tán bộ tiểu công vụ đợi ở ngoài tả ban. Buổi sáng sớm ngày lễ rước vua lên kiệu ở điện Cần Chánh đến thềm Bắc cửa Đại Cung th́ xuống kiệu. Lính cảnh môn rước vua lên ngai ngồi, một viên quan đường môn Bộ Lễ quỳ tâu xin cho đại thần lui quân về làm lễ chầu, cúi đầu rồi đứng dậy đi sang hàng bên tả, dẫn các đại thần đến trước sân lạy năm lạy, xong quỳ. Viên ty Bộ Binh bưng ḥm ấn quan pḥng đến bên cạnh các quan đại thần, quỳ lấy ấn giao cho các quan đại thần. Thống soái, tham tán, các đại thần cầm ấn để ngang trán dâng lên. Viên ty Bộ Binh cầm lấy để vào ḥm cũ, rồi đứng dậy bưng xuống thềm giao cho thuộc viên, Nội các đem ḥm ấy để ở trên án gian thứ hai bên tả, rồi lui ra. Các đại thần gật đầu đứng dậy lạy năm lạy, trở về đứng chỗ cũ.. Viên Bộ Binh trước dẫn đề đốc Phạm văn Điển đi theo bên tả dũng đạo, lên mé đông thềm giữa đến trước chỗ vua ngồi, quỳ, nằm rạp xuống đất. Vua truyền cho tiến lên, viên đề đốc cài hốt lại vái một vái rồi lui ra đến chỗ quỳ trước cầm hốt vái một vái.. Viên Bộ Binh dẫn xuống thềm lui ra đứng chỗ cũ. Rồi viên đó lại dẫn Tạ Quang Cự, Lê văn Đức làm lễ “ôm gối” như trước, lại dẫn Tham Tán Nguyễn Công Trứ đi từ gian thứ hai bên tả lên thềm đến bên cạnh ngai vua qú hướng Bắc, cài hốt vào đai. Vua ban khen rót rượu đưa cho, Tham Tán bưng chén rượu uống hết, trả chén giao cho thị vệ nhận, vái một vái, lui ra cầm hốt ra đứng chỗ cũ. Lại lần lượt dẫn Lê văn Thụy, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Bảo Định đều ban cho rượu vái tạ như trước. Các đại thần ấy đều ra sân lạy tạ ơn năm lễ, rồi lui ra. Rước vua về cung, các đại thần nộp các ḥm ấn giao cho nội các thu nhận cất đi. Ngày hôm ấy cho từ thống soái trở xuống cùng binh sĩ thắng trận về ăn yến, dự tṛ vui ở nhà Bộ Binh.

Năm ấy được tin thắng trận ở thành Phiên An, Hoàng tử, phủ Tôn Nhơn trăm quan cùng tâu xin chầu mừng. Vua phê rằng đến mồng 1 tháng 8 trẫm ngự điện ban chiếu cho các phần việc kính cẩn tuân làm.. Các quan bàn định đạt nghi lễ đại triều ở điện Thái Ḥa, rước vua lên ngồi, các tước công, trăm quan tạ ơn, làm lễ chúc mừng giống như nghi lễ đại triều.

Xuống chỉ dụ rằng thảo nghịch tả tướng quân Tân Kháng Bá Nguyễn Xuân cùng Thự thảo nghịch hữu tướng quân Phạm Hữu Tâm thắng trận kéo quân về, đem dâng nộp bọn đầu sỏ giặc đă bị bắt sống được, dâng tai giặc và nộp trả ấn tín, công lớn đă hoàn thành, Trẫm rất vui mừng, trước đây quân ba bộ đi đánh giặc Vân, các thống soái và lũ Tạ Quang Cự vào chầu, Trẫm nghĩ công lao cho làm lễ “ôm gối” để tỏ ư thân yêu như các hoàng tử, tưởng t́nh lễ vua tôi không c̣n ǵ hơn nữa. Nay Trẫm nghĩ hai thảo nghịch tướng quân, cầm quân đánh được thành Phiên An, tuy không khó nhọc như quân ba bộ liên năm trèo đèo lội suối xông pha nước độc rừng thiêng vây đánh thành kiên cố, ngày ngày lấp hào đắp lũy mở đường hầm đà thành đá, nằm gối giáo gươm, xông tên đạn sớm chiều không nghỉ, khó nhọc gấp mười mới nên công lớn. So với những người chỉ trèo đèo lội suối xông pha nước độc rừng thiêng mà thôi có phần khổ hơn chứ không không phải là không bằng. Hơn nữa hai viên ấy năm trước đi đánh giặc Xiêm có nhiều chiến công. Vậy trừ ra việc luận công, ban thưởng phong tước đền công sẽ có dụ riêng. Nay chọn ngày tốt trẫm ngự cửa cung Đại Cung cho Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm đều làm lễ “ôm gối” để tỏ rơ sự ưu đăi khác thường . Lễ xong cũng cho tham tán Nguyễn Công Hoan, Hồ Văn Khuê, Trần Văn Trí tiến trước mặt trẫm rót rượu ban cho để đáp công khó nhọc.

Năm thứ 18 xuống dụ rằng ….. Nay Trấn Tây tướng quân, lĩnh chức Tổng Đốc An Hà là B́nh Thành Bá Trương Minh Giảng v́ ngoài biên vô sự gọi về vào chầu. Viên tướng này đă vâng mệnh đi đánh giặc (Lê văn) Khôi, đánh tan giặc Xiêm nhưng v́ thành Trấn Tây là chỗ biên cương quan trọng nên vẫn cho ở đấy để trấn giữ. Tính đốt ngón tay đă năm năm rồi. Dẫu không như các thống binh khác sau khi thắng trận lập tức khải hoàn. Nhưng trẫm nghĩ lúc đi đánh giặc Khôi là lúc thế giặc đương hăng, mà tướng quân ấy đánh một trận ở B́nh Long làm nhụt sự ngông cuồng của giặc, từ đó mất vía kinh hồn, vào giữ thành trơ trọi dễ bị đánh tan, trận ấy thật là quân công đệ nhất. Sau đó nước Xiêm đem quân cả nước đến xâm lược đă vượt qua Hà Tiên, Châu Đốc dong ruổi quân vào sâu mà tướng quân đó đem vài ngàn quân, lấy ít đánh nhiều, dùng kỳ mưu đánh thắng nhiều trận lớn, giặc phải sợ chạy trốn, biên cảnh được giữ yên; so với công các quan lớn Thống binh trước kia có phần to hơn chứ không kém. Nay nhân vào chầu nên làm cho tỏ rỏ sự vinh quang; vậy đến 19 tháng này giờ tốt trẫm sẽ ngự cửa điện cho Trương Minh Giảng vào chầu làm lễ “ôm gối” để biểu thị sự yêu mến và càng làm rơ rể thành tích lớn lao.

Nhân nói về ‘Đời sống trong Tử Cấm Thành” người viết nhớ đến chuyện cung phi của vua Gia Long. Khi Nguyễn Vương bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy ra trốn khi ở đảo Thổ Chu khi Phú Quốc, thế cùng lực kiệt phải t́m đến Pháp trợ giúp, nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc đưa con cả Hoàng Tử Cảnh mới lên bốn tuổi làm con tin mang qua Pháp xin trợ giúp cứu nguy. Sau khi chia tay Giám Mục Lộc và Hoàng Tử Cảnh, ngài quay qua nói với Nguyên Phi Tống thị Lan: “Con ta đi rồi, ta cũng đi đây. Phi ở lại phụng thờ quốc mẫu, chưa biết sau này gặp nhau ở nơi nào, ngày nào, hăy lấy vàng này làm tin”, vua đưa ra một thoi vàng ( 20 lạng) chặt đôi trao cho phi một nửa. Năm Minh Mệnh thứ 1, kính khắc vào thoi vàng những chữ Thế tổ đế hậu Quư măo bá thiên thời tín vật. (Vật làm tin ngày Thế tổ và Hoàng hậu chia ĺa nhau năm Quư măo), lưu giữ ở điện Phụng Tiên.

Tháng 5, 1801 Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn chạy ra Bắc,  Ngọc B́nh bị kẹt lại Phú Xuân, lúc này Ngọc B́nh c̣n trẻ và rất đẹp (16 tuổi) nên Nguyễn Ánh muốn lấy làm vợ, cận thần phản đối, tâu “thiên hạ thiếu ǵ đàn bà mà lại lấy vợ thừa của giặc”. Nguyễn Vương không động t́nh, nói “tất cả giang sơn này cái ǵ ta không lấy từ tay giặc, cứ ǵ một người đàn bà.” Bèn sắc phong Tả Cung Tần, tặng Đức Phi cho Bà.

Chính sử nhà Nguyễn không đá động ǵ đến chi tiết Bà Ngọc B́nh vốn là chính cung Hoàng Hậu của vua cuối cùng nhà Tây Sơn.

Đại Nam Thực Lục ghi:

Canh Ngọ, Gia Long thứ 9 (1810) .
Chiêu Viên là Lê thị (con gái út vua Lê Hiển Tông) mất, tặng Đức Phi, an táng ở Trúc Lâm, lập Từ Đường ở Kim Long. Thưởng cho binh dân 600 quan tiền.

Nguyễn Phước Tộc Thế Phả ghi:

Năm Nhâm Tuất (1802) bà vào hầu Thế Tổ, chẳng bao lâu được phong Tả Cung Tần.”

Bà sinh cho Thế Tổ 4 người con, Quảng Uy Công Nguyễn Phúc Quân sinh năm 1809, Thường Tín Công Nguyễn Phúc Cự sinh năm 1810. Hai Công Chúa Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn. Bà mất năm 1810, 27 tuổi, vua tặng Đức Phi, thụy Cung Thận. Mộ phần ở Trúc Lâm năm 2008 cải táng về Đồi Mâm Xôi, khu Đồng Chầm thuộc phường Hương Hồ thị xă Hương Trà.
 

Xin giải mă câu ca dao:

“Số đâu có số lạ lùng
Con vua lại lấy hai chồng làm vua”

Câu ca dao này nói lên việc vua Gia Long lấy Hoàng Hậu Tây Sơn làm vợ sau khi chiếm Phú Xuân. Có người nhầm tưởng vua Gia Long lấy Ngọc Hân, thực ra không phải v́ Ngọc Hân đă mất năm 1799 trước khi Phú Xuân đổi chủ năm 1801.

Vua Lê Hiển Tông nhà hậu Lê có Công Chúa Ngọc Hân sinh năm 1770, theo lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh nhà vua gả cho Nguyễn Huệ để giữ vững ngai vàng, lúc đó vừa tṛn 16 tuổi. Công Chúa út Ngọc B́nh sinh năm 1785, sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, năm lên 12 tuổi được Thái Hậu Ngọc Hân làm mối gả cho Quang Toản trở thành chính cung Hoàng Hậu của vua Cảnh Thịnh. 

Theo Nguyễn Phước Tộc Thế Phả, vua Gia Long có 21 người vợ: bà Nguyên Phi Tống thị Lan, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu, và bà Nhị Phi Tả Cung Tần Trần thị Đang, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, Bà Lê Thị B́nh được ghi người thứ ba.

Có lần sau khi băi triều ngài c̣n nán lại tâm t́nh với các cận thần người Pháp đă giúp ngài trong việc phục hưng nhà Nguyễn. Than phiền về các bà trong nội tranh nhau sự sủng ái, và chống phá nhau đều xin ngài xem xét và giải quyết khiến nhức đầu hơn công việc triều chánh. Chaigneau (?) đưa ư kiến, ngài đừng tuyển thêm cung phi để khỏi bị nhức đầu, ngài nh́n Chaigneau không trả lời, rồi chỉ về hướng hậu cung nói các khanh có biết không trẫm v́ cơ nghiệp nhiều lúc phải làm vui ḷng đại thần, ở tuổi này mà có đại thần c̣n xin tiến cung con gái đôi tám làm cung phi nữa đó, nói xong ngài đứng dậy đi về hậu cung.  

Bước đi trên lối cũ nội thành nh́n xưa mà ngẫm nay. Hoàng Thành cổ kính rêu phong lỗ chỗ hư hại, một kỳ công do chính vua Gia Long phác thảo, đặt nền móng uy quyền của nhà Nguyễn, vẫn uy nghi ghi dấu thời gian vàng son một thuở, nay im ĺm vết vàng son loang lổ bạc màu… Vài tốp du khách bá tánh nhộn nhịp ra vào, chốn thâm nghiêm không c̣n nữa!.

Nh́n lên kỳ đài cờ đỏ tung bay phần phật trong gió ḥa âm cùng tiếng ca trầm buồn văng vẳng từ một quán bên đường vọng lại “Bến Văn Lâu nh́n thế sự lắm đổi thay”….. bất chợt liên tưởng h́nh ảnh vua quan quân nhà Tây Sơn hối hả rời kinh đô Phú Xuân thoát thân; đoàn quân chiến thắng ào ào tiến vào lùng sục đập phá cung điện, trong nội cung đám cung phi vẻ mặt sợ sệt ngơ ngác lo âu cho số phận trước uy quyền mới bao trùm….

Kỳ đài đă bao lần thay đổi màu cờ… môt thoáng ngậm ngùi… bước chân như chùng lại… Hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan xâm chiếm tâm hồn, buộc miệng khẽ ngâm:

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước c̣n cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.


Một thời đại… một phận người….!!!!

San Diego, Mạnh Đông Đinh Dậu 2017
Hoàng Huy Hoàng Phước Quyến

___________

*Hải Vận Đỉnh LCM8
Hải Vận Hạm LSM
Dương Vận Hạm LST
 

Trở lại