Mùng 5 Tết Giỗ trận Đống Đa

TRẦN QUÁN NIỆM

Ngài phá 10 vạn quân Xiêm chứ không phải 4 và đánh tan quân Pháp nữa. Xin trich dẫn Chu Tri Lục 4 của Đại Việt Day Dân Đàng cho rơ ràng chiến công của ngài.  

Nguyễn Quang Trung là mẫu mực anh hùng của thiên tài sáng tạo quá thời và là một mối tiếc hận cho người Việt trong vận tiến hóa trước.

Thời đại ấy chính là lúc Nam Bắc phân tranh chưa thôi, hai họ Nguyễn Trịnh trong cuộc thống trị đă đào tạo nên một giai tầng quư tộc làm hậu thuẫn cho chính quyền ḿnh, vừa tới lúc xă hội đồi bại, chính trị bất lương và lúc giai tầng quốc dân vừa thành h́nh th́ nhà Tây Sơn xuất hiện với Nguyễn Huệ song song đi đôi với Napoléon. Người Pháp thường ví Nguyễn Huệ với Napoléon, song sự so ví ấy chỉ làm giảm bớt giá trị của Nguyễn Huệ đi rất nhiều. Đáng lẽ nước Việt đă đi trước trong kỳ văn minh trước và đi trước cuộc duy tân Nhật Bản trước 100 năm, để hoàn thành cuộc phục hưng và phục hoạt Đại Việt từ đấy. Tiếc rằng cái nền tảng xă hội và thủy chuẩn văn hóa bấy giờ chưa đi kịp với óc sáng tạo đi trước của Quang Trung. Sự đợi lại là một cái thiệt trên thời gian quá khứ, nhưng là một cái rôi trên thời đại tương lai.

Cái thiên tài quân sự của Quang Trung biểu hiệu ra bằng trận Đống Đa, trận Quy Nhơn và trận Gia Định. Trận Đống Đa đánh sau 7 ngày cưỡng hành quân, thực hành bằng chiến thuật đánh chọc thủng giữa (trung ương đột phá) phối hợp với sách lược tuyên truyền thẩm thấu.

Trận Gia Định cũng đánh sau nửa tháng cưỡng hành quân với chiến lược đại bao vây, phối hợp với tiểu bao vây. Quân Xiêm khôn hơn quân Tàu bằng cách chia quân đóng tản từ thành thị về thôn quê, định thực hiện lối toàn diện chiếm lĩnh. Chiến lược của Nguyễn Huệ đă tiêu diệt hẳn hơn 10 vạn quân Xiêm chạy về tới đất nước c̣n được hơn 200 quân, cũng như đă tiêu diệt hẳn hơn 15 vạn quân Thanh chạy về tới đất nước c̣n có hơn 100 với ông tướng Tôn Sĩ Nghị áo mũ rách tả tơi, để lại cả các ấn tín Tổng Đốc Vân Nam và huyện trưởng các huyện. Nhà Thanh muốn học lại cái thủ đoạn cũ của nhà Minh, muốn nhân dịp nội bộ hữu sự mà sang đặt để quận huyện đất Việt.

Trận Quy Nhơn là trận đánh bại quân Pháp với Gia Long bằng trí óc khoa học, dùng nghi binh để đánh lạc chú ư của quân địch rồi đem nhựa thông phóng ra đánh hỏa công, được cái kết quả toàn bộ tiêu diệt quân địch cũng như hai trận lớn trên bộ.

Mục đích chiến tranh là hoàn toàn tiêu diệt được quân địch với tất cả năng lực công thủ và khôi phục được của nó. Ta nên hiểu rằng trận Cannae[1], trận Sedan[2] coi là binh lược điển h́nh của toàn thế giới cũng chỉ được coi dưới cái giá trị của trận Đống Đa, Gia Định mà thôi.

 

Trận Quy Nhơn phải cho là trận ưu việt của Nguyễn Huệ đối với Napoléon. Napoléon há chẳng bao giờ cũng thất bại trên hải chiến sao? Kể tất cả các trận của Napoléon, trừ trận Austerlitz [1A] đánh lối phản bao vây ra, há có thể c̣n trận nào sánh được trên giá trị quân sự với các trận Đống Đa và Gia Định?

Thiên tài chính trị của Quang Trung biểu hiện ra bằng sự đi trước hẳn thế giới với kết quả sáng tạo của dự kế chính trị. Thời đó trừ chế độ dự toán hằng năm ra (budget annuel), há đă ai và nước nào đă có kế hoạch chính trị 10 năm? Dưới phương hướng của 10 năm kế hoạch đó, sự biến pháp dần dà được thực hành, dân chủ có cơ được thực hiện, dân chúng tổ huấn đang tiến hành gấp, quân đội tổ chức đang trên chương tŕnh phát triển và khoáng trương, kinh tế đang hết sức chỉnh lư và biên chế, công nhân đang được chỉ đạo về phía quân sự và dân sinh được trọn vẹn cả đôi, ngoại giao thi hành cương ngạnh để yểm hộ cho đối ngoại mậu dịch đă chớm nở ba năm rồi... Quang Trung bỗng chết yểu!

Kế hoạch của Quang Trung đáng dị nghị trên điểm quốc gia chưa được thống nhất mà phương hướng chính trị đă tỏ lộ ra bên ngoài, mặc dầu mục tiêu của các cuộc phát triển ấy ở các nơi nội địa trên lịch sử ta. Sự thất bại của Quang Trung ở đó một phần, một phần c̣n ở sự thiếu thốn cán bộ. Nhưng cái nguyên cớ chính của cuộc thất bại này là nền tảng với điều kiện chủ quan của xă hội ta không đi kịp với cuộc chạy dài trên tiến hóa của quốc tế. Mỗi nhân tài thành công là ở nhỡn quang trông vượt khỏi thời đại, có một vũ khí với phương pháp đi trước đời, cái thất bại c̣n ở đó mà ra. Dù sao, Nguyễn Huệ, một thiên tài mô phạm của tinh thần dân tộc sáng tạo của dân tộc ta, luận về hành quân của ông phải nói rằng: ông có một khoa học kiêm cả một nghệ thuật về quân sự của thời đại XX, hợp với chế độ của toàn diện chiến tranh của chiến tranh chớp nhoáng; cũng như nói về chính trị của ông phải nói rằng: ông là người của thời đại XX trên kế hoạch xă hội và kế hoạch chính trị.

[1A] Austerlitz: Tại đây ngày 2/12/1805 Nă Phá Luân I đánh bại quân đội của hai nước Nga Áo phối hợp. Sau trận này, Áo xin ḥa và Phổ toan gia nhập Liên Minh ấy, cũng xin kư ḥa ước với Pháp Nga rồi rút quân về.

[1] Cannao: trên đất Apulia, 86.000 quân La Mă do Varro chỉ huy tấn công Hannibal, tướng thành Carthage tại đây, và bị tiêu diệt mất 50.000 người (216 trước K.T.)

[2] Sedan: Ngày 1/9/1870, Phổ đánh Pháp đại bại. Hoàng Đế Nă Phá Luân III phải đầu hàng. Trận này chấm dứt nền Đế Chính II (Second Empire) của Nă Phá Luân III. Sau trận nầy, quân Phổ kéo thẳng vào vây hăm Ba Lê.

Mùng 5 Tết Giỗ trận Đống Đa

TRẦN QUÁN NIỆM


 Hàng năm, mỗi độ Xuân qua

Đều xin ghi lại chút quà làm duyên

Trong ḍng lịch sử triền miên

Tiền nhân từng lập rất nhiều chiến công

Có ai c̣n nhớ hay không?

 

QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

Vùng B́nh Định địa linh nhân kiệt

Đất Tây Sơn tụ nghĩa dấy binh

Dẹp Xiêm La, phá giặc Thanh (1)

Quang Trung Đại Đế uy danh muôn đời

Đại phá quân Thanh Xuân Kỷ Dậu (1789)

Vua Lê Chiêu Thống rước voi giầy mả Tổ

 

Thành Thăng Long – Ngày giáp Tết

Trong yến tiệc thâu đêm

Tôn Sĩ Nghị vui say ngất ngưởng

Gái ca nhi xinh đẹp kề bên

Sênh phách nhạc, rượu nồng dê béo

 

Đoàn sĩ tốt say sưa chếnh choáng

Trống cầm canh thưa thớt biếng lười

Nào hay đêm phục mặt trời

Họa phơi thây đă đón mời một bên

Năm Mậu Thân (1788) ngàỵ 25 tháng 11

Núi Bàn Sơn mây năm sắc chói

Đất Thừa Thiện vượng khí rỡ ràng

Quang Trung Hoàng Đế đăng quang

Cờ reo trống thúc, lên đàng tiến quân

 

Giáp trụ uy nghiêm

Cưỡi đầu chiến tượng

Oai vệ phi thường

Giọng truyền chư tướng

 

“Tất cả hăy gắng công

Dẹp tan loài xâm lược

Quân ta ăn Tết trước

Lễ Khai Hạ vào thành”  (a)

 

Hai mươi vạn hùng binh

Trẩy nhanh như gió thổi

Cứ hai người vơng một

Vượi đồi núi không nao

 

Theo tiếng hát thúc quân

Ḷng người người phấn khởi

“Chàng ơi cho thiếp đi cùng

Theo vua Nguyễn Huệ Quang Trung diệt thù

(thùng th́nh thùng)

Đường ra xứ Bắc mịt mù

Mùa Xuân Kỷ Dậu ngàn Thu lẫy lừng

(th́nh thùng th́nnh)(2)

Ngày 30 Tết Kỷ Dậu

Sông Giản Thủy đại quân vượt bến (3)

Đất Phú Xuyên (4) bắt sống quân thù

Mùng Ba Tết

Giấc nửa đêm dậy dậy tiếng quân reo

Hồi sáng sớm trùng trùng ṿng vây hăm

Hạ Hồi vỡ (5) Ngọc Hồi tan (6)

Trận Đống Đa, mồng Năm Tết Kỷ Dậu (7)


 Vua Quang Trung khăn vàng quấn cổ

Đốt sạch quân lương

(Chí quyết liệt, chỉ c̣n đường chiến thắng)

Quân sĩ đồng ḷng

Ḥ reo như sấm nổ

 

Lớp lớp hùng binh

Hàng hàng chiến tượng

Ngài cưỡi đầu voi chiến

Chỉ ngọn cờ đào, hùng dũng tiến quân

Trong nắng sớm mùa Xuân

Áo bào đỏ oai nghi rực rỡ

Sĩ tốt ghép mộc gỗ

Chống lại súng thần công

Sức công thành mạnh như thác đổ

Đạp lũy hào,liều chết xông lên

Quân reo, ngựa hư vang rền

Hoả hồ cháy đỏ, liền liền thành tan

Quân Đô Đốc Long, Đô Đốc Bảo

Thế gọng ḱm, đánh thốc ngang hông

Thây phơi, máu chảy đầy đồng

Xác giặc chết chất chồng g̣ đống

Đề Đốc Hứa Thế Hanh chết chém

Tả Dực Thượng Duy Thăng mạng vong

Sầm Nghi Đống đóng đồn Khương Thượng (8)

Sức lực cùng., thắt cổ treo thây

Tôn Sĩ Nghị chạy thoát lấy thân

Cầu phao đứt, xác đầy sông Nhị (b)

 

Áo bào đen khói súng

Ngài vào thành Thăng Long

Trong tiếng khải hoàn ca

Đúng như lời đă hứa

 

Oanh liệt thay vua Quang Trung

Năm ngày đại thắng chiến công muôn đời

B́nh Nam, phạt Bắc chói ngời

Chí toan lấp biển vá trời. Ai hơn? (9)

 

Mỗi độ Xuân về

Ḷng vui rộn ră

Nhắc chiến công xưa

Trang sử Việt uy nghi hồn Đại Đế

 

Trong khói trầm thơm tỏa

Anh linh hồn núi sông

Hỡi thế hệ Quang Trung

Hỡi tinh thần bất khuất

Hăy vùng lên phất ngọn cờ vàng

Cứu đất nước lầm than khổ ải

 

Trần Quán Niệm

Xuân Tân Sửu 2021

 

(1) Ngài đă phá tan 4 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút (miền Nam VN)

(2) Ca dao – Ngày nay tại B́nh Đinh vẫn c̣n lưu truyền nghệ thuật đánh trống trận và luyện vơ Tây Sơn

(3) Sông Giản Thủy thuộc tỉnh Ninh B́nh

(4) Đất Phú Xuyên thuộc tỉnh Hà Đông

(5) (6) Hai đồn địa đầu trong chiến lũy của quân Thanh

(7) G̣ Đống Đa, ngoại thành Hà Nội

(8) Đồn Khương Thượng, ngoại thành Hà Nội

(9) Ngài có mộng tiến đánh Trung Hoa, đ̣i đất lưỡng Quảng cho Việt Nam.

Ai ngờ đại bàng gẫy cánh khi mộng chưa thành

(a) Lễ Khai Hạ là Mùng Năm Tết

(b) Sông Nhị là sông Hồng Hà

Trở lại