Nguyễn Công Trứ

Con người của hành động và hưởng lạc

Lương Nguyên Hiền

   

Chân dung Nguyễn Công Trứ (1778-1858) (ảnh Internet)  

Bây giờ là cuối tháng 11, đêm dài ra và ngày th́ ngắn đi. Trời đă bắt đầu trở lạnh, từng cơn mưa rơi nặng hạt, từng làn gió mạnh từ xa thổi về. Mưa và gió như quyện vào nhau mang tới cái lạnh buốt xương. Cái lạnh ấy lại làm tôi cảm thấy thú vị, bởi mỗi lần ra đường, tôi có dịp vừa đi, miệng th́ xuưt xoa và thân th́ co ro trong chiếc áo ấm. Mùa đông vẫn chưa chịu về để phủ lên trời đất những bông tuyết trắng thay cho màu xám âm u của cuối mùa thu. Hôm nay trời trở lạnh và mưa dai dẳng, tôi ngồi ngó ra ngoài cửa sổ, cả mấy tháng nay rồi tôi vẫn ngồi như thế, không đi đâu xa và cũng chỉ quanh quẩn trong nhà bởi mấy con virus Corona đang hoành hành trở lại. Covid tới làm loài người phải cách ly với xă hội, phải xa bạn bè, xa người thân và tôi phải xa những quán café quen thuộc trong phố, nơi gặp gỡ những bạn già vào buổi xế chiều. Tự dưng tôi cảm thấy ḷng ḿnh chùng xuống có phải v́ “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Loay hoay mở máy tính, tôi t́m đọc một cái ǵ cho qua ngày đoạn tháng. Lang thang trên mạng, tôi bắt gặp mấy câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài “Chí làm trai” mà tôi đă học được từ thủa xa xưa, hồi c̣n mài đũng quần trên ghế nhà trường ở Nha Trang trong những giờ dạy văn chương.

Ṿng trời đất dọc ngang, ngang dọc
          Nợ tang bồng vay trả, trả vay
          Chí làm trai nam bắc đông tây
          Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
          (Chí làm trai)

Đây là một bài thơ viết theo thể hát nói hay c̣n gọi là ca trù, là một trong những bài xuất xắc nhất của Nguyễn Công Trứ viết khi ông c̣n trẻ đang hăm hở lên đường lập công danh, muốn để lại sự nghiệp cho đời, cho người. Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu hùng tráng, tạo nên một ấn tượng khí phách hiên ngang, nào là “dọc ngang, ngang dọc”,  “nợ tang bồng”, “vay trả, trả vay”, “nam bắc đông tây“, “vẫy vùng trong bốn bể”. Ta thấy hiện lên h́nh ảnh rất đẹp của một đấng nam nhi đang tung hoành ngang dọc trong “ṿng trời đất”, đang vẫy vùng cho thỏa chí trong “bốn bể” để trả nợ tang bồng. Tang bồng từ chữ “tang bồng hồ thỉ” có nghĩa là cây cung bằng gỗ dâu và mũi tên bằng cỏ bồng, tục truyền ngày xưa khi sinh ra con trai, người ta bắn 4 mũi tên 4 hướng đông, tây, nam bắc và 2 mũi tên lên trời xuống đất. Tượng trưng cho chí hướng đi bốn phương và tung hoành giữa trời đất. Trả nợ tang bồng là trả nợ đời, nợ người, nợ đất, nợ nước và cả nợ vua tôi. Người muốn trả nợ tang bồng phải có chí lớn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng cơn sóng dữ [1] chứ không thể ru rú trong xó nhà. Bài  “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ thể hiện một nhân sinh quan của kẻ sĩ là nhập thế giúp đời, mang b́nh yên lại cho mọi người:

           Làm trai cho đáng nên trai 
        Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên [2]
 

Thân thế sự nghiệp  

Nguyễn Công Trứ sinh ngày 19 tháng 12 năm 1778, biệt hiệu Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đ́nh có truyền thống Nho giáo. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân từng làm tới tri phủ thời Lê. Sau khi quân Tây Sơn ra chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn đứng lên khởi nghĩa phất cờ “phù Lê” chống lại nhưng không thành. Ông mang gia đ́nh về quê và mở trường dạy học.  

Nguyễn Công Trứ lớn lên trong cảnh nghèo nàn, như có lần ông tự thán “Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no“ (Hàn Nho Phong Vị Phú). “Ăn chẳng cầu no” mà thi cử  th́ lận đận, măi đến năm 1819, sau ba lần thi Hương, ông mới thi đậu Giải nguyên lúc 41 tuổi và được bổ đi làm quan năm 42 tuổi. Ông hăm hở lên đường để trả nợ công danh, nhưng con đường hoạn lộ của ông th́ thăng trầm với bao nhiêu vinh và nhục. Trong 28 năm làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Công Trứ trải qua 3 đời vua: Minh Mạng (làm vua từ 1820 đến 1841), Thiệu Trị (làm vua từ 1841 đến 1847), Tự Đức (làm vua từ 1847 đến 1883). Ông đă giữ 26 chức vụ khác nhau, từ chức vụ Hành tẩu là chức vụ thấp nhấp trong quan trường cho đến những chức vụ cao nhất như Binh bộ Thượng thư, Tổng đốc Hải An, Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, Dinh điền sứ, hai lần làm chánh chủ khảo trường thi. Tuy là quan văn, nhưng bốn lần ông được phong làm tướng cầm quân, 3 lần dẹp loạn, 1 lần đánh quân Xiêm.  Ông đánh đâu thắng đó, nên được người đương thời tôn vinh là Uy Viễn tướng quân. Ông được vua Minh Mạng ban thưởng và c̣n gọi ông là “Nho tướng”. Thế nhưng:

Ra trường danh lợi vinh liền nhục
         Vào cuộc trần ai khóc lộn cười
         (Làm quan bị cách).

Ông bị bốn lần giáng cấp v́ bị vu cáo và có lần bị kết tội “trảm giam hậu”, giam lại rồi chém sau, v́ dám trái lệnh vua Minh Mạng. Một lần bị đầy xuống làm lính thú ở Quảng Ngăi vào năm 1843. Ông không buồn mà nói “làm tướng, tôi không lấy làm vinh, th́ nay làm lính, tôi cũng không lấy làm nhục”. Đối với Nguyễn Công Trứ chữ công danh không phải chỉ đơn thuần là danh và lợi. Ông ra làm quan chỉ để có đất dụng vơ, để thi thố tài năng của ḿnh và là nơi để trả nợ tang bồng với hoài băo là để lại tấm ḷng son sắt cho ngàn sau:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh [3]

(Dịch: Xưa nay có ai mà không chết

Hăy để ḷng son chiếu sử xanh).

Nguyễn Công Trứ không chỉ là một con người có tài văn và vơ mà ông c̣n là một người có tài kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). Được vua cử làm Dinh điền sứ (1828), ông đă có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển, lập lên hai huyện mới Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái B́nh) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh B́nh). Dân hai huyện nhớ ơn ông đă lập đền thờ ngay lúc ông c̣n sống.

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn, Ninh B́nh (ảnh Wikipedia)  

Về văn chương, ông là một nhà thơ xuất chúng đă để lại cho hậu thế một sự nghiệp khá phong phú: 1 bài phú (Hàn nho phong vị phú), 52 bài thơ đường luật, 63 bài hát nói, 21 đôi câu đối Nôm, 2 bản tuồng (Tửu hội và Lí Phụng Công) [4]. Tuy là người theo Nho học giỏi chữ Hán,

nhưng ông chỉ làm một bài thơ duy nhất viết bằng chữ Hán (Thất thập tự thọ) c̣n lại toàn bằng chữ Nôm. Chủ yếu thơ của ông tập trung vào ba đề tài: chí làm trai, thế thái nhân t́nh và triết lư hưởng lạc. Ngôn ngữ trong thơ mộc mạc, dân dă nên dễ đi vào dân gian và lúc nào trong thơ cũng thể hiện một tinh thần lạc quan, khí phách hào hùng và nhiều khi ngang tàng. Đặc  biệt ông làm rất nhiều bài hát nói hay c̣n gọi là ca trù. Đây là một thể tổng hợp giữa thơ và ca nhạc, có tính chất phóng khoáng tự do, không g̣ bó nên dễ gởi gắm vào đó tâm sự hay hoài băo của tác giả. Mặc dù hát nói đă xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ 19, với sự tài t́nh của ông, hát nói đă trở thành một nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Có thể nói Nguyễn Công Trứ đă có công hoàn thiện hát nói. Những bài hát nói tiêu biểu như Vịnh Tỳ bà hành, Chí làm trai,  Bài ca ngất ngưởng, Ngày tháng thanh nhàn , Yêu hoa,  Duyên gặp gỡ, Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Kiếp nhân sinh,.… vẫn là những bài ca được yêu thích và được phổ biến trong nhân gian cho đến ngày hôm nay.  

Nguyễn Công Trứ con người của hành động  

Vào đầu thế kỷ 19, sau hơn một trăm năm chục năm Trịnh Nguyễn phân tranh, nội chiến điêu tàn, nhà Nguyễn đă thống nhất được đất nước. Triều đ́nh nhà Nguyễn cai trị hà khắc, độc đoán và hay nghi kỵ. Dưới thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị giặc giă nổi lên khắp nơi, c̣n dưới thời Tự Đức lại thêm quân Pháp ŕnh ṃ xâm lược. Để củng cố uy quyền của ḿnh, nhà Nguyễn đă đặt ra “tứ bất lập”: không lập Hoàng hậu, không lập Tể tướng, không phong tước Vương và không lấy Trạng nguyên. Để thu phục nhân tài, triều đ́nh Huế mở các khóa thi và tạo nên một giai cấp Nho sĩ. Các sĩ tử thời ấy chỉ có một con đường duy nhất lập thân là cố gắng dùi mài kinh sử để thi đậu thành ông cống, ông nghè rồi “tiến vi quan”, đi làm quan, c̣n chẳng may công không thành danh không toại th́ “thối vi sư”, lui về nhà gơ đầu trẻ hay gác bút nghiên hưởng nhàn, thoát tục làm hàn sĩ. Là con người thấm nhuần Nho giáo, ông đă chọn con đường “chính danh” mà cũng là con đường duy nhất để lập thân là lấy trung quân ái quốc, trung hiếu làm đầu:

Thượng vị đức, hạ vị dân,
         Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác,
[5]
         (Phận Sự Làm Trai).

Nguyễn Công Trứ không đi t́m an bần, lạc đạo”. Ông lạc quan và tin tưởng vào một đất nước vừa mới được thống nhất và tương đối thanh b́nh khi nhà Nguyễn đă củng cố xong  được địa vị độc tôn. Ông nhập thế hăm hở lên đường lập “công danh”:

Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,

Phải hăm hở ra tài kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế

(Phận Sự Làm Trai)

Nung nấu một niềm tin mănh liệt vào tài năng của ḿnh “Trời đất cho ta một cái tài (Cầm kỳ thi tửu), ông quyết tâm lập “danh” để lại tiếng cho đời. Và chữ “danh” không c̣n là hư danh, mà thành một món nợ phải trả. Kẻ sĩ trả nợ công danh bằng sự dấn thân, đem tài kinh bang tế thế của ḿnh ra để giúp đời, giúp người, để thỏa chí tang bồng hồ thỉ, vẫy vùng bốn bể. Ông dùng h́nh tượng “nam nhi” để nói lên nhân cách trung dũng của kẻ sĩ đứng giữa càn khôn, đầu đội trời chân đạp đất, chí ở bốn phương và mang hết “sở tồn làm sở dụng”, trong triều đ́nh là trụ cột của quốc gia, ngoài biên thùy vung kiếm chấn ải:

Đem quách cả sở tồn làm sở dụng,

Trong lăng miếu ra tài lương đống.

Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương,

Sĩ làm cho bách thế lưu phương,

(Luận kẻ sĩ).

Với quan niệm sống tích cực, ông chọn “hành động” làm kim chỉ nam cho đời ḿnh. Ông coi mọi chuyện trên đời, ḿnh đều phải có trách nhiệm: "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" [6]. Ông không từ nan một việc ǵ. Đang từ một thư sinh trói gà không chặt, ra làm quan văn rồi được phong làm tướng cầm quân, ông vẫn hăng hái lên đường ba lần dẹp loạn để an dân, từng đánh đuổi quân Xiêm ǵn giữ bờ cơi.  

Năm 1858 khi ông 80 tuổi, thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng, ông xin vua Tự Đức đi đánh giặc. Nhưng ông chưa kịp lên đường, th́ mất vào tháng 11 năm đó.  

Con đường “hành động” của ông không chỉ để “bách thế lưu phương” (lưu tiếng thơm trăm đời) mà trên hết một ḷng v́ nước v́ dân. Năm 1827, được làm tướng cầm quân dẹp loạn Phan Bá Vành, vua Minh Mạng bảo ông phải trừ diệt hết mầm mống nổi loạn. Ông đă thưa lên vua rằng những người làm loạn là những dân nghèo vô tội bị túng quẫn, bị áp bức mà nổi lên như vậy nên phải mở đường sống cho họ. Ông xin cấp tiền và khai khẩn đất hoang để dân nghèo lập nghiệp. Vua Minh Mạng nghe theo cử ông làm Dinh điền sứ (1828). Ông đă khai đất hoang đắp đê lấn biển để có 38.095 mẫu đất cho 4.000 người cùng đinh. Ông đă “an dân” bằng cách mở “nhà học” cho trẻ em, phát gạo cho dân nghèo, dẹp bọn cường hào ác bá,… “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi(Bài ca ngất ngưởng) đă nói lên cái tâm của Uy Viễn tướng quân.  

Nguyễn Công Trứ không phải là loại người cong lưng, cúi đầu, chỉ “nhai văn nhá chữ” nên bị triều đ́nh ghen tị và đố kỵ. Những chuyện bất b́nh trên đường hoạn lộ nhiều khi tới như “mưa tuôn sóng vỗ”, nhưng điều đó không làm ông nản ḷng. Cuồng phong trong đời chỉ là thước đo ư chí của kẻ sĩ v́ “trả nợ đời là thế”:
           
           Cũng có lúc mưa tuôn sóng vỗ
         Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
         (Chí làm trai).

Năm 1840, ông được vua Minh Mạng cử qua Trấn Tây Thành (Nam Vang) dẹp loạn. Thấy t́nh h́nh ở đó bất lợi cho triều đ́nh Huế, ông xin lui quân để củng cố vùng đồng bằng sông Cửu Long và tránh được nạn binh đao cho dân lành. Vua Minh Mạng không đồng ư, bắt ông phải mang quân đi dẹp. Ông án binh bất động nên bị nhà vua tuyên án “trảm giam hậu”, giam lại rồi chém sau. Sau này vua Minh Mạng tự thấy vô lư nên tha. Đến đời Thiệu Trị, vua theo kế của ông, kéo quân về.  

Ông đă dâng sớ 6 lần xin triều đ́nh giữ nghiêm luật lệ, nghiêm trừ giặc cướp và nghiêm trị nạn cường hào ác bá. Nên ông bị bọn quyền thần trong triều ghen ghét. Có lần bị vu cáo, ông bị đầy xuống làm lính thú ở Quảng Ngăi. Ít lâu sau ông được giải oan và được phục chức. Mặc dù con đường lập công danh thật nhiều gập ghềnh, nhưng ông lúc nào cũng chứng tỏ tinh thần nhập thế hành đạo tích cực của ḿnh là giúp người, giúp đời, lập công nơi chiến trường mang lại b́nh yên cho trăm họ.

Văn d́u cánh phượng yên trăm họ,
Vơ thét oai hùm dẹp bốn phương.
(Vịnh văn vơ)
 

Nguyễn Công Trứ con người của hưởng lạc  

Sau nhiều lần xin về hưu, đều bị vua Thiệu Trị từ chối. Nhân vua Tự Đức mới lên ngôi, ông lại xin lần nữa và năm 1848 ông được chấp nhận về hưu lúc 70 tuổi. Từ đó:

Đường mây rộng thênh thênh cử bộ

Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
         (Chí làm trai).

Và khi “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”, ông thường cưỡi ḅ vàng cổ đeo nhạc ngựa, tiêu dao vào cơi hưởng lạc:

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch

Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn

Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn

Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
         (Luận kẻ sĩ).

Này thơ, này rượu, này đàn, này cờ vui chơi (hành lạc) cho thỏa chí:

Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí.
Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lư,

Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh.
Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang t́nh,

Cờ Đế Thích đi về xe pháo mă.
(
Cầm kỳ thi tửu).

Mà đồ thích chí của Uy Viễn Tướng Công không chỉ là “cầm kỳ thi tửu”, c̣n có cái “yến yến hường hường” cho đời thêm thú vị:

Có yến yến hường hường mới thú
         Khi đắc ư mắt đi mày lại

         (Tài t́nh).

Ông ngất ngưởng hưởng thụ cuộc sống:

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi d́
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng).

C̣n ai ngất ngưởng hơn ông. Giai thoại kể lại năm 73 tuổi ông lấy cô vợ lẽ thứ 10. Trong đêm tân hôn, cô dâu trẻ thỏ thẻ hỏi chồng được bao nhiêu tuổi. Chú rể trả lời, cách đây năm mươi năm ta mới được hăm ba:

Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ?
         Ngũ thập niên tiền nhị thập tam

Những giai thoại về những cuộc t́nh của chàng trai làng Uy Viễn phong lưu, đa t́nh và mê hát kể ra không hết. Mà nổi tiếng nhất là câu chuyện “Giang san một gánh giữa đồng, Thuyền quyên “ứ hự” anh hùng nhớ chăng?” với nàng ca kĩ Hiệu Thư mà hầu như ai cũng biết. Mà rồi với ông “vui chơi” cũng chỉ là một cái nợ, đó là ”nợ phong lưu”. Nợ phong lưu cũng như nợ công danh, nợ tang bồng, có nợ th́ phải trả, có vay th́ phải hoàn:

Cơi trần thế nhân sinh là khách cả
          Nợ phong lưu kẻ giả người vay
          (Nợ phong lưu).

Đă mang tiếng trả “nợ phong lưu” th́ phải trả sao cho thanh lịch, cho đài các, “cho người biết tay”. Bởi “nghề chơi cũng lắm công phu“ (Kiều) chứ không phải là thứ đ̣i hỏi dễ dàng thấp hèn:

Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay

(Cầm Kỳ Thi Tửu)

Nguyễn Công Trứ đă đưa tư tưởng hưởng lạc lên thành một triết lư sống. Ông sống tự do mà hành xử cũng tự do không bị ràng buộc vào những “giáo điều” do phong kiến đặt ra. Nho giáo đề cao “cương thường” gồm tam cương (nghĩa vua tôi, cha con, vợ chồng) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) là những gông cùm vô h́nh trói buộc tự do con người và được các vua chúa sử dụng như là một công cụ để củng cố quyền lực của ḿnh. Quan niệm về hưởng lạc của Nguyễn Công Trứ có thể nói là đi trước thời đại và như là một tuyên ngôn đề cao tự do cá nhân và đả phá “ṿng cương tỏa” của truyền thống Nho giáo. Ông cũng là con người hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam dám đưa triết lư hưởng lạc vào văn chương. Triết lư hưởng lạc của Nguyễn Công Trứ và chủ nghĩa lăng mạn ở châu Âu ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có thể nói gặp nhau ở một điểm là đối kháng với sự g̣ ép, trói buộc nghiêm ngặt của chủ nghĩa cổ điển, đề cao sự tự do của cá nhân và mở ra một chân trời mới về nhân sinh quan.  

Cuối cùng  

Nguyễn Công Trứ là một con người sống với 2 triết lư: hành động và hưởng lạc. Khi c̣n trẻ, ông hăm hở lên đường lập công danh, trả nợ tang bồng. Ông là một mẫu nhà Nho lấy “cương thường” làm phương châm hành động của ḿnh, sống có trên có dưới và sống sao cho trọn nghĩa vua tôi “không quân thần, phụ tử đếch ra người”. Với hoài băo nhập thế giúp đời, ông đă phải dựa vào vương quyền để thi thố tài năng và thực thi triết lư hành động. Khác với Nguyễn Du (1766-1820), Nguyễn Công Trứ hăm hở lên đường bao nhiêu, th́ thi hào Nguyễn Du, một con người đă trải qua hai triều đại Lê và Nguyễn, nên khi bị bắt buộc ra làm quan cho nhà Nguyễn, đă mang tâm trạng “hàng thần lơ láo phận ḿnh ra đâu?” (Kiều) v́ vẫn c̣n hoài Lê. Với Cao Bá Quát (1809-1855) Nguyễn Công Trứ cũng khác, hai người cùng làm quan dưới triều vua Thiệu Trị và Tự Đức, đều có ư thức dấn thân, nhưng nhà thơ họ Cao theo đuổi con đường khác hẳn, dứt khoát đả phá chế độ phong kiến, phất cờ khởi nghĩa chống lại triều đ́nh nhà Nguyễn. Cao Bá Quát cho thêu hai ḍng chữ lớn trên lá đại kỳ:

B́nh Dư­ơng, Bồ Bản vô Nghiêu, Thuấn
         Mục Dă, Minh Điều hữu Vơ, Thang.

Như là khẩu hiệu hành động của ḿnh: ở B́nh Dư­ơng và Bồ Bản không có những ông vua hiền như­ Nghiêu, Thuấn. Th́ ở Mục Dă, Minh Điều có những ng­ười như Vơ, Thang đứng lên chống lại. Nhưng cuối cùng cuộc nổi dậy bị thất bại, vua Tự Đức ra lệnh chu di tam tộc họ Cao. Không biết hành động và cái chết của Cao Bá Quát có làm thay đổi sự suy tư của Nguyễn Công Trứ hay không? Nhưng có một lần trong bữa tiệc chúc mừng sinh nhật 70 của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát có họa lại bài thơ thọ bảy mươi (chữ Hán là Thất thập tự thọ) như là một câu hỏi để suy ngẫm:

Nghe nói người muốn quay về ngọn núi Hồng,
Lẽ nào sáu mươi chín năm qua đều là sai cả?
(Bản dịch bài Hoạ bài “Tự mừng bảy mươi tuổi” của Uy Viễn) [7]  

Sau khi trải qua bao thăng trầm”khóc lộn cười”, về hưu lúc 70 tuổi,  Nguyễn Công Trứ nh́n ra sự thật của lẽ sống. Bởi v́ tất cả chỉ là phù du ảo mộng như nồi kê chửa chín:

Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,
         Vừa tỉnh giấc nồi kê chửa chín.
         (
Vịnh Nhân Sinh ).

Ông đă vượt qua được gọng ḱm Nho giáo để sống trong tự do phóng khoáng hưởng lạc. Nếu như dấn thân để giúp đời, giúp người là một nhiệm vụ, th́ hưởng thụ cũng là một quyền lợi. Người không biết hành lạc đúng nghĩa là người chưa biết sống thật sự:

Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương

Dịch: Đời người không hành lạc
         sống hàng ngàn năm cũng như chết non
           (Đánh thức người đời).

Cùng quan điểm về hưởng lạc với Nguyễn Công Trứ, thi hào Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), người Đức, trong tác phẩm “Faust” đă để nhân vật Faust được trải nghiệm qua tất cả các vui thú trần gian như là một cách để đả phá những cái ràng buộc của chế độ quân chủ thời đó. Ngoài ra Nguyễn Công Trứ và Goethe c̣n có chung thêm một cái nh́n về triết lư hành động. Câu “Khởi thủy là hành động” của Goethe,  nói lên quan niệm về hành động, chỉ có hành động mới thay đổi được con người, được xă hội, được thiên nhiên.  

Nguyễn Công Trứ là con người đặc biệt, độc đáo, dám nghĩ, dám làm  và dám sống. Ông sống ngang tàng ngất ngưởng, là người mang chí lớn và lập lên sự nghiệp lẫy lừng. Nhưng điều đáng quư nhất ở con người ông là không để chân vướng vào ṿng “danh” và áo không bị hoen màu v́ “lợi”:

Vào ṿng cương tỏa chân không vướng
         Tới cuộc trần ai áo chẳng hoen.
         (Uống rượu tự vịnh)
 

Mùa đông 2020
Lương Nguyên Hiền
 

[1] Bà Triệu thị Trinh (226-248): "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Ḱnh ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng là t́ thiếp người ta"

[2] Đoài là một quẻ trong Kinh Dịch, tượng trưng cho hướng tây. Câu ca dao này nghĩa là làm trai cho đáng nên trai. Xuống hướng đông th́ đông tĩnh, lên hướng tây th́ tây yên.

[3] Có nghĩa là “Đời người xưa nay ai chẳng chết. Để lại ḷng son rọi ngàn thu“. Đây là 2 câu thơ của Văn Thiên Tường một vị anh hùng của Trung Quốc, mà Nguyễn Công Trứ dùng trong bài hát nói “Chí làm trai”.

[4] “Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về nhân sinh, Nguyễn B́nh Yên

[5] Lấy trong câu Kinh thư “Vi thượng vị đức, vi hạ vị dân“ có nghĩa là trên v́ người có đức (vua) dưới v́ thứ dân. Quân thân là vua và cha mẹ.

[6] Câu này trong bài “Bài ca ngất ngưởng“ có nghĩa là:

Mọi việc trong trời đất, chẳng có việc nào không phải phận sự của ta.

[7]  Hai câu trong nguyên bản bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát “Hoạ Uy Viễn Thất thập tự thọ”

Văn đạo Hồng phong dục hồi thủ,
Khởi ưng lục thập cửu niên phi!
 

Trở lại