NĂM CANH TƯ DƯỚI GÓC NH̀N THÁI ẤT

Trần Viết Điền

 

Kinh Thái Ất cho rằng, năm Canh Tư là năm “thái quá”, bất cập thái quá, hành kim trội tất nhiên hành mộc lặn làm khí hậu ráo, cây cối không được tốt tươi, phát triển không thuận lợi; đất động, dễ gặp đại dịch, người thường mắc bệnh về gân, mắt, tai; tạng phế chịu ảnh hưởng sinh họ ngược lên, đau vai, Bệnh về gan,dạ dày…rất dễ tử vong. Các v́ vua, quan, gặp năm Canh Tư th́ đa phần không khỏe, nên triều đ́nh ít đưa ra những quyết sách lớn. Chi “Tư” gặp can “Canh” th́ “chuột” lộng, vận vào cộng đồng người th́ ứng với bọn tiểu nhân đắc chí, được dịp xưng hùng xưng bá thậm chí xưng vương….(1). Tuy nhiên gặp hoa giáp (60 năm), khởi từ Mậu Tuất là mầm của vượng phát, sang Kỷ Hợi mầm tốt đang kỳ tăng trưởng th́ vào năm Canh Tư gặp lực lượng xấu sẽ bùng phát, lộ mặt để phá cái tốt non trẻ; nhưng rồi lực lượng xấu cũng sớm thất bại.

Để kiểm chứng độ tin của quan điểm trên, thử soát xét những năm Canh Tư của lịch sử nước Viêt, tính từ khi Ngô Quyền mở nền độc lập để kiểm chứng:

Năm Mậu Tuất[938] Ngô Quyền trừ kẻ phản bội Kiều Công Tiển, đánh thắng quân Nam Hán, năm Kỷ Hợi[939] Ngô Quyền xưng vương vào mùa xuân, “đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, …qui mô của bậc đế vương”. Nhưng qua năm Canh Tư[940], cho đến khi nhà vua băng hà vào năm Giáp Th́n[944], nhà vua chẳng có quyết sách cũng như quân công nào nổi bật, nên chính sử chẳng ghi chép. Có khả năng Ngô Vương đă khởi bệnh từ năm Canh Tư vậy.

Thời vua Lê Đại Hành, đúng năm Canh Tư[1000], nhà vua phải xuống chiếu đánh giặc ở châu Phong là bọn Trịnh Hàng, Trần Lệ, Đan Trường Ôn, giặc bại phải trốn vào rừng núi Tản Viên. Cùng năm triều đ́nh vua Lê chịu hai đại tang: Đại Thắng Minh hoàng hậu Dương Vân Nga (phong năm 982) và Thái Tử Kinh Thiên đại vương Lê Long Thâu (phong năm 989) nối nhau qua đời. Việc nội trị cũng không có ǵ nổi bật.

Thời vua Lư Thánh Tông, vào năm Canh Tư[1060], triều đ́nh chẳng có quyết sách ǵ mới. Một số binh lính Đại Việt bỏ trốn vào đất Tống, vua sai châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đưa quân đi bắt; tóm được Chỉ huy sứ Dương Bảo Tài. Quân Tống xâm lấn không được, sai Dư Tĩnh c̣n Đại Việt sai Phí Gia Hựu sang Ung châu thương nghị. Tĩnh hậu tặng Gia Hựu để nhờ Gia Hựu tâu vua Lư trả Dương Bảo Tài, vua Lư không đồng ư.

Thời vua Lư Nhân Tông, vào năm Canh Tư[1120], vua đă vào tuổi 49 vẫn chưa có con nối dơi, bề tôi chẳng dâng sách lược ǵ hay, chỉ dâng biểu đổi niên hiệu, gia thêm tôn hiệu không ngoài mục đích bọn họ cũng được thăng quan tiến chức. Lại có bọn nịnh thần dâng vật lạ như chim sẻ trắng, tâu vua đắp đài Chúng Tiên không ngoài mục đích bày vua hưởng lạc.

Thời vua Lư Cao Tông, trước năm Canh Tư[1180], Tô Hiến Thành mất năm Kỷ Hợi[1179] th́ vào năm Canh Tư gặp lụt to, động đất. Năm Tân Sửu[1181], chỉ vài tháng đầu xuân, Thái tử bị phế là Long Xưởng cầm đầu bọn gia nô trộm cướp bừa băi, mưu làm loạn, khởi mầm thời Lư mạt.

Thời vua Trần Thái Tông, mới lên ngôi mấy năm đầu gặp cha mẹ qua đời, đau buồn nhà vua trốn lên Yên Tử cầu Phật vào năm Bính Thân[1236], nhưng v́ Trần Thủ Độ áp lực mạnh; khơi dậy trách nhiệm với xă tắc trong tâm trí vua trẻ nên nhà vua đă phá chấp, một là chính thức chấp chánh, hai là theo mưu của Trần Thủ Độ, cô ruột Trần Thị Dung phế Lư Chiêu Hoàng (sinh hoàng tử nhưng chết non và muộn con) vào năm Đinh Dậu[1237], đưa “chị vợ” cũng là “chị dâu” Lư Thuận Thiên lên ngôi hoàng hậu.Anh ruột của nhà vua là Trần Liễu nổi loạn nhưng rồi Trần Thủ Độ cùng Trần Thái Tôn đă tạm giải quyết sự việc. Trần Quốc Khang con của Trần Liễu trở thành con trai đầu ḷng của Trần Thái Tôn, An sinh vương vẫn ôm hận. Năm Canh Tư[1240], con trưởng chính thức của Trần Thái Tông với Lư Thuận Thiên chào đời là Trần Hoảng, chính thức được lập Đông cung, Trần Quốc Khang trờ thành “dưỡng tử”, An sinh vương càng hận…mưu lấy lại “ngai vàng”. Về sau Trần Quốc Khang phải vào Diễn Châu, c̣n Trần Quốc Tuấn v́ nghĩa lớn không theo lời dặn của cha; giúp rập ba đời vua Trần đánh thắng Nguyên Mông, giữ vững sơn hà xă tắc. Năm Canh Tư[1300], triều Trần gặp hai đại tang, Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Khang gặp bệnh nối nhau qua đời.

Thời vua Trần Dụ Tông, năm Canh Tư[1360] nhà vua và triều đ́nh không có quyết sách ǵ mới, động đất, lụt to. Nhà vua có phục hồi tước vương cho Huệ Túc [Trần Đại Niên] và cử giữ chức B́nh chương chính sự nhưng Đại Niên liền qua đời cùng năm khi mới 55 tuổi. Ngô Bệ nổi dậy từ năm 1344, do hạn hán mất mùa, đến năm Canh Tư này, dân Yên Phụ bắt Bệ dâng nộp triều đ́nh.

Thời thuộc Minh, Lê Lợi từ năm Mậu Tuất[1418] đă dựng cờ khởi nghĩa kháng Minh, tính đến nămCanh Tư[1420], quân khởi nghĩa Lam Sơn đă có bước phát triển đáng kể. Thế nhưng lại xuất hiện Lê Ngă, gia nô nhà Trần Thiên Lại, có khuôn mặt đẹp như thiên thần, có tài ăn nói, đi đâu cũng có người nghe nên cung dưỡng cho y, khiến y hoang tưởng rằng ḿnh có chân mệnh đế vương dẫu học ít.Y hợp quân chúng, lên đến hàng vạn, lừa đảo rằng y là hậu duệ của Trần Duệ Tông và tự xưng Thiên Thượng hoàng đế, đặt niên hiệu là Vĩnh Thiên. Đến Lạng Sơn y trá xưng cháu bốn đời của Trần Duệ Tông, từ Lăo Qua trở về, phụ đạo Đan Ba là Bế Thuấn gă con gái tôn y làm vua…Sau Trần Thiên Lại phát hiện, bố cáo cho quân chúng biết y là kẻ lừa đảo. Thiên Lại tự xưng Hưng vận quốc thượng hầu đem quân đánh nhau với Ngă, bị Ngă giết. Kết cục Lê Ngă bị quân Minh đưa đại quân thủy bộ đến dẹp, Ngă bỏ trốn.

Thời vua Lê Thánh Tông, vua sáng tôi hiền, sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cơi bờ khá rộng…Thế nhưng, trong năm Canh Tư[1480] gặp hạn hán triền miên, “h́nh quan và các quan thừa hiến phủ huyện các xứ xét xử án kiện, lấy của đút th́ nhiều, giữ lẽ công th́ ít, có trường hợp để ứ đọng văn án đến 3,4 năm; có trường hợp nha môn trên dưới đùn đẩy lẫn nhau, đổi trắng thay đen, cho trái làm phải, gia trá trăm cách, lư ngay không được tỏ bày, oan trái nhiều, sầu than lắm, đến nỗi hạn hán xảy ra luôn…”(2). Bên trong nước như thế, c̣n bên ngoài thổ tù tỉnh Quảng Tây xâm lấn đất đai, nhà Minh th́ sách nhiễu, cử sứ răn đe việc Đại Việt đánh phả Lăo Qua, Bồn Man vào những năm trước đó; vua Lê Thánh Tông giao đại thần viết biểu để biện bạch.

Nhà Lê suy mạt, Mạc Đăng Dung có thế, có tài đứng ra chống đỡ, nhân thể soán ngôi nhà Lê từ năm Đinh Hợi[1527]. Một số đại thần huân cựu nhà Lê chống đối bị nhà Mạc tiêu diệt.Không lâu, Nguyễn Kim sai người ḍ t́m, đón cháu 5 đời vua Lê Thánh Tông là Lê Ninh sang nước Ai Lao tôn lập thành vua Lê Trang Tông vào năm Quư Tỵ[1533]. Vua Lê liền sai Trịnh Duy Liêu sang nhà Minh tâu việc Mạc Đăng Dung tiếm loạn. Năm Giáp Ngọ[1534] vua Minh sai Hàm Ninh hầu Cửu Loan, Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn chuẩn bị quân đến biên giới hỏi đánh. Suốt từ năm 1535 đến 1538, nhà Mạc vừa “b́nh định” Đại Việt như tổ chức thi cử để tuyển nhân tài, vừa tuyển quân để củng cố quân đội, đồng thời cử sứ giả sang nhà Minh biện bác việc tiếm ngôi của họ Mạc. C̣n vua Lê Trang Tông ở Ai Lao, cũng cứ sứ giả qua nhà Minh tố cáo họ Mạc. Nhà Minh th́ không thực đánh nước Việt v́ biết đánh cũng không giữ được, nên mật lệnh đạo quân của Cửu Loan, Mao Bá Ôn cứ ở biên giới làm kế “tọa san quan hổ đấu”, dẫu số quân lên đến 20 vạn gồm tinh binh và kỳ binh, tạo ra kiếp nạn Nam Bắc triều phân tranh Lê-Mạc triền miên cho nước Việt. Năm Mậu Tuất[1538], họ Mạc sai Nguyễn Văn Thái qua nhà Minh xin hàng và xin phân xử. Đến nămCanh Tư[1540], vua Mạc Đăng Doanh qua đời, “Thái thượng hoàng” Mạc Đăng Dung và cháu Mạc Văn Minh, cùng 9 bề tôi “qua Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc,Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước và chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh và Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh(3). Việc làm ô nhục này có thể giúp nhà Mạc giữ ghế ở Thăng Long nhưng quá mất ḷng dân, nên khi “ Thái sư hưng quốc công Nguyễn Kim đem quân về đánh Nghệ An, hào kiệt phần nhiều theo về, thanh thế rất lừng lẫy, đến đâu là gần xa đều hàng phục”. …(4).

H́nh dung một gia đ́nh đang sinh sống ở một nhà vườn khá giả, gặp năm Canh Tư không tốt về thời tiết, thậm chí hạn hán dịch bệnh, cây trái không tươi nhuận, có người nhà đang bệnh và qua đời, tang gia bối rối, vật nuôi như chó mèo uể oải sinh lười,…Khi ấy bọn chuột, gián sẽ lộng; cắn phá lung tung, trộm cắp lúa gạo. Ngoài vườn lũ chồn cáo tha hồ bắt vịt bắt gà, chuột nhà hàng xóm thường sang ăn trộm hoa màu kiểu dậu đổ b́m leo. Thế th́ một đất nước cũng vậy, bậc quân vương mang bệnh, thậm chí băng hà, đại thần trụ cột mang bệnh tật th́ làm sao có những tấu chương sáng suốt để ích nước lợi dân? Quan xấu th́ “đục nước béo c̣”, “tham lam nhũng nhiễu”, lân bang th́ nḥm ngó, lấn đất giành dân, lăm le xâm lược, lấn áp thương trường…Tuy nhiên trong họa có phúc, năm Canh Tư người nhà nhờ thế mới biết ổ chuột hang chồn từ trong nhà ra vườn, nhận ra người nhà ai tốt ai xấu, vật nuôi nào siêng nhác…để vài năm sau khắc phục. Thế th́ một đất nước cũng vậy, năm Canh Tư dẫu không tốt nhưng là năm cái xấu sẽ lộ ra, giúp những người lănh đạo tốt sẽ rơ những người xấu đang phá hại đất nước, biết được nước nào là bạn vàng bạn tốt, nước nào là bạn xấu bạn đểu, để có những quyết sách tương thích, vượt qua khó khăn, từng bước đưa đất nước đi lên.

Huế, Đông chí Kỷ Hợi

Trần Viết Điền

—————————————————————————————————

1.    Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thái Ất thần kinh, Dịch giả Thái Quang Việt, NXB Văn Hóa Dân Tộc, Tp HCM, 2002.

(2): Trích Sắc chỉ vua Lê Thánh Tông, ngày 20-6-Canh Tư[1480].

(3), (4): Theo ĐVSKTT.

Trở lại