Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Chương 2-1

Lê Quế Lâm

Từ đấu tranh giành độc lập đến chia rẽ dân tộc 

 

Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đă mang truyền thống bất khuất. Để bảo vệ nền độc lập tự chủ, họ đă nhiều lần bẻ găy mưu đồ thôn tính hoặc vùng lên lật đổ ách thống trị của kẻ thù xâm lược từ phương Bắc. Tính đến cuối thế kỷ 18, chúng đă thực hiện trên 15 cuộc xâm chiếm trong gần hai ngàn năm liên tục. Đến giữa thế kỷ 19 khi thực dân Pháp vừa đặt chân lên ba tỉnh miền Đông, phong trào kháng Pháp đă vùng dậy khắp miền Nam: Trương Công Định, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm... Quyết tâm chống Pháp của quân dân miền Nam thể hiện qua lời trăn trối của Kinh lược sứ Phan thanh Giản với thuộc cấp trước khi cụ uống thuốc độc tự sát: "Những lá cờ tam sắc không thể phất phới bay trên thành lũy mà nơi ấy Phan thanh Giản c̣n sống". (1) 

 

Làn sóng chống Pháp lan rộng dần từ Nam ra Bắc khi Pháp âm mưu thôn tính toàn cơi Việt Nam. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa chống Tây xâm đều bị thất bại trước đội quân xâm lược nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại của một cường quốc có tiềm lực kinh tế mạnh. Trước thất bại của các phong trào Cần Vương và Văn Thân, giới sĩ phu ư thức rằng muốn chiến thắng kẻ thù cần phải hướng ra nước ngoài, t́m một đường lối đấu tranh khác để giải phóng dân tộc. 

 

1.                Phong trào hướng ngoại canh tân cứu nước: 

Phong trào tranh thủ độc lập cho nước nhà chuyển sang một bước mới trong giai đoạn vùng lên của châu Á hồi đầu thế kỷ 20. Chiến thắng vang dội của Nhật khi họ đánh bại hạm đội Nga ở Lữ Thuận (2/1904) đă thức tỉnh các từng lớp yêu nước. Mọi người đều hướng về Phù tang Tam đảo noi gương canh tân của Minh trị Thiên hoàng để phục hưng xứ sở. Tiếp đến là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Hoa do bác sĩ Tôn Dật Tiên (1866-1925) lănh đạo đă thổi một luồng gió mới vào phong trào đấu tranh của dân tộc. Giới sĩ phu bắt đầu làm quen với những ư tưởng mới về dân chủ dân quyền của Cách mạng Âu châu xuyên qua những công tŕnh biên khảo của hai nhà trí thức cấp tiến Trung quốc Khang Hữu Vi (1858-1927) và Lương Khải Siêu (1873-1929) cùng các bản dịch của người Trung Hoa như quyển Xă hội Khế ước luận (Le Contrat Social của Jean Jacques Rousseau), Vạn lư tinh pháp (L'Esprit de Lois của Montesquieu), Tiến hóa thuyết (L'Évolutionisme của H. Spencer). 

Phong trào Duy tân khởi đầu với phong trào Đông du do các cụ Phan Bội Châu (1867-1940), Phan Chu Trinh (1871-1926) , Tăng Bạt Hổ (1858-1906) , Đặng Tử Kính (1875-1928)... phát động. Các cụ thành lập Việt Nam Duy tân hội, tôn cháu đích tôn vua Gia Long là Kỳ ngoại hầu Cường Để (1882-1951) làm hội chủ. Ba mục tiêu chính của hội là đánh đuổi Pháp, khôi phục chủ quyền Việt Nam và kiến thiết quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến theo khuôn mẫu của Nhật. (2) Các cụ hướng về Nhật, cầu viện họ giúp đỡ về quân giới, học hỏi ở họ về chính trị, ngoại giao, giáo dục và thực nghiệp. Các cụ nghĩ rằng Nhật cũng là một dân tộc da vàng, họ vừa mới đánh thắng Nga xong, không chừng họ có ư muốn làm bá chủ cả châu Á. Do đó Nhật có thể giúp cách mạng Việt Nam để tước bớt ảnh hưởng của Âu châu, đó là điều có lợi cho họ. (3) 

Năm 1905, Phan Bội Châu được Duy tân hội giao phó sứ mạng sang Nhật để lo việc khí giới. Đến Nhật, Phan Bội Châu gặp Lương Khải Siêu và được vị học giả Trung Quốc nổi tiếng này hướng dẫn cụ đến Đông Kinh gặp hai nhân vật có thế lực ở Nhật lúc bấy giờ là Khuyển Dưỡng Nghị, Tổng lư và Bá tước Đại Ôi đảng trưởng Đảng Tiến bộ. Các chính khách Nhật hứa sẽ giúp cách mạng Việt Nam, nhưng lại viện lư do việc này có liên hệ đến quốc tế, phải được chính phủ ngầm chịu giúp th́ mới thực hiện được...Nhưng rủi thay "việc đánh Nga vừa mới xong, chính phủ chưa rảnh mà ngó ngàng đến việc nào khác được". (4) 

Tuy việc cầu viện bất thành, song trong thời gian ở Nhật, thấy sự tiến bộ của nước này, cụ Phan Bội Châu mới thấy rằng "chỉ lo toan về vấn đề quân giới là điều nông nỗi, không phải là cái kế tuyệt hay để mưu tính công cuộc độc lập nước nhà". Vấn đề chính là "dân trí nước nhà c̣n quá thấp mà nhân tài cũng thiếu thốn không có". Phan Chu Trinh cũng đồng ư với cụ: "Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí ta ra so sánh, thật không khác ǵ muốn đem con gà con đọ sức với con chim cắt già. Giờ bác ở đây nên chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt đui, c̣n việc mở mang d́u dắt ở trong nước th́ tôi xin lănh. Lưỡi tôi đang c̣n, người Pháp chẳng làm ǵ tôi được đâu mà lo". Phan Bội Châu liền viết "Hải ngoại huyết thư" nhờ Phan Chu Trinh đem về nước thức tỉnh đồng bào. 

Việc đào tạo nhân tài cũng là ư kiến của Lương Khải Siêu đă góp ư với Phan Bội Châu: "Cái kế hoạch độc lập của quư quốc có ba đề mục lớn. Một là thực lực riêng ở trong nước các ông. Hai là nhờ hai tỉnh Quảng nước tôi cứu viện. Ba là nhờ sức cứu viện của Nhật. Hai tỉnh Quảng giúp chỉ là giúp khí giới. Nhật có giúp cũng chỉ là giúp về mặt ngoại giao. C̣n nhất thiết đều trông cậy ở thực lực của quư quốc mà thôi". Theo Lương th́ "thực lực là hệ trọng hơn hết và không ǵ cho bằng nhân tài". Do đó "trước hết quư quốc hăy gắng công ra sức vun trồng nhân tài. Hễ nhân tài có đủ, th́ chỉ đợi thời cơ đưa đến là ta làm được việc lớn dễ dàng". (5)  

Phan Bội Châu thấy ư kiến của Lương Khải Siêu chí lư, cụ liền vận động và được Khuyển Dưỡng Nghị chấp nhận cho học sinh Việt Nam sang Nhật du học. Nguyễn Thức Canh, Lương Lập Nham, Nguyễn Diên và Lương Nghị Khanh là 4 học sinh Việt Nam đầu tiên được vào học ở Chấn Vơ Học hiệu và Đồng văn Thư viện ở Đông Kinh. Cụ Phan c̣n viết bài "Khuyên thanh niên du học", in ra mấy ngàn bản giao cho Tăng Bạt Hổ đem về nước cổ động thanh niên. Song song với việc vận động và kêu gọi gởi thanh niên đi học nước ngoài, các nhà Nho tiến bộ Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc... c̣n mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Đây là một trường học hợp pháp với tôn chỉ làm cách mạng văn hóa tương tự như Khánh Ưng Nghĩa Thục của Nhật, nhằm mở rộng tân học cho các tầng lớp thanh niên. (6)  

Hưởng ứng lời kêu gọi của cụ Phan, hàng trăm học sinh đă tấp nập lên đường sang Nhật. Thực dân Pháp thấy sự lớn mạnh của phong trào sẽ tác hại đến quyền lợi của chúng, nên t́m cách dập tắt. Dựa vào bản thương ước kư kết với Nhật năm 1907, Pháp nhường cho Nhật một số quyền lợi về thương măi ở Đông Dương, do đó chính phủ Nhật ra lịnh trục xuất Cường Để, Phan Bội Châu và số học sinh Việt Nam đang theo học ở Nhật. Đông Kinh Nghĩa Thục cũng bị Pháp cấm hoạt động.  

Thất vọng với người Nhật, các sĩ phu yêu nước liền hướng về Trung Hoa sau Cách mạng Tân Hợi. Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội với chương tŕnh hành động là đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại chủ quyền và thành lập nước Cộng ḥa Dân quốc Việt Nam. Công việc đầu tiên của Việt Nam Quang Phục Hội là tổ chức Quang Phục Quân, bước sang giai đoạn xử dụng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân. Song các cuộc bạo động đều bất thành. Quang Phục Quân tan ră sau khi các lănh tụ nồng cốt là Hoàng Trọng Mậu (1874-1916) bị Pháp bắt và xử bắn, Lương Ngọc Quyến (1885-1917) th́ tự sát sau vụ binh biến Thái Nguyên năm 1917. Đến giữa năm 1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải, chúng giải cụ về nước và tuyên án tử h́nh. Nhờ sự tranh đấu quyết liệt của Phan Chu Trinh và các tầng lớp sinh viên, học sinh, Pháp phải nhượng bộ an trí cụ ở Huế.   

2.     Sự phân hóa trong giới lănh đạo về vấn đềđấu tranh giải phóng dân tộc 

Sống trong một xă hội Nho giáo lâu đời, người dân Việt Nam thừa nhận vai tṛ lănh đạo của giới sĩ phu v́ họ là những người không những có kiến thức sâu rộng mà c̣n có một căn bản đạo đức làm đầu: học lễ nghĩa trước, học văn hóa sau. Trước khi đứng ra gánh vác việc nước, họ phải dùi mài kinh sử, trau dồi phẩm hạnh để đợi thời, lấy việc tu thân làm nồng cốt dựa trên 5 điểm căn bản của người chính nhân quân tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Pháp vừa đặt ách thuộc địa lên sáu tỉnh Nam Kỳ, cụ Phan Thanh Giản uống thuốc độc chết để giữ vẹn khí tiết của người có trách nhiệm. Khi Pháp hạ thành Hà Nội áp đặt chế độ bảo hộ lên đất Bắc, cụ Hoàng Diệu, cụ Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết theo thành. Tiếp theo là các phong trào kháng Pháp như Văn Thân, Cần Vương cũng như phong trào Duy Tân đều do giới sĩ phu phát động. 

Với phong trào hướng ngoại canh tân cứu nước hồi đầu thế kỷ 20, khi trọng trách của người sĩ phu được chuyển sang giới trí thức Tây học, th́ tinh thần dân tộc của người Việt Nam đứng ra lănh đạo cách mạng giải phóng dân tộc không c̣n hợp nhất, dù tất cả đều tranh đấu cho độc lập quốc gia. Bên cạnh nhóm trí thức hấp thụ nền văn hóa Pháp ngưỡng mộ truyền thống dân chủ của Pháp, họ muốn xây dựng một thể chế dân chủ tự do theo mô h́nh Tây phương sau khi nước nhà độc lập... Th́ cũng có một nhóm trí thức Tây học khác say mê chủ nghĩa Mác Lê với chủ trương: trước hết làm cách mạng quốc gia đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho tổ quốc, sau đó làm cách mạng thế giới đánh đổ chủ nghĩa đế quốc xây dựng chế độ cộng sản. (7) 

 Riêng thành phần trí thức không xu hướng cộng sản cũng chia thành hai nhóm: nhóm ôn ḥa chủ trương cộng tác chân thành với Pháp để tranh thủ từng bước những điều kiện dân chủ tự do và độc lập cho tổ quốc. Nhóm bạo động th́ chủ trương lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp bằng vũ lực. Đó là mối mâu thuẫn xuất phát từ hai chủ trương khác nhau của hai lănh tụ Cách mạng Việt Nam: Phan Bội Châu với khuynh hướng bạo động và Phan Chu Trinh với khuynh hướng cải lương. 

 Đến năm 1945, t́nh h́nh thế giới bước vào một ngơ rẽ quan trọng. Trước khi đầu hàng Đồng minh, Nhật làm cuộc đảo chánh lập đổ chủ quyền thực dân Pháp ở Đông Dương và trao trả độc lập cho Việt Nam. Trần Trọng Kim nhận trọng trách lănh đạo quốc gia trong giai đoạn khó khăn này. Kẻ giúp Việt Nam lật ách thống trị của Pháp th́ sắp bại trận, c̣n kẻ thù của dân tộc là bọn thực dân Pháp th́ có tư cách pháp lư để trở lại vùng đất ảnh hưởng của họ. Trong t́nh thế đó, Trần Trọng Kim chủ trương "phải uyển chuyển, đi con đường ṿng" để tranh đấu cho nền độc lập quốc gia bằng cách điều đ́nh với Pháp đúng theo pháp lư được Liên hiệp Quốc và Đồng minh chấp thuận. Trong khi đó những người cộng sản cho rằng "chỉ có một con đường thẳng đi đến độc lập hoàn toàn chứ không có hai". Họ chủ trương "cướp lấy chính quyền để tỏ cho các nước Đồng minh thấy rằng họ mạnh, chớ không chịu để cho ai nhường".  

 Thủ tướng Trần Trọng Kim cho rằng chủ trương đó của cộng sản "sẽ rất hại cho dân mà chưa chắc thành công được", do đó cụ mời những người cộng sản hợp tác với chính phủ để cùng tranh đấu cho nền độc lập quốc gia...Nhưng một cán bộ Việt Minh (cộng sản) trả lời: "Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xă hội mới với một thành phần c̣n lại, c̣n hơn với chín phần kia". Cuối cùng, Trần Trọng Kim chấp nhận rút lui, giao cho Việt Minh "nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử". (8) 

 3.     Mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc  

Việt Nam là một nước thuần tuư nông nghiệp nhưng Hồ Chí Minh và nhóm đệ tử xuất thân từ các gia đ́nh quan lại hoặc địa chủ cố dựng lên một "Đảng kiểu mới" của giai cấp công nhân để có thể vay mượn những lư luận sắc bén của Lenin làm triết thuyết tuyên truyền. Họ tin tưởng rằng "Sự nghiệp giải phóng dân tộc, độc lập, tiến bộ và phồn vinh của dân tộc. Sự nghiệp giải phóng lao động và hạnh phúc của nhân dân. Sự nghiệp dành dân chủ, bảo vệ tự do và giải phóng con người v.v... Tóm lại những vấn đề hệ trọng nhất trong vận mệnh của nhân dân, của dân tộc và của con người đều được lịch sử trao cho giai cấp công nhân. Giai cấp có một chính đảng được trang bị bằng học thuyết duy nhất cách mạng và khoa học"(9) 

 Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh sau này) đă đề cao: "Chủ nghĩa Mác Lê không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những lài kim chỉ nam, mà c̣n là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản". (10) Thật ra lúc đầu Hồ Chí Minh chỉ coi chủ nghĩa cộng sản như là một lợi khí dùng để tranh đấu cho nền độc lập dân tộc... nhưng dần dần v́ quá tin tưởng ở tính chất "thần kỳ" của học thuyết Mác Lê ông gắn liền độc lập với chủ nghĩa xă hội. Rất tiếc "Cái xă hội mới ấy -như lời nhận xét của Trần Trọng Kim- không tranh đấu cho quốc gia, cho dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay dân tộc đi nữa, cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào đó để cho được việc mà thôi, chớ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản. Khi cuộc đấu tranh của giai cấp được thắng lợi, th́ cứ tranh đấu măi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp ấy và xóa bỏ hết những cương giới nước nọ với nước kia để thực hiện một thế giới đại đồng, đặt dưới quyền chỉ huy của giáo chủ cộng sản ở bên Nga”.(11)  

Từ khi truyền bá chủ nghĩa Mác Lê vào Việt Nam, những người cộng sản cố tạo ra sự mâu thuẫn trong nhân dân và các lực lượng yêu nước về đường lối thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Họ phân biệt giữa một bên là giai cấp công nhân đứng trên lập trường quốc tế vô sản gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với phong trào cộng sản thế giới. Phong trào này chủ trương lật đổ chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. C̣n một bên là giai cấp tư sản và tiểu tư sản đứng trên lập trường thuần túy quốc gia với tinh thần dân tộc hẹp ḥi chỉ đấu tranh cho quyền lợi giai cấp của họ.  

Thật ra đó là sự đối kháng giữa hai nhóm trí thức: nhóm trí thức có tinh thần quốc gia dân tộc và nhóm trí thức Mác xít. Cả hai đều là con cháu giới sĩ phu yêu nước đă tiêm nhiễm ít nhiều Tây học -đó là thành phần ưu tú nhất của xă hội Việt Nam lúc bấy giờ nhưng bất đồng về quan điểm chính trị.   

- Một bên dựa vào học thuyết Mác Lê, mượn danh giai cấp công nhân v́ Karl Marx đă vạch cho họ thấy rằng "giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất ở thời đại ngày nay, họ đại biểu cho phương tiện sản xuất mới của nền công nghiệp hiện đại. Họ là giai cấp có khả năng lănh đạo tất cả các giai cấp và tất cả các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng". Từ đó, họ khẳng định: "Trong thời đại ngày nay, người tiêu biểu cho dân tộc không ai khác hơn là giai cấp công nhân”. (12) Nhân danh dân tộc, cộng sản giành độc quyền lănh đạo cuộc đấu tranh giải phóng đất nước nên sau khi giành được chính quyền họ thiết lập nền chuyên chính vô sản, thực hiện đấu tranh giai cấp để đem lại sự toàn thắng cho giai cấp vô sản ở trong nước cũng như trên toàn thế giới.  

- C̣n một bên là những người yêu nước chỉ có một mục đích duy nhất "là làm thế nào bắt buộc người Pháp trả quyền độc lập". Đó là hoài bảo của lănh tụ Cách mạng Việt Nam Phan Bội Châu: "Cái chí của tôi th́ chỉ muốn đổ máu ra giành tự do, đánh đổi cái kiếp tôi tớ giành lấy quyền tự chủ mà thôi". Cụ tự nhận đă thất bại, không hoàn thành việc lớn v́ không có thủ đoạn và tài thao túng cũng như không khéo xoay chuyển với thời thế. (13) Đó cũng là điểm yếu chung của người quốc gia so với người cộng sản. (C̣n tiếp)  

                Lê Quế Lâm

Trở lại