Sử Lược Việt Nam thời Cận đại 1920-2020 

Phần 1

Lê Quế Lâm  

 

Giới thiệu tóm lược nội dung tác phẩm (I) 

Tác giả nguyên là giáo chức được lịnh nhập ngũ khi chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt. Trong quân đội, được bố trí làm công tác nghiên cứu chiến tranh Việt Nam tại Trung tâm Khai thác Tài liệu Hỗn hợp (Combined Documents Exploitation Center - CDEC). Tác giả xin tuần tự tŕnh bày sơ lược những nét đại cương của những diễn biến lịch sử quan trọng trong nửa cuối thế kỷ vừa qua khi đất nước ta trở thành đấu trường chính của cuộc xung đột giữa Thế giới Tự do và Quốc tế Cộng sản, đó là cuộc chiến tranh lạnh. Những biến động đó tạo ra chuổi nhân quả tác động lớn đến tiền đồ dân tộc, song có điều may mắn là xu hướng phát triển của lịch sử ngày càng phù hợp với ư nguyện của toàn dân mà các thế hệ đi trước đă đổ quá nhiều xương máu để tạo ra.  

Ngày 8/3/1965, hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ (HK) vào chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến ở đây đă diễn ra từ cuối năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Toàn quốc kháng chiến khi thực dân Pháp trở lại Đông Dương tái lập sự thống trị các nước ở đây sau khi Thế chiến II vừa chấm dứt.  

Chiến tranh chống Pháp của ông Hồ lại diễn ra cùng thời điểm với Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến tranh ở Đông Dương ngày càng bùng nổ lớn có sự can dự của nhiều cường lực, nên họ gặp nhau tại Genève năm 1954 để chấm dứt cuộc chiến có nguy cơ dẫn đến một trận đại chiến mới. Để tạo dựng ḥa b́nh, họ thỏa thuận chia cắt ảnh hưởng ở Đông Dương: hai vương quốc Cam Bốt và Lào trung lập, Việt Nam bị chia đôi ở Vĩ tuyến 17.   

Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ông Hồ đă kết thúc, song có điều nghịch lư: Pháp đă bại trận kéo cờ trắng đầu hàng ở Điện Biên Phủ, nhưng sau đó tại hội nghị Genève 1954, Liên Xô (LX) và Trung Cộng (TC) lại thỏa thuận với Anh Pháp, chấp nhận để Mỹ đặt ảnh hưởng ở phía nam Vĩ tuyến 17. Đó là thái độ khôn khéo của giới lănh đạo LX và TC. Sau trận đọ sức đầu tiên với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, họ đă thấy sức mạnh của đối thủ với quyết tâm “trả đũa ào ạt” để bảo vệ phần đất ảnh hưởng của ḿnh. Từ đó họ chuyển hướng chiến lược, t́m cách ḥa hoăn với HK để chờ cơ hội thuận lợi tranh đua với Mỹ làm bá chủ thế giới. Thời cơ đó đă đến v́ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ phát khởi từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 chưa kết thúc. Từ sau 1954 cuộc kháng chiến chuyển từ chống Pháp và chính quyền Bảo Đại sang chống Mỹ và chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Ông Hồ tố cáo Mỹ thay Pháp thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. 

Tháng 9/1960 Cộng sản Việt Nam triệu tập Đại hội Đảng lần thứ ba. Hồ Chí Minh nêu rơ: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng xă hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và đấu tranh ḥa b́nh thống nhất nước nhà”. Nghị quyết của đại hội đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: củng cố miền Bắc xă hội chủ nghĩa và giải phóng Miền Nam. Ba tháng sau, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) ra đời với chủ trương xây dựng một “Miền Nam Việt Nam Độc lập, Dân chủ, Ḥa b́nh, Trung lập, tiến tới Ḥa b́nh Thống nhất Tổ quốc”. 

Đưa ra lời thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” Hồ Chí Minh động viên ḷng yêu nước của đồng bào, thực hiện nghĩa vụ dân tộc: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt khác để tranh thủ sự ủng hộ của khối Cộng sản, ông Hồ nêu rơ mục tiêu chiến đấu của CSVN là để tăng cường phe xă hội chủ nghĩa. V́ mục tiêu chiến lược quốc gia, cả LX và TC đều tích cực ủng hộ, viện trợ cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.  

Kkruschev chủ trương “chung sống ḥa b́nh “với Mỹ nhưng lại mở ra một chiến tuyến mới chống đế quốc Mỹ can thiệp vào các nước thế giới thứ ba, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. LX ủng hộ Fidel Castro và Hồ Chí Minh bành trướng hệ thống xă hội chủ nghĩa ở Tây và Đông Bán Cầu. C̣n TC từ đầu thập niên 1960 đă bước vào một giai đoạn lịch sử mới: vừa chống đế quốc Mỹ vừa chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô. Mao Tranh Đông tố cáo hai thế lực trên đă cấu kết với nhau chung sống ḥa b́nh, để chia nhau thống trị thế giới. Đó là một âm mưu vi phạm nặng nề đến chủ quyền các nước. 

Theo quan điểm của Bắc Kinh th́ chiến tranh đang diễn ra trên thế giới không phải là sự đụng đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xă hội mà thực chất là cuộc tranh giành ảnh hưởng của hai siêu cường Nga Mỹ và phản ứng của các nước dân tộc chủ nghĩa chống chủ nghĩa bá quyền. Mao Trạch Đông kêu gọi các nước chịu dưới ách bá quyền của hai siêu cường nổi dậy, tập hợp thành một mặt trận thống nhất toàn thế giới chống chủ nghĩa bá quyền. Trong mặt trận này, Thế giới thứ ba là lực lượng chủ lực. Thế giới thứ hai là đồng minh bao gồm các nước phát triển nhưng bị hai siêu cường khống chế như Nhật, Gia Nă Đại và các nước Tây và Đông Âu. Thế giới thứ nhứt là kẻ thù: Đế quốc tư bản Mỹ và Đế quốc xă hội Liên Xô.  

Bắc Kinh cho rằng các nước Thế giới thứ ba là lực lượng chủ yếu của phong trào cách mạng ngày nay và họ tự nhận là người đại diện cho lợi ích của Thế giới thứ ba và là người lănh đạo duy nhất của các nước này. Khi Hồ Chí Minh phát động chiến tranh thôn tính miền Nam th́ TC t́m cách lôi kéo Hà Nội tách rời hệ thống xă hội chủ nghĩa do LX lănh đạo, đứng hẳn về Thế giới thứ ba để thực hiện cuộc chiến tranh chống bá quyền, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tổng bí thư Đảng CSTQ Đặng Tiểu B́nh hứa viện trợ cho Hà Nội 1 tỉ nhân dân tệ nếu CS Bắc Việt khước từ mọi viện trợ của LX, chỉ nhận sự giúp đỡ của Bắc Kinh và các nước Thế giới thứ ba để thực hiện công cuộc giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ. 

Về phần HK, khi quyết định can thiệp vào MNVN, TT Kennedy đă tiên liệu những khó khăn phức tạp của cuộc chiến này. Đó là sự xâm lược của cộng sản phát xuất từ miền Bắc được che đậy dưới h́nh thức chiến tranh giải phóng. Nó khởi đầu bằng các cuộc nổi dậy của dân chúng miền Nam dùng chiến thuật du kích chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, để thế giới bên ngoài tưởng đó là cuộc tranh chấp nội bộ của dân chúng miền Nam VN nhằm bó tay không cho HK can thiệp.  

T́nh h́nh MNVN lúc bấy giờ rất bất lợi cho việc chủ động đối phó của Mỹ v́ tinh thần quốc gia cao độ của vị lănh đạo VNCH.Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thường nói: “Cái kư ức của sự thống trị thực dân đă ăn sâu như cái gai đâm sâu trong dân tộc này”. Điều đó không cho phép ông chấp nhận sự can thiệp trực tiếp của người Mỹ, v́ Hoa Kỳ đă từng viện trợ giúp Pháp chống lại cuộc kháng chiến của Việt Minh hồi thập niên trước.   

HK cần trực tiếp tham chiến nhằm tạo dựng những điều kiện khả dĩ giúp người dân Nam VN chiến thắng cuộc chiến của chính họ bằng con đường ḥa b́nh, bằng quyền tự quyết của họ như nhận định của TT Kennedy hồi tháng Giêng 1961: “Chiến tranh Việt Nam chỉ có thể thắng được nếu nó là cuộc chiến tranh của người Việt Nam. Nếu không, nó có thể trở thành cuộc chiến của người da trắng và chúng ta sẽ thua như người Pháp trước đây”. 

Đầu tháng 11 năm 1963 TT Ngô Đ́nh Diệm bị quân đội đảo chánh, tiếp theo là những xáo trộn chính trị liên tục trong hai năm sau đó, khiến chế độ tự do ở Miền Nam đứng bên bờ vực sụp đổ. Nhân cơ hội này HK đưa quân vào miền Nam VN để bảo vệ phần đất ảnh hưởng của ḿnh, đồng thời t́m giải pháp chấm dứt cuộc chiến đă kéo dài suốt 20 năm qua. Mục tiêu tham chiến của Mỹ được TT Lyndon B. Johnson tŕnh bày tại Đại học John Hopkins (Baltimore) ngày 7/4/1965. Ông hoan nghênh bản tuyên ngôn của 17 nước không liên kết họp ở Belgrade (Nam Tư) hồi giữa tháng 3/1965 kêu gọi các bên tham chiến không nên đặt điều kiện tiên quyết để sớm giải quyết chiến tranh VN bằng con đường ḥa b́nh. TT Johnson cho biết Hoa Kỳ sẳn sàng thương lượng không điều kiện với các chính phủ liên hệ, dựa trên những hiệp ước cũ hoặc được bổ túc bằng những hiệp ước mới. HK sẽ làm mọi thứ cần thiết để đạt được mục tiêu là: “Nền độc lập của Nam Việt Nam được bảo đảm vững chắc để họ có thể hoạch định mối liên hệ riêng của họ đối với các nước khác mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Nơi đây không phải là căn cứ quân sự của nước nào và cũng không liên minh quân sự với nước nào”.  

TT Johnson c̣n đề nghị Tổng thư Kư Liên Hiệp Quốc U Thant với uy tín và kiến thức sâu rộng về châu Á, đề xướng với các nước Đông Nam Á liên kết với nhau trong đó có miền Bắc VN, góp phần trong nổ lực chung để hợp tác và phát triển khu vực trong ḥa b́nh. HK sẽ đầu tư 1 tỉ đô la cùng các nước kỹ nghệ phát triển kể cả LX tham gia vào nổ lực chung đó, để “biến đổi sự vô vọng và kinh sợ thành những triển vọng và tiến bộ”. 

Hôm sau trong kỳ họp Quốc hội khóa III, Thủ tướng Phạm Văn Đồng bác bỏ đề nghị đàm phán ḥa b́nh của TT Johnson và đưa ra đề nghị 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa: (1)-Yêu cầu Mỹ rút quân khỏi miền Nam VN, (2) -đ́nh chỉ các hoạt động chiến tranh ở miền Bắc, (3) -Công việc miền Nam VN do nhân dân MNVN giải quyết theo cương lĩnh của MTDTGPMN, (4) -Việc thống nhất VN sẽ do nhân dân hai miền quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. 

Hoa Kỳ không chấp nhận điểm 3 v́ lẽ cương lĩnh này do Cộng sản Bắc Việt soạn thảo. Để áp lực Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán, HK xử dụng hai gọng kiềm, từng bước tăng quân ở miền Nam vừa mở rộng diện oanh tạc miền Bắc. Đến cuối năm 1965, đă có trên 184 quân Mỹ ở Nam VN và tăng dần lên 285 ngàn vào tháng 6/1966. Vào thời điểm này, tác giả được lịnh gia nhập quân đội.  

Ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải pḥng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có ǵ quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Lúc bấy giờ quân số Mỹ ở NVN là 285 ngàn, theo Ngũ Giác Đài sẽ tăng đến 383 ngàn vào cuối năm 1966 và trên 400 ngàn vào đầu năm 1967. 

Từ cuối năm 1966, HK gia tăng các cuộc dội bom liên tiếp và dữ dội nhằm vào các mục tiêu quân sự ở các khu vực ngoại thành Hà Nội. Giữa tháng Giêng 1967, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động VN ban hành Nghị quyết 13 mở ra giai đoạn đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị. Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: “Hoa Kỳ nhiều lần rêu rao thương lượng không điều kiện, nếu Mỹ thực sự muốn nói chuyện th́ phải chấm dứt việc ném bom và chỉ sau khi ngưng ném bom, các cuộc nói chuyện mới tiến hành được”. 

Đầu tháng 2/1967 khi đến Luân Đôn, thủ tướng Liên Xô Kosygin đề nghị Mỹ chấm dứt không điều kiện việc oanh tạc miền Bắc để khởi đầu các cuộc thương thuyết ḥa b́nh. Ngày 8/2/1967, TT Johnson chính thức gởi đến Chủ tịch Hồ Chí Minh lời đề nghị: -Mỹ sẽ ngưng ném bom miền Bắc và ngưng tăng cường quân số ở miền Nam, nếu Hà Nội cũng đ́nh chỉ gởi người và vũ khí vào miền Nam. Sau đó Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sẽ tiến hành những cuộc mật đàm để giải quyết vấn đề miền Nam VN. 

Trong thư trả lời, Chủ tịch Hồ Chí Minh lập lại đề nghị 4 điểm của Hà Nội, ông coi đó là cơ sở để giải quyết cuộc chiến ở miền Nam. Ông cho biết Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa “không thể thương lượng dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ. Hoa kỳ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, khi đó hai bên mới có thể đàm phán và thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm”.  

Sau đó các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Cộng sản VN bắt đầu diễn ra. Đầu tháng 6/1967, t́nh h́nh Trung Đông đột nhiên trở nên căng thẳng khi Ai Cập phong tỏa eo biển Tiran, ngăn chận các tàu mang cờ Do Thái di chuyển qua eo biển này. Đồng thời huy động cả ngàn chiến xa và 10 vạn quân hợp tác với nước Á Rập bao quanh Do Thái như Syria, Jordan, Lebanon với quyết tâm tiêu diệt Do Thái. Ngày 5/6/1967, Do Thái mở đầu cuộc tấn công, đánh phủ đầu vào không lực Ai Cập. Chỉ trong ṿng 6 ngày Do Thái đă chiến thắng, chiếm được dăi Gaza, bán đảo Sinai của Ai Cập, bờ phía Tây và Đông thành phố Jerusalem của Jordan và cao nguyên Golan của Syria. Thế giới lo ngại LX có thể xử dụng vũ khí nguyên tử để răn đe Do Thái, bảo vệ các nước Á Rập. Do đó các khoa học gia Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô…đă gặp nhau ở Paris để t́m cách ngăn chận cuộc chiến ở Trung Đông có nguy cơ đưa đến chiến tranh nguyên tử. Có điều may mắn, nơi đây không phải là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của hai siêu cường, nên Nga Mỹ không muốn đối đầu ở đây. Nguy cơ chiến tranh lớn là ở Đông Dương, nơi có hơn 400 ngàn quân Mỹ đang tham chiến, c̣n Trung Quốc th́ quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.  

 

Trong cuộc họp ở Paris có Henry Kissinger và hai khoa học gia Pháp tham dự là Herbert Macrovich và Raymond Aubra -đảng viên cộng sản. Hồ Chí Minh đă từng ở nhà ông Aubra hồi năm 1946 khi sang Pháp tham dự hội nghị Fontainebleau. Do gợi ư của Kissinger, ngày 21/7/1967 Macrovich và Aubra lên đường đi Hà Nội. Trong một tuần ở Việt Nam, hai ông đă tiếp xúc với chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trở về Pháp, hai ông trao đổi với Kissinger về những ǵ mà giới lănh đạo ở Hà Nội mong muốn. Từ đó, HK và VNDCCH có những cuộc mật đàm giữa đại diện của Mỹ là Kissinger và đại diện của Hà Nội ở Paris là Mai Văn Bộ và Vơ Văn Sung. Các cuộc tiếp xúc kéo dài đến giữa tháng 10/1967 th́ gián đoạn.  

 

Trong lúc Mỹ và chính phủ Hà Nội tiếp xúc mật ở Paris, th́ tại Sàig̣n, một lănh tụ MTGPMN là Trần Bạch Đằng -Bí thư Thành ủy Sàig̣n-Chợlớn đă có những cuộc tiếp xúc mật với đại sứ Mỹ Bunker. Đằng tiết lộ: “Chúng tôi bị dồn vào thế phải tổng công kích, dù chúng tôi đă cố gắng t́m kiếm nhiều giải pháp chính trị khác. Tôi đă thông báo điều này với chính đại sứ Bunker vào năm 1967 khi chiến tranh sẽ là một điều tất yếu”. Đằng cho biết từ 1966 đến 1969, Việt Cộng đă tiếp xúc mật nhiều lần với Mỹ để trao đổi tù binh. Chính Bunker đă can thiệp để trả tự do cho vợ của Đằng, sau này là phụ tá của bà Nguyễn Thị B́nh tại hội đàm Paris. 

 

Ngoài vợ Trần Bạch Đằng, Mỹ c̣n can thiệp với chính phủ VNCH phóng thích bà dược sĩ Phạm Thị Yên (Bảy Yên), Ủy viên Trung ương MTGPMN đang bị giam giữ ở Côn Đảo từ đầu thập niên 1960. Sau đó Mỹ đưa bà trở ra chiến khu để gặp lại chồng là Trần Bửu Kiếm, phụ trách thanh niên của MTGPMN. Trong bàn đàm phán Paris, ông Kiếm là Trưởng đoàn đầu tiên của MTGPMN.   

 

Sau nhiều chuyến đi đêm được HK hứa sẽ án binh bất động, MTGPMN dốc toàn lực vào cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam. Nếu Mặt trận có ưu thế và được sự ủng hộ của dân chúng miền Nam như họ thường rêu rao là "kiểm soát được 3/4 dân số và 4/5 đất đai" th́ Hoa Kỳ sẵn sàng rút quân để MTGPMN quản lư công việc miền Nam. Nếu không thắng, họ sẽ cùng chính phủ Sài G̣n hiệp thương, thành lập chính phủ liên hiệp, giải quyết chiến tranh bằng con đường ḥa b́nh. 

 

Mật lệnh tổng tấn công được Hồ Chí Minh loan báo trên Đài phát thanh qua bài thơ chúc Tết vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân. Cộng sản hy vọng cơ hội ngàn năm có một này, trong khi đồng bào nô nức đón mừng năm mới, lực lượng VNCH chỉ c̣n 1/2 cấm trại, lơ là trong việc pḥng thủ v́ đang có lệnh hưu chiến, họ sẽ đánh bại quân đội Cộng ḥa, sách động nhân dân nổi dậy lật đổ chính quyền quốc gia. 

  

Từ bước thứ nhất trong "chiến lược hai chân" của chiến tranh nhân dân “lấy nông thôn bao vây thành thị”, cộng sản chuyển sang bước thứ hai: đưa bộ đội từ vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng tiến ra chiếm lĩnh thành phố và các tỉnh quận lỵ miền Nam giành toàn bộ chính quyền. Nhưng ước tính của cộng sản đă sai lầm, một kư giả Mỹ đă nhận xét: "Việt Cộng đă chịu một thất bại quân sự nặng nề. Hàng chục ngàn tên cán binh cuồng tín nhất, có kinh nghiệm nhất từ vùng rừng núi nhẩy vào vùng đồng bằng và thôn quê gánh chịu những trận mưa bom chết người. Việt Cộng mất cả một thế hệ chiến binh và nhân dân thành phố cũng không chịu nổi dậy theo chúng." 

 

Dù bị tổn thất nặng nề về quân sự, nhưng về mặt chính trị Trần Bạch Đằng đă vận động được một số nhân sĩ, trí thức, sinh viên ở Sàig̣n thoát ly ra mật khu để thành lập Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Ḥa b́nh Việt Nam. Tháng 6 năm sau, tổ chức này hợp tác với MTGPMN thành lập “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam”. Chính phủ này cùng chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa trở thành hai lực lượng chủ yếu sẽ quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt.  

 

Ngoài ra, cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân c̣n tạo được tiếng vang lớn cho CS về mặt tuyên truyền, khi 19 đặc công đột nhập vào khuôn viên mặt tiền Ṭa Đại sứ Mỹ ở Sàig̣n và đă bị tiêu diệt gần như toàn bộ. Trong khi đó tại Mỹ các báo lớn cho in h́nh ảnh ṭa đại sứ Mỹ trên trang nhất với tựa lớn “Sứ quán Mỹ tại Sàig̣n đă bị cộng sản chiếm” kèm với lời báo động về con số tổn thất của quân đội Mỹ ở VN sẽ gia tăng trong tháng 2 và 3/1968. B́nh luận gia truyền h́nh Walker Cronrkite được xem là có ảnh hưởng nhất đối với khán giả Mỹ nhận định rằng: “Chiến tranh Việt Nam đang ở trong t́nh trạng tuyệt vọng và chỉ có sự thương thuyết mới đưa nước Mỹ ra khỏi bế tắcCàng ngày tôi càng thấy rơ con đường hợp lư duy nhất để thoát ra được là sự thương thuyết, không phải như là kẻ chiến thắng mà như một người lương thiện”. 

 

Giới truyền thông, báo chí Mỹ, nhất là nhóm phản chiến đă cố tô vẽ h́nh ảnh cộng sản chiến thắng trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 để thúc đẩy họ đến bàn đàm phán như là kẻ thắng, chớ không phải “dưới sự đe dọa của bom đạn Mỹ”. Điều này phù hợp với sự tuyên truyền của giới lănh đạo ở Hà Nội. Họ cho rằng cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 đă làm cho Quân đội Sài G̣n và Đồng minh những tổn thất to lớn và làm sút giảm ư chí chiến đấu nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, Bắc Việt đưa ra đề nghị đàm phán, HK do thiệt hại lớn lao đành phải chịu ngồi vào bàn hội nghị, xuống thang chiến tranh… 

 

Quả thật, Johnson đă xuống thang chiến tranh, ngày 30/3/1968 ông ra lệnh ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 19 trở vào nhằm tạo điều kiện cho việc thương thuyết sớm khai diễn. Ông cho biết sẽ triệu hồi đại sứ Mỹ ở Mạc tư Khoa Llewellyn Thompson phối hợp với Averell Harriman đại diện cho HK gặp gỡ chính phủ Hà Nội tại Genève hoặc bất cứ nơi nào thuận lợi cho việc thương thảo giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam. Ông kêu gọi Hà Nội tích cực đáp ứng bước tiến ḥa b́nh này. Ba ngày sau, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ra tuyên bố: “Rơ ràng chính phủ Mỹ chưa đáp ứng nghiêm chỉnh và đầy đủ đ̣i hỏi chính đáng của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Tuy nhiên về phần ḿnh, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của ḿnh tiếp xúc với đại diện của Mỹ”.  

 

Sau đó, trong chỉ thị ngày 10/4/1968 Bộ Chính trị đảng Lao động Việt Nam tuyên bố: "Khi Mỹ mời ta đàm phán, ta có một lợi điểm lớn: Mỹ đă bắt buộc phải đàm phán riêng với ta để giải quyết những vấn đề liên hệ giữa hai bên. Vấn đề liên hệ giữa hai bên th́ chỉ có vấn đề Mỹ ném bom và phá hoại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa là một hành động bất hợp pháp. Lập trường của ta là bắt buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện và vĩnh viễn cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc dưới mọi h́nh thức. Khi vấn đề này được giải quyết theo chiều hướng ấy, ta và Mỹ có thể bàn tới một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Miền Nam Việt Nam, trong đó có sự tham dự của Mặt Trận Giải Phóng và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tham dự với tính cách một quốc gia đứng ngoài mọi sự liên hệ với Miền Nam trong cuộc chiến đấu tại đây".  

 

Nhiệm vụ đưa cộng sản vào bàn đàm phán hoàn tất, TT Johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ hai. Vào thời điểm này, tác giả sau thời gian thụ huấn quân sự và nghiệp vụ Quân Báo, được bố trí phục vụ ở Trung tâm Khai thác Tài liệu Hỗn hợp để nghiên cứu cuộc chiến VN. (C̣n tiếp P2

 

Trở lại