Bút kư

TƯ CÁCH CỦA MỘT THƯƠNG BINH

ĐIỆP MỸ LINH

Cách nay vài tuần – v́ lư do cá nhân – tôi emailed đến quư vị Webmasters, Bloggers và bạn hữu rằng tôi sẽ tạm ngưng viết một thời gian; khi nào viết trở lại, tôi sẽ làm phiền quư vị như bấy lâu nay.

Trong thời gian tâm trí thư giản, tôi đọc bài của bạn hữu chuyển đến tôi qua mails. Qua những bài này , tôi nhận ra một vấn nạn chung: Sự cô quạnh của người Việt cao niên trong xă hội Âu Mỹ. Tôi không dám lạm bàn về những bài viết này; v́ tôi cũng chỉ là một “người già cô đơn”!

Từ khi trở thành “người già cô đơn”, nhiều lần, con tôi đề nghị tôi về sống với con tôi; nhưng tôi cảm ơn và từ chối. Lư do: Nếu tôi sống với con trai, khi vợ chồng con trai của tôi bất ḥa, cô dâu của tôi sẽ không ngần ngại ǵ mà không hỏi con trai của tôi: “Mẹ của anh, anh đem về nuôi – dù cô dâu biết rằng tiền hưu của tôi thừa để tôi sống thoải mái – c̣n Mẹ của tôi th́ sao?” Nếu tôi sống với con gái, có thể cậu rể sẽ nhẹ lời hơn; nhưng ư tưởng phân b́ cũng giống nhau. Nếu vợ chồng con tôi cho tôi và suôi gia của tôi sống chung th́ cái ǵ sẽ xảy ra giữa mấy người già mỗi ngày phải trực diện nhau? Thế là tôi chọn Senior Living hoặc viện dưỡng lăo để hạnh phúc gia đ́nh của con tôi không bị “xoi ṃn”.

Vài vị “than thân trách phận” một cách rất đắng cay, bảo rằng con cháu thương và lo lắng cho mèo, chó, c̣n Cha Mẹ th́ “bỏ” vào viện dưỡng lăo!

Nếu không “bỏ” Cha Mẹ vào viện dưỡng lăo th́ ai là người ở nhà để lo cho quư Cụ uống thuốc đúng giờ, ăn cơm với đầy đủ dinh dưỡng, để ư và chăm sóc để quư Cụ khỏi bị té, ngă trong khi con cháu phải đi làm để trả “bills”? Nếu may mắn không phải trả “bills” th́ con cháu cũng phải đóng góp kiến thức hoặc tài năng – mà quư Cụ đă khuyến khích, thúc đẩy con cháu trong suốt bao nhiêu năm dài khi con cháu theo học đại học – với đời chứ không lẽ đỗ đạt xong, con cháu lộng kính bằng cấp, treo lên vách rồi ở nhà chăm sóc cho quư Cụ? Đó là chưa kể, nếu con gái ở nhà để chăm sóc Cha Mẹ ruột th́ Cha Mẹ chồng của cô ấy có “để yên” cho chồng của cô ấy hay không? Ngược lại, nếu con trai ở nhà lo cho quư Cụ th́ Bố Mẹ của cô dâu sẽ hành động như thế nào? Nếu gom chung quư Cụ hai bên ở cùng nhà th́ đủ pḥng hay không? Và chuyện ǵ sẽ xảy ra? Trường hợp quư Cụ được hưởng trợ cấp xă hội của chính phủ Hoa Kỳ, tôi không biết, xin không có ư kiến.

Ở Mỹ, quư Cụ muốn ăn ǵ, nếu bác sĩ không cấm, th́ ăn; quư vị không lái xe được nữa, cứ điện thoại “order”, họ đem thức ăn đến nhà; trời nóng quư Cụ có máy lạnh; trời lạnh có máy sưởi. Xin hăy nh́n về Việt Nam để thấy đời sống của người dân thường – chứ không phải đời sống của cán bộ, đại gia và những gia đ́nh cho con xuất cảnh lao động để làm điếm, trồng và bán cần sa – quư Cụ sẽ bớt tủi thân!

Tôi vừa viết đến đây, chuông cửa reng. Tôi mở cửa. Thấy bà Lành – ngụ pḥng số 217, cũng một “người già cô đơn”, cao tuổi hơn tôi – tôi rất vui. Sau vài câu chúc Tết,  tôi hỏi bà Lành cần tôi giúp điều ǵ? Bà đáp:

-Khổ thân tôi, lái xe không được nữa, cứ phải nhờ chị hoài!

-“No star where”! Chị cần đi đâu?

-Đầu năm gặp chị, nghe chị nói tiếng Anh kiểu đó là vui rồi! Th́, như mọi lần, nhờ chi chở ra ngân hàng lấy tiền rồi đến chỗ gửi tiền để gửi về Việt Nam. Vậy thôi!

-Lại gửi biếu Thương Binh Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) nữa, phải không?

-Chứ biếu ai bây giờ! Tội nghiệp “mấy ổng” mà! C̣n tôi, chết tôi đâu đem theo được “xu teng” nào đâu mà giữ!  

-Dạ. Chị sẵn sàng chưa?  

-Dạ, qua xem chị có giúp được không rồi tôi mới về pḥng lấy ví.  

Vừa bước về pḥng, bà Lành vừa quay lui, tiếp:

-Tôi trở qua ngay, nha, chị!

-Dạ. Tôi cũng điện thoại xem chỗ gửi tiền đă mở cửa lại hay là c̣n nghỉ Tết.

Sau khi được chỗ gửi tiền xác nhận, tôi lấy ví, ch́a khóa, đứng chờ bà Lành nơi cầu thang; v́ con tôi dặn nên lên xuống lầu bằng cầu thang, tốt hơn là đi thang máy.

Từ ngày quen nhau tại pḥng tập thể dục, bà Lành thường kể cho tôi nghe về Bà. Tôi không nghĩ bà Lành muốn khoe con hoặc khoe của; v́ Bà chưa hề cho tôi biết con cháu của Bà học hành đến đâu, làm đến chức vụ ǵ trong xă hội, lương bao nhiêu một năm. Bà chỉ cho biết, những ngày quan trọng trong năm như sinh nhật của Bà, Thanksgiving, Noel, Tết, con của Bà thường tặng Bà tiền mặt để Bà tiêu dùng tùy thích. Bà không dám giữ tiền mặt, nhờ tôi đưa đến ngân hàng, gửi vào trương mục của Bà. Với số tuổi của Bà, tiền hưu đủ sống, sức khỏe tốt, bổn tính thầm lặng và chỉ thích cuộc sống biệt lập, đơn giản, Bà chẳng biết dùng số tiền các con của Bà cho vào mục đích ǵ! Thế là Bà nghĩ đến Thương Binh VNCH.

Bà vào Google, t́m danh sách Thương Binh VNCH. Đọc qua tiểu sử của vài Thương Binh, Bà chọn Thương Binh Trần Thắng – không phải tên thật. Tôi tự ư đổi tên nhân vật v́ vấn đề bảo mật chi tiết cá nhân – ngụ tại Bạc Liêu, xuất thân khóa gần cuối của Trường Bộ Binh Thủ Đức; bị thương vào tháng Tư 1975.

Trường Bộ Binh Thủ Đức là nơi ông Mộc – người yêu đầu đời rồi trở thành chồng của bà Lành – xuất thân. Địa danh Bạc Liêu là nơi ông Mộc tử trận khi đồn Nghĩa Quân do Ông chỉ huy bị Việt cộng tiền pháo hậu xung!

Đó là hai lư do bà Lành có thiện cảm ngay với anh Thắng. Bà liên lạc với anh Thắng. Anh Thắng cảm ơn và cho biết, trong huyện anh Thắng cư ngụ có vài Thương Binh VNCH nữa, bà Lành có thể giúp những Thương Binh đó hay không? Bà đồng ư ngay, với điều kiện: Quư vị Thương Binh do anh Thắng giới thiệu – cũng như anh Thắng – phải gửi đến Bà tư liệu cá nhân với chứng từ hoặc h́nh ảnh liên quan đến Quân Lực VNCH.

Sau đó, không hiểu tại sao, bà Lành nhận được nhiều thư của Thương Binh VNCH khác từ vài tỉnh Miền Nam. Bà vẫn dùng tiền do con của Bà cho để tặng những người đă hy sinh một phần cơ thể trong cuộc chiến tương tàn do ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam (csVN) chủ xướng.

Riêng tôi, nhờ c̣n lái xe được, thỉnh thoảng đẹp trời tôi thường lái xe đi “ṿng ṿng” để đến lúc không c̣n lái được – như bà Lành – đỡ tiếc.

Khi bà Lành trở lại, đến cạnh tôi, tôi hỏi:

-Chị có ḷng tốt như vậy, tại sao chị không gửi trước Tết để quư ông Thương Binh có tiền ăn Tết?

-Trời, tôi có nhớ Tết là ngày nào đâu! Từ ngày Tàu dịch – Covid-19 – xảy ra, con và cháu của tôi phải làm việc và học “online”, tôi không liên lạc được với cháu nào cả! May mà sáng nay, người bạn điện thoại thăm, tôi mới nhớ!

-Dạ. Đi, chị!

Cho xe chạy chầm chậm – như một thói quen – tôi lấy CD cho vào máy. Nhạc dạo rồi tiếng hát ngọt ngào vang lên:

Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá
rơi...” (1)

Tiếng hát vừa đến đây, tôi thấy bà Lành quay mặt sang bên phải, kín đáo đưa tay quẹt nước mắt. Tôi ngạc nhiên:  

-Chị khóc, phải không, chị Lành?

Bà Lành gật đầu. Tôi tiếp:

-Chị khóc v́ t́nh khúc này gợi lại kỷ niệm, phải không? Xin lỗi chị, tôi sơ ư!

-Chị có lỗi ǵ đâu; chỉ v́ tôi hay mủi ḷng thôi!

Tôi tắt CD. Bà Lành tiếp:

-Bài đó, ngày xưa, ông Mộc thường ôm Guitar “từng tưng” và hát “nghêu ngao” để nói lên tâm trạng của ông ấy. Sau này, con tôi mua “băng” có bài đó về cho tôi nghe.  

Im lặng. Bà Lành tiếp:  

-Tết Mậu Thân, 1968, có lệnh đ́nh chiến. Quân số trong đồn giảm nhiều v́ quân nhân được đi phép. “Tụi nó” – csVN – biết được điều đó, cho nên, từ bờ sông, “tụi nó” bắt loa, gọi đích danh ông Mộc, buộc ổng phải hạ cờ VNCH, treo cờ trắng lên; nếu không, “tụi nó” sẽ áp dụng chiến thuật “biển người” để san bằng đồn “của ổng”. Ổng Mộc không đầu hàng!...  

Nói đến đây, bà Lành nghẹn lời. Tôi cũng không biết phải nói ǵ! Một chốc sau, Bà thở dài, tiếp:

-Ước nguyện của tôi là chỉ muốn thấy và biết cái đồn mà ngày xưa ông Lộc “giữ”, bây giờ ra sao!

Im lặng. Tôi quẹo xe vô ngân hàng Chase, lái vào “drive-up” để bà Lành lấy tiền mặt. Sau đó, tôi lái xe đến chỗ gửi tiền về Việt Nam. Bà Lành mở cửa, quay lui, nói:

-Chị chờ giùm chút, nhen!

-Dạ.

Nh́n theo bước đi chậm chạp của bà Lành, tôi tự hỏi: Một Cụ Bà “lụm khụm” như bà Lành mà c̣n nhịn tiền để giúp Thương Binh VNCH; c̣n csVN cứ “rêu rao” “ḥa hợp ḥa giải” với tập thể người Việt di tản mà csVN lại hành xử với Thương Binh VNCH như đối với kẻ thù!

Mỗi khi biểu t́nh chống đối một sự kiện nào do csVN gây nên, người Việt di tản cũng chỉ giăng biểu ngữ “Đả đảo csVN” chứ người Việt di tản chưa bao giờ giăng biểu ngữ “Đả đảo thương binh csVN”. 

Thương Binh – dù là Thương Binh VNCH hay là thương binh csVN – cũng không phải là những người có tội trong cuộc chiến khốc liệt do csVN thực hiện. Thế th́ tại sao, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền csVN lại đuổi tất cả Thuơng Binh VNCH ra khỏi bệnh viện? Sau đó, nhà cầm quyền csVN lại xóa đi một di tích lịch sử bằng cách ra lệnh đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa thành Nghĩa Trang Nhân Dân B́nh An!  

Hai danh từ kép “quân đội” và “nhân dân” không đồng nghĩa. Điều quan trọng là: Không có một thường dân nào được vinh dự an nghỉ trong Nghĩa Trang Quân Đội VNCH.

Đang miên mang nghĩ ngợi, tôi chợt thấy bà Lành trở lại, vừa đi vừa nh́n vào iPhone vừa cười, dáng vẻ rất vui thích. Tôi cho xe nổ máy, bà Lành bước vào. Tôi hỏi:

-Có ǵ vui lắm hay sao mà chị vừa đi vừa cười vậy?

-Đang đi, có người gọi nhầm số. Sẵn điện thoại trong tay, tôi “quẹt” sang tin tức để xem bên Việt Nam có ǵ lạ hay không. Ai dè, thấy tin “tụi nó” dàn cảnh, đóng kịch. Nè, cho chị xem cho vui.

Nh́n vào màn ảnh, phải “nheo mắt” nhiều lần tôi mới đọc đươc: HÀ NAM Sáng 7/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mặc quần áo nâu, xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại lễ Tịch điền Đọi Sơn ở xă Tiên Sơn, thị xă Duy Tiên.”Link:

https://vnexpress.net/chu-tich-nuoc-di-cay-trong-le-hoi-tich-dien-4424703.html  

Đọc tựa đề và thấy h́nh ông Nguyễn Xuân Phúc cầm cày, tôi cười, trả điện thoai lại cho bà Lành, rồi đáp:  

-Dàn cảnh, đóng kịch cái ǵ! Những hành động và phát ngôn của ông Nguyễn Xuân Phúc – mà báo chí đă đăng tải – trong thời gian qua đă lộ rơ xuất xứ dốt nát, bần cố nông của ông Phúc rồi, chị à!  

-Dạ, tôi cũng đọc qua các sự việc “cà chớn” của ông Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng, bây giờ thấy ổng bị csVN đưa ra “tŕnh diễn” vở tuồng này th́ cũng ... tội cho ổng! Nếu là một cấp lănh đạo thật sự có tài, có đức th́ đâu cần phải làm ... tṛ hề!  

Im lặng. Trong khi tôi cho xe rời băi đậu, có lẽ bà Lành hiểu rằng tôi không muốn bàn luận về ông Nguyễn Xuân Phúc, cho nên Bà chuyển đề tài:

-Trong thời gian chờ tôi, chị làm ǵ?

Tôi kể cho Bà nghe về những suy tư của tôi lúc năy. Bà Lành thở dài:

-Chuyện Thương Binh và Nghĩa Trang Quân Đội VNCH là hai vết thương to lớn và sâu thẩm nhất giữa người Việt di tản và csVN; nhưng là chuyện đă qua! Để tôi kể chị nghe chuyện ông Thương Binh này! Thiệt, đúng là tư cách cương trực của một sĩ quan Quân Lực VNCH!

-Chuyện ǵ mà có vẻ “hấp dẫn” vậy, chị?

-Chị nhớ anh Thương Binh Thắng không?

-Dạ. Sao, chị?

Bà Lành vừa mở ví lấy phong thư đưa cho tôi vừa đáp:

- Chị nhớ lần trước, trước khi chị đưa giùm tôi ra đây gửi tiền giúp Thương Binh, tôi vô pḥng nhận thư của Senior Living, mở “box” lấy thư hay không?

-Dạ, nhớ. Mỗi người trong Senior Living đều có một “box” riêng để nhận thư.

-Hôm đó, nhận được thư anh Thắng, tôi bỏ vào ví. Khi đến chỗ gửi tiền, tôi “loay hoay”, thư của anh Thắng rơi trên nền nhà mà tôi không biết. Về pḥng, tôi cũng không nhớ là đă nhận được thư anh Thắng. Cô Kim, chỗ gửi tiền, lượm được thư đó, thấy tên tôi, cô Kim điện thoại cho tôi. Tôi ngại, không dám nhờ chị chở đi lấy thư đó, đành nhờ cô Kim giữ giùm. Hôm nay, cô Kim giao lại cho tôi.

-Cô Kim tử tế thiệt ...

Nói ngang đây, chợt nhận ra kim chỉ nhiên liệu xuống gần chữ “E”, tôi quẹo vô cây xăng. Như vài lần trước, bà Lành dành trả tiền xăng; tôi dứt khoát từ chối. Đổ xăng xong, tôi vừa ngồi vào ghế, bà Lành trao tôi thư của anh Thắng và nói:

-Nè, chị đọc đi! Đọc xong chị mới thấy sĩ quan Quân Lực VNCH “của ḿnh” “ngon lành” chứ đâu có “cà chớn” như tướng Tô Lâm của csVN, há “mơm” “đớp” miếng thịt ḅ, làm nhục Quốc thể!

-Trời! Chị làm ơn đừng so sánh như vậy, vô t́nh làm tổn thương sĩ quan Quân Lực  VNCH.

-Ô, sorry! Chị suy nghĩ sâu xa thiệt! Thời buổi này, người Việt trong nước lường gạc nhau từng đồng; “chặt, chém” Việt kiều bằng mọi thủ đoạn; bà con Việt kiều xây nhà bên Việt Nam, nhờ bà con ở Việt Nam đứng tên, sau đó bị bà con ở Việt Nam đoạt luôn; vậy mà ...

Thấy tôi đang đọc lá thư, bà Lành ngưng nói.

Đọc những lời chúc Tết và thăm hỏi rất thành thật của anh Thắng dành cho bà Lành, tôi vui với niềm vui của Bà. Câu cuối trong thư của anh Thắng làm tim tôi thắt lại: “... Thưa chị! Đa tạ chị, suốt bao nhiêu năm dài chị đă gắn bó với nhóm Thương Binh trong huyện này. Anh D. cụt hai tay và mù mắt vừa qua đời! Con em – vừa đi học vừa đi làm – nay đă ra trường, có việc làm, giúp vợ chồng em sống qua ngày. Chị đừng bận tâm lo cho em nữa. Chỉ sau khi chết nhóm Thương Binh chúng em mới quên được chị!...”

Tôi cúi mặt, nén xúc động.  Một chốc sau, tôi nắm tay và nh́n vào mắt bà Lành:

-Thưa chị, những lời cương trực của một cựu sĩ quan Quân Lực VNCH – dù cơ thể đă bị chiến tranh tàn phá – cũng như ḷng tốt của chị không phải dễ kiếm trong cuộc sống đầy dối trá này!

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/  

1.- Phiên Gác Đêm Xuân của Nguyễn Văn Đông  

Trở lại