BA MƯƠI THÁNG TƯ

Tháng 3/75, tôi đang học lớp Tham Mưu cao cấp ở SàiG̣n, th́ được lệnh biệt phái qua Bộ Xă Hội của BS Phan Quang Đán và đổi ra An Thới, Phú Quốc khoảng cuối tháng 3/75 để giúp đồng bào tị nạn từ miền Trung chạy vào. Chính phủ sợ nếu để đồng bào miền Trung vào Nam tự do th́ không thể kiểm soát được, do đó đă tập trung vào trại tỵ nạn An Thới và do HQ vùng 4 kiểm soát. Ngày 26/4 tôi xin phép về SG và 28/4 tôi đem bà xă và đứa con 3 tuổi trở lại An Thới. Bà xă tôi lúc này đang có bầu cháu thứ hai độ 3-4 tháng.  Phương tiện di chuyển bằng Air VN đều do Bộ Xă Hội đài thọ. Tôi vẫn tiếp tục làm việc tại trại tỵ nạn, xem như đem gia đ́nh ra Phú Quốc để tránh VC pháo kích.  Đêm 29/4, mọi người đang an giấc bỗng nghe tiếng động cơ của một số tàu tách bến nhưng không biết chuyện ǵ đă xẩy ra. Sáng 30/4, tôi đang làm việc ở trại tỵ nạn, lại nghe trên máy phóng thanh loan báo tất cả nhân viên HQ tập họp tại Bộ Tư Lệnh HQ Vùng 4 lúc 10 giờ sáng để nghe Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải (TL/HQ/V4/DH) nói chuyện. Ông nói rất tóm tắt rằng TT Dương Văn Minh đă ra lệnh đầu hàng VC. Do đó kể từ giờ phút này mọi người tự do muốn đi đâu th́ đi v́ ông không c̣n trách nhiệm ǵ nữa, riêng ông sẽ đi t́m tự do ở một nơi nào đó. Không  ai dám đặt câu hỏi, vậy mấy chục ngàn người ở trong trại tỵ nạn sẽ ra sao đây?  Lính tráng và vợ con đều hoảng loạn, không biết chạy đi đâu trên một ḥn đảo giữa biển khơi, bằng phương tiện nào an toàn?

Tôi chạy về trailer tạm trú, thấy bà xă tôi khóc bù lu bù loa, c̣n thằng con ba tuổi ngơ ngác không hiểu sao Mẹ nó khóc. Tôi dặn bà xă bỏ áo quần, ít ḿ gói và chai nước ngọt vào mấy các sac (bị) vải rồi dẫn qua Căn Cứ Yểm Trợ HQ (CCYT/HQ) gần đó may ra có phương tiện. Khi tôi đến Căn Cứ khoảng 12 giờ trưa, thấy gia đ́nh ông Tr/tá CC Trưởng và vài sĩ  quan đang b́nh tĩnh ngồi ăn trưa, bên cạnh đó có một ông Mỹ trắng mặc thường phục. Khoảng 1 giờ chiểu, gia đ́nh tôi theo gia đ́nh ông CC Trưởng mang nhiều valise Samsonite xuống một tàu đổ bộ nhỏ LCM 8 đậu ở cầu tàu, do ông Mỹ  hướng dẫn. Tàu tách bến đến cầu Tư Lệnh đón gia đ́nh ông TL/HQ/V4 (HQ Đ/tá Thiện) kèm theo hành lư Samsonite nặng nề. Rồi LCM 8 chạy thẳng ra xa bờ khoảng 30 phút và đến cập vào chiếc xà-lan  gần một tàu buôn loại chở hàng (cargo) của Mỹ rất lớn tên Challenger đang neo, lúc đó đă có nhiều ghe thuyền của dân chúng đang giành nhau lên tàu. V́ thương thuyền quá cao, họ phải dùng cần trục để câu người đứng trong những túi lưới hàng từ xà-lan lên boong.  Việc chuyển người lên tàu rất chậm, mà số người từ An Thới ra càng ngày càng đông, mặc dầu trên tàu đă có lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ giúp người tỵ nạn và giữ trật tự. Cảnh chen lấn nhau lên tàu thật hỗn độn và kinh hoàng.  Một ông Cha hay Frère trẻ đă leo lên được tàu bằng thang dây nói trấn an qua micro cầm tay rằng tàu hứa sẽ bốc hết đồng bào, nhưng phải nhường cho đàn bà và trẻ em lên trước. Lúc này t́nh h́nh trật tự có vẻ khá hơn. Tôi đưa bà xă và con lên tàu trước do 2 người TQLC Mỹ giúp đỡ, rồi đứng nh́n thiên hạ v́ cứ yên chí thế nào ḿnh cũng được bốc lên sau...

Đến khoảng 6 giờ chiều, c̣n hàng trăm người đứng chờ như tôi trên chiếc LCM 8 và các ghe thuyền từ bờ ra bao quanh xà-lan. Bỗng một chiếc ghe chở một sồ người mặc áo bà ba đen, gương mặt trông dữ tợn và trang bị nhiều súng ống, có cả đại liên 50 ly, từ  bờ tiến ra gần chiếc Challenger. Thế là tàu Mỹ cắt dây và nhổ neo rời  khỏi An Thới tức khắc, bỏ lại hàng trăm người lạc vợ con như tôi. Có lẽ tàu Mỹ sợ nhóm người này đến để cướp bóc tiền bạc và nữ trang của những người tỵ nạn trên tàu, tương tự như trường hợp tàu Miller ở Đà Nẳng đă bị một số lính đào ngũ cùng  du đảng cướp của cải vàng bạc và hiếp đàn bà  trước đó mấy tuần. Khi tàu Miller đến An Thới, những tên này đều bị bắt nhờ đồng bào chỉ điểm và bị bắn ngay trên băi cát do lệnh tiền trảm hậu tấu của TL/HQ/V4/DH. Bây giờ tất cả trở lại yên lặng, buồn bă,  không c̣n cảnh giành giựt như cách đây chỉ mấy phút. Từ sáng đến giờ chưa có hột cơm nào trong bụng, nhưng tôi không thấy đói mà chỉ khô  cổ  họng v́ khát nước. Tôi check lại trong tùi vải mang theo không c̣n chai nước nào và cả ḿ gói, có lẽ lúc mọi người xô đẩy, chen lấn  để lên tàu nên các  thứ đó rớt ra khi nào không hay. Tôi đề nghị với vài anh lính hải quân c̣n lại trên LCM 8 hăy cố  gắng khởi động máy tàu thử xem sao. Một anh thủy thủ đă xuống hầm máy đem lên đưa tôi một ca nhỏ với ít nước mời uống cho đỡ khát. Lúc này tôi thật cảm động về cái t́nh huynh đệ chi binh và cám ơn anh thủy thủ.  Một anh khác báo cáo cả  hai máy đều bất khiển dụng . Hơn 200 người tàu trên tàu đều tỏ vẻ thất vọng, nhưng không dám nói ra.  Trời bắt đầu tối dần, con tàu lặng lẻ trôi bềnh bồng trên sóng bỏ xa bờ về hướng bắc đảo Phú Quốc. Đêm nay (30/4/1975) có trăng lưỡi liềm mờ ảo và gió nhẹ thổi về hướng tây bắc, thật lư tưởng cho một chuyến hải hành của chiến hạm nhưng tôi không thể nào thưởng thức v́ đầu óc đang nghĩ đến vợ con, không biết giờ này đang ở đâu?  Tàu tôi thỉnh thoảng tuần dương vùng này, đă từng bắn yểm trợ Bộ Binh bằng  súng đại bác 76.2 ly, nếu cứ để tàu trôi lên bắc đảo th́ thế nào cũng bị bọn Việt Cọng tóm là cái chắc và sẽ không c̣n hy vọng gặp lại vợ con. Khoảng 10  giờ đêm, ḷng tôi nóng như lửa đốt, tôi nghĩ không lẽ ngồi chờ chết nên bèn đề nghị mấy anh hải quân mượn đèn Pin của đồng bào, rồi xuồng hầm máy thử câu b́nh  điện (jump) xem sao. Độ mười phút sau, mọi người trên tàu nghe tiếng nổ x́nh xịch từ hầm máy đều mở mắt kêu lên tiếng  “Ồ” đầy vẻ mừng rỡ. Hầm máy báo cáo chỉ c̣n một máy khiển dụng và nước đang tràn vào hầm máy. Tôi nhờ một vài đồng bào xuống giúp tát nước ra và thử hỏi ư kiến đồng bào trên tàu muốn đi đâu bây giờ? Có người  đề nghị đi Cambodge v́ gần đảo Phú Quốc, người khác đề nghị chạy về An Thới. Với t́nh trạng tàu như thế, lại thêm đa số đều đói và khát, nên tôi ra lệnh lái tàu trở về lại An Thới v́ tôi đoán bọn VC chưa thể chiếm An Thới hay đảo Phú Quốc vào lúc này.

Tàu về cập cầu CCYT An Thới lúc 1 giờ sáng, tôi c̣n thấy cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên kỳ đài căn cứ và vài anh HQ đi bách bộ trên cầu tàu, như vậy sự suy đoán của tôi không sai. Tôi thông báo cho đồng bào có thể rời tàu, nhưng không thấy một ai nhúc nhích. Vừa lúc đó th́ anh HQ Tr/tá Hản (1), Trại Trưởng trại tỵ nạn An Thới đến gặp và hỏi tôi có c̣n đi nữa không? Tôi cho anh biết tôi sẽ ra khơi lại v́ bà xă và con hiện đang ở trên tàu Mỹ Challenger (không biết đi đâu?). Anh không thể rời Căn Cứ ngày hôm qua (SQ thâm niên hiện diện) v́ tụi lính dọa sẽ giết anh nếu bỏ đi. Đồng thời bà xă cũng dọa sẽ tự sát cả gia đ́nh bằng súng M-16 nếu anh không t́m cách trốn thoát. Tôi hiểu hoàn cảnh khó xử của anh và hứa sẽ giúp gia đ́nh  với điều kiện anh cho sửa hai máy chiếc LCM 8 và hầm máy bị nước vào. Chuyện đầu tiên là tôi đến pḥng ăn của SQ để xem có ǵ lót bụng và uống nước cho đỡ khát. Tôi gặp một anh bạn thiếu tá cùng khóa mới ra đây được mấy ngày để giúp trại tỵ nạn, gương mặt buồn xo v́ bà xă c̣n kẹt lại ở Sài G̣n, nên quyết định không chạy đi đâu cả. Kết quả anh phải đi tù trên 10 năm ở ngoài Bắc, sau khi được tha về anh vượt biên nhiều lần cuối cùng cũng qua đuợc Mỹ.

Ba giờ  sáng ngày 1/5/1975, Trung tá Hản cho tôi biết thêm anh đă hẹn được với Trung tá Nhượng (2), Hạm Trưởng HQ 505 sẽ đón gia đ́nh anh ở ḥn An Đông cách An Thới độ 12 hài lư về hướng Đông-Nam lúc 5 giờ 30 sáng và LCM 8 đă tạm sửa chữa xong. Sau khi đón toàn bộ gia đ́nh Trung tá Hản lên tàu cọng với trên 200 đồng bào vẫn nằm yên trên tàu không chịu lên bờ , tôi ra lệnh khởi hành ngay lúc đó. Đến hơn 5 giờ sáng th́ tàu đă đến vị trí hẹn, ḥn An Đông. Hạm trưởng ra lệnh tàu chúng tôi ngừng máy cách khoảng vài trăm mét và không được cập vào HQ 505, nhưng  cho du-du (một loại thuyền máy nhỏ trên chiến hạm) qua đón gia đ́nh Trung Tá Hản.  Mọi người hết sức thất vọng v́  nghĩ  ông không muốn đón chúng tôi và do kinh nghiệm tàu Challenger đă bỏ lại chúng tôi cách đây hơn 10 giờ, anh tài công đă tự động rồ máy tiến lên cập LCM 8 vào hông HQ 505 mà không ai ngờ và kịp phản ứng. Gia đ́nh anh Hản phải leo thang dây để lên tàu nên rất chậm, trong khi đó đồng bào trên LCM 8 lần lượt lên tấm bạt che trần rồi nhảy qua HQ 505 một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tôi lên đài chỉ huy gặp Hạm Trưởng để biết lư do tại sao ông không cho  chúng tôi quá giang tàu. Ông cho biết HQ 505 là  chiến hạm cuối cùng chở Đài Mẹ Việt Nam ra thiết trí tại An Thới, nhưng khi nghe tin đầu hàng th́ ông dự định đưa HQ505 với vài trăm người đă ở trên tàu sang Pháp, nếu cho thêm nhiều người quá giang th́ sẽ không đủ  thức ăn và nước ngọt. Bây giờ với số  người trên tàu đông như thế này nên ông quyết định đi theo hạm đội di tản sang Subic Bay, một căn cứ Hải  Quân Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân . Ngoài ra ông cũng sợ một số nhân viên không mang theo được gia đ́nh có thể nổi loạn, do đó ông cho phép những sĩ  quan và  đoàn viên  nào muốn về sum họp với gia đ́nh, hăy xuống chiếc LCM 8 do tôi để lại.  Đồng bào trên tàu thu góp tất cả tiền mặt VNCH đem theo tặng  cho mấy chục anh em t́nh nguyện trở về VN. Sau đó Hạm Trưởng ra lệnh khời hành đi Subic Bay, mọi người trên tàu đều vui vẻ v́ biết rằng ḿnh may mắn đă thoát được gông cùm của bọn Cộng Sản và hy vọng sẽ gặp lại vợ con trên chiếc Challenger.

Sau gần 5 ngày hải hành theo hạm đội di tản trên biển êm như mặt hồ, cuối cùng HQ 505 cũng đến Subic  chiều 5/5/1975. Trước khi vào hải phận (12 hải lư) Phi Luật Tân, một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ lên chiến hạm và yêu cầu cho hạ cờ VNCH xuống. Hạm trưởng cho làm lễ hạ kỳ rất nghiêm trang và cảm động. Tất cà đồng bào quá giang trên boong tàu đều đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ Việt Nam và hát bài quốc ca “Này công dân ơi...” trong nước mắt nghẹn ngào khi quốc kỳ từ từ hạ xuống v́ biết  rằng đây là lần cuối  cùng được nh́n thấy lá  cờ  vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của nước Việt Nam Cọng Ḥa thân yêu và không biết bao giờ có ngày trở lại. Sau đó kéo quốc kỳ Hoa Kỳ lên cột cờ và Hạm Trưởng bàn giao quyền chỉ  huy HQ 505 cho sĩ quan Mỹ. Khi tàu cập bến tôi theo đoàn người lần lượt rời HQ 505 và qua các thủ tục giấy tờ nhập cảnh, rồi được đưa lên một thương thuyền Mỹ  loại cargo rất lớn tương tự  như  tàu Challenger và khởi hành đi Guam ngay đêm hôm đó.

Gần một tuần hải hành trong thời tiết thuận tiện, cuối cùng chiếc thương thuyền cập bến Guam trong sự chờ đợi nôn nóng của mọi người để được lên bờ hít thở không khí tự do, thoải mái. Sau khi qua các thủ  tục giấy tờ, chúng tôi được xe bus chở đến trại Orote Point, cách đó vài chục dặm. Trại gồm những lều vải quân đội đóng trên một khu đất rộng  gần bờ biển, mỗi  trại có thể chứa độ 15-20 người. Lúc chúng tôi đến th́ trại đă có hàng ngàn người Việt tị nạn sống ở đó.   Sau khi cất hành lư vào lều, chuyện đầu tiên tôi phải làm là đến Bộ Chỉ Huy trại để ḍ hỏi tin tức gia đ́nh. Tôi cung cấp tên tàu cùng tên tuổi vợ con và yêu cầu họ cho biết tàu đă đến Guam chưa, đến ngày nào và hiện gia đ́nh tôi đang ở đâu? Sau hơn nửa giờ chờ đợi, họ nói chỉ biết tàu đă đến Guam hơn một tuần nay, nhưng không biết vợ con tôi c̣n ở trại này hay đă dời sang trại khác để chờ sang Mỹ, v́ người tị nạn ra vào mỗi  ngày quá đông nên họ không nắm vững t́nh h́nh.  Tôi vội chạy sang khu Hồng Thập Tự quốc tế với hy vọng họ có danh sách cập nhật những ngày trước đây. Sau những giờ phút chờ đợi dài bằng cả thế kỷ, v́ đây là niềm hy vọng cuối cùng có thể t́m ra dấu vết vợ con, nhưng họ trả lời không khác ǵ Bộ Chỉ Huy trại và đoán  có thể gia đ́nh tôi đă sang California. Nếu điều này đúng th́ lại càng khó khăn hơn cho tôi trong việc t́m kiếm thân nhân. Ḷng đầy thất vọng và buồn vô hạn, tôi chẳng biết trách ai bây giờ mà chỉ trách cho số phận đầy trắc trở của ḿnh. Tôi đi lang thang từ lều này sang lều khác, hỏi thăm những người đến trước may ra t́m thấy bóng dáng vợ con,  dầu biết hy vọng rất mong manh v́ có cả mấy trăm lều trên một khu rộng mênh mông. Đến đâu tôi cũng hỏi, nhưng  đều được trả lời bằng cái lắc đầu, họ nh́n tôi đầy vẻ thương hại nhưng chẳng giúp được ǵ. Tôi vừa đi vừa niệm thầm danh hiệu "Nam Mô     Bồ Tát Quan Thế Âm ", qua không biết bao nhiêu lều trại, nên ḷng đă thanh thản trở lại. Đi bộ nhiều quá nên bắt đầu muốn tiểu tiện, tôi  bèn t́m nhà vệ sinh dă chiến hầu giải quyết "bầu tâm sự" để rồi c̣n tiếp tục việc t́m kiếm vợ con. May quá khu vệ sinh đây rồi ! Có khoảng 10 nhà vệ sinh đặt rải rác hai bên lối đi, mùi a-mô-nhắc khai nồng khó chịu tạt vào mũi giữa ban trưa nóng bức. V́ nhu cầu thúc bách, tôi  chọn ngay một cái đầu tiên không có người xử dụng và định mở cửa, bỗng một hàng chữ viết nguệch ngoạc bằng than màu đen trên cao đập vào mắt tôi: "T́m anh Nguyễn Văn Minh, khóa Đệ I Song Ngư. Kim Cúc và con hiện ở lều số 13". Tôi tưởng ḿnh đang nằm mơ, nên đọc đi đọc lại hàng chữ trên nhiều lần cho chắc ăn 100%. Khi tin chắc đó là những chữ do bà xă viết, tôi ba chân bốn cẳng chạy đi t́m lều số 13 và quên việc phải xổ "bầu tâm sự".  Thật oái oăm thay! Lều số 13 gần ngay cạnh Bộ chỉ huy, nhưng vài giờ trước tôi hỏi th́ chẳng ai biết vợ con ở đâu. Tôi bước vào lều lúc buổi trưa nên vắng lặng như tờ, có lẽ giờ này mọi người đang bận sắp hàng lănh phần ăn.  Tôi thấy đứa bé trai độ 3 tuổi mặc áo T-shirt  rằn sọc xanh nước biển, đầu đội mũ thủy thủ màu trắng, ngồi xây lưng về phía tôi và đang chơi một ḿnh trước lều. Nh́n dáng dấp, tôi biết ngay em là đứa con yêu quư của ḿnh, nên tôi  nhẹ nhàng đến ôm chầm lấy bé từ phía sau lưng để gây cho em một sự ngạc nhiên bất ngờ. Em ngỡ ngàng quay lại nh́n tôi râu ria xồm xoàm với đôi mắt tṛn xoe, chưa nhận ra ai đây mà sao mỉm cười thân mật với ḿnh, nhưng một phút sau em ôm chặc lấy cổ tôi vừa reo lên:

 -        Ba!!! Ba đă về, Má!!!

Vợ tôi đang bận xếp áo quần trong lều, bỗng nghe tiếng con la lớn nhưng chưa hiểu ǵ nên vội vàng bước ra, vừa đúng lúc tôi bồng con vào lều, nàng khựng lại vài giây rồi chạy đến ôm chầm lấy tôi nói trong nước mắt nghẹn ngào:

 -        Anh!!!

 -        Em!!!

Tôi và nàng bốn mắt nh́n nhau không nói nên lời, nhưng nụ cười rạng rỡ nở trên môi đă nói lên biết bao hạnh phúc tưởng đă mất nay t́m lại được. Niềm vui vỡ oà  trong sự vắng lặng của buổi trưa hè, h́nh như chỉ dành cho sự trùng phùng kỳ diệu của gia đ́nh chúng tôi nên không có bất cứ người nào ở cùng lều lúc đó chứng kiến hay chia sẻ. Ngoài kia sóng biển ŕ rào như chung vui cùng ba người hạnh phúc nhất đời... Đâu đây văng vẳng tiếng thơ tán thán Mẹ hiền Bồ Tát Quán Thế Âm:

                                    Biển động tiếng triều vọng Phổ Môn,(3)

                                    Chín hoa sen trắng hiện hài đồng.

                                    Cành dương một giọt mưa cam lộ,

                                    Gieo rắc mùa Xuân khắp núi sông.

 

MINH NGUYỆN

Kỷ niệm 30/4/1975 

20-04-2019

 

(1) HQ Trung tá Trần Văn Hản, khóa 8 SQHQ/Nha Trang, đă qua đời tại Houston, TX cách đây đă lâu.

(2) HQ Trung tá Nguyễn Văn Nhượng, khóa 9 SQHQ/Nha Trang, không biết ở Canada hay Mỹ ?  đă bốc gia đ́nh Tr/t á Hản v́ hai gia đ́nh ở cạnh nhau  trong cư xá HQ Cữu Long. 

(3) Phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.  Tác giả tạm dịch từ bài thi tán nguyên văn bằng chữ Hán:

                                   Hải chấn triều âm thuyết Phổ Môn,

                                    Cửu liên hoa lư hiện đồng chơn.

                                    Dương chi nhất đích chân cam lộ,

                                    Tán tác sơn hà đại địa Xuân.  

Trở lại