Phim The Vietnam War, bổn cũ soạn lại.

Đỗ Văn Phúc biên tập và b́nh luận

Thế là đă qua hai tuần, bộ phim The Vietnam War dài 10 tập đă tŕnh chiếu trên đài PBS và các đài phụ của PBS tại các địa phương. Bộ phim mới về chiến tranh Việt Nam, so với các bộ phim về Việt Nam đă được chiếu từ lâu nay, th́ bộ phim này mà ông Ken Burns và bà Lynn Novick khoe rằng họ đă bỏ ra 8 năm để thực hiện, th́ cũng chẳng có gi mới lạ, ngoại trừ thêm những tài liệu mới của Hoa Kỳ và có vài đoạn phỏng vấn những người Việt Nam, mà đa số là cựu cán binh Việt Cộng.

Nói theo cách của người Mỹ là “same old, same old”

Điều này chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên, v́ ông Ken Burns, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến. Ông là một người theo phái tả, liberal và triệt để ủng hộ Đảng Dân Chủ. Ông đóng góp hậu hỉ cho Đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu cử. Năm 2008, Đại Hội Đảng Dân Chủ đă chọn Ken Burns để làm cuốn phim giới thiệu cho bài thuyết tŕnh của Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy tại đại hội; trong đó Burns so sánh Kennedy với nhân vật thần thoại anh hùng Ulysses. Vào năm 2007, để yểm trợ cho Barack Obama ra tranh cử tổng thống, Burns đă so sánh Obama với vị tổng thống tài ba Abraham Lincoln.

Theo nhiều người hiểu biết, th́ bộ phim mới này có nhiều chi tiết hơn những bộ phim trước đây. Bộ phim mới nhắm vào việc đặt một câu hỏi lớn là cuộc chiến có cần thiết xảy ra hay không? Burns đă coi chiến tranh Việt Nam là một sai lầm của các chính quyền Mỹ, và trong phim ông đă đưa ra các tài liệu để chứng minh điều mà ông cho rằng năm đời các hành pháp Mỹ đă dối gạt quần chúng.

Bộ phim được chuẩn bị trong 5, 6 năm, và mất từ 2 đến 3 năm để thực hiện. Nó được giới thiệu như là những khám phá mới về chiến tranh Việt Nam với những sự kiện mà đă xâu xé đất nước Hoa Kỳ và đưa đến cái nh́n bi quan về các chính phủ Mỹ kéo dài cho đến ngày hôm nay. Lynn Novick, người cộng sự với Ken Burns cho rằng khởi đi từ sự tự tin khi bắt đầu chiến cuộc, Hoa Kỳ đă thất bại sau khi đổ máu của 58 ngàn chiến sĩ tại chiến trường Việt Nam mà hiện nay vẫn c̣n nhiều câu hỏi chưa giải đáp đủ.

Trong bộ phim mới, Ken và Lynn đă phỏng vấn những người của hai phe, trong đó có các cựu chiến binh cũng như thường dân VNCH và Bắc Việt. Phim cũng đưa ra ánh sáng những văn kiện chứng minh sự phản bội của hành pháp Nixon đối với đồng minh VNCH. Theo họ, đă không có sự thành thật của các chính khách Mỹ khi tiến hành chiến tranh.

Sau đây là sơ lược nội dung từng tập:

Tập 1 có tựa đề là ‘Déjà Vu’ nghĩa là những điều đă thấy, đă biết. Nội dung là sự bắt đầu cuộc chiến sau khi Cộng Sản chiến thắng quân Pháp năm 1954.

Tập 2 ‘Riding the Tiger” (Cưỡi Trên Lưng Cọp) nói về sự tham chiến tích cực của Hoa Kỳ vào thời cố Tổng Thống Kennedy cùng những xáo trộn của miền Nam với phong trào đấu tranh của Phật Giáo.

Tập 3 ‘The River Styx’ (Gịng Sông Styx, theo thần thoại Hy Lạp, là con sông ngăn cách giữa trần gian và địa ngục). Bắc Việt lợi dụng t́nh h́nh hỗn loạn ở miền Nam, ồ ạt đưa quân chính quy qua đường ṃn HCM. Hoa Kỳ leo thang chiến tranh, tăng quân chiến đấu và ném bom miền Bắc.

Tập 4 ‘Resolve’ (Quyết Tâm). Dù bị không tập, Hà Nội vẫn chuyển quân vào Nam trong lúc VNCH tăng nỗ lực b́nh định nông thôn. Sự ra đời và phát triển của phong trào hoà b́nh. Chiến binh Mỹ thấy rằng chiến tranh là phi lư.

Tập 5 ‘This Is What We Do’ (Đây Là Những Ǵ Chúng Ta Làm). Nói về sự thiệt hại nhân mạng gia tăng của cả hai phía. Hà Nội chuẩn bị ‘Tổng khởi nghĩa, Tổng tấn công’ trong khi Tổng Thống Johnson cam đoan rằng chiến thắng đă cận kề.

Tập 6 ‘Thing Fall Apart’ (Tan Tác). Biến cố Tết Mậu Thân được truyền thông Mỹ đưa ra với sự tàn khốc làm cho dư luận Mỹ nghi ngờ về một ánh sáng cuối đuờng hầm. Johnson bỏ ư định ra tái tranh cử Tổng Thống. Mỹ rơi vào t́nh trạng bất an.

Tập 7 ‘The Veneer of Civilization’ (Lớp Keo Gắn Bó Của Văn Minh). Nội t́nh Hoa Kỳ rắm rối. Đại hội Đảng Dân Chủ náo loạn. Nixon thắng cử trong gang tấc. Chiến trường Việt Nam khốc liệt.

Tập 8 ‘The History of the World’ (Lịch sử Thế giới). Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Biến cố thảm sát Mỹ Lai làm dư luận thêm chống đối. Việc đồng minh đánh vào Cam Bốta gây ra sự phản đối tại Mỹ.

Tập 9 ‘A Disrespectful Loyalty’ (Ḷng Trung Thành Bị Coi Rẻ). Quân lực VNCH thất bại ở Hạ Lào. Nixon t́m giải pháp hoà b́nh với Bắc Việt để Hà Nội thả tù binh Mỹ trong khi nước Mỹ bị phân hoá trầm trọng.

Tập 10 ‘The Weight of Memory’ (Kư Ức Trĩu Nặng). Nixon tù chức v́ vụ Watergate trong khi chiến cuộc ở Việt Nam đẫm máu hơn đưa đến sự mát miền Nam vào tay Cộng Sản. Những nỗ lực hàn gắn trong hơn 40 năm qua.

Nhận xét:

1.- Burn xem Chiến Tranh Việt Nam là nội chiến: Xuyên qua hết 10 tập, Ken Burns mượn lời của nhiều người để gán cho cuộc chiến VN là nội chiến dù rằng ông đă đưa vào vài chi tiết về sự can thiệp của khối Cộng Sản mà đại biểu là Liên Bang Sô Viết và Trung Cộng. Sự thật Burns biết là việc ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là do Đảng Cộng Sản đạo diễn trong kỳ Đại Hội lần thứ ba tại Hà Nội ngày 20 tháng 12, 1960, nhưng chỉ được Ken Burn nói qua loa. Ken Burns nói rằng Hà Nội không chủ trương dùng quân sự để xâm chiếm miền Nam v́ theo ông, họ c̣n phải lo tái thiết miền Bắc sau bao năm chiến tranh với Pháp. Ông đổ thừa cho chính phủ miền Nam đàn áp đẩm máu những ngươi Việt Cộng mà ông cũng dư biết là do Cộng Sản để lại ở miền Nam. Ông làm như những tên nằm vùng này ở lại miền Nam để trở thành những người dân hiền lành vô tội! Không biết lấy tài liệu ở đâu, mà ông cho rằng chính quyền miền Nam giết hàng ngàn người “vô tội” này để đến nỗi họ phải đứng lên lập ra Mặt Trận Giải Phóng?

Lập luận của Ken Burns cho rằng chiến tranh VN là nội chiến; v́ thế sự can thiệp của Hoa Kỳ là sai trái. Trong phim ông chỉ qua loa nói đến Chiến Tranh Cao Ly, mà không đặt vấn đề Việt Nam vào trong một bối cảnh rộng lớn của những âm mưu xích hoá của Cộng Sản như đă diễn ra tại Phi Luật Tân, Cam Bốt, Lào, Mă Lai, Nam Dương và tại nhiều nước Âu Châu khác. Thuyết Domino mà Hoa Kỳ đưa ra nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản, ngày nay ai cũng cho là phi lư; nhưng quả thật ngày đó, chính là nỗi lo sợ khi màu đỏ cứ lan dần trên bản đồ thế giới.

2.- Burns ca tụng Hồ Chí Minh và những người Cộng Sản là yêu nước, đấu tranh cho độc lập. Ông đưa h́nh ảnh Hồ Chí Minh từ khi viết tâm thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson để bày tỏ ước mong được giúp đỡ để đánh Pháp giành độc lập, đến việc Hồ đi Pháp tham gia đảng Cộng Sản Pháp rồi được đưa qua Nga học làm cách mạng. Burns đổ lỗi cho Mỹ đă chọn Pháp là đồng minh nên xô đẩy Hồ vào thế chống Mỹ! Trong mấy tập đầu, Burns không tiếc công đưa lên h́nh ảnh của Hồ giản dị, thân cận với dân nghèo; và tai ác thay, ông ta đưa ra h́nh ảnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm quan liêu như để so sánh. Ông ta lấy tấm ảnh Tổng Thống Diệm ngồi trên chiếc thuyền nhỏ có mấy người cận vệ đẩy trên con kênh, mà quên đi tấm ảnh ông Diệm nằm ngủ trưa cong queo trên chiếc sàn tre đơn giản! Bất cứ lúc nào, th́ Burns cũng nói rằng các lănh tụ miền Nam toàn là những kẻ tham quyền và tham tiền. Ken Burns đă cố t́nh bỏ qua việc giết người dă man của Hồ trong suốt thời gian trước và sau khi nắm quyền. Những cựu đảng viên Cộng Sản cao cấp sau này đă viết nhiều sách để phanh phui cách sống che đậy của Hồ không phải như những h́nh ảnh mà guồng máy tuyên truyền Bắc Việt đưa ra.

3.- Burns t́m phỏng vấn những cựu binh sĩ Cộng Sản để họ ca tụng tinh thần chiến đấu của họ và nói xấu về quân dân miền Nam. Thử hỏi những người này đang sống trong chế độ Cộng Sản, liệu có dám nói sự thật mà họ từng kinh nghiệm hay không? Trong khi đó, về phía các nhân vật miền Nam, có hai vị Tướng là Lâm Quang Thi và Phạm Duy Tất, th́ chỉ nói qua về các vấn đề liên quan đến quân sự. Cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế th́ chỉ được đưa ra trong vài gây khi nói đến sự dă man của Cộng Sản và cũng thoáng qua khi nói về trận Hạ Lào. Cựu Dân Biểu Trần Ngọc Châu, cựu Đại Sứ Bùi Diễm và ông Phan Quang Tuệ lại vạch áo cho người xem lưng khi họ chỉ nói những điều tiêu cực của chính phủ miền Nam. Dĩ nhiên, một chế độ mới thành lập từ nền tảng cổ xưa của chế độ quân chủ, thuộc địa; chắc chắn phải có nhiều sai sót. Chúng ta không phủ nhận những điều này. Nhưng các vị này đă thiếu cân nhắc khi tham dự vào cuốn phim do một người phản chiến chủ trương. Chúng tôi đoán rằng các vị trên có thể cũng có những lời tốt đẹp cho miền Nam, nhưng Burns đă cắt đi cho phù hợp với cách nh́n của ông ta. Và những điều xấu về miền Nam sẽ được Burns khai thác triệt để cho lập luận của anh ta là chế độ miền Nam tham nhũng, yếu kém, phi nhân, tàn tệ, không đáng được giúp đỡ.

4.- Mở đầu bộ phim, Burn đưa ra một người lính Mỹ John Musgrave nói khiếp sợ người VN mà đă dẫn đến sự thù ghét. Điều này như để minh họa cho những h́nh ảnh lính Mỹ giết hay tra tấn người dân VN vô tội vạ.

Burn nhiều lần đưa ra h́nh ảnh của Tướng Loan giết tên Việt Cộng Lém và những h́nh ảnh quân VNCH tra tấn hay bắn người vô tội. Nhưng khi nói đến thảm sát Mậu Thân th́ lại để cho mấy tên cán binh Việt Cộng nói dối là có 6000 người chết trong đống đổ nát hoặc có một tên có nói rằng chỉ giết những người có nợ máu, và lọt vào đó có vài người dân thường bị chết oan! Những h́nh ảnh Dakson mà Việt Cộng đốt làng, thiêu sống hơn 300 người già trẻ lớn bé không thiếu ǵ trên net; h́nh ảnh các em học sinh bị Việt Cộng pháo kích chết ở Cai Lậy, h́nh ảnh hàng vạn dân chạy nạn và bị Việt Cộng thảm sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng, Quốc Lộ 7 ở đâu mà không thấy Burns đưa ra?

5.- Trong mỗi tập, hầu như đều có h́nh ảnh dân phản chiến Mỹ biểu t́nh chống chính sách các Tổng Thống Mỹ về chiến tranh VN; không thấy Burn nói đến những tên trùm gián điệp Nga sô đứng sau lưng các phong trào đó.

6.- Trong tập 8, khi nói về Hiệp Định Paris; Burns cho rằng cả hai phe đều cố t́nh vi phạm. Burns quên rằng lănh thổ miền Nam là của VNCH mà quân Cộng Sản phải rút về Bắc cũng như quân đội Mỹ đă rút hết khỏi miền Nam. Burns cũng biết Hà Nội không rút quân mà c̣n lợi dụng thời cơ cho xe tăng, pháo binh ồ ạt vào Nam công khai như đi trên xa lộ. C̣n quân miền Nam chỉ chống đỡ, th́ sao lại coi là vi phạm?

Từ khi bị cắt hết viện trợ, quân đội miền Nam theo lời Tướng Lâm Quang Thi, chỉ được cấp phát và ấn định mỗi tháng bắn 85 viên đạn, ném 1 qua lựu đạn; pháo binh chỉ được bắn 4 quả đạn mỗi tháng. Vậy th́ đánh với đấm kiểu ǵ trước một đạo quân Việt Cộng với hàng trăm ngàn tấn vũ khí đạn dược do Trung Cộng cung cấp? Burns cho biết Hà Nội đưa vào đến 18 sư đoàn quân và hàng trăm xe tăng để mở chiến dịch vào năm 1972 cơ mà!

Burns và Novick không hề đặt vấn đề “v́ sao” gần một triệu dân v́ quá sợ Cộng Sản mà di cư vào Nam (trong phim, Burns nhấn mạnh rằng những người này là dân Công Giáo); và hàng triệu người khác ra đi sau 1975.

Phản ứng

Phía người Việt

– Phía Việt Cộng c̣n im lặng chưa thấy lên tiếng. Có lẽ họ c̣n muốn tạo sự ṭ ṃ trong dân chúng, hoặc cũng có khi họ bị dị ứng bởi vài điều trong phim mà theo họ bất lợi cho sự tuyên truyền. Như vai tṛ của Hồ Chí Minh bị lu mờ trước một Lê Duẩn Đệ Nhất Bí Thư. Trong và sau chiến tranh, Cộng Sản che đậy rất kỹ số thương vong, nay trong phim đưa ra con số 1 triệu lính Bắc Việt chết; hoặc h́nh ảnh những hố có hàng trăm xác lính Bắc Việt bị giết cũng làm họ khó chịu.

– Phía người Việt hải ngoại trước khi phim được chiếu, đài PBS các địa phương có mời người Việt tị nạn lên tiếng. Nhiều vị đă nói đúng vào đề tài, nói ra sự thật về chiến tranh VN như Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng với một bài dài rất thuyết phục. Nhưng cũng có vài vị đă không biết lợi dụng những phút ngắn ngủi để nói mà ṿng vo, bâng quơ những điều về bản thân hơn là đi vào trọng tâm vấn đề.

Phản ứng của vài cựu chiến binh Hoa Kỳ:

Stuart Herrington, sĩ 1uan Quân Báo của Mỹ trong tập cuối, cho rằng có những sai lầm lớn nhưng việc hơn hai triệu rưỡi chiến binh Mỹ tham chiến ở VN là điều đáng làm. Theo ông, đôi khi kết quả không như ư ḿnh. Người tốt không phải lúc nào cũng thắng. Nhưng thua cuộc chiến không phải phe ta không có chính nghĩa.

Ông Joseph Patrick Meissner, Viet Nam Veteran, tác giả cuốn sách “The Green Berets and Their Victories” ngày 18 tháng 9 sau khi mới xem tập 1, có nêu ra các điểm sau:

Cuốn phim có quá nhiều sai lầm, tŕnh bày lệch lạc và đầy thiêm kiến.

Sự sắp xếp xen kẽ h́nh ảnh chiến tranh với Pháp rồi Mỹ dă qua đi trên dưới nửa thế kỷ, làm cho khán giả có thể hiểu sai lạc, rối trí. Lẽ ra, Ken Burns va Lynn Novick nên có những sơ đồ hay lời giải thích rơ để phân biệt hai sự việc này thay v́ theo lời ông ta: “Trộn hết cả súp, xà lách, thịt, thức tráng miệng… vào chung một cái tô…”

Ông nhắc rằng Cộng Sản rất ma đầu. Đối với dân Mỹ hiện nay th́ Cộng Sản chỉ c̣n là quá khứ và không ai quan tâm nữa. Ông phê b́nh rằng Burns đă đơn giản hoá vấn đề giữa Cộng Sản và Phương Tây như là một cuộc tranh giành chính trị quyền lực. Burn làm như việc Tây Phương đánh giá Cộng Sản là ma đầu là do sự hiểu lầm.

Ông Meissner đưa ra những con số cụ thể về những tội các của Cộng Sản Nga đă giết như 6 triệu người Ukrainian; giết hết các quân nhân Ba Lan từng chiến đấu chung với họ chống Đức Quốc Xă, (vụ giết 15 ngàn sĩ quan Ba Lan trong rừng Katyn); vụ đày hàng triệu người nghi ngờ chống đối chết bỏ thây ở vùng tuyết lạnh Siberia. Những vụ đàn áp, giết hàng trăm ngàn người ở các nước Đông Âu. Ông cũng nêu đến con số hàng chục ngàn người bị đấu tố chết ở Việt Nam trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Đó là ông c̣n quên hàng chục triệu chết ở Hoa Lục trong cải cách ruộng đất và vụ trăm hoa đua nở.

 

Trở lại